Gẫm & Bình

Có đủ hay để mà mua? Hay vài mẹo sưu tập nghệ thuật 04. 09. 11 - 5:54 am

Hữu Khoa lược dịch - BCT thêm thắt

 

Nhiều người muốn mua tranh, tượng như một cách đầu tư, nhưng lại sợ “nhúng chân vào nước” vì không chắc được thế nào là một tác phẩm “tốt”.

Nghệ thuật là một thứ rất chủ quan, đẹp xấu tùy mỗi người, tuy nhiên xét về phương diện đầu tư thì có đôi điểm mà ai ai cũng phải đồng ý.

1. Tìm hiểu xem nghệ sĩ mình định mua tác phẩm là ai, xem kỹ CV. Những điểm cần chú ý là:
a. Có giải thưởng nào không? (Lưu ý: ở một số nước, một số giải thưởng tên tuy to nhưng lại là điểm trừ cho giá trị, tức nghệ sĩ này mà được giải ấy thì không nên mua).
b. Trước nay tác phẩm của người này có bán thông qua các gallery tên tuổi không?
c. Tác phẩm của người này đã bao giờ nằm trong bộ sưu tập quan trọng nào chưa? Của bảo tàng, của gallery? (Ở một số nước, có chân trong bộ sưu tập của bảo tàng lại là “có vấn đề”, nên tránh xa).
d. Đã từng làm triển lãm cá nhân nào chưa? Được đánh giá tốt không? Ai viết bài đánh giá (Ở một số nước, được một số người khen lại là “nguy”, không nên mua). 
 
2. Về phong cách:
a. Nghệ sĩ này phong cách có ổn định không? Chất lượng ổn định không? (Ổn định không phải là vẽ tranh, nặn tượng qua bao nhiêu năm vẫn y như cũ).
b. Phong cách và chất lượng của người này có tiến triển theo năm tháng không (nếu đó là người đã sáng tác lâu năm) hay ngày càng thụt lùi?
c. Người này là nghệ sĩ hay nghệ nhân? Sáng tác hay sao chép? Đừng mua những tác phẩm có tính “sao chép” vì không phải là khoản đầu tư tốt. Đầu tư tốt là tìm tác phẩm tốt của nghệ sĩ có phong cách riêng.

3. Khi chọn một bức tranh để mua, cần chọn tranh mà bản thân bạn thấy thích. Thật vô lý khi đi đầu tư vào những bức tranh mà đến bạn cũng không muốn treo trên tường nhà. Mua được tranh mà chính mình cũng thích là đã thêm điểm cho món đầu tư.

4. Nhớ là trải rộng “danh mục đầu tư”, đừng bỏ hết trứng vào một rổ. (Ở một số nước, hễ tranh có lời là nhanh tay bán ngay, đừng giữ lâu vì bản thân nghệ sĩ cũng sẽ đẻ ra một đống những sản phẩm tương tự, làm giá của tác phẩm bạn đang nắm trong tay bị rớt thảm).

5. Cuối cùng, nếu nghi ngờ thì hỏi một chuyên gia độc lập, đừng tin lời mấy người bán tranh rằng đây là một khoản đầu tư tốt. Người bán bao giờ cũng muốn bán để kiếm lời. (Nhưng ở một số nước không có cái gọi là “chuyên gia” và càng không có cái gọi là “chuyên gia độc lập”. Trong trường hợp ấy, thấy thích là mua thôi, không bán được thì treo, hay đem tặng đối tác, tặng tân gia…)

 

(Dựa theo Greg’s Gallery)

Ý kiến - Thảo luận

20:56 Wednesday,7.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN- ĐÁNG THƯƠNG QUÁ
"bản quyền" của cụ Hiến: "cái nước mình nó thế"?
Đọc câu trên mà tôi cười gia nước mắt, đáng thương quá thôi.
...xem tiếp
20:56 Wednesday,7.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN- ĐÁNG THƯƠNG QUÁ
"bản quyền" của cụ Hiến: "cái nước mình nó thế"?
Đọc câu trên mà tôi cười gia nước mắt, đáng thương quá thôi. 
9:04 Tuesday,6.9.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
@Mạnh Hà: anh/chú/bạn chắc là khoái câu nói "bản quyền" của cụ Hiến: "cái nước mình nó thế"?

Rất chi là nhất trí với anh/chú/bạn, câu "ở một số nước nó thế" bản quyền của BCT + Mạnh Hà có thể làm công cụ thoát hiểm tuyệt thú cho các "tội phạm nhà ta" có thể trút được tới 1/2 gánh nặng hổ thẹn vì chỉ cần bảo "một số nước nó thế" là coi như đã xú
...xem tiếp
9:04 Tuesday,6.9.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
@Mạnh Hà: anh/chú/bạn chắc là khoái câu nói "bản quyền" của cụ Hiến: "cái nước mình nó thế"?

Rất chi là nhất trí với anh/chú/bạn, câu "ở một số nước nó thế" bản quyền của BCT + Mạnh Hà có thể làm công cụ thoát hiểm tuyệt thú cho các "tội phạm nhà ta" có thể trút được tới 1/2 gánh nặng hổ thẹn vì chỉ cần bảo "một số nước nó thế" là coi như đã xúc bớt được bao xấu xa hắt ngay sang sân MỘT SỐ nước/nhà hàng xóm.

Tiện hè! Sợ hè! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả