Tin tức

Tin-ảnh: Lời từ nhiệm của Giáo hoàng

  *Mời các bạn đọc tuyên bố từ nhiệm của Giáo hoàng Benedict XVI. Bản dịch này được biên tập lại từ bản dịch của trang conggiaovietnam.net:   Thưa quý huynh đệ, Tôi mời quí huynh đệ tới cuộc họp hội đồng giáo chủ này không phải chỉ về việc phong thánh, mà còn để […]

Ý kiến - Thảo luận

18:13 Friday,22.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Cảm ơn anh Đăng. Không phải tôi không hiểu những gì Phật giảng về hạnh phúc, về cách đạt  tới đại hạnh... Tôi chỉ không hiểu vì sao ngài Ratzinger nghĩ về Phật giáo như thế thôi. Tất nhiên mỗi người luận theo một cách.  Nhưng đúng như câu ngạn ngữ mà anh dẫn, không phải ngài phán vậy thì ta cứ phải nhất trí và tin theo. Con ngựa có lý do để không uống nếu nó ngửi thấy gì đó bất ổn ở nguồn nước.. Hơn nữa, cũng như tôi đã nói, 16 năm rồi, tôi cũng không tin ngài vẫn còn suy nghĩ  như vậy. 

9:24 Friday,22.2.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Ngạn ngữ có câu: "Có thể dắt con ngựa tới nguồn nước, nhưng không thể bắt nó uống nước."' (You can lead a horse to water, but you can't make it drink). 
 
Tôi đã chỉ rõ nguồn gốc chính xác và dịch nguyên văn phát biểu của Hồng y Joseph Ratzinger về mối liên quan giữa Ki-tô giáo và Phật giáo, để tránh nghe lộn, trích lẫn.
 
Phần hiểu phát biểu đó thế nào tôi dành cho bạn. Như thế sẽ thấm hơn là nghe giải thích của người khác, sẽ chẳng bao giờ vừa ý mình.
 
Muốn hiểu vì sao Joseph Ratzinger nói Phật giáo “đạt tới đại hạnh mà không cần các nghĩa vụ tôn giáo cụ thể “ thì phải hiểu Phật giáo hiểu hạnh phúc là gì, đại hạnh là gì và con đường đạt đại hạnh theo lời dạy của Đức Phật là như thế nào. Điều này bạn nên tự tìm hiểu lấy.
 
Về dịch thuật, thuật ngữ "autoérotisme" có 2 nghĩa: 1 - tự kích dục, 2 - một phương thức để hiện hữu, để tự tại. 
 
Theo nghĩa thứ 2, autoérotisme là động lực thỏa mãn chính nơi nó sinh ra, không cần nhờ tới tác động của bất cứ thứ gì từ ngoài.
 
Như vậy "autoérotisme spirituel" có nghĩa là "tự sướng về tinh thần" theo cách hiểu và cách dịch của tôi.
 
Một bản dịch từ nguyên gốc có thể được ví như một bản sao của bản gốc bức tranh. Còn một bản dịch từ một bản dịch khác, ví dụ bản dịch tiếng Việt từ bản tiếng Hy Lạp hay Hebrew của bản gốc tiếng Pháp, cũng tương tự như một bản sao lại một bản sao khác. “Tam sao thất bản” có nghĩa là mỗi lần chép lại là một lần có sai sót, đến khi chép lại ba lần thì sai hẳn với bản gốc. Hồng y Josephh Ratzinger trả lời phỏng vấn bằng nguyên văn tiếng Pháp thì tốt nhất là dịch từ tiếng Pháp, để khỏi tam sao thật bản.
 

15:19 Thursday,21.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Ôi trời, ngài còn nói rõ đến thế kia à? Anh Đăng có hiểu giảng dùm nhé. Tôi rất hiểu sự lo lắng của ngài khi phải đối thọai với Phật giáo. Nhưng thế nào mà Phật giáo “đạt tới đại hạnh mà không cần các nghĩa vụ tôn giáo cụ thể “??? Lại còn thứ tự sướng về tinh thần nữa! hic. Anh dịch là thế, nhưng qua bản của Hy Lạp thì lại ra là “một dạng thủ dâm về tinh thần”, qua bản tiếng Hê-brơ thì thành “một kiểu hưởng lạc về tinh thần”. Ông nào nghĩ ra cái tháp Babel cũng thâm nhỉ! :-) Nhưng rõ là ngài đã bị đặt vào một vị trí phải gánh vác những thứ quá sức. Mà ngài cũng nói rõ trong thư từ nhiệm rồi. Thôi, để cho ngài nghỉ ngơi! Lạy Chúa! Cái đó là năm 97 cơ! Chắc gì bây giờ ngài vẫn còn nghĩ như thế?

21:24 Tuesday,19.2.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Xem toàn văn Hồng Y Joseph Ratzinger trả lời phỏng vấn của L'Express tại đây
http://www.lexpress.fr/informations/le-testament-du-panzerkardinal_621444.html?xtmc=Joseph_Ratzinger&xtcr=16

Toàn bộ đoạn nói về quan hệ giữa Ki tô giáo và Phật giáo có nguyên văn như sau (tạm dịch):

Hỏi:
Ngài có sợ rằng các Ki tô hữu sẽ đánh mất đức tin khi đối thoại với một tôn giáo khác, ví dụ như Phật giáo không?

Trả lời:
Sự đối thoại giữa các tôn giáo là cần thiết trong một thế giới đang tiến tới hoà hợp. Nhưng điều nguy hiểm là cuộc đối thoại đó chỉ nông cạn hời hợt. Bởi vì chủ nghĩa tương đối xâm chiếm tâm thức con người ngày hôm nay đã tạo nên một thứ đạo đức và trí tuệ vô chính phủ khiến người ta không còn chấp nhận một chân lý duy nhất nữa. Sự khẳng định chân lý ngày nay diễn ra trong sự không khoan nhượng. Hoặc là một cuộc đối thoại đích thực không phải là một trào lưu trống rỗng. Cuộc đối thoại đó có một mục đích tìm kiếm chân lý chung. Một người Ki-tô giáo không thể từ bỏ nhận thức về chân lý đã được mở ra thông qua chúa Jesus - con trai duy nhất của Thượng Đế. Nếu Phật giáo quyến rũ, đó là vì tôn giáo này có vẻ như một khả năng chạm tới vô cùng, đạt tới đại hạnh mà không cần các nghĩa vụ tôn giáo cụ thể. Một thứ tự sướng về tinh thần. Trong những năm 1950, có người đã tiên đoán chính đáng rằng thách thức đối với Nhà Thờ trong thế ký XX sẽ không phải là chủ nghĩa cộng sản mà là Phật giáo.

Hỏi:
Ngài nói gì khi một người Ki tô giáo muốn tin vào sự đầu thai?

Trả lời:
Điều này có lý trong đạo Hindu, đó là một phần trên con đường của sự tẩy rửa. Ngoài văn cảnh đó ra thì đầu thai là sự tàn bạo về phương diện đạo đức, bởi vì các thần linh lại quay trở về cuộc sống hạ giới giống như một vòng quay quỷ quái.
 
 

16:37 Tuesday,19.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Rất cảm ơn anh Đăng cho thêm thông tin. Trích dẫn của anh đầy đủ hơn, sinh động hơn. Đúng là có những sự diễn dịch khác nhau từ các nguồn khác nhau. Mà đến Google cũng chỉ là một nguồn thôi mà, post lên từ một số nguồn khác, cũng không ai dám chắc đầy đủ 100%. Nhưng tôi tin cái nguồn của anh Đăng. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng ở một vị trí cao trong giáo hội như ngài mà nhận xét về một tôn giáo khác như thế thì không hay. Đơn giản nhất là luật quảng cáo cũng không cho phép người ta nói xấu đối thủ . Điều này hoàn tòan không hề định nghĩa giáo hoàng là người xấu. Chắc chắn ngài cũng làm được nhiều việc có ích cho cộng đồng. Nếu ngài có một số quan điểm không được ủng hộ thì cũng là bình thường ở đời thôi mà.
Và chắc chắn không phải vì vị giáo hòang này giáo hòang kia phát ngôn này nọ mà những ngừoi theo Phật giáo lại không có sự kính trọng với Chúa. Họ kính trọng không có nghĩa họ phải cải đạo. Cũng vậy, giáo hoàng không nên lo lắng nếu có người theo đạo Thiên chúa yêu mến Phật . Họ yêu mến con người đó, quan điểm nhân sinh đó, không nhất thiết họ phải cạo đầu đi vào chùa.

10:20 Tuesday,19.2.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Rất nhiều sự hiểu nhầm và quy chụp xuất phát từ trích dẫn ngoài văn cảnh, chưa kể dịch thuật sai, hay nghe truyền miệng thành ra tam sao thất bản.
 
Đức giáo hoàng Benedict XVI, khi còn là Hồng y giáo chủ Joseph Ratzinger trong trả lời phỏng vấn của tạp chí Pháp L´Express ngày 20.3.1997 có phê phán những người theo đạo Thiên Chúa mà lại đi tin vào Phật giáo như sau:
 
"Một người Ki-tô giáo không thể từ bỏ nhận thức về chân lý đã được mở ra thông qua chúa Jesus - con trai duy nhất của Thượng Đế. Nếu Phật giáo quyến rũ, đó là vì tôn giáo này có vẻ như một khả năng chạm tới vô cùng, đạt tới đại hạnh mà không cần các nghĩa vụ tôn giáo cụ thể. Một thứ tự sướng về tinh thần. Trong những năm 1950, có người đã tiên đoán chính đáng rằng thách thức đối với Nhà Thờ trong thế ký XX sẽ không phải là chủ nghĩa cộng sản mà là Phật giáo."
 
Nguyên văn tiếng Pháp:
 
Un chrétien ne peut pas renoncer à sa connaissance de la vérité, révélée pour lui en Jésus-Christ, fils unique de Dieu. Si le bouddhisme séduit, c'est parce qu'il apparaît comme une possibilité de toucher à l'infini, à la félicité sans avoir d'obligations religieuses concrètes. Un autoérotisme spirituel, en quelque sorte. Quelqu'un avait justement prédit, dans les années 1950, que le défi de l'Eglise au XXe siècle serait non pas le marxisme, mais le bouddhisme.
 
Bản dịch tiếng Anh:
 
A Christian cannot give up his knowledge of truth, revealed to him in Jesus Christ, the only son of God. If Buddhism is attractive, this is because it appears as a possibility of touching the infinite, reaching bliss without having concrete religious obligations. A spiritual auto-eroticism of some sort. Someone has rightly predicted in the 1950s, that the challenge to the Church in the 20th century would not be Marxism, but Buddhism.
 
Vậy có thơ rằng:
 
Trước khi phán xét người ta
Muốn không nhầm lẫn cứ tra Google.

23:36 Monday,18.2.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Chữ "hưởng lạc" (trong cmt của Mở Ngoặc) rất dễ đưa đến hiểu nhầm. Trường phái hedonism tức là hưởng lạc được coi là xuất phát từ Epicurus, là một trong những triết phái mang tính lập quốc của đế chế La Mã và có ảnh hưởng rất lâu dài. giữa cuộc đời và triết lý của Epicure và phật giáo quả thật có rất nhiều điểm tương đồng. Câu nói của giáo hoàng mình không rõ bối cảnh, nhưng nếu chỉ căn cứ vào chữ hưởng lạc thì chưa chắc đã là negative, và cũng chưa chắc đã không có lý. 

17:16 Wednesday,13.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc


Mình không phục vị giáo hoàng này lắm. Ngài có quan điểm hơi cực đoan và đã từng nói rằng Phật giáo là một tôn giáo hưởng lạc ! Một người đứng đầu một tôn giáo mà phát biểu thiếu trách nhiệm như vậy thật dở. Trong khi các lãnh đạo Phật giáo chưa bao giờ nói những câu chỉ trích Thiên chúa giáo trên media. Nhưng thôi, ngài rõ là đã rất mệt rồi nên cũng tha thứ cho ngài.
Chưa nói đến quan điểm chống hôn nhân đồng tính, thì Vatican cũng đang bị chất vấn rất căng về sự lấp liếm các vụ lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra trong một số giáo hội và cả những nguồn tài chánh bất hợp pháp chảy đến Vatican..Nhân chuyện này nên đọc lại Mật Mã Da Vinci sẽ thấy rất thú vị. Dù sao sự thực chúa Giê-xu vẫn là một câu chuyện cực kỳ cảm động không chỉ đối với những người theo đạo Kitô. Đơn giản là câu chuyện về một con Người ! (phim The Passion of Christ). Đây cũng là một chủ đề gây cảm hứng mãnh liệt trong hội họa bao thế kỷ qua... , với bao nhiêu tác phẩm để đời...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả