Bàn luận

Nếu chỉ nhìn thấy Thái Lan, tư duy chúng ta cũng chỉ bằng con ếch!

  Đọc bài viết của họa sĩ Võ Xuân Huy trên Thừa Thiên Huế online với nhan đề: Chuyên nghiệp hóa triển lãm Bắc miền Trung , đăng ngày 8 tháng 5 năm 2012, và bài trả lời phỏng vấn của tiến sĩ Phan Thanh Bình, hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Huế cũng […]

Ý kiến - Thảo luận

19:44 Saturday,22.8.2015

Đăng bởi:  zhangtingrong

thông cảm , thông cảm...trường ĐHNT Huế đang "liên doanh" đào tạo với THÁI LAN, nên cái gì của họ mà chả "VIP"

16:48 Wednesday,5.12.2012

Đăng bởi:  Lê-đang học NCS tại Thái Lan

Tình cờ đọc được bài này xin được góp ý đôi lời:
- Bài viết của Nguyễn Huy nhận xét có phần đúng đấy, nhưng TG cần nhẹ nhàng mộ chút đừng "chơi" nhau quá, bài viết của Thầy Phan Thanh Bình tôi không được đọc, và cũng xin không dám góp ý, còn phần bài viết của tác giả Võ Xuân Huy cũng có tính tích cực, nhằm mục đích xây dựng môi trường hoạt động Nghệ thuật Huế nói riêng và Việt Nam nói chung được tốt hơn, tuy nhiên tác giả quá chủ quan với những vấn đề mình nêu ra: ví dụ về số lượng Thạc sĩ Mỹ thuật ở Huế; xin thưa rằng trong Mỹ thuật Thạc sĩ chưa chắc đã vẽ tốt hơn người chưa là Thạc sĩ, các họa sĩ nỗi tiếng của nền MT VN tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương có phải là thạc sĩ không?
- Thứ 2 mỗi nước có một nền văn hóa và phong tục tập quán khác nhau, lịch sử xây dựng và nền kinh tế khác nhau do đó không thể đòi hỏi giống nhau, mỗi nơi có một cách làm khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh, nhưng vẫn đạt hiệu quả cao, được biết VXH được đi học ở Thalland, nhưng tác giả nên nhớ rằng đi học ở xứ người cần có tiếp thu có lựa chọn, chứ không phải là bắt chước. Sau khi đi học ở Thailand về tôi nhận thấy VXH viết nhiều bài nói về MT Thailand, nhưng tôi xin thưa rằng bạn hơi chủ quan, thời gian bạn học thạc sĩ và thật sự có mặt trên đất nước chùa Vàng chỉ hơn 6 tháng, mà bạn dám viết như là đã hiểu tất cả về Văn hóa và nghệ thuật của Thailand. Còn về chương trình đào tạo Thạc sĩ Mỹ thuật của trường Huế, liên kết với trường ĐH Mahasarakham thì các học viên học qua phiên dịch chắc bạn Nguyễn Huy chưa biết vấn đề này, nhưng theo tôi cách đào tạo này chẳng qua là hợp thức hóa bằng cấp thôi, chứ học ở nước ngoài và tiếng nước bản xứ không rành, Anh ngữ không rành thì làm gì, khi làm luận văn tiếng bằng tiếng Anh thì đi thuê người dịch, học chuyên ngành thì chỉ học 1 năm (khoảng 6 tháng) ở Thái, còn 1 năm sau thì về VN tự học, thì liệu hiệu quả đào tạo sẽ như thế nào, chưa kể là không biết ngôn ngữ làm sao trao đổi bài riêng với GS hướng dẫn LV, vì vậy ai cũng hiểu mà đó là cách đào tạo liên kết, cũng chẳng có vấn đề gì cả, chẳng ai thắc mắc gì cả, chuyện bình thường, nhưng các th. sĩ MT này nên hiểu chính mình mà đừng "gáy" to quá mà hàng xóm họ nghe không ngũ được. 
 

16:47 Monday,15.10.2012

Đăng bởi:  cao thanh son

Cũng phải khâm phục và thán phục Huế của chúng ta, "có khán giả biết xem tranh", hơn bốn mươi "Thạc sĩ" tốt nghiệp tại Thái Lan, cái cách đào tạo và học như kiểu"Thạc sĩ Thái Land" ai cũng biết là ...rất rất khoa học và thực tế, tuy nhiên học được cái gì mới quan trọng và hơn 40 Th. sĩ này thực ra có vẽ được tranh không? Có bài viết hay cuốn sách nào được xuất bản không? Huế có thị trường tranh cũng đầy "hs. Nhái". Theo tôi đã là họa sĩ không nên chém gió như thế chứ, coi thường các nước khác trong khu vực, tôn vinh những cái đâu đâu. Bằng chứng là nhiều GS, PGS, Thạc sĩ đào tạo ở nước ngoài chưa chắc đã bằng những người cùng chức danh đào tạo trong nước, bởi tự học, tự nghiên cứu mới là cách học đúng đắn, hiệu quả nhất.

7:50 Thursday,6.9.2012

Đăng bởi:  Hieu Le

Gửi bạn HTX Toàn Lợi!
Nếu bạn là người thân của 43 "ếch Huế' thì mình không phải bàn. Còn không giả "bút danh", giả chết, giả sống để trắc nghiệm Hiếu Nghĩa thì vô tình quá. Thử hỏi "Anh Xuân tóc đỏ" lớp trưởng và Anh "Lượm cao đẳng "lớp phó của lớp "ếch Huế" bập bẹ được mấy vốn tiếng Anh, tiếng Pháp...Còn hỏi chuyện các "ếch Huế" học bằng ngôn ngữ gì thì mình nghỉ chỉ có chúa mà biết. Có người bạn mình đùa chỉ ra ký hiệu bằng tay như người câm điếc. Một nhà lý luận mỹ học khác thì đùa rằng: "Thường không biết chữ đã mới đi học vẽ", mới nghĩ vẽ hài hước nhưng ngẫm nghỉ thì thâm thuý biết mấy.
Xin gửi bạn một số danh sách "y tờ rít" ngoại ngữ: Nguyễn Hữu T....; Lê Phan Q...; Nguyễn Hoàng V.....vv thỏa mãn chưa bạn.

7:21 Wednesday,5.9.2012

Đăng bởi:  HTX Toàn Lợi

Gửi bạn Hiếu Lễ. Chúng tôi nghi ngờ thông tin bạn cung cấp. Vì nếu các học viên cao học mà yếu tiếng Anh, Pháp thì sang Thái Lan học nghệ thuật qua ngôn ngữ gì? Chẳng lẽ ở trường bên đó, các giáo sư đều biết nói tiếng Việt hoặc học viên mình đều biết nói tiếng Thái hết?
Xin bạn Hiếu Lễ thông tin cụ thể hơn. Cám ơn bạn.

23:05 Tuesday,4.9.2012

Đăng bởi:  phan hai bang

thiệt là vui, bởi theo đúng tinh thần của Soi là lan truyền năng lượng! từ những ngụ ngôn và ẩn dụ của câu chuyện "con ếch -cái giếng", qua câu chuyện " xem voi", Tử cung vĩ đại"...thốt nhiên tôi nhớ đến câu chuyện: "cái mũ và cái- đội- mũ"! cảm ơn Soi! :))

20:54 Tuesday,4.9.2012

Đăng bởi:  Hieu Le

Anh Nguyễn Huy ơi! Tôi nhớ không nhầm trong số 43 "con ếch" Huế này có không ít con thi trượt cao học ở Việt Nam rồi mới bỏ tiền của qua tận bên xứ sở người Xiêm để học hỏi theo con đường hợp tác đào tạo giữa hai trường Đại học Nghệ Thuật Huế và Mahasarakham Thái Lan. Môn thi mà phần lớn "ếch Huế" bị đánh trượt là ngoại ngữ (tiếng Anh,hoặc Pháp....)

17:27 Monday,3.9.2012

Đăng bởi:  Hieu Le

Trong này tôi thấy "con ếch" Phan Hải Bằng thều thào, ngọa ngoạy, có vẻ còn yếu ớt không còn sức để com...với Nguyễn Huy. Tại sao mình là con ếch mà cứ ngẫn ngơ hỏi giếng trời vậy?

15:28 Tuesday,28.8.2012

Đăng bởi:  hoa nguyen

Triển lãm mỹ thuật toàn quốc nên thay đổi tổ chức tại nhiều thành phố trong đó có Huế là điều đáng trân trọng, nếu Huế đủ điều kiện tổ chức, không gian trưng bày. Với đề xuất dựa trên số thạc sĩ đã tốt nghiệp ở Mahasharakham thì e rằng chưa ổn. Bởi phần lớn (ngoài các tấm bằng) các tác phẩm của các thạc sĩ này chưa chứng minh được điều gì.
Còn về vấn đề hội nhập cho các thế hệ họa sĩ trẻ ở Huế thì tôi càng lo lắng hơn. Khi mà số sinh viên tốt nghiệp từ Trường ĐHNT Huế hàng năm có thể nói bằng 2 Trường Hà Nội và Hồ Chí Minh cộng lại và phần trăm khả năng sống bằng nghề, làm họa sĩ của các Cử nhân này là rất thấp.
Nói gì xa xôi, để có nền tảng cho mỹ thuật Huế được phát triển, hôi nhập trước hết chúng ta nên coi trọng việc đào tạo, số lượng và chất lượng đầu vào chứ đừng để các em nhỡ vào rồi mà không quay ra được.

23:31 Saturday,25.8.2012

Đăng bởi:  trần lương

Tôi ngạc nhiên về sự phản ứng nhiệt tình của Nguyễn Huy về bài viết của Võ Xuân Huy và ông Phan Thanh Bình. Cẩn thận đọc lại 2 bài của các nghệ sĩ Huế, tôi thấy là những bài viết rất có trách nhiệm và phù hợp với hoàn cảnh điều kiện và tình trạng của mỹ thuật ở Huế và khu vực bắc miền trung.
- Nếu so sánh giữa Việt nam với Thái Lan về cơ sở hạ tầng, từ cung ứng phục vụ, đào tạo chuyên nghiệp, giáo dục phổ thông. Đến cơ chế tổ chức quản lí và kiểm duyệt, xuất bản, thông tin & tư liệu, xã hội hoá tài trợ... Tôi khẳng định Thái Lan hơn đứt Việt Nam!
Theo cách suy luận của tác giả Nguyễn Huy, thì sau khi đọc dòng trên chắc tôi sẽ được phong là con ếch thứ 3 !!!
Ha ha, tôi vinh dự nếu được tác giả phong cho tước này! Vì thà làm con ếch còn tự do nhảy nhót đi lại học hỏi, còn làm cái giếng tù nước thối thì chịu chết tại chỗ và chỉ phun ra khí độc mà thôi!
- Không cần phân tích mọi chiều kích, chỉ đơn cử 1 điểm nhỏ trong cả môi trường phát triển tổng hòa: Việt Nam ta chưa có nổi 1 nhà triển lãm đủ điều kiện tối thiểu cho các triển lãm tầm quốc gia!!!
- Việc 2 nghệ sĩ Huế nhận thức những việc cần cho sự phát triển của Huế, họ là người biết rõ họ cần gì, nếu có tranh luận thì trước tiên là giữa các nghệ sĩ ở Huế.
- Việc thẳng thắn nhìn nhận tình trạng bản thân chỉ xảy ra khi có điều kiện thực tế và thực hành, chỉ xuất phát từ những người có trách nhiệm và mong muốn thay đổi. Điều này chắc chắn tích cực hơn là luôn nghĩ mình đúng, mình hay quá rồi, chẳng cần học và rút kinh nghiệm của ai! rồi lại viện thêm cái bổn cũ rích là NHẠY CẢM...và BẢN SẴC...để rồi lim dim viên mãn với những danh hiệu tự phong!
- Trong thời đại hội nhập này, những cơ thể yếu đuối ắt sợ trúng gió, cảm cúm và nặng hơn về tinh thần là bệng tự kỷ. Đóng cửa bôi dầu cù là rồi tấm tắc khen thơm là điều dễ hiểu. Thông cảm, thông cảm!

21:01 Saturday,25.8.2012

Đăng bởi:  P H S

Tôi củng là một trong số 43 người học ở Thailand . Như cách bạn nói thì tôi là "con ếch" . Có khi nào bạn nghĩ bạn là cái "giếng không"

18:05 Saturday,25.8.2012

Đăng bởi:  phan hai bang

có lẽ chúng ta -kể cả Nguyễn Huy-một lần nữa nên đọc lại "The Enormous Womb" của Henry Miller chăng? :))
(http://vandieu.net/bb/viewtopic.php?p=1306)

15:01 Saturday,25.8.2012

Đăng bởi:  nguyễn huy

Thân gởi IQ ABC. Xin bạn hãy đọc thật rõ bài viết của mình, bạn sẽ hiểu thêm.
thân

9:58 Saturday,25.8.2012

Đăng bởi:  admin

Hải thân mến,
Soi định đưa cmt của bạn lên, nhưng Soi cần xác minh lại người thật, việc thật. Tuy nhiên khi mail cho bạn thì bị trả lại. Với Soi thì những cmt tiêu cực và riêng tư, Soi chỉ đưa lên nếu có người cmt cụ thể và có email thật. Hải gửi email liên lạc về soihouse cho Soi nha.

1:59 Saturday,25.8.2012

Đăng bởi:  IQ ABC

Hình như ý của bác Nguyễn Huy là cứ để chuyện triển lãm hay đưa mỹ thuật đến công chúng như ta hiện nay là ổn rồi, không cần thay đổi phỏng?
Băn khoăn quá....

15:00 Thursday,23.8.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Cá nhân tớ không ưa gì Võ Xuân Huy, nhưng tớ thấy bài viết của bạn ấy trên Thừa Thiên Huế online không có gì tệ hại quá mức. Rốt cuộc là bạn Huy cũng mong ngóng để Huế và miền Trung có những không gian nghệ thuật chuyên nghiệp hơn thôi mà. Còn bạn ấy lấy mỹ thuật Xiêm ra làm ví dụ cũng chẳng sao vì bạn ấy đi Xiêm nhiều, hiểu Xiêm hơn cả nên lấy làm ví dụ cho cụ thể, chứ bạn ấy có nói Xiêm là nhất đâu (đúng không nhỉ?).
Nhưng đúng là tớ thấy có hai luận điểm mà bạn Huy không nên đưa vào bài của mình:
Luận điểm 2: Số lượng thạc sĩ, số lượng bằng cấp... không nên lấy ra để đọ này đọ nọ. Vì ai cũng biết rằng, trong nghệ thuật tạo hình, bằng cấp và chất lượng tác phẩm không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
Luận điểm 1: Việc xin tài trợ nghệ thuật mà so sánh với tài trợ thể thao thì hơi hoang tưởng. Tất nhiên lẻ tẻ đâu đó có những triển lãm nhận được tài trợ của doanh nghiệp này nọ, nhưng chủ yếu là do quan hệ thân thiết, ủng hộ nhau bằng tình thương, tình cảm. Chứ còn đằng thẳng ra mà nói thì một cái logo phơi trên sân bóng thì có tác dụng hơn ngàn lần một cái logo dựng trong góc nhà triển lãm. Khi mà mối quan tâm của giới thượng lưu chưa rộng rãi hướng về nghệ thuật thì đề xuất của bạn Huy về việc xin vẫn là mơ hão thôi.
Về bài viết của thầy Bình, tạm thời tớ chưa có ý kiến.

13:09 Thursday,23.8.2012

Đăng bởi:  Thái Lai Đức Trần

Như Không,hay còn gọi là: Trần đức Như Không là tên của em cháu, sao chú lại đặt tên tác phẩm của chú giống tên em cháu. chú hư quá. hix

12:38 Thursday,23.8.2012

Đăng bởi:  mythuatolang

Thưa các bác nghệ sỹ trên Tỉnh, bọn em ở làng nên không biết nhiều thông tin nghệ thuật của các nước trong Khu vực, càng không biết đến Châu âu hay Mỹ...nhưng một điều rất rõ ràng rằng trong tất cả các cuộc triển lãm dù to hay nhỏ mà do nhà nước tổ chức hầu như rất ít, thậm chí không có các nghệ sỹ chuyên nghiệp (ngoài luồng) tham gia. Đó là một sai lầm và không thực sự Ưa những sự sáng tạo mới(phá cách) của các nghệ sỹ đó(dấn thân)...Kính các bác, vậy chúng ta bàn cái gì?

10:29 Thursday,23.8.2012

Đăng bởi:  nguyễn huy

Gởi tran tuan tiên sinh! Tôi cạn nghĩ mà nói với tiên sinh rằng: Sống ở đời nên mở mắt để trông và tinh mắt để thấy.
như vậy thì... nhìn như thế nào?
và...thấy như thế nào?
Tất cả còn tùy thuộc vào tư duy và khối óc nữa. Tiên sinh nên hiểu cho điều này. Rằng lũy tre có lớn đến đâu và dài đến đâu thì cũng nằn gọn trên con đê đầu làng mà thôi. Cái cách Xem voi kia thì cũng là cổng làng chạy quanh vậy. Mà hội hè cũng thường đánh bạn với giếng nước, cây đa tiên sinh nhỉ?

10:08 Thursday,23.8.2012

Đăng bởi:  cháu-xin-chào

Tôi thích cái cách diễn giải của anh Nguyễn Huy. Rất hài hước mà sâu cay. tôi cũng đã từng tiếp xúc với thầy Bình và Họa sĩ Huy. Thầy bình thì rất... Huế với đầy đủ lăng tẩm, đền đài. Còn Xuân Huy thì thể hiện ra là một người đọc nhiều và thường nói nhiều về mình. Tôi nhớ có lần trong một cuộc trà dư tửu hậu, Huy khăng khăng bảo rằng bài thơ Hồ Trường là của Nguyễn Bá Trác sáng tác mà không đồng ý là bài thơ dịch lại của ông. Cuối cùng thì hai anh chàng đối thoại phải vòng tay kính cẩn trước "con mọt sách".
Tôi thích cách nói thật, thẳng và vuông vức của tác giả bài viết này.

9:29 Thursday,23.8.2012

Đăng bởi:  cunghe

Tại sao ta tự ái khi có ai đó cho rằng "... tư duy chúng ta chỉ bằng con ếch"?. Bạn cảm thấy câu nói ấy là quá oan ức cho ta, hay vì hổ thẹn?
Nếu bạn thực sự bị oan ức, tức là bạn cho rằng tư duy (về nghệ thuật) và trình độ (nghệ thuật) chúng ta không như con ếch ngồi... mà đã... nhảy lên miệng giếng rồi, và thậm chí nhảy xa hơn các nước bạn chung quanh rồi. Nếu thật như thế thì chúng ta ko phải du hoc nước bạn làm gì, mà họ phải qua nước ta học hỏi đó chứ.
Cái tai hại nhất của chúng ta là "không biết mình" và không dám nhìn thẳng vào sự thật chính mình để vươn lên.
Nếu bạn biết hổ thẹn vì ta là... ếch, thì đó là dấu hiệu tốt để vươn xa hơn. vì biết hổ thẹn là còn có cơ hội sửa đổi, học hỏi thêm.Người xưa có câu: Không biết mà nói biết thì đó là người... không biết. Không biết thì nói không biết, đó là người biết...

9:17 Thursday,23.8.2012

Đăng bởi:  tran tuan

lại cái trò bới lông tìm rận quen thuộc đây mà,đành phải gửi cho đồng chí Nguyễn Huy cái tryện NGƯỜI MÙ SỜ VOI,chuyện này Trần Tuấn copy ở trong Kinh Niết Bàn và Kinh Trường A Hàm đấy nhé, không phải chuyện cười bá láp kiểu dìm hàng tập thể của Việt Nam đâu.

Ngày xưa có một ông vua sai đại thần dắt đến một con voi cho một bọn người mù sờ xem. Sau đó vua hỏi: "Các ông đã biết voi chưa?"

- Biết rồi! Bọn người mù đáp.

- Thế voi như thế nào?

- Voi xem ra như cái đòn xóc. Người sờ ngà voi bảo.

- Voi như cái quạt. Người sờ tai nói.

- Voi như tảng đá. Người sờ đầu voi đáp.

Người sờ vòi lại bảo: "Voi giống như cái chày".

- Voi giống như cái hộp gỗ. Người sờ mắt voi nói.

- Không phải. Voi như cái giường. Người sờ lưng voi khẳng định.

- Theo tôi con voi như cái thùng to. Người sờ bụng voi kêu lên.

- Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng. Người sờ đuôi xác nhận.

Nhà vua nghe bọn mù tranh cãi nhau, cảm khái nói:

Người mù đều rất đông
Tranh nhau nói sự thật
Voi vốn chỉ một thân
Thị phi lại bất đồng.

8:54 Thursday,23.8.2012

Đăng bởi:  Thúy

Bạn này viết "chuẩn không cần chỉnh", hic. Phải có bằng tiến sĩ thì mới đủ điều kiện làm giảng viên đại học nghệ thuật, để được hướng dẫn sinh viên và học viên cao học. Phải đi học nước ngoài thì mới 'oai" và do quan hệ ngoại giao nên Thái Lan là lựa chọn duy nhất (với giảng viên mỹ thuật Huế), chứ chẳng lẽ lại đi học ở Lào hay Campuchia, nơi ta vẫn tự hào là luôn hỗ trợ họ???. Giời ạ! Trong triển lãm đồ họa ASEAN do nhà nước, đại diện là Cục Mỹ thuật, đứng ra làm vừa qua, bạn đoạt giải nhất cũng hình như vừa tốt nghiệp đại học hay đang học năm cuối (tiếng Anh lõm bõm nên mình nghe không rõ). Thế là "phe ta" xúm vào khen lấy khen để trình độ làm đồ họa của người Thái. Ngẫm ra cũng đúng, vì xem tranh của các bác Hội đồng nghệ thuật vụ này, toàn người VN mình, thấy cũng nhiều thạc sĩ, tiến sĩ mà tranh thì ôi thôi, hoặc là cẩu thả về kỹ thuật, hoặc là lạc hậu về tư duy. Thảo nào "người Thái vẫn hơn" ta!!!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả