Ăn uống

Học ăn, học nhai

  Nhớ có thời gian các đại biểu Quốc hội nước mình nêu lên vấn đề thực phẩm bẩn khiến dư luận khi ấy lại được dịp bàn tán xôn xao (một vấn đề đã cũ). Tôi thì lại muốn nhắc đến một khía cạnh khác, dễ xử lý hơn nhiều trong việc ăn uống […]

Ý kiến - Thảo luận

16:00 Friday,14.4.2017

Đăng bởi:  Minh hiền

Có 1 lần đọc được 1 bài trên soi cũng về chuyện ăn uống mà không nhớ rõ là bài nào. Mình nhớ trong bài có hình 1 con tinh tinh, kèm caption đại loại là nhờ có lửa nấu chín thức ăn mà thời gian ăn của con người giảm đi đáng kể chứ ko thì phải ngồi ăn suốt cả ngày như con tinh tinh này...
Mình mạo muội post cmt ở đây, mong là tìm lại được. Thông cảm cho sự quá liều này của mình

2:39 Friday,13.1.2017

Đăng bởi:  ch.nguyen

Cảm ơn tác giả.
Đúng như Chang Chang viết, "ngồi nhai kĩ mới biết mình đã quên mất từ lâu vị ngọt của cơm là thế nào". "Ăn" là ăn (cho no, cho xong). "Ăn chậm" là cả một thế giới khác. Khác như giữa sản phẩm công nghệ và sản phẩm công nghệ nano. Người ta nói là gạo lức vô vị và khó tiêu. Hãy thử khám phá gạo lức: nhai thật kỹ, ăn thật chậm sẽ thấy bao nhiêu là cái ngon ngọt và sẽ thấy là cũng được tiêu hóa bình thường. Ăn cái gì phải biết là mình đang ăn cái ấy. Phải ... ngậm mà nghe, dù chỉ là gạo lức.

23:32 Sunday,11.12.2016

Đăng bởi:  LC

Bây giờ mình mới có thì giờ mà nhai kỹ bài viết bổ ích này. Hà Nội không vội được đâu bỗng đang có làn sóng thích đấu giá, đất đấu đồng hồ vàng đấu mà tranh thì càng phải đấu. Mình mệt lử với bao nhiêu là tranh và giá, mua và ... đấu!
Nên các bữa ăn là vừa xúc vừa nghe điện thoại, vừa nhai vừa họp, vừa húp vừa gật hoặc vừa và vừa lắc, như con rối trong nhà hát Bông Sen ấy, khổ thật. Thôi mai ở nhà, nấu ít cháo trắng, luộc đôi trứng muối, dầm ít ca la thầu, rang mấy con tôm bé xiu, mà ăn từ từ, vậy...
Thông báo với cả nhà, cháo đỗ xanh cả vỏ, múc ra tô cho nguội bớt, rồi trộn thêm một muôi tào phớ nhé, ăn cực ngon. Mặn ngọt đều ổn, có ăn kèm tí thịt heo muối Tây- bán- nhà thì cũng đỡ phù do ăn quá thiếu chất nhỉ!?! Chúc sàn trí ngủ nhà Soi ngon giấc, mơ đến một lều đấu giá sừng sững mọc lên và tất cả chổi cùn rế rách của nả gia gia sẽ lôi qua mà gõ búa toanh toách, chốt giá cao ngất... mơ mà !

0:04 Saturday,10.12.2016

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Cảm ơn Chang Chang lý giải bằng khoa học tính toán. Tôi thì nhìn mắt thấy dân Tây, Ấn, (giai cấp lao động thôi, tất nhiên) sáng đi làm dù muộn hơn giờ ở ta cả tiếng, nhưng vẫn tợp cà phê loãng toẹt, nuốt nghẹn mấy miếng bánh kẹp nhạt hoét. Đúng là đứng sau cái gì đó, là một cái gì đó, đó.... Chứ còn chia tổng số năng suất cho đầu người với cách tính như vậy, thì dân Bhutan đứng hạng bét, sao họ vẫn là đất nước hạnh phúc thuộc loại nhất thế giới? Hừm hừm, phải chăng cái lý tưởng phát triển vật chất sẽ hạnh phúc của mấy anh da trắng nhợt trứng quốc, là một sai lầm nghiêm trọng đang cuôn lối nhân loài? Ối ôi, câu hỏi lớn đến mức thành cây hỏi, rừng hỏi, tôi bận phải đến cơ quan đây, nuốt tạm bát phở thực phẩm đầy nghi ngờ phòi lòng thòng cả ra mũi đây. Cảm ơn nắng C C lần nữa!

14:17 Wednesday,7.12.2016

Đăng bởi:  Chang Chang

Anh Raumuong Noigian ơi, về năng suất lao động (NSLĐ), nếu anh muốn đề cập đến thông tin "NSLĐ của 16 người Việt mới bằng 1 người Singapore" thì em có thế giải thích.

Thực ra hầu hết người đọc báo không hiểu chỉ số NSLĐ (labour productivity) được tính như thế nào. Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), một cách ngắn gọn, NSLĐ = Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua tương đương (PPP) chia cho Tổng số người lao động. Muốn tính NSLĐ theo giờ thì họ sẽ ước lượng số giờ lao động trung bình của một người rồi lấy PPP chia cho tổng số giờ lao động (= số người x số giờ một người làm).

NSLĐ nước ta tính theo công thức ấy sẽ ra thấp là đương nhiên vì họ dùng giá trị sản phẩm để chia, các sản phẩm của nước ta có giá trị thấp (nông sản, khoáng sản thô...). Nghĩa là không phải dân ta lười làm, mà là làm nhiều, chăm chỉ nhưng sản phấm đầu ra trị giá thấp.

Ví dụ: Một nhân viên ngân hàng Thụy Sĩ ngồi một tiếng có thể tạo ra 10,000 đô la lợi nhuận, còn một nhân viên Việt Nam chỉ làm được ra 100 đô la lợi nhuận, khác biệt đó là mức độ phát triển của nền kinh tế, các yếu tố vĩ mô, giá trị thương hiệu... còn lượng công sức phải bỏ ra để nói, giới thiệu gói tín dụng cho khách hàng, công gõ bàn phím, mức độ đi lại thì cả hai người đều phải lao động giống nhau.

23:06 Tuesday,6.12.2016

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Cảm ơn Chang Chang, 90% là quá đúng. Vì ăn không phải chỉ là chuyện ăn, mà là văn hóa, tâm lý cố hữu của một thời hoặc mới du nhập (kiểu bố mẹ dán mắt ti vi, con dán mắt vào điện thoại chơi điện tử). Hồi cấp ba, tôi học chuyên ở ký túc thị xã, cũng bị phong trào ăn xong bữa cơm trong vòng 10'. Đến khi ở nhà một người bạn ở đất hai vua, mới được bố ông bạn dạy cho thế nào là ăn. Là văn hóa Việt ta (ở level cao, chứ level phổ thông thì cả thế giới cũng giống nhau thôi) thế nào ở cách ăn. Mình thấy người phương Tây theo Thiên Chúa trước bữa ăn phải làm dấu. Người theo đạo Phật (phật tử xịn) trước bữa ăn phải niệm một đoạn kinh ngắn. Đều là có lý do về sự tôn trọng tự nhiên qua cách ăn.
Khen thế thôi nhể, nhờ Chang Chang giải thích là tại sao giờ đi làm đi học của dân ta khá sớm so với khu vực (và cả thế giới hiện đại luôn), vậy mà sao năng suất cứ thấp nhỉ :)

16:02 Tuesday,6.12.2016

Đăng bởi:  candid

Khi tập thiền cũng có bài tập quán tưởng khi ăn, nhận biết từng hạt cơm với chánh niệm, đại loại thế.

14:13 Tuesday,6.12.2016

Đăng bởi:  mai ba

Mình nghĩ thói quen không nhai kỹ ở người mình một phần là do nhiều người bị răng xấu, khớp cắn không đúng, dẫn đến việc nhai rất khó.
Mà thực ra cái này cũng chưa hẳn là nguyên nhân vì nếu tập ăn, tập nhai đúng từ sớm cho trẻ con thì lại có tác dụng hỗ trợ phát triển răng miệng.
Đúng là một chủ đề hay. Cảm ơn bạn đã viết.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả