Đi & Ở

Xem trình diễn thư pháp vỉa hè 2013

  Lâu nay, công chúng Việt Nam ít biết nhiều đến khái niệm “trình diễn thư pháp” hay “trình hiện thư pháp” (Calligraphy Performance) qua các phương tiện truyền thông quốc nội (đa phần là những báo đài lá cải), nhưng nhờ đó mà hoạt động hành vi này cũng đã đến được với công […]

Ý kiến - Thảo luận

8:20 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  candid

@tinhhaysay: Em chủ yếu chụp bằng các máy cũ, có máy thậm chí trước cả chiến tranh thế giới I. Cái máy này không phải là Hasselblad mà là đối thủ của Hasselblad, nó là Rolleiflex.

22:05 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Tỉnhhaysay

Các ông đồ ở phố ông đồ toàn mượn chữ thánh hiền để kiếm sống, làm hỏng hết ý nghĩa chữ.
@Candid, bộ ảnh của bác đẹp quá. Bác vẫn chụp được bằng máy từ hồi chiến tranh thế giới thứ 2 cơ à ? Có phải là hasenblat phải không ?

9:11 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  candid

Hôm đấy mình đến muộn, thấy viết xong sắp nên vội vào chụp mấy cái ảnh. Do vội lại dùng cái máy ảnh từ thời thế chiến II nên để sai mất tốc độ, đâm ra ảnh không đẹp.
Gửi Soi mấy cái ảnh để xem chơi.
http://www.flickr.com/photos/89981266@N05/sets/72157632972856307/with/8549595139/

11:45 Sunday,3.3.2013

Đăng bởi:  lim dim

Tôi rất buồn đồng chí Soi ạ!

Tôi vừa mới kiến nghị lên bộ văn hóa thông tin đề nghị từ năm sau trở đi dẹp bỏ cái "chợ thư pháp" mọi rợ nhố nhăng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Thư pháp bắt nguồn từ bọn vua chúa quan lại và bọn hủ nho phong kiến Trung Hoa, những kẻ nhàn rỗi và lười lao động. Thư pháp đã du nhập vào nước ta bằng đường đường tiểu ngạch thông qua sự xâm lược và cai trị của đế quốc phong kiến phương Bắc. Chính vì xuất phát từ những kẻ ăn không ngồi rồi vô tích sự đó, nên thư pháp rất xa lạ với nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động, chịu thương chịu khó.

Ngày nay, trong xu thế phát triển như vũ bão của thời đại. Hòa nhập nhưng không hòa tan. Tất cả thanh niên trí thức Việt Nam đều đang ra sức cố gắng học tập và lao động hăng say, từ giảng đường ra công trường trên cánh đồng và ngoài hải đảo, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh. Hàng ngàn thanh niên tạm xếp việc bút nghiên lên đường nhập ngũ bảo vệ non sông. Hình ảnh con gái hôn tạm biệt cha lên đường nhập ngũ được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng thật là cảm động xiết bao!

Thế mà có không nhỏ một bộ phận thanh niên thờ ơ với thời cuộc, sống yếm thế, xa rời với quần chúng, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng và đạo đức lối sống. Họ mặc áo nâu, nhuộm răng đen, viết vài ba cái chữ tàu lăng nhăng mà họ tự gọi là "thư pháp". Không ít những thanh niên trong số đó chưa tốt nghiệp phổ thông, hoặc thi trượt cả đại học Việt nam, ngu dốt, lười lao động...Họ tụ tập bên Văn Miếu Quốc Tử Giám - vốn là một nơi linh thiêng, cái nôi của tri thức Việt - để viết những hán tự loằng ngoằng với nội dung chửi bới hằn học xã hội kiểu như cái gì "quan lại tham tàn"...cực kỳ lố bịch và phản cảm. Việc tụ tập làm trò ở chỗ tôn nghiêm còn gây ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị, lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin và lập trường tư tưởng không vững vàng đến xem...nhìn rất mọi rợ.

Tôi cũng mong các bạn trí thức tiến bộ, các đồng chí bạn đọc trên Soi, hãy tẩy chay với hoạt động sinh hoạt "văn hóa" biến thái này.
 
Trân trọng
Thân ái và quyết thắng!

11:01 Friday,1.3.2013

Đăng bởi:  Tư Thủy

Trịnh Tuấn ah Trịnh Tuấn...
Hỗn loạn là đặc điểm chung của văn hóa nước nhà. Chúng ta trót tự nhận huyễn danh kẻ sĩ, hãy mở rộng lòng yêu thương nhân từ,.... Với tôi, có người nói rất đúng, cho chữ là một hành vi tâm linh, của cả người cho lẫn người nhận. Bản thân tôi cho chữ 13 năm, chưa bao giờ tôi đòi người xin 1 đồng nào cả. Tất cả đều do nhà tổ chức và tùy lòng tâm dạ của người xin.
Tự thấy hài lòng về việc đó.....
 

9:30 Friday,1.3.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Duy Tân

Anh Trịnh Tuấn thật chí lý. Hơi đanh đá, nhưng rất hay. Em đứng cạnh anh Việt Tàu nên nghe rõ những gì anh ấy nói trong khi dẫn chương trình. Thật tuyệt vời khi được xem các anh trình diễn, tinh thần thật hoan hỷ.

15:21 Wednesday,27.2.2013

Đăng bởi:  Ái Nữ Thời Trân

Gửi Trịnh Tuấn!
Đã gọi là "Chợ ông đồ" thì ắt phải TẠP rồi - có đủ kiểu người, loại người, người mua cũng đủ loại mà kẻ bán cũng đủ phường. Sao Trịnh Tuấn lại cầu thị ở đó sự cao sang, khánh tiết của Nho gia để rồi buông lời trách cứ những kẻ ra chợ bán chữ?
Theo tôi thì đối với kẻ bán: những người tốt, tâm tốt viết chữ đẹp thì thêm phần ân đức. Người xấu, tâm xấu viết chữ xấu thì tự bị bớt đi phần ân đức. Đối với người mua: những người tốt, tâm tốt xin chữ thành tâm thì dù được chữ đẹp hay xấu đều tích thêm ân đức. Những người xấu, tâm xấu và không thành tâm xin chữ thì dù được bức chữ đẹp đến mấy cũng phí hoài mà thôi.
Còn những thư pháp gia tự cho mình là "Kẻ sĩ" thì nên đứng ra ngoại biên, còn nếu đã bước vào chung chiếu trò này thì tâm thanh nhàn mà viết chữ dù viết cho bất kỳ ai.
May mắn thay trên cõi nước Nam này, tôi biết vẫn còn vài KẺ SĨ viết chữ Thư pháp tặng cho mọi người vào dịp đầu xuân. Họ đứng ở ngoại biên "Chợ ông đồ" !

11:58 Tuesday,26.2.2013

Đăng bởi:  candid

Hôm đấy em có ra xem nhưng nhớ nhầm giờ nên ra lúc đã viết xong nên không được chứng kiến viết, kể cũng hơi tiếc. 
Về phần nội dung em chắc đa số người xem như em đều mù tịt không hiểu gì. Em thấy có một người chắc là quen với một bác trong nhóm có hỏi nghĩa của một đoạn nhưng bác kia nói là thư pháp thì ai cần dịch, chỉ cần xem.
Kể ra có nguyên cả đoạn văn để người xem hiểu rõ thêm thì tốt.

11:25 Tuesday,26.2.2013

Đăng bởi:  Mõ Góp

Chợ hay Vườn không quan trọng, quan trọng là ở đó người bán thì hài lòng (bao gồm cả sự thức tỉnh lương tri) về công sức/trí tuệ mình bỏ ra, còn người mua cũng hài lòng về đồng tiền mình tiêu đi!!
 

11:09 Tuesday,26.2.2013

Đăng bởi:  candid

Các cụ ngồi vỉa hè nắng nôi bụi bậm, xin chữ các cụ thì biếu các cụ ít tiền giấy, tiền mực... em nghĩ cũng không quá đáng.
Anh em còn trẻ, có nhiều cách để kiếm tiền thì không nói. Các cụ già rồi, mỗi năm một dịp ra cho chữ, vừa để vui, vừa có cơ hội có thu nhập thêm. 
Chủ yếu là đừng có biến tướng thành chợ chữ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả