Gẫm & Bình

Không phải ai cũng hiểu: có nhiều chuyện mà... ở đâu cũng thế

Tôi cũng không ngờ là sau khi viết bài lại được nhiều ý kiến tranh luận như thế, cũng có thể là các anh chị khác chưa có kinh nghiệm làm báo nên nghĩ chúng tôi cư xử như thế (viết bài ca ngợi phim của bạn…) là kém cỏi, là làm hỏng những nhà […]

Ý kiến - Thảo luận

10:19 Thursday,15.8.2013

Đăng bởi:  admin

@ Trần Anh: cmt của bạn đã lên thành bài. Bài có tên: "5 bài học về marketing sau 'vụ' Đường Đua". Bạn vào xem nhé.

8:36 Thursday,15.8.2013

Đăng bởi:  Tuấn Minh

Ha ha, bạn Hồng Hạnh 2 rất thẳng thắn, điểm 10 cho bạn về sự thẳng thắn. Làm nghề báo, một nguyên tắc hàng đầu là phải tránh quan hệ thân thiết với nguồn đưa tin. Trong "vụ" PR cho Đường Đua, ai chẳng biết là LHL, VT, TA, TU, CK... và vô số nhà báo khác đều là bạn bè của chủ phim Nguyễn Thanh Sơn. Vậy nên họ cũng có phần nể nang, chứ không có đánh giá phim công bằng như khán giả ngoài rạp được. Nhưng thất bại của phim này cho thấy rõ là, không cứ PR tốt là bán được hàng, dù sao thì món hàng cũng phải tốt đã.

18:16 Tuesday,13.8.2013

Đăng bởi:  Duy Đức

Phim này (Đường Đua) là tấm vé để Nguyễn Khắc Huy vào nghề, người ta sẽ nhắc đến tên đạo diễn, chứ ai mà quan tâm đến chủ đầu tư, vì thế nhóm làm phim này vẫn được rất nhiều, chứ có mất mát gì đâu? Chúc mừng Huy đã có một cuốn phim tuy lỗ nhưng được khen nhiều nhất trong lịch sử báo chí điện ảnh VN. Sau này có lẽ bạn còn được nhắc đến.

9:59 Tuesday,13.8.2013

Đăng bởi:  lều báo

Candid: câu này hay này (dù chưa biết đúng sai thế nào): "thế giới mới thuộc về tin đồn và nặc danh" :D
Bạn Sương thường ăn nói hồ đồ, lại hay công kích cá nhân (sò ry Sương nhé) nên chắc Hồng Hạnh 2 không viết đâu :)

16:49 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  Candid

@lều báo: 
hình như Sương có thách Hồng Hạnh 2 là viết thử bài chê thật lòng mình, chê ra chê có luận điểm và chứng cứ dựa vào những cái gì đã xem và cảm nhận, bài viết sẽ được Soi đăng. Nhưng chưa thấy nhận lời.

16:45 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  Candid

@lều báo:
rất tiếc là cái gọi là bên này với bên kia nhiều khi cũng chả khác nhau mấy. Thời đại mới người dùng phải làm quen với những hình thức mới không Cần câu nệ hình thức cũ nữa.
thế giới mới thuộc về tin đồn và nặc danh :D

14:51 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  Trung Hạnh

Viết ca tụng Đường Đua có 3 nguyên nhân chính: 1. Do phải làm PR theo quảng cáo của khách; 2. Do quen biết tình cảm phải ủng hộ nhau; 3. Do thấy hay thật. Vì thế không đánh đồng thành ai cũng như ai được. Khán giả thấy dở nhưng phóng viên đó thấy hay thì sao? Mà cái hay cái dở nó cũng do từng người, đừng bắt ai cũng như ai. Như con trai tôi nó xem Tom & Jerry hàng trăm lần mà cứ đến đúng đoạn đó nó vẫn cười khành khạch trăm lần như một thì sao? 

13:56 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  Peace

@Phan Phan: Tôi phụ trách mảng văn hóa, văn học, bên nghệ thuật thì không làm showbiz nên ít liên quan doanh nghiệp tư nhân thật.
Tôi hiểu cái khó của người làm báo, vì tôi ở trong nghề. Tôi chỉ thấy buồn cho nghề vì các bạn mặc nhiên coi việc viết không đúng là không đáng buồn, không đáng xấu hổ thôi. 

13:25 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  lều báo

Ừ nhỉ, bạn Phan Phan nói đúng, hi hi! Rất ủng hộ các nhà báo lên facebook, blog để nói thật lòng mình!
Rốt cục thì nhu cầu nói thật, sống thật của con người chẳng bao giờ chết, nó chỉ...chạy từ chỗ này sang chỗ khác mà thôi! Bịt sao được mồm thiên hạ he he!
Giật mình: Nhỡ một ngày nào đó, "em phây" bị bịt thì sao?!

11:26 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  Phan Phan

Lều Báo ơi, Hồng Hạnh có viết cũng có được báo cho đăng đâu! Vì bạn ấy có nói là báo của bạn ấy đã được bên Đường Đua book quảng cáo rồi, nên có viết bài chê phim cũng bị các sếp gạt ra ngoài. Nhiều phóng viên hình như do bị gạt bài, nên toàn lên facebook cá nhân để phê phán phim Đường Đua thì phải. Nhưng nói sao thì nói, tôi cũng thấy tội cho đoàn làm phim, cực nhọc bao lâu mà ra một sản phẩm thất bại về doanh thu đến mức như vậy thì cũng đáng buồn lắm.

Lửa Phật mà cũng thất thu nữa thì năm nay thật là năm xui tháng hạn cho điện ảnh VN. 

10:56 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  lều báo

Phải nói là bạn Hồng Hạnh là người trung thực. Tuy nhiên, nếu sự trung thực này đi kèm với lòng dũng cảm (chứ không phải tính cả nể) để sẵn sàng viết bài phê phán bộ phim mà mình không thích thì...oách hơn nhiều!
Hình như chưa có thời nào mà lòng trung thực, dám nói dám làm lại quý hiếm như thời này thì phải!!!

10:46 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  lều báo

Candid cực đoan nhỉ! Chả đọc 700 tờ báo của lề này thì đọc 7000 "tờ báo" của lề bên kia. He he.

10:04 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  candid

Ở VN hiển nhiên những tin nhạy cảm dính tới các vấn đề to lớn đều đã được định hướng và sau mấy vụ xử tù thì ai cũng ngán để đụng chạm. Đến tin giải trí, văn hóa cũng không đáng tin vì cái nước mình nó thế.
Thế thì ngoài tin chẹt xe chết chó, chó cắn người, người cắn chó thì còn cái gì để đọc. Tin lộ hàng, clip nhảy nhót thì lên net đọc nhanh và sẵn hơn.
Không đọc báo nữa là 1 sự lựa chọn sáng suốt. 

10:03 Monday,12.8.2013

Đăng bởi:  Phan Phan

Nhuận bút 500 ngàn cho 1000 chữ là cao đấy chứ, bạn tôi làm bên một tờ báo khá to, khá nổi, mà còn bị nợ nhuận bút vài tháng nay. Còn báo mạng thì chỉ trả tầm 300 ngàn cho bài 1000 chữ thôi. Chắc Blue làm cho báo nhỏ, hay là phụ trách mảng nào toàn DN Nhà nước; chứ đi họp báo DN Tư Nhân bây giờ phong bì toàn trên 500 ngàn. Chỉ có họp báo nhà nước thì nhiều khi phong bì có 100 ngàn mà còn phải ký. Tức cười lắm. 

22:10 Sunday,11.8.2013

Đăng bởi:  Blue

Bạn Phong Ba chắc chưa viết cho nhiều báo hoặc chưa tham khảo nhuận bút các báo đủ nhiều nên mới kết luận giờ chỉ TT với TN là trả được hơn 500 ngàn 1 bài 1000 chữ. Nếu bạn thấy chỉ vì tiền mà bất chấp được tất cả những thứ liên quan tới đạo đức nghề nghiệp thì đúng là không còn gì để nói nữa cả.
(Tôi là người chỉ sống bằng lương và nhuận bút. So với mặt bằng chung thì vẫn sống được. Chưa bao giờ được nhận phong bì tới 500 ngàn như các bạn. Song tôi ngạc nhiên thấy các bạn coi cái phong bì 500 ngàn, 1 triệu to như cái bánh xe bò thế nhỉ. Lương tâm nghề nghiệp của các bạn rẻ quá. Tôi nói thật đấy).

19:42 Sunday,11.8.2013

Đăng bởi:  Phong Ba

Ngoài TT và TN ra, bây giờ làm gì có báo nào trả được hơn 500 ngàn cho bài một ngàn chữ? Báo mạng (loại lớn, đông khách) nhiều khi trả có 200 ngàn đó. Còn phong bì một triệu thì nhiều mà, bữa họp báo Cát Nóng tui xin xác nhận là tui cũng có một triệu. Nhân tiện cũng xin được cảm ơn đoàn làm phim Cát Nóng... Thời buổi này ai cũng vì tiền, sao bắt nhà báo phải khác người là sao? 

16:11 Sunday,11.8.2013

Đăng bởi:  Blue

Nhìn cái cách các bạn nhảy vào cãi ở đây, cho rằng mình vì tiền mà viết không đúng là hợp lý. Các bạn lớn tiếng nói độc giả đừng tin vào báo chí. Tôi thấy nhục thay cho nghề báo. Báo các bạn hoặc ăn tiền nhà nước (là tiền thuế của dân) hoặc sống nhờ quảng cáo (nhưng thực chất là nhờ lượng độc giả. Độc giả ít thì doanh nghiệp nào quảng cáo?), vậy mà các bạn lại bảo dân đừng có tin vào báo. Vậy công việc các bạn có ý nghĩa gì? các bạn đi lừa đảo người đọc à? 

16:07 Sunday,11.8.2013

Đăng bởi:  Blue

Bạn Linh Nga nói làm tôi cảm thấy hoang mang quá. Mỗi bài bạn viết được tiền ngoài nhuận bút những mấy triệu, trong khi nhuận bút bạn được trả có 200-300 nghìn, chứng tỏ báo bạn không phải báo lớn, ăn khách. Vậy mà người ta trả cho bạn nhiều vậy à? Tôi hỏi thật lòng đấy. Nhiều phóng viên như các bạn thảo nào giờ phóng viên bị chửi không ra gì. Tôi nghe người ta chửi mà không dám cãi lại.

11:36 Sunday,11.8.2013

Đăng bởi:  Linh Nga

Thấy mọi người bàn tán xôn xao quá về Đường đua, em mạo muội cho ý kiến thế này: phóng viên nói chung bây giờ đi họp báo là có tiền, phong bì ít cũng phải 500 ngàn, chưa kể viết bài xong thì còn có quà cáp, tính ra có những bài em được đến vài triệu. Trong khi nhuận bút thì sao? Mỗi bài ngàn chữ trên mạng và trên báo nhỏ chỉ được chừng 200-300 ngàn, làm sao mà sống? Nói thế là mọi người hiểu rồi phải không ạ? Nên ý chị Hồng Hạnh 2 về bịch cafe và bộ bài của Nguyễn Thanh Sơn chỉ là ẩn dụ về chuyện đồng quà tấm bánh tác động đến ngòi bút thế nào. 
 
Đấy là với phóng viên quèn chúng em, còn với các sếp, với những ông chủ báo, hay các anh chị phụ trách chuyên trang, thì họ có thể không thèm phong bì quà cáp, nhưng việc khách hàng có book quảng cáo cũng làm họ phải bênh phim. Tức là cũng vì tiền thôi mà ở con số to hơn ạ. Nên em tâm đắc cái ý của anh chị nào ấy, viết rằng khi phóng viên khen phim nào, sách nào, thì chỉ nói lên quan hệ của họ và của báo với chủ phim, chủ sách mà thôi. 

10:48 Saturday,10.8.2013

Đăng bởi:  Tùy Phong

Tôi làm phóng viên phụ trách mảng khác, nhưng tôi cũng hiểu và chia sẻ quan điểm chị Hồng Hạnh (không biết có phải chị Hồng Hạnh 2 tôi biết ở bên báo TT hay không,) sự thực là báo sống nhờ quảng cáo, nên nhiều khi cũng phải nhân nhượng. Và cũng vì đổi lấy sự nhân nhượng của báo chí nên mới có quảng cáo. Đôi khi Doanh Nghiệp mua quảng cáo cũng vì mong được yên mà thôi. Chứ quảng cáo chắc gì đã bán được hàng, có mấy ai đọc quảng cáo không? Và nếu có ý kiến từ bên phòng quảng cáo là nên nhẹ tay với khách hàng, thì phóng viên cũng phải chịu.

Nhưng nói thế không phải tất cả các bài trên báo chí đều viết theo đơn hàng, vẫn có nhiều bài tâm huyết (hoặc tâm huyết cho đến khi khách hàng mua quảng cáo).

Ai cũng biết công ty của Nguyễn Thanh Sơn làm PR, nên tất nhiên anh ấy có trong tay các HD quảng cáo của khách, anh có thể tư vấn họ đăng trên báo nào, vô hình chung các báo sẽ coi anh như một đại lý quảng cáo, và sẽ chỉ đạo hoặc lờ đi cho phóng viên ủng hộ phim Đường Đua của anh. Vì thế, chiến dịch PR ầm ĩ vừa rồi là một món nợ và đòi nợ của Thanh Sơn với báo chí mà thôi. Chúng tôi chẳng thấy có gì lạ. Nhiều đám ma còn đăng cáo phó nguyên một trang thì sao. Nước mình là vậy, một bồ cái lí không bằng một tí cái tình.
 

9:18 Saturday,10.8.2013

Đăng bởi:  Nguyên Hồng

@Sương: những điều Hồng Hạnh 2 nói là hoàn toàn thực tế. Không phải tự nhiên ngày nay người ta rất hay dùng chữ “phóng tinh viên” để gọi các phóng viên, bất kể là mảng nào. Trong cuộc sống ai cũng cần tiền để sống, việc làm việc để có tiền là một nhu cầu chính đáng. Có cầu ắt có cung, anh có nhu cầu thì tôi cung cấp. Còn việc có tác hại, ảnh hưởng thế nào đối với xã hội là việc của những người có chức năng, chứ người bình thường thì lo bản thân mình gia đình mình chưa xong còn lo chuyện thiên hạ thế nào được. Cũng không riêng gì trong ngành báo chí, mà ở đâu cũng thế ngành nghề nào cũng vậy. Đấy là điều phải chấp nhận trong một xã hội. Ở đâu cũng có Thạch Sanh, ở đâu cũng có Lý Thông và trong mỗi con người Thạch Sanh đều có những thằng Lý Thông hiện diện.


7:44 Saturday,10.8.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Phương: Cũng tùy việc, tùy người thôi Phương. Trong chuyện này thì không phải là tấn công cá nhân như Phương nghĩ đâu :-)

21:34 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Blue

 Hồng Hạnh 2 ơi, Hồng Hạnh 2 nói câu này là quá hồ đồ: “chẳng có phóng viên văn hóa văn nghệ nào ở VN không viết vì tiền hay vì tình”. Hồng Hạnh 2 có thể sửa lại như này thì kín kẽ hơn này “chẳng có phóng viên văn hóa văn nghệ nào ở VN chưa từng có bài viết nào vì tiền hay vì tình”. Chứ quy kết tất cả phóng viên văn hóa văn nghệ đều viết vì tiền, vì tình cả thì có người bị oan đấy. 
Nhưng xin nhắc lại, tôi thấy Hồng Hạnh 2 vẫn được ở chỗ thật thà.

21:29 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Blue

Nhân đây tôi cũng nói thêm về hoạt động, trình độ, thái độ của nhiều phóng viên văn hóa mà tôi biết. Ở một bài viết khác, có bạn phân tích vì sao phóng viên văn hóa yếu kém, bạn nói đúng là ở các tòa soạn có hiện tượng coi nhẹ (tôi không muốn nói là coi thường) mảng văn hóa văn nghệ, cho đó là chỗ vui vẻ, sai đúng chẳng chết ai và dễ làm. Nên các phóng viên trẻ, ít kinh nghiệm, năng lực không xuất sắc thường được giao viết văn hóa văn nghệ (hoặc các bạn ấy tự nhận). Khi cái nhìn về văn hóa văn nghệ không đúng như thế thì khó mà có đội ngũ nhân lực mạnh, nhiều bài viết hay, sâu sắc được. Thái độ coi nhẹ văn hóa văn nghệ, mở rộng hơn là các lĩnh vực xã hội là thái độ chung của xã hội này. Ví dụ tôi thấy có một suy nghĩ rất phổ biến là học khối C dễ hơn khối A, B; ai dốt mới học khối C. Thành ra bao nhiêu năm khối C nhiều học sinh kém hơn theo đuổi. Suy nghĩ thật ấu trĩ và sai lầm ấy dẫn đến việc người ta coi nhẹ văn học, lịch sử, địa lý. Trong khi thực tế là học cái gì cho tử tế, nên hồn đều khó cả. Học các môn xã hội xuất sắc lại càng khó bội phần. Trên diễn đàn này có nhiều nghệ sỹ, có lẽ các anh chị đều ít nhiều có những xót xa khi các môn nghệ thuật mình theo đuổi, say mê lại chẳng được nhiều người hiểu để đánh giá đúng tài năng, cống hiến của mình.

