Soi học

Xem và đoán: thêm một số bích họa Mật Tông tại đền Lukhang

Hôm trước Soi đã có dịch một bài về các bức bích họa tại đền Lukhang. Hôm nay mời các bạn xem thêm, và bạn nào có biết nhiều hay ít về dòng Phật giáo này xin cùng chia sẽ kiến thức khi xem tranh nhé. Cảm ơn các bạn.           […]

Ý kiến - Thảo luận

12:57 Monday,11.12.2017

Đăng bởi:  Thomas Laird

All of these photographs are Copyright, Thomas Laird. Please at least give credit if you are going to use them? Thanks...
 

1:41 Saturday,26.3.2016

Đăng bởi:  remie

bức ảnh cuối là một phép tu yoga cao cấp, được ghi trong các tantra (kinh điển mật thừa) đặc biệt, gọi là Phép tu nhìn mặt trăng hoặc mặt trời, hành giả tu phải thiền định và quan sát mặt trời hoặc mặt trăng để có thể chứng đắc và đạt được những kĩ thuật thần thông nhất định, cũng để đạt được huyễn thân. Hầu như phép tu này rất hạn chế về sau. Bên đạo Giáo (Lão Giáo) của Trung Hoa cũng có một phép tu tương tự như vậy.

16:13 Saturday,5.12.2015

Đăng bởi:  OT

Phép nội nhiệt tummo là một trong sáu phép du già của Naropa. Các bác nào muốn học cái này thì lại phải hoàn thành ngondro (phép tu dẫn nhập của Mật Thừa) nhằm tịnh hoá mọi chướng ngại và luyện được một tâm thức mềm dẻo không giao động thì mới tu được. Còn nếu tự ý tu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và khí mạch bên trong. Tựu trưng các pháp của Mật Thừa đều dùng để giúp hành giả giác ngộ, không phải để phô diễn thần thông hay khả năng của mình. Các bác nên tìm hiểu kỹ không thì lợi bất cập hại.

19:20 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn bác Siêu Nôb, để em nghiên cứu xem sao. Em cũng chẳng biết gì mấy về Mật tông. Kinh nghiệm em có chỉ như là trộm pháp thôi.

18:08 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  SiêuNoob

Vấn đề này mình không biết gì nên không dám bàn. Candid có thời gian có thể nghiên cứu cuốn này:

http://www.venerabilisopus.org/en/books-samael-aun-weor-gnostic-sacred-esoteric-spiritual/pdf/200/250_dalai-lamas-on-tantra.pdf

Xem Chương 2 và Chương 3, có nói về AH và HAM.

13:57 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  candid

Em tìm thấy có bài này về Phương Pháp Niệm OM AH HUNG/ Vajra Recitation OM AH HUNG

http://www.drikungdharmasurya.org/VIET/thao-luan/vajra-recitation-2/

Đồ hình 3 chữ để quán

http://temple.vllcs.org/files/2015/07/om-ah-hum-3-X-1-Web-use-680x227.jpg

11:04 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác, chữ A bác đưa link nhìn hơi giống chữ Hán nhỉ.

Em xem trong wiki âm A của Phạn ngữ có hai chữ nhưng nhìn không giống lắm, tuy nhiên wiki cũng chỉ để tham khảo thôi. Em sẽ tìm hiểu thêm sau.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Ph%E1%BA%A1n

10:56 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  DV

Candid ơi, chữ A này nhé. Chứ kia vẫn là AUM đấy. Đây này
Còn về chữ Tam Muội, Candid cứ việc giữ nguyên quan điểm. Có bạn nào đó viết bài trên báo cũng gọi lửa Tam Muội là nhiệt sinh ra từ phép Tummo, nhưng theo mình thì không phải đâu. Không phải cứ na ná âm là dịch ra thế đâu :-)

10:51 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  candid

Nguyên bản đoạn trong bài có lẽ là từ đoạn này của Ian Baker?

A yogi practises tummo, the yoga of inner heat. As the Seventh Dalai Lama wrote: "Vital energies generated by inner or outer means are drawn into one's central channel, causing the mystic fires to blaze....... The letters AH and HAM flare, fall and vibrate, transporting one to the end of the primordial path of insight and Great Bliss. Lights from the mystic fire flash into a hundred directions, summoning the blessings of Buddhas boundless as space."

10:34 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  candid

Em tìm ra thì thấy chữ Phạn chữ A là chữ này
Không hiểu có đúng chữ bác nói không?

10:32 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác, em đọc và kết hợp lời giải thích của bác nhưng vẫn chưa rõ nên mới phải hỏi thêm.

Như link của bác giải thích về chữ A rất rõ nhưng bác lại nói đến quán chữ. Em thì mới thử xem ít đồ hình quán của Mật tông nên chỉ biết những đồ hình đơn giản như chữ Om. Đồ hình phức tạp quá bao nhiêu nét không nhớ nổi đừng nói đến quán. Cũng có thể có phép quán chữ A nên mới hỏi bác xem chữ ấy như thế nào để em xem, có khi quán dễ hơn.

Người ta không ai biết hết cả đúng không ạ? Phần về lửa Tam muội với Tummo thì em nghĩ rằng em đoán đúng.

10:25 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  DV

:-)  Mình đã nói rồi mà, Candid chịu khó đọc thêm tài liệu trước khi cmt đi. Chữ AUM (Om) mà bạn vẫn quán là một "tổ hợp", kết hợp của A-U-M, trong đó có chữ A là chữ A mà trong bài nói và trong tài liệu mình gửi ở cmt trước.
Mình nhắc lại chữ Om (A-U-M) là thần chú của cả ba bộ phận Phật, Pháp, và Tăng, trong đó chữ A cấu thành là chủng tử của Đại Nhật Như Lai hoặc là đại diện cho tâm Bồ đề.
Khi hành giả luyện Tummo thì quán tưởng chữ AH (A) và chữ HAM (Hồng), để làm gì, thì như cmt trước mình đã dẫn, vì “A là nghĩa tâm Bồ Đề, Hồng là nghĩa Niết Bàn” cho nên “cùng một lúc, nói A Hồng tức biểu thị tâm Bồ Đề và Niết Bàn.” Nói tách ra thì Bồ Đề trước mới Niết Bàn sau :-)
Đã nói mà, Candid đọc kỹ đã rồi hẵng cmt…

10:16 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  candid

Hình vẽ ánh sáng và cái nồi đồng đựng nước khá thú vị,  phát hiện tán sắc của ánh sáng trước Newton rất lâu.

10:02 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  candid

Bổ sung thêm cho rõ, em thì hiểu A (Aum, Ah, Om) và Hum (Hồng) là chữ đầu và chữ cuối trong Lục tự đại minh (Úm ma ni bát mê hồng, Om mani padme hum).

9:59 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác, em cũng không rõ nên đã dùng dấu chấm hỏi. Như comment qua lại em đã tháy có mấy chữ A, Ah, Aum không rõ là dùng chữ nào.

Về phép quán chữ của Mật tông thì bản thân em từng quán chữ Om (aum) lấy chữ Phạn cho khỏi nhầm là chữ này

http://edgeba.webs.com/220px-Om_svg.png

Không hiểu trong phép quán chữ bác nói là quán chữ A nào?

9:18 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  DV

Chữ A khác hản chữ Aum (Om) nhé Candid.
A là chủng tử  (kiểu văn phòng đại diện :-) của Đại Nhật Như Lai, AUM là thần chú của cả ba: Phật, Pháp, Tăng
*
Mình nghĩ có lẽ Candid nên đọc thêm tài liệu ngoài trước khi cmt.
Candid có thể đọc thêm này:
"
Về chữ A và chữ Hồng. A là mẹ của tất cả chữ trong Phạm ngữ, là thể của hết thảy tiếng, là tiếng mở miệng đầu tiên. Hồng là tiếng ngậm miệng, tức là ý chung cục. Lại vì chữ A có nghĩa “vốn chẳng sinh”, chữ Hồng có nghĩa “hủy phá”, cho nên, Mật Giáo phần nhiều dùng chữ A để biểu thị lí thể phát sinh (?) của vạn hữu, và chữ Hồng biểu thị trí đức qui thú (?) của vạn pháp; hợp cả hai chữ lại thì đầy đủ cái lí rất sâu xa vi diệu. Trong Mật Giáo, hai chữ này cũng biểu thị cái đức của Lí Pháp Thân và Trí Pháp Thân trong Mạn Đồ La thuộc hai bộ Kim Cương, Thai Tạng. Ngoài ra, còn nhiều ý nghĩa tương đối quan trọng:
1.A là chủng tử của Đại Nhật Như Lai, Hồng là chủng tử của Kim Cương Tát Đỏa.
2.A là chủng tử của Kinh Đại Nhật, Hồng là chủng tử của Kinh Kim Cương Đính.
3.Hai chữ A, Hồng là hơi thở ra thở vào, biểu thị hết thảy chúng sinh đều có đủ tính đức tự chứng (A) và hóa tha (Hồng).
4.A là nghĩa tâm Bồ Đề, Hồng là nghĩa Niết Bàn, vì thế, cùng một lúc, nói A Hồng tức biểu thị tâm Bồ Đề và Niết Bàn.
(Có hai dấu hỏi trong đoạn trên, chô ital, là do mình không hiểu :-)))

Nguồn đây nhé

8:58 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Chữ Aum hay âm thanh Aum thì trên Soi đã có một bài. Dùng Aum (âm đọc là Om) thì chuẩn hơn Ah.

8:54 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Phép nội hoả từ lâu đã có trong tiếng việt mà.

http://anphat.org/dictionary/detail/detail/0/N/35015/noi-hoa-tam-muoi/48

7:54 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  DV

Không phải đâu Candid à. Tam muội là phiên âm của Samadhi, hay Tam Ma Đề, là trạng thái tâm an trụ một chỗ, hướng về chánh pháp. Tummo là… Tummo, thuật này khi tập sẽ làm cơ thể phát ra sức nóng có thể làm khô hẳn một cái khăn ướt đang phủ lên vai hành giả. Và các chữ hiện ra, rực sáng, rơi xuống chứ không phải âm thanh. Trong phép tu Mật tông có việc quán tưởng (nghĩ đến, tưởng tượng ra đang hiển hiện) các chữ cái ấy, như chủng tử của các bổn tôn.

7:34 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Có lẽ dịch Tummo là lửa Tam muội. Âm thanh Aum và Hum rơi xuống?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả