|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnTrần Trọng Linh đưa ra hai ví dụ về sự vận động của khán giả 17. 01. 13 - 9:23 amTrần Trọng LinhPhương Vẹt và anh Tùng thân mến, Trước khi bác Trần Lương trả lời, em mạn phép đưa ra mấy ví dụ hy vọng sẽ giải đáp được phần nào băn khoăn của Phương Vẹt và anh Tùng. * Theo tôi, trong một tác phẩm nghệ thuật thể nghiệm hay sắp đặt (nghệ thuật ý niệm) đòi hỏi rất cao sự vận động của chủ thể để kiến giải nội dung tác phẩm. Người thưởng ngoạn không chỉ là khách thể mà còn được phép biến mình như một chủ thể hay một phần không thể tách rời gắn kết với tác phẩm. Điều quan trọng lớn nhất vẫn là bản thân ý niệm và tạo hình của tác phẩm đưa ra có đủ khả năng kích thích nhận thức hay không. Nếu đạt được điều này bản thân ý niệm của tác phẩm sẽ rút ngắn được khoảng cách tư duy giữa thông điệp nghệ thuật và phản hồi thị giác, không chỉ giúp người xem hoàn thiện quá trình tư duy mà còn góp phần hoàn chỉnh ý đồ tác phẩm. Một đặc thù nữa trong nghệ thuật ý niệm là sau khi kiến giải được nội dung tác phẩm, hay nói cách khác là tiêu hóa tác phẩm, chính trong quá trình này người xem sẽ được trải nghiệm trực tiếp trong chính cái không gian đặc thù của tác phẩm. – Cách thứ nhất là có “ách sừn”, từ action đó dẫn đến trải nghiệm, và từ trải nghiệm đưa người xem đến quá trình tự tư duy, và điều tất yếu là nó giúp tác giả hoàn chỉnh ý đồ, đồng thời cũng giúp người xem tự hoàn chỉnh tư duy. Ví dụ: Năm 2011 ở Grand Palais Paris có diễn ra triển lãm Dynamo Fukushima. Hàng trăm chiếc xe đạp được gắn hệ thống Dynamo (hệ thống mô tơ phát điện – công năng sinh ra điện năng). Những chiếc xe đạp gắn hệ thống dynamo này truyền trực tiếp điện năng vào một bóng đèn lớn được đặt giữa hàng trăm chiếc xe đạp. Như vậy khi có người đến xem cứ việc ngồi lên xe đạp để đạp; càng có nhiều người làm công việc này thì bóng điện ở giữa càng sáng. Thậm chí chỉ có một người đạp cho hệ thống dynamo làm việc cũng có thể làm bóng đèn sáng nhưng rất nhỏ. Kết quả: mọi người cùng vui, trẻ em thì hiểu được hệ thống phát điện dynamo làm việc như thế nào, người lớn thì tha hồ được tập thể dục, người ích kỷ thì nhận ra sức mạnh của sự đoàn kết, người khuyết tật không có khả năng đạp xe nhưng có tư duy sáng tạo thì nảy sinh ý tưởng phát minh ra đồ vật tiết kiệm nhiên liệu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính v.v… và v.v…
– Cách thứ hai không có action trực tiếp lên tác phẩm: Cách này khó hơn, đỏi hỏi người xem tập trung nhiều năng lượng hơn, đòi hỏi một số kinh nghiệm và vốn hiểu biết tối thiểu của người xem với các tác phẩm dạng ý niệm. Người xem không trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn thiện tác phẩm, chỉ thông qua phản hồi của ngũ quan, đặc biệt là thị giác và thính giác. Cái duy nhất người xem được phép tham gia là đặt mình trong một không gian đặc thù do chính tác giả tạo nên, bởi ở dạng này người nghệ sĩ sử dụng không gian như một cốt lõi tạo ra hệ tư tưởng của tác phẩm, từ đó kích hoạt hệ tư duy của người xem. Ở dạng này thông thường tác phẩm đã dược hoàn chỉnh rồi. Cách đây không lâu, cỡ ba tuần, tôi có đi xem một video art ở bảo tàng Mamco Geneve (xin lỗi vì không nhớ tên tác giả và tác phẩm, nhưng hy vọng với miêu tả cụ thể của mình mọi người cũng có thể hiểu được nội dung của tác phẩm). Trong một gian phòng rộng cỡ 100m2, cửa ra vào rất nhỏ được đóng kín và tối om, có một màn hình lớn chiếu một đoạn phim ngắn cỡ chừng 12 phút. Hình ảnh duy nhất là một con voi bị nhốt trong vườn thú chật hẹp và động tác duy nhất của nó là tiến lên lùi xuống tại chỗ. Hình ảnh này lặp lại liên tục như hình ảnh đĩa phim bị vấp nhưng thực ra đấy là hành vi bình thường của những con thú bị nuôi nhốt. Video này được quay lại từ con voi của công viên Parc Tête D’or Lyon-Pháp. Cũng như phần lớn các con vật bị nuôi nhốt để sử dụng cho mục đích tham quan, những con vật này thường mắc một chứng bệnh chung là tự kỷ do điều kiện nuôi nhốt và không gian sống quá chật hẹp. Vấn đề này đã bị hội bảo vệ động vật thế giới lên án từ rất lâu nhằm hạn chế các công viên sử dụng động vật nuôi nhốt cho khách tham quan. Quay lại với triển lãm video art trên, khi đi vào không gian của phòng trình chiếu video, tôi thấy rất tối và im lặng, không có bất kỳ âm thanh nào lọt vào. Khoảng 2 phút thấy hình ảnh hơi quá nhàm chán mà thông điệp đưa ra thì chẳng có gì mới về sự bảo vệ động vật chống nuôi nhốt, tôi đã có ý định bỏ về. Cố nán lại thêm vài phút, đến phút thứ 5 tôi bắt đầu cảm thấy bức bối trong cái không gian chật hẹp và kín bưng. Cố nán lại thêm chút nữa, đến cỡ khoảng 10 phút tôi bắt đầu cảm thấy khó thở rồi lên cơn buồn nôn quặn ruột. Tôi bước ra phòng triển lãm và tự hiểu vì sao những con vật trên có những hành vi lặp lại buồn cười như vậy. Vì nhà tôi không xa bảo tàng là bao và cũng trong tuần đó có buổi nói chuyện trực tiếp với nghệ sĩ, tôi muốn quay lại để kiểm chứng cái cảm giác mà lần đầu tôi đã xem và được trải nghiệm để chắc chắn rằng cảm giác của mình không phải vì ngoại cảnh mà là sự tác động trực tiếp từ chính nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Cũng như lần trước và cũng cần khoảng ngần ấy thời gian để cho não bộ tiêu hóa, tôi đã lại rơi vào hoàn cảnh tương tự: cảm thấy bị tù túng, khó thở buồn nôn khi đặt mình vào hoàn cảnh gần giống như con vật kia. Tiếp đó là cuộc trao đổi trực tiếp với tác giả, và cái tôi nhận được từ câu trả lời của tác giả chính là cái trải nghiệm tôi đã trải qua cùng với con voi bị nuôi nhốt kia. Nói tóm lại, trong cả hai cách tiếp cận và diễn đạt trên, mục đích cuối cùng cũng là đem đến cho người xem một sự trải nghiệm khác nhau, và cũng chính từ những trải nghiệm đó người xem không chỉ hoàn thiện quá trình tư duy mà có thể có những hành động cụ thể nhằm tác động hay can thiệp vào đời sống xã hội. Nghệ sĩ đem tư tưởng của mình để can thiệp trực tiếp vào đời sống xã hội và bộc lộ rõ quan điểm sống của cá nhân nghệ sĩ. Trên đây là những ý kiến chủ quan của cá nhân tôi. Thông qua những trải nghiệm, tìm hiểu và góp nhặt từ nghệ thuật đương đại, ngoài những nhận định trên, tôi cũng cho rằng nghệ thuật đương đại ngày hôm nay là một cú lừa ngoạn mục của thế kỷ 21. Vậy nên cũng là chỉ xem cho vui. Để kết thúc bài viết này, tôi có nhớ một câu thơ của một người bạn nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến muốn gửi đến Phương Vẹt, anh Tùng anh Lương và các bạn: Nếu như không có chân trời thì đôi chân đâu phải ngược xuôi… Vấn đề là mỗi nghệ sĩ và mỗi cá nhân đều có cái “chân trời” riêng để theo đuổi…”chân trời” đó là gì thì còn tùy vào mỗi cá nhân. Chúc anh Tùng, anh Lương và Phương Vẹt cùng các bạn đón một năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc. Nếu cần nhờ Soi tìm tư liệu ảnh triển lãm Dynamo fu shima trên mang, còn ảnh triển lãm video về con voi thì Linh không có tư liệu. Cảm ơn và chúc mọi người sức khoẻ. Linh
Ý kiến - Thảo luận
19:49
Wednesday,16.10.2024
Đăng bởi:
Felica
19:49
Wednesday,16.10.2024
Đăng bởi:
Felica
Thanks for finally talking about > » Trần Trọng Linh đưa ra hai ví dụ
về sự vận động của khán giả child porn
17:08
Wednesday,23.1.2013
Đăng bởi:
trần đức đủ
Cám ơn Trần Trọng Linh, tôi đồng ý với nhận định của Linh về nghệ thuật đương đại thế kỷ 21 hiện nay là một cú lừa ngoại mục. Tôi xin thêm vào ý kiến nhận định của Linh, đấy là nghệ thuật đương đại của thời nay, của hiện tại, của điạ phương này, cũng có thể nghệ thu
17:08
Wednesday,23.1.2013
Đăng bởi:
trần đức đủ
Cám ơn Trần Trọng Linh, tôi đồng ý với nhận định của Linh về nghệ thuật đương đại thế kỷ 21 hiện nay là một cú lừa ngoại mục. Tôi xin thêm vào ý kiến nhận định của Linh, đấy là nghệ thuật đương đại của thời nay, của hiện tại, của điạ phương này, cũng có thể nghệ thuật đương đại trong tương lai không là cú lừa, mà sẽ khá hơn và có ich nhiều hơn với cộng đồng chung. Nghệ thuật trong tương lai có tốt hơn hay không điều đó còn nhờ vào các bạn nghệ sĩ. Cám ơn diễn đàn SOI đã xây dựng một nơi để cộng đồng nghệ sĩ thảo luận và để được hoàn thiện mình hơn. Theo ý chủ quan của tôi thì hiện nay có diễn đàn SOi lại là tác phẩm có ích nhất cho nghệ thuật địa phương này, thời hiện nay. Cám ơn mọi người rất nhiều!!! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
về sự vận động của khán giả child porn
...xem tiếp