Tôi thấy nhiều bạn phóng viên văn hóa không am hiểu, thậm chí chẳng yêu thích lĩnh vực đó là mấy. Điều này cũng rất phổ biến ở nước ta. Trong bộ máy chính quyền, những người yếu kém nhất thường bị đẩy sang làm văn hóa. Các lãnh đạo ngành văn hóa ở các địa phương mà có trình độ thật sự hay kêu ầm ầm về điều này (Nói lan man một tí là tôi cứ nghe những người mang danh làm văn hóa ca ngợi chùa Bái Đính là tôi chán hết cả người). Đa phần phóng viên không am hiểu sâu về lĩnh vực mình viết mà biết trên diện rộng, nhất là phóng viên trẻ. Còn phóng viên theo dõi lâu năm, có ý thức học hỏi thì họ am hiểu hơn, song cũng khó lòng am hiểu tất cả những gì họ theo dõi. Bạn làm sao có thể vừa là chuyên gia âm nhạc, vừa có con mắt thẩm phim tuyệt vời, lại vừa hiểu sâu sắc ngôn ngữ hội họa, lại còn biết diễn đạt thành bài báo nữa. Nếu có người như thế thì tôi chắc họ lại chẳng đi làm báo. Hic hic. Song vấn đề ở chỗ nhiều bạn không am hiểu nhưng các bạn í cứ tưởng là mình am hiểu. Thế mới chết. Nhiều khi cùng ngồi phỏng vấn với đồng nghiệp, nghe đồng nghiệp đặt câu hỏi mà tôi ước có cái lỗ nẻ nào để chui xuống đó.  Ngoài ra còn những trường hợp viết ăn tiền bất chấp đúng sai thì rất đáng khinh, không có tí đạo đức nghề nghiệp nào, cho dù bạn có biện minh thế nào đi chăng nữa.

Từ thực tế đó, tôi cảm thấy các nghệ sỹ của chúng ta rất chi là coi thường phóng viên (cũng đúng thôi mà), nhất là nghệ sỹ của các bộ môn nghệ thuật không có công chúng rộng rãi ở ta (ví dụ như họa sỹ, điêu khắc chẳng hạn). Song ở một khía cạnh nào đó, các anh chị cũng hiểu cho là trên các tờ báo không chuyên về nghệ thuật thì các bài báo viết về nghệ thuật phải dùng cái nhìn của công chúng để nhìn, phải thiên về cảm nhận nhiều hơn là phân tích chuyên sâu về chuyên môn. Và phóng viên không phải ai cũng ngậm miệng ăn tiền, không phải ai cũng kém mà không có ý thức học hỏi.
                

21:16 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  PHƯƠNG

Theo cảm nhận riêng của mình thì bạn Sương hay có cái kiểu personal attack vào bạn Hồng Hạnh 2. Bạn tự tạo cho mình một vị trí đạo đức cao bằng cách gán cho Hồng Hạnh 2 những từ nghe rất khó chịu. Tranh luận như vậy có lẽ lại là món nghề hay của bạn Sương chăng?

21:05 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Hồng Hạnh 2: Bạn lấy thước đo số vé bán được ngoài rạp giữa Đường Đua với HIT để so sánh thì tôi hỏi bạn nhé, phim sex với phim Pulp Fiction phim nào nghệ thuật hơn? Vì sao phóng viên không ai viết bài khen phim sex mà người dân vẫn vào xem phim này nhiều hơn phim của Tarantino?

Tôi chưa thấy trình độ phóng viên văn hóa nào đâu xa, thấy ngay đây một bằng chứng hùng hồn một người tự xưng là phóng viên mà vừa ngu dốt, vừa lưu manh, tráo trở. Tôi tin chắc Hồng Hạnh không phải là một phóng viên, cùng lắm chỉ mon men đến làm cộng tác viên cho các báo nhưng mãi không được nhận (có thể do tư cách :-))))))))

20:56 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Sương

Nhà báo nam mà du côn, tráo trở thì cũng hiểu được, đàn ông vốn tính gian hùng gian manh, hehe. Nhưng nhà báo nữ như Hồng Hạnh 2 mà điêu ngoa, trơ tráo thì thật là kinh. Mình xin phép dùng thêm chữ "tởm", Soi đừng cắt. Giá như Hồng Hạnh viết một bài đánh Đường Đua kịch liệt vì nó dở, hay khen hết lời vì nó hay, hoặc viết công bằng về Đường Đua cũng tầm tầm thôi... thì đã không đáng khinh. Nhưng Hồng Hạnh nhận lương của báo, nhận quà của người ta (sao lúc ấy không trả lại?), về không viết được cái gì, lại tráo trở viện đủ loại lý luận lưu manh để biện minh cho sự trốn trách nhiệm và bất tài của bản thân.
Hồng Hạnh 2, bạn nên bỏ nghề đi. Đừng làm hại tờ báo đã nuôi bạn và ảnh hưởng đến hai chữ "phóng viên" mà rất nhiều người khác đang phải dùng chung với bạn, mặc dù người ta xứng đáng, còn bạn thì không.

20:56 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Hồng Hạnh 2

Tôi nói thẳng nhé, chẳng có phóng viên văn hóa văn nghệ nào ở VN không viết vì tiền hay vì tình. Bao nhiêu bài khen ngợi sách của người nọ người kia toàn do quen biết, nhìn cái tên phóng viên là biết khen ai. Như Mi Ly là sẽ khen Dương Tường. Việt Quỳnh thì ai cũng khen :)). Chẳng hạn thế. Còn các bài khác thì... do tiền mà thôi, gián tiếp hay trực tiếp. Có thể do quà cáp, có thể do book quảng cáo kiểu Thanh Sơn làm cho Đường Đua, có thể do quan hệ đã được nuôi bằng tiền và tình cảm từ lâu. Ngày xưa chuyện này chỉ có trên báo mạng, với cái trò đưa 5 triệu và 1 bộ ảnh là đăng tùm lum lên. Nhưng ngày nay nó lên cả báo in, tuy dưới hình thức tinh vi hơn mà thôi.

Sự thực là dân người ta cũng biết trò mèo đó rồi, cho nên Đường Đua dù đã được PR kỹ đến thế, to mồm đến thế, mà dân tình chẳng thèm xem, doanh thu kém cả HIT Hoàng Tử Lọ Lem, thì chứng tỏ phóng viên và các tờ báo lớn chỉ còn là con hổ giấy, nói chả ai thèm nghe, khen chẳng ai thèm đọc. Tại sao như thế? Vì mặt bằng trình độ của phóng viên văn hóa nói chung đang thấp hơn mặt bằng văn hóa của xã hội! 
 
 

20:32 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Blue

Tôi cũng là phóng viên viết mảng văn hóa, và ở những nơi không liên quan tới công việc thì tôi thường không muốn nhận mình là phóng viên. Bởi vì tôi có quá nhiều đồng nghiệp kiểu  như bạn Hồng Hạnh 2.

Bạn nói "ăn tiền mà viết thì có gì là nhục", thật tình tôi thấy hơi trơ trẽn nếu cái tiền bạn nói là tiền mà đối tượng bạn viết trả thêm cho bạn (bên cạnh nhuận bút báo trả). Là phóng viên nhẽ ra phải sống bằng lương, bằng nhuận bút, chứ cứ chăm chăm vào mấy đồng tiền phong bì với PR thì lâu ngày nó hèn người đi.

Suy nghĩ của bạn Hạnh là suy nghĩ phổ biến của nhiều phóng viên và các bạn ấy mặc nhiên chấp nhận nó hợp lý, không có gì đáng xấu hổ. Tôi đánh giá tốt bạn Hạnh ở điểm thật thà (có thể do ở đây không ai biết ai nên bạn dám nói thật những điều đáng xấu hổ đó?)

20:25 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  MINH KIÊN

Phim này lúc tốt đẹp thì thấy ông bà chủ nhận của mình, ôm nhau cười phớ lớ trên báo chí, rồi khi doanh thu thê thảm, khán giả chửi, dân tình ném đá, thì lại bảo là để góp ý với nhóm làm phim... Rút cuộc không hiểu nổi phim của ai?

19:44 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Hồng Hạnh 2

Nhân thể nói chuyện ăn tiền để viết bài khen phim, tôi muốn nói là có cả kiểu ăn tiền để không viết bài về phim. Nhà báo văn hóa văn nghệ chắc chưa quên một phim gần đây, chiếu ra mắt lót tay cho mỗi người đến xem cái phong bì 1 triệu. Và có một cô phóng viên đứng lên nói nửa đùa nửa thật, anh đưa tiền để bọn em không viết à. Làm cho đạo diễn cũng chỉ còn biết cười giả lả, chứ nói gì đây.

Phim ấy về sau, tiền vé thu về không đủ trả tiền phong bì! Cái này là tôi chắc chắn 100% luôn, vì doanh số phim ấy được đăng trên tận... báo Tuổi Trẻ cơ mà!

Mà thôi, cũng anh em áo rách cả, thương nhau là hơn. Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau mà. Báo nào mà chẳng khó khăn, bóc mẽ nhau làm gì. Có mấy phim chi sộp như Đường Đua đâu mà chẳng viết! 

19:14 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Hồng Hạnh 2

Ăn tiền để viết thì có gì mà nhục, ở đời có ai nuôi ai đâu. Nhục là bọn chi tiền/ăn tiền khen phim dở, rồi phải đi khắp nơi xin xỏ bá tánh đi coi, mà rồi rút cuộc tiền thu về có nhẽ chỉ đủ mua cafe và vé xem phim biếu nhà báo hai miền. 
 
 

19:10 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Sương

Thưa bạn Hồng Hạnh 2, bạn nói báo của bạn ăn tiền của Blue nên bạn có viết bài báo cũng chẳng cho đi. Chà, lại một kiểu nói hèn hạ quen thuộc của các bạn phóng viên đi ngon lành giữa hai làn đạn đây mà! Bạn thấy Đường Đua dở mà người khác khen thì chắc bạn bức xúc lắm nhỉ, nhưng sao trong tất cả các bài và cmt của bạn cho tới nay chưa thấy một lời của chính bạn chê Đường Đua mà toàn là viện người khác chê ("dân tình chửi không còn ra cái gì"), hoặc viện vào thứ bằng chứng gián tiến ("ra rạp 1 tuần đã bị cắt hết suất chiếu...").

Đọc thì tôi đoán nhé: bạn chưa từng xem Đường Đua. Hôm đi họp báo chỉ để đợi phong bì, nhưng ôi thôi không thấy phong bì mà chỉ có gói quà thế là buồn quá, chuồn chuồn luôn, chạy lom khom giữa những hàng ghế ra ngoài chửi um lên... trong lòng.

Nếu quả thực có chính kiến về phim Đường Đua như một người từng xem thì bạn hãy viết ra đi, đăng trên Soi đây, tôi chắc các bạn Soi sẽ welcome ngay. (Lưu ý: đừng có cắt dán bài chê của người khác thành bài mình đấy. Thủ pháp quen thuộc của nhiều phóng viên Việt, hehe)

18:55 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Nhật Khánh

"Đường đua" vẫn là một phim đáng để xem, vẫn là một ca đáng để viết. Anh nào chưa đủ khả năng viết, viết ra sợ bị chê dốt thì tốt nhất đọc bài của mọi người mà học hỏi, tự rút kinh nghiệm. Còn những người đi xem, về không viết được, lại viện cớ hoàn cảnh này nọ thì tốt nhất hãy tự nhận mình là kẻ thất bại đi.

Các cụ nói tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại cũng có cái lý của nó. Khi mình làm một việc không tốt, mình lại phô ra, tìm mọi lý lẽ để biện minh thì thật khó chấp nhận. Những người có lòng tự trọng, có nhận thức sẽ không bao giờ làm như vậy cả.
 

18:33 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Hồng Hạnh 2

Thưa bạn Sương là tôi nói bạn rồi, báo tôi nhận tiền của bên Blue và anh Nguyễn Thanh Sơn, nên tôi chê thì BBT cũng chẳng cho bài tôi đi. Vậy thôi. Còn ai hèn hạ thì biết liền mà, phim dở đến mức ra rạp 1 tuần đã bị cắt hết suất chiếu, chỉ con BHD và Galaxy cưu mang, trên mạng và ngoài đời thì dân tình chửi không còn ra cái gì, đủ biết là đám bồi bút bênh nó đã ăn tiền và bán rẻ danh dự uy tín thế nào rồi bạn nhỉ? 
 

18:23 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Hồng Hạnh 2: Bạn đáng khinh chính ở chỗ mà bạn nói đấy. Những người viết bài khen Đường Đua dựa theo TCBC thì theo bạn là con buôn, còn bạn thì vì mối quan hệ vì chút quà vì tội nghiệp thì đã không viết bài chê dù thấy phim dở, lại còn lên chửi tất cả mọi phía, ra cái vẻ ta đây trong sạch giữa đám đứa nào cũng bùn nhơ. Sao bạn không biết xấu hổ mà im luôn đi lại còn muốn ăn cả suất chí sĩ nữa, tham thế?

17:40 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Hồng Hạnh 2

Suy nghĩ của bạn Sương có vấn đề thật, tôi đã tránh không nói là phim Đường Đua rất dở, bạn còn muốn tôi nói thẳng ra hay sao? Còn nói nhà báo con buôn, chắc danh từ cao quý ấy xin nhường lời cho những nhà báo viết theo Thông Cáo Báo Chí in sẵn của Blue Production, và chắc có lẽ ai làm báo cũng biết là trước khi Đường Đua ra mắt, bên Nguyễn Thanh Sơn ráo riết chào mời book quảng cáo để đổi lấy bài PR như thế nào! Chuyện này ai ở Thanh Niên, Tuổi Trẻ và vài tờ báo khác đều biết! 
 
Tôi không nghĩ Bên nhà sản xuất Đường Đua lobby đăng tin thế là xấu, chuyện làm ăn mà, từ bán chai dầu ăn đến cái ô tô, ai cũng phải làm tin, làm PR, làm quảng cáo. Báo chí cũng chỉ là cơ sở kinh tế thôi. Tôi chỉ thấy ghê tởm những kẻ vừa nhận tiền vừa muốn là "chuyên gia điện ảnh", là "người tử tế", "có lòng với điện ảnh" nước nhà! Thử hỏi những ai viết bài lăng xê Đường Đua hãy soi vào đáy lòng mình xem họ viết vì cái gì, nhé! Nếu viết về tình bạn thì không nói, còn viết vì tiền, thì có nhân có quả hết đấy. Cũng không lâu đâu. 

15:54 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  Sương

Bạn Hồng Hạnh 2 này léo lưỡi hay ghê. Bài của Chu Du rõ ràng là nói về những người tư cách xấu như bạn, thế mà trong bài này bạn làm như Chu Du nói ai, lại lái sang việc những người khen Đường Đua tuy thật tình nhưng ngu dốt, và việc đăng TCBC làm bài.

Đánh lạc hướng cũng là một thủ thuật của đám làm báo con buôn này. Đọc cả bài nói hùng hồn vẫn không thấy có được một câu nào nói về chất lượng Đường Đua, cũng nhất định không nhận một lỗi nào về mình, toàn lỗi hoàn cảnh.

Tôi không xem được Đường Đua vì đang ở xa nhưng tôi tin cả những người khen lẫn người chê đều rất thật (với điều kiện họ có đi xem), như anh Lê Hồng Lâm, anh Hoàng Quân, rồi Cát Khuê, Vũ Thủy, hay cái bạn hot blogger gì gì đó... Khen chê là chuyện thường tình, tôi thích, anh không thích, hay ngược lại, chẳng vấn đề gì và cũng chẳng nên tranh đấu thắng thua ở đây. Nhưng mà cái loại nhờ nhờ mà ra vẻ sắc sảo kiểu Hồng Hạnh 2 thì đúng là loại phóng viên văn hóa làm hỏng cả mục "văn hóa" của các tờ báo. Cứ gọi là tống cổ sớm thì mới khá được.

Mà vì sao nhiều bạn cứ nhất định vu cho những người khen Đường Đua hoặc là ưu ái cặp vợ chồng nhà sản xuất, hoặc là trình độ kém. Thế phải chê Đường Đua mới là có trình à, mới là có tư cách à?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả