Điện ảnh

Thử dùng logic của cổ tích, là logic của trẻ con, để xem "Hoa vàng trên cỏ xanh"

  Mình thì thấy phim này không dở. Không dở vì sự nhất quán của nó. Trước hết, có thể nói đây là một chuyện cổ tích công chúa hoàng tử. một truyện như vậy hoàn toàn không hề cần hiện thực, mà cần sự tưởng tượng, giả tạo cũng được. Những cảnh phim đã […]

Ý kiến - Thảo luận

11:33 Thursday,8.10.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Gửi anh Tùng:
Em không cmts về phim, em đang cmts về cmts của anh (được đăng thành bài) về phim, do đó, em nghĩ ý kiến của em là đúng chỗ đúng nơi và đúng vấn đề.

vì anh dùng ý kiến chủ quan của mình mà lại nhân danh khách quan (logic cổ tích và logic trẻ con) nên em chỉ vào chia sẻ rằng thực ra anh không nên nhân danh như vậy. nếu anh ngay từ đầu, ghi rằng, theo quan điểm của tôi, tôi từng là một đứa trẻ và nhìn dưới góc độ của tôi là đứa trẻ, tôi thấy bộ phim theo logic cổ tích nó như thế này... thế này...., thì nó lại là chuyện khác. khi đó, rõ ràng, nó mới thực sự là quan điểm chủ quan của cá nhân anh không nhân danh điều gì cả.

còn với ý kiến anh cho rằng: mọi ý kiến đều là chủ quan không nên tranh luận thì phải thú thật với anh, ý kiến của anh mới thực sự là chán. một khi anh đã nói điều này, tốt nhất trong cmts của anh về phim (được đưa lên thành bài này) của mình anh nên để một dòng: "đây là ý kiến chủ quan của cá nhân mình, các bạn không nên tranh luận". như thế, có phải đỡ phí phạm thời gian của cả hai chúng ta (và một vài người khác nữa) có phải không anh?

20:56 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Quỳnh Vy

hi hi
Mình thì lại nghĩ là do châm cứu nên các bó cơ trên lưng thằng em mới hồi phục lại. Chứ nếu đúng là bị té từ trên cao xuống do leo trèo thì coi bộ nguy thật à nha.

Còn nếu thật sự như nhà văn và biên kịch muốn dùng cổ tích để hóa giải vấn đề thì cũng hay đó chớ!
Bởi vậy anh PĐT mới có cái tựa như vậy nè.
:)

20:45 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Huyền Mai

Bạn Quỳnh Vy vừa coi phim vừa nghĩ chuyện đâu đâu rồi nên không chú ý chi tiết:
Thiều quật em cú guật nặng. Tường bị đau đến ông lang còn bó tay. Tường nằm không cục cựa được đau đớn suốt mấy tháng. Bố Tường và Thiều phải đẩy Tường đi bằng xe bò.
Việc Tường ngồi được dậy mà không qua chữa trị là một phép màu do đạo diễn và nhà văn nghĩ ra để giải thoát bế tắc, he he. Hay không bằng hên à nhen!

20:41 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Quỳnh Vy

Thật ra, có tới rạp xem phim rồi, sẽ thấy thằng em đâu có bị liệt giường.
Đang đứng ngoài sân, nghe thằng em và con bé Mận trong nhà chơi trò bán đồ hàng, giả bộ đứa ăn cái đùi gà đứa ăn cái cánh gà. Thằng anh tưởng đâu hai đứa lén nó ăn ngon khi trong nhà đang thiếu ăn phải ăn cháo loãng, nó xớn xác rút một cây củi khô đang chất đồng ngoài sân, chạy vào quất vào lưng thằng em một cái.

Nếu có xem phim, và nếu có chút kiến thức y học, ta sẽ hiểu ngay là do bị đánh một cú mạnh đau quá nên thằng em bị đau cơ, ảnh hưởng dây chằng chứ không hề bị tổn thương các dây thần kinh dẫn đến liệt hoàn toàn nửa người.
Vì sau đó, đựơc ba và anh đẩy đi châm cứu, thằng em từ lúc nằm yên trên giường, đã có thể ngồi dậy tựa người vào cửa sổ để mơ mộng. Sau đó thì tập tễnh đi lại bằng nạng. Nếu liệt thì suốt đời phải nằm thẳng đơ trên giường rồi.

Mấy hôm nay nếu có đọc báo, sẽ thấy tin bên TQ (may quá trời luôn, không phải ở VN) một đứa bé đã ném đứa em sơ sinh từ trên lầu rơi thẳng xuống đất! Kinh khủng quá đi!
Tôi cũng từng nghe bạn bè kể lại, khi sanh thêm đứa con thứ hai, đứa con đầu leo lên giường xô em bé xém rớt ra khỏi giường. Vì nơi em bé đang nằm là chỗ ngủ hàng đêm bên cạnh của nó và mẹ.

Chi tiết trong phim, thằng anh cà nanh với em, (cà nanh là tiếng miền Nam cũng có nghĩa là ganh tỵ)là đều hoàn toàn dễ hiểu.
Tại sao chú Đàn không giao việc đưa thư cho Thiều? Tại sao lại giao công tác thú vị đó cho thằng em?
Tại sao ba sai Thiều đi công chuyện khi trời tối, sợ ma muốn chết luôn đây nè? Tại sao ba không sai thằng em đi?
Tại sao Thiều "đang mê" với bé Mận mà thằng em lại cứ cứ thân thiện với con bé ấy?
.................
Những chi tiết như vậy, gặp tôi, tôi cũng cà nanh, tìm cách làm này làm nọ thằng em cho bõ ghét! he he

Ai cũng có một thời là trẻ con.
Trong phim có những cách tả thực thông qua ngôn ngữ điện ảnh rất hay mà sao cứ bị người ta nâng lên tầm này tầm nọ chi cho nó thêm khổ sở nặng nề vậy không biết nữa.

17:33 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

uyên bùi
mọi statement, bất kỳ dưới dạng gì, cũng đều là chủ quan cả. Nếu bạn cho rằng hễ là chủ quan thì không thể nói, vậy thì chẳng ai nên nói một câu nào cả. hay là bạn nghĩ rằng những ý kiến của bạn là khách quan?

Mình không còn là trẻ con, nhưng đã từng là trẻ con. Vì thế mình nói là xem phim này mình nhớ thời mình còn trẻ con. còn bạn đã xem chưa, nếu chưa xem thì không nên bàn. xem rồi mà thấy không giống thời trẻ con của bạn thì là không giống, vậy thôi.

13:37 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Gửi anh Tùng:
Thứ nhất: anh lấy góc nhìn của một đứa trẻ để phân tích đã là ý kiến chủ quan rồi vì bản thân anh không phải là một đứa trẻ.
Thứ hai: góc nhìn một đứa trẻ không thể phát biểu thay cho đứa trẻ khác.
Thứ ba: chắc anh xem phim nước ngoài cũng nhiều, những cảnh đầu rơi máu chảy chặt tay chặt chân đều có dán nhãn giới hạn không dành cho trẻ em. Phim dành cho trẻ em đều có những qui định nghiêm ngặt. Cái này anh giỏi googled nên chắc tìm hiểu được.
Thứ tư: truyện cổ tích gốc của anh em nhà Grimme đều được thay đổi so với nguyên tác về các cảnh "bạo lực" "ác độc" rồi mới được đưa lên phim, thậm chí là thay đổi khi in thành sách cho trẻ em đọc. em nghĩ cái này anh cũng có biết.
Thứ năm: mức độ ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi đứa trẻ là khác nhau tuỳ theo nhận thức của trẻ. Như con gái em, chỉ mới 3 tuổi, xem Cinderella, rồi hơn nửa năm sau đi chơi với bố rớt dép, bạn ấy bảo "cô công chúa trong phim làm rơi dép đấy!", hay xem Hoàng tử Ếch hơn 3 tháng, bạn ấy nhìn thấy chuồn chuồn vẫn lè lưỡi ra liếm vì "con hoá thành ếch, chú ếch trong phim ăn con chuồn chuồn đấy".
Thứ sáu: anh không thể nào biết được trẻ con nghĩ gì và nằm mơ thấy gì, có đúng không ạ?

Thế nên, cuối cùng, em vẫn bảo lưu quan điểm như lúc đầu ạ!

10:06 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

uyên bùi
mình không hề nói là cái ác trong truyện cổ tích là được tha thứ, bỏ qua, hay là lẫn lộn thiện ác. Mình nói là truyện cổ tích bàn tới cái ác, cái thiện, nhưng ở một mức độ trẻ em có thể chấp nhận được, để phân biệt thiện ác, chứ không tới mức ám ảnh về cái ác, tới mức thành người ác, hay bị ác mộng. Các truyện cổ tích đều nói về cái ác, có giết chóc, chặt tay chặt chân, chết, bị thương, ghen ghét, đố kỵ v.v. nhưng không đến mức trẻ con bị ám ảnh tới mức tâm thần.

23:45 Tuesday,6.10.2015

Đăng bởi:  mai mai

Tôi nghĩ hiện nay nguyên lý của cổ tích được sử dụng nhiều trong phim của Hollywood, hay của Hàn Quốc. Đại khái trong phim của họ luôn có những motiv chung của các cặp đối kháng, tốt-xấu, thiện-ác, giàu-nghèo, vân vân, Các tuyến nhân vật cũng được phân chia rất rõ ràng để tạo nên các fan và anti fan, từ đó khán giả cũng bị phân tuyến để còn có cơ hội mà tranh cãi, thảo luận, thậm chí xung đột, chính là động lực để cho mọi người ...đi xem phim. Nhiều phim có happy ending, kiểu thiện thắng ác, nghèo gặp may và được.. trời thương, ở hiền gặp lành.. khán giả thấy dễ chịu và thoải mái, phim có tính giải trí cao

Hay hay không hay, phim này có vẻ đã thành công trong việc tạo ra tranh luận

23:36 Tuesday,6.10.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Thưa anh Tùng, em lại thấy cả tác giả truyện - Nguyễn Nhật Ánh, lẫn đạo diễn phim - Victor Vũ đều không hề tự nhận Hoa vàng trên cỏ xanh là truyện cổ tích. Nên thành ra sự khẳng định "bộ phim này rất rõ ràng là một câu truyện cổ tích" em e là mang tính chủ quan.

Và em thấy, cái ác trong truyện cổ tích không có nghĩa là được tha thứ, được bỏ qua, hay xứng đáng để làm thành một bộ phim rồi chiếu cho bọn trẻ con xem được. cái ác, dù trong truyện cổ tích hay trong phim ảnh hay đời sống thực thì vẫn là cái ác, không thể phủ nhận.

Thế nên, em rất đồng quan điểm với bác Trịnh Lữ ạ!

15:13 Tuesday,6.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

cậu trịnh lữ
thứ nhất là bộ phim này rất rõ ràng là một câu truyện cổ tích. và những thứ thiện ác trong đó cũng rõ ràng, mạch lạc như các truyện cổ tích. Cách thể hiện và mức độ đặt vấn đề cái ác rất đặc trưng cho truyện cổ tích. Qua phim, không ai bị lẫn lộn thiện ác, cũng không ai biện minh cho cái ác cả. Còn nếu nói truyện cổ tích không được ác, thì đa số truyện đều ác hơn nhiều so với phim này.

9:35 Tuesday,6.10.2015

Đăng bởi:  trịnh Lữ

Cái rất không nên làm là lấy logic của việc này để nhìn nhận việc khác. Cổ tích bao giờ cũng công khai là cổ tích - "Ngày xửa ngày xưa…"; và bài học thì luôn rõ ràng, bởi lẽ mọi xấu tôt mâu thuẫn và kết cục đều có nguyên cớ rõ ràng, nhân quả minh bạch. Nhìn nhận như thế này thì mọi chuyện xấu ác dớ dẩn ở đời đều có thể biện hộ được hết :))).

7:30 Monday,5.10.2015

Đăng bởi:  Quỳnh Vy

Bài này của anh Phó Đức Tùng viết hay quá.
Đọc thật chậm vì cứ sợ hết bài rồi. :)

21:19 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình cho rằng phim này không nói lên cái ác, cũng chẳng phải là tuyên truyền được cho lòng nhân hậu. Để làm việc đó, nói chung bộ phim còn rất nông. Nhưng mà nó là một câu truyện tưởng tượng đơn giản về thiện ác. Sự ngây ngô, đơn giản của nó khiến ta tin ở tính trẻ thơ của nó. Còn nếu ta đi tìm những đạo lý sâu xa đằng sau, e rằng khó.

15:56 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Winter sleep

Mình nghĩ thế này không biết có kỳ không, nhưng cứ tự ước giá như “Hoa vàng cỏ xanh” được xây dựng hẳn thành một dạng phim có nhiều yếu tố fantasy, một câu chuyện phi lý một cách trong trẻo thì hẳn sẽ thuyến phục hơn. Tại sao lại nói lạ lùng thế, vì không biết mọi người đi xem thấy sao, chứ riêng mình thì thấy những đoạn hay phân cảnh mang bối cảnh làng quê và yếu tố hiện thực bị làm nhồi nhét và dụng công một cách lộ liễu quá. Dù có thể đúng cái nhà lá xộc xệch đấy, đúng những cái quang gánh hay thúng tre thô mộc được cẩn thận đặt mấp mé sau diễn viên đủ để người xem phải nhận thức được sự xuất hiện của nó trong khuôn hình, thì tất cả đều đẹp một cách khá tủ kính. Riêng về những cảnh toàn và flycam thì lại đẹp một cách khá không liên quan, tức là dù rất rất đẹp nhưng không có tác dụng tương trợ cho sự phát triển của cảm xúc, những cảnh cận chân dung nét nông nền xóa mờ ảo cũng làm mình thấy không thoải mái, giống xem MV ca nhạc, những đoạn slow motion cũng tương tự như vậy. Đấy, qua vài dòng trên đây có thể thấy là mình đang cố gắng khước từ mọi yếu tố kỹ thuật mạnh trong phim, và thực sự là, nếu bỏ đi những thứ tô vẽ rườm rà này, đây hoàn toàn lại là một bộ phim mình rất yêu mến.
Quay lại với ý mở đầu, dù đây theo như trailer và thông điệp lan truyền đi là câu chuyện về thời thơ ấu, về miền quá khứ (và nguyên tác truyện là vậy) nhưng rõ ràng, khi đã là một tác phẩm nghệ thuật độc lập, chúng ta có quyền được bước vào thế giới ấy với tâm thế là mình sẽ bước vào một miền kỳ diệu. Yếu tố hiện thực lớn thể hiện trong phim không mấy thuyết phục khi mà ngay cả những cảnh đau khổ của cộng đồng cũng được tạo hình kỹ quá; cái khổ thực ra nó không cần phải có sự trau chuốt nhiều đến vậy. Rốt cuộc, cái lấy được tình yêu mến và sự tròn đầy cảm xúc nơi người xem lại là mấy thứ ngồ ngộ, mấy nỗi buồn rất con nít của tụi nhỏ mà thực chất lại chính là một tiểu vũ trụ với đầy đủ những biến thái tâm lý và đấu tranh thiện ác. Mình thích câu chuyện con cóc tía vô cùng, không chỉ bởi nó dẫn đến cao trào chính, mà vì mình thấy được cái thật trong đấy, lòng đố kỵ tích tụ bột phát, cái ác lấn át, sự đau đớn của một đứa trẻ nhỏ khi mất đi người bạn thiên nhiên của mình. Lúc bé Tường khóc, mình cũng đầm đìa hết cả nước mắt nước mũi, quay ra thấy chị bên cạnh cũng khóc quá trời đất luôn. Cho trẻ con đi xem, mình nghĩ chúng cũng sẽ thích đoạn đó. Từ sau đấy, mình dường như nhập tâm hơn vào với thế giới tuy nhiều cái buồn mênh mang nhưng lại tự nhiên mộc mạc của bộ phim, thay vì ngồi cố soi ra những điểm thiếu sót. Nhưng cũng lại phải tiếc thêm một điều, là tại sao mạch phụ về hoa vàng và cô công chúa hoang tưởng lại bị làm qua loa minh họa đến thế, cho thằng bé Tường nhập cuộc sâu hơn vào cái miền kỳ ảo đấy có phải tuyệt hơn không, thay vì chỉ để cô bé và bông hoa đó xuất hiện cho link được với tên bộ phim. Nhưng dù sao cũng phải tôn trọng nguyên tác nên mình sẽ không bàn thêm.
Kết lại “Mình thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một bộ phim tròn trịa về cảm xúc, được làm nhuần nhuyễn, chỉn chu cả về âm thanh và hình ảnh. Nhưng giá như bớt chỉn chu đi và hoang đường lên thì mình sẽ xin yêu gấp hai lần.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả