Bàn luận

Cái bẫy 300 năm của nghệ sĩ:
SOI sai hay Trần Lương đúng?

Trong bài, “Tức quá, người ta cứ nghĩ là Soi giỏi“, khi bạn Ngọc nói, “xem một cái gì đó cần phải có trải nghiệm dần dần rồi mới hiểu được nó. Giống như đọc một quyển sách, ban đầu bạn có thể thấy nó dở, bạn không hiểu gì. Gấp sách lại và đi làm […]

Ý kiến - Thảo luận

12:21 Tuesday,22.6.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Anh Trần Lương ơi, rất tiếc tôi phải nói rằng dường như anh cũng mắc cái bệnh đọc không kỹ mà nói thì rất kỹ của hầu hết nhân sĩ trí thức Bắc Hà chúng mình.
Bất cứ ai đọc kỹ bài của Soi cũng phải hiểu rằng ý của Soi là nghệ sĩ nên tránh cái bẫy 300 năm, và điều này khác hẳn việc cổ xúy cho việc đánh giá tác phẩm theo kiểu mì ăn liền.
Cái bẫy 300 năm mà Soi nói, theo tôi thực sự là rất nguy hiểm cho những nghệ sĩ bất tài, và là căn nguyên sản sinh ra có thể nói là tương đối nhiều những "nghệ sĩ" dở ông dở thằng, lười biếng trau dồi cả chuyên môn lẫn văn hóa, mông muội và ngô nghê nhưng luôn bất đắc chí vì "thiên hạ quá dốt, nước mình quá man rợ không ai hiểu nổi tao" - một luận điểm thời thượng ở Việt Nam hiện nay.
Tất nhiên nói như vậy không phải là để dập tắt mọi hy vong vươn lên của những nghệ sĩ có tài nhưng chưa được ghi nhận, và nếu người ta thực sự có tài và có quyết tâm thì lời cảnh báo cái bẫy 300 năm của Soi không thể là lí do làm họ bỏ cuộc. Là nghệ sĩ, ai mà chẳng hiểu là phải chấp nhận tác phẩm của mình bị đánh giá, mổ xẻ, vùi dập (nếu nó không xuất sắc hoặc bị sinh nhầm thời), và trong nhiều trường hợp; sự vùi dập, bất công của xã hội đương thời chính là cái nền để những nghệ sĩ thực sự tài năng sản sinh ra được những tác phẩm lớn.
Nhưng nếu nghệ sĩ nào cũng dương dương tự đắc kiêu "tranh tao không bán được là vì khán giả đương đại quá dốt không đứa nào hiểu nổi tao", tôi tin chắc sẽ có một làn sóng các họa sĩ vẽ tranh ra chỉ để đi chôn để đến dịp 2000 năm Thăng Long hậu thế đào lên đánh giá.
Nói đến đây thì tôi cũng phải thất lễ mà đưa ra tuyên huấn rằng đã đến lúc cả Soi và các anh chị em độc giả của Soi nên dẹp đi nhưng cuộc tranh luận vô bổ kiểu con gà có trước hay quả trứng có trước thế này, để mà tập trung vào các vấn đề thuần túy nghệ thuật. Từ một vụ tranh luận nhỏ về vở múa Có thể là mãi mãi, thế rồi tránh né vào phân tích chuyên môn, để rồi sa đà vào toàn khái niệm là khái niệm.
Soi ạ, nói thật là bạn đã làm tôi thất vọng. Tôi đã rất vui mừng khi đến với Soi và nhận thấy đây là một trang web nghiêm túc về nghệ thuật rất nhiều thông tin bổ ích và cũng là nơi mọi ý kiến cá nhân đều được tôn trọng.
Tuy nhiên gần đây tôi thấy Soi đã sa đà vào cổ xúy cho những cuộc tranh luận vô bổ, giật những bài này lên trang chủ để thu hút người đọc đấu đá nhau theo kiểu diễn đàn Thanh niên xa mẹ, và vô tình làm lu mờ đi những bài viết có giá trị (và đáng thu hút tranh luận hơn).
Ví dụ như những bài giới thiệu nghệ sĩ trong nước và quốc tế sẽ trở nên dày dặn, nhiều chiều và thực sự bổ ích cho cả các nghệ sĩ lẫn những người yêu nghệ thuật nếu thu hút được những người như anh Trần Lương vào xem và bình luận bằng con mắt chuyên môn.
Cho nên đừng hỏi Soi sai hay Trần Lương sai, Soi đúng hay Trần Lương đúng, mà hãy mau chóng dừng lại để nhận ra rằng còn tranh giành nhau chân lý kiểu này thì cả đám chỉ đi về nấm mồ chung của những kẻ yêu nghệ thuật bằng lý thuyết suông!

11:02 Tuesday,22.6.2010

Đăng bởi:  DCH

"Con người là cái cần phải vượt qua" đó là Nieztche nói.
"Có thể đến một lúc nào đó nghệ thuất tiểu thuyết sẽ chết, người ta chẳng cần đến tiểu thuyết nữa. Bởi vì đến một lúc nào đó cũng chẳng cần đến con người" đó là J.P.Santre nói.
Còn tôi thì chỉ muốn nói là: "Nếu như anh làm nghệ thuật hoặc thưởng thức nghệ thuật, thì bằng một cách nào đó, anh hãy cố gắng xem mình như là một phần cấu thành của công trình nghệ thuật ấy, nếu không có được điều đó, thì gần như, càng cố gắng để hiểu nó (hoặc để thực hiện nó), thì bạn lại càng đi ra xa nó hơn..."

0:04 Tuesday,22.6.2010

Đăng bởi:  hoang

một triết gia có ảnh hưởng to lớn người Đức nói là: tinh hoa của nhân loại chỉ phục vụ cho một thiểu số tinh túy của loài người mà thôi! quần chúng đại đa số là tăm tối và ngu dốt. Cách đây một vài năm một hãng tin danh tiếng và có ảnh hưởng của Hoa Kỳ có làm một test: họ thuê một nhac công violon đắt giá nhất thế giới (các buổi công diẽn của nhạc công đó thông thường được bán vé hết trước ít nhất là một năm) đứng chơi ở ga tầu điện ngầm nơi trung tâm của thành phố DC, khu vực này tập trung rất nhiều trường đại học và các cơ quan mà ở đó nhân viên đều có trình độ văn hóa cao. Thế nhưng suốt 2h30' chơi nhạc của nhạc công đó không một ai đứng lại lắng nghe, hoặc đến gần hoặc phát hiện ra điều gì đó đặc biệt, chỉ có một bà già vì thương cảm cho nhạc công đó 1 usd. vậy công chúng nghệ thuật đâu rồi?
ngay cả ở nước Mỹ, ngay cả tại trung tâm đậm đặc trí thức và những người có trình độ học vấn rất cao??? đâu rồi sự cảm nhận tự thân????
đâu rồi????

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả