Bàn luận

Sống chung, sống đẹp với kiểm duyệt

Tôi đọc ba bài của ba bạn, Lê Hồng Lâm, Trần Quang Lu, và Thiên Lương, dù có mâu thuẫn nhau, chống lại nhau, thì điều sung sướng và an ủi lớn nhất đối với tôi vẫn là: trong xã hội này, vẫn còn những con người muốn tranh luận về những vấn đề văn […]

Ý kiến - Thảo luận

13:48 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Hữu Tuấn

Cải thiện công tác kiểm duyệt phim ở VN như thế nào? Kiểm duyệt là không thể tránh được, bản thân tôi cũng cảm thấy cần phải có sự thẩm định ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên mọi người phải hiểu được rằng, các nhà làm phim và các nhà quản lý nhà nước thực chất chỉ là 2 đội bóng. Và một trận đấu bóng đá thì cần có trọng tài và luật FIFA thì mới thật sự là một cuộc chơi đẹp và chuyên nghiệp. Đối với ngành điện ảnh, trọng tài chính là cơ quan tư pháp, Luật là Luật điện ảnh, và FIFA là Quốc Hội. Trọng tài có thể bị mua bởi một trong hai bên, nhưng Luật và FIFA thì vô cùng khó. Vậy thì mọi người sẽ tìm ra được giải pháp cho vấn đề kiểm duyệt, nếu nhìn vào chính bộ Luật điều chỉnh các nhà làm phim - Luật Điện Ảnh 2006. Luật này quy định rất rõ ràng Quyền hạn và Tránh nhiệm của các cơ quan thẩm định phim, nhưng lại không hề quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với các cơ quan này và các cá nhân tham gia thẩm định, trong trường hợp để ra sai sót. Vô hình chung đưa đến cho các hội đồng thẩm định một quyền lực gần như tuyệt đối. Nhưng chính vì mới chỉ "gần như" chứ không "hoàn toàn" mới gây ra vấn đề, tôi sẽ trình bày ở dưới. Vì vậy, để cải thiện công tác kiểm duyệt, tôi thấy cần phải đưa ra các chế tài. Nó cần thiết vì 2 điều sau:
 
1/ Quyền lực của Hội đồng thẩm định không phải là tuyệt đối vì không hề có dòng nào trong Luật nói rằng các quyết định của Hội đồng là tối thượng và không bao giờ sai. Nếu sai thì vẫn có thể bị phạt. Nhưng bản thân cá nhân tham gia thẩm định phim lại không thể biết rõ là nếu trong trường hợp phải chịu chế tài thì họ sẽ bị xử lý đến mức độ nào. Tâm lý chung của con người là sợ những gì chưa biết. Tâm lý này chính là nguyên nhân dẫn đến những quyết định làm người ta thở dài của các Hội đồng thẩm định. Bởi vì, bản thân cá nhân thẩm định không dám phạm sai lầm, không dám phạm sai lầm vì không biết mình sẽ bị phạt đến mức nào. Cần phải đặt mình vào vị trí của một người thẩm định để hiểu rõ tâm lý của họ, tránh nhiệm được quy định cho họ là rất lớn, trách nhiệm do lương tâm nghề nghiệp với đồng nghiệp là rất lớn, nhưng trách nhiệm với gia đình và bản thân thì luôn luôn là lớn nhất. Suy cho cùng khi tham gia vào Hội đồng, ngoài số tiền bồi dưỡng, họ không có bất kỳ quyền lợi đặc biệt nào cả, tại sao phải tự gây nguy hại cho bản thân bằng một thứ "quyền rơm vạ đá" bị đặt vào tay?
Khi có chế tài rồi, người thẩm định sẽ an tâm hơn. Ít nhất họ cũng biết họ sẽ bị phạt đến mức nào để có cơ sở cân nhắc. Ngoài ra, nó cũng mở ra một con đường để có thể "đi đêm cửa sau" cho các Hãng sản xuất và phát hành phim. Ví dụ như một cam kết ngầm với Hội đồng, nộp phạt thay cho họ các mức phạt hành chính mà họ có thể phải chịu chẳng hạn (trường hợp bị xử bằng Luật Hình sự đối với thẩm định phim chắc là không nhiều, chủ yếu là phạt hành chính thôi). Số tiền phạt hành chính chắc chắn sẽ chẳng bao giờ đáng kể so với chi phí đã bỏ ra để sản xuất phim, và số doanh thu có thể bị mất nếu bị cấm chiếu. Nhưng điều này lại không quan trọng bằng điều thứ 2 tiếp theo.
2/ Khi có chế tài rồi, nó sẽ mở ra cánh cửa để các Hãng khiếu nại, khiếu kiện có hiệu quả trong trường hợp không hài lòng với quyết định của Hội đồng thẩm định. Rõ ràng là, một quyết định cấm phổ biến là phương hại đến quyền lợi của doanh nghiệp, bất kỳ Hãng nào cũng có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo đúng trình tự và quy định tại Luật khiếu nại - tố cáo. Nhưng lâu nay chưa có tiền lệ cho việc này, mặc dù đã có những trường hợp thiệt hại nặng như Bẫy Cấp Ba, hoặc phim TH Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long. Nếu mà ngay bản thân những người trực tiếp bị thiệt hại còn không dám đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình, thì những người ở ngoài còn biết làm gì hơn là thở dài góp ? Nguyên nhân phần lớn là vì tâm lý "kiện củ khoai", rất dễ hiểu trong hoàn cảnh nước ta. Nhưng cũng phải kể đến một phần là do không có chế tài xử phạt Hội đồng thẩm định. Như vậy thì cơ quan tư pháp cũng rất khó để xét xử, mà bản thân doanh nghiệp cũng không có cơ sở pháp lý mạnh để tăng thêm phần thắng tại pháp đình. Các chế tài này sẽ làm tăng tính dân chủ của bộ Luật Điện Ảnh, và tăng tính dân chủ trong quan hệ giữa người làm phim và cơ quan quản lý nhà nước. Đây mới là điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có thể nói là lớn lao đối ngành Điện ảnh, và còn có thể có ý nghĩa rộng hơn nữa. Tổng kết lại, tôi muốn nói là cái mà các nhà làm phim cần làm là kiệm toàn bộ Luật điện ảnh. Còn nhiều điều khác cần sửa đổi trong Luật này, nhưng với riêng công tác kiểm duyệt thì phải yêu cầu sửa đổi bổ xung các chế tài xử phạt các cơ quan có chức năng thẩm định phim. Để làm được thì các Hãng lớn cần dựa vào mối quan hệ vốn có với các cấp quản lý nhà nước, yêu cầu hoặc phải lobby để đưa việc này vào chương trình nghị sự của Quốc Hội, hoàn toàn có thể làm ngay trong kỳ họp Quốc Hội gần nhất sắp tới. Chỉ e là cha chung không ai khóc mà thôi.

22:25 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Thành Lê

@diango:
Tôi xin có ý kiến khác, hy vọng là không lạc đề. Bản thân tôi từng viết bài có đoạn sau:
"Hôm nay, không phải ai khác, chính truyền thông Việt Nam đã sản sinh ra cụm từ “truy sát nhau như phim hành động” để tả cảnh giang hồ hỗn chiến ở đô thị, ngay giữa ban ngày. Vậy thì tại sao việc quảng bá và công chiếu phim hành động lại “hồn nhiên”, “vô tư” đến thế, trong khi Hội đồng duyệt phim “ngày xưa” soi từng milimét phim một..."
Không phải để khoe hàng đâu, nhưng dẫn thế để nói hôm nay tôi lại đi đến một ý kiến khác hơn, về công tác của những thợ SOI trong biên chế. Đó là, không cẩn thận sẽ như các cụ nói: L... không giữ, lại giữ váy... 
Ý tôi là các thể loại Hội đồng duyệt nhăm nhăm nhìn cái khác, trong khi những thứ vô cùng đáng ngại thì cho qua. Vẫn vì các cụ  từng dạy: không ai nắm tay từ sáng đến tối. Hy vọng không lạc đề.
(Xin phép Soi cho viết tắt. Cảm ơn, ít nhất vì chữ ấy tôi không dám nói bao giờ).

21:39 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  django

Tôi đọc kỹ cả loạt bài cũng như tất cả các cmt liên quan đến chủ đề này, thấy bạn Lê Hà có lẽ là người hiếm hoi không bị đi lạc khỏi chủ đề chính, xuất phát từ bài viết của Lê Hồng Lâm!
Nếu tôi không hiểu nhầm thì ý chính của bài viết Lê Hồng Lâm là lên án Hội đồng duyệt phim, với những cá nhân mà bạn không đánh giá cao về mặt trình độ cũng như tính cách cá nhân (như trường hợp bạn đề cập đến NSND Bùi Đình Hạc), đã có cái nhìn hẹp hòi, bóp nghẹt việc ra đời của một bộ phim (ở đây là Bụi đời Chợ Lớn) và thông qua đó, bạn muốn nói rằng việc kiểm duyệt ở ta hạn chế hoạt động sáng tạo của nghệ sỹ?
Tôi hiểu như thế về bài viết có đúng không nhệ?
Cuôc tranh luận lẽ ra sẽ rất có ích, không đi lan man vào những ưu việt xã hội "của ta" với "của địch", nghệ sỹ ta ngu hay không ngu, nếu như mọi ngươì hiểu một thực tế căn bản: ngoài số ít những người làm bộ phim và 8 vị trong Hội đồng duyệt phim, hầu như tất cả chúng ta đều chưa xem phim Bụi đời Chợ Lớn! (một vài bạn khoe đã xem trailer của phim này rồi lớn tiếng chê bai, đúng kiểu thầy mù xem voi, bị "ném đá" là đáng đời).
Tôi không chắc ban Lê Hồng Lâm đã xem phim này chưa vì trong bài viết của bạn không thấy thể hiện điều gì ngoài sự phẫn nộ.
Trong khi đúng như bạn Lê Hà đã phần nào phân tích ở đây, là chúng ta phải thử xem những lý lẽ mà Hội đồng duyệt phim đưa ra trong cuộc gặp mặt giới truyền thông mới đây, để tạm dừng phát hành bộ phim này, có "chuẩn men" hay không?
Lý lẽ đó là gì?
Đó là bộ phim đã "không sát với hiện thực xã hội", là việc "băng nhóm đâm chém nhau tùm lum mà không thấy lực lượng an ninh đại dện cho chính quyền xuất hiện".
Đúng như bạn Lê Hà đã viết, đó là cảm quan hạn hẹp của các cá nhân và khi được đưa ra công khai thì thật ngô nghê.
Trong khi trên thực tế, bộ phim này đã vi phạm hai điểm của Luật điện ảnh, đó là không chịu đưa kịch bản đã sửa đổi (sau khi được góp ý) để duyệt lại; đồng thời công bố cụ thể ngày phát hành trước khi được cấp phép.
Cho dù bất cứ ai cũng có thể lại tranh cãi tiếp tục về tính chính đáng của những điều luật đó nhưng một khi đã được thông qua thành luật rồi thì những người làm bộ phim này cũng hiểu rất rõ là phải tuân thủ. Bởi vì phim được làm trên đất Việt Nam nên phải theo luật của Việt Nam mà.
Có lẽ cũng vì hiểu rõ điều này nên theo thông tin trên báo thì những người làm phim đã nói lời xin lỗi (không biết xin lỗi ai!) và tiến hành chỉnh sửa, trong khi lobby cho một số báo đánh đập mấy vị trong hội đồng duyệt phim và cả bộ máy "cắt cúp" của nước cộng hoà!
Ở đây, tôi muốn nói thêm một ý nhỏ về đặc thù trong chuyện duyệt phim.
Trong hoạt động xuất bản sách, khi một cuốn sách đã phát hành ra, các cơ quan chức năng khi ấy mới "phát hiện" ra một số điều "cấm kị (đại loại như dâm ô, vi phạm thuần phong mỹ tục(!), kích động bạo lực, kêu gọi lật đổ chính quyền...) thì danh chính ngôn thuận, cơ quan chức năng có thể ra lệnh thu hồi cuốn sách (cho dù có thu được hay không lại là chuyện khác).
Một triển lãm ảnh mà treo tác phẩm lên rồi vẫn có thể bị hạ xuống vì vi phạm thuần phong mỹ tục (lại cái yếu tố vô cùng trừu tượng này mà tôi nghĩ là ngay cả những người duyệt có lẽ cũng không biết nó là cái chi chi nữa!)
Đại loại thế.
Nhưng một bộ phim đã được duyệt rồi cho công chiếu rồi thì với số lượng lớn người xem ở rạp, rồi các bản phim được in ra phân phối cho các đầu mối phát hành thì việc thu hồi gần như là bất khả.
Thế cho nên việc các vị trong Hội đồng duyệt phim cẩn tắc vô áy náy, thường dùng chiêu "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót" cũng là điều dễ hiểu.
Chỉ có điều là lý lẽ của các vị đưa ra trong trường hợp cụ thể này là khá ngộ nghĩnh, trong khi lẽ ra hoàn toàn theo lý thì có thể cho tạm dừng và yêu cầu chỉnh sửa vì những người làm bộ phim đã phạm Luật điện ảnh.
Chúng ta nên cố gắng tin vào phát biểu của một vài vị trong Hội đồng duyệt, rằng họ rất yêu quý phim Việt Nam và sẽ tạo mọi điều kiện để cho những người làm bộ phim này chỉnh sửa ở mức độ hợp lý để bộ phim có thể đến với người xem.
 
 
 
 

18:35 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Chưa ngộ đã nói

Sống đẹp? Khái niệm này mới đây. Cần ngâm cứu.
Tôi (cửu vạn lều báo) thì thấy ngột ngạt. Chẳng hạn, viết bài mà biên tập viên cứ nhắc đi nhắc lại, anh nhớ là báo nhà mình (ví dụ, treo đầu lừa) đấy nhé, anh không được viết về (chẳng hạn, con la) đâu. Có lần tôi đã phản ứng với một Tổng biên tập (chắc là quyền, vì tôi thích bạn này), rằng đây là một kiểu kiểm duyệt tinh vi. Một lần khác, có một phó Tổng báo (thuộc lĩnh vực thương mại) khác nhắc nhở, bài vừa rồi anh viết về nhân vật chỉ làm doanh nhân có 1 thời ngắn thôi!!! Mắt cô ấy thì nhìn SOI mói vào tôi, mặc dù trong tôi rỗng tuếch như cánh đồng Chum.
Vâng, ngột ngạt. Vì ức. Có lần tôi muốn viết về tội phạm có tổ chức, bị chấn ngay: anh có định viết về X (một lực lượng chính trị quang vinh) không đấy. Gần đây, có lần tôi viết về Khổng tử, bị một BTV "bắt bài": anh viết cứ như ngụ ý một vị cha già... Tôi vốn gần như không biết chửi bậy, vậy mà có cục gì nó muốn văng ra. Chính chuyên tử tế chưa ăn ai, toàn thấy chuyện... phạch.
Nếu quả thực các bác kiểm duyệt (tôi không biết, vì chỉ là cu li, không phải thợ viết) có gây sức ép lên các em biên tập xinh đẹp dỏi dang kia, đến mức họ nhìn thấy ma giữa ban ngày, Thì "sống đẹp" với các bác ấy, hơi bị khó... Ngẫm ra, chắc vẫn là bệnh nửa thày đồ Mác xít, nửa công lông, tư duy thì lơ mơ gà cuốc... (plural nhưng không phải tất ạ). Phấn đầu sao không thành em Thị Nở về mặt tâm thần.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả