Gẫm & Bình

Bài 2 - Phê bình kiểu Nguyễn Quân: sự diêm dúa của từ ngữ

(Tiếp nối bài 1: Ông Tuấn bình cô Mai: không thấy hình, chỉ thấy chữ)   Báo Thể thao-Văn hóa, số ra ngày 30-11-2012 (trang 30+31) nhân ngày Điêu khắc gia nổi tiếng Nguyễn Hải từ trần, có đăng bài Nguyễn Hải – Cô đúc và Hào sảng của tác giả Nguyễn Quân. Trong phần […]

Ý kiến - Thảo luận

14:24 Thursday,7.3.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Anh Tô Thanh nói về tính hẹp hòi của nghệ sĩ thì đúng rồi! Nhưng nói đi cũng phải nói lại: Ai, tác phẩm thuộc dạng nào, khuynh hướng nào...là đối tượng thường xuyên được nhà phê bình để mắt tới? Chẳng phải là các chủ đề "chim, hoa, cá, gái", tức là những chủ đề vô thưởng vô phạt hay những thứ ca ngợi chung chung lành như đất sao? Chẳng phải các đối tượng "người quen" của nhà phê bình sao?

Còn những người không quen thì sao? Chả lẽ cứ phải được mời thì mới viết bài? Mà được mời thì làm gì mà chẳng viết cho nó thuận tai người mời? Chả lẽ mấy nhà phê bình không thể chủ động lướt qua một vài triển lãm, thấy cái gì cần viết thì viết và không mặc định là phải khen hay chê?

Còn những triển lãm, tác phẩm, tác giả thiên về khuynh hướng phản biện xã hội, có những sự cởi mở trong cách nghĩ cách nhìn, đôi khi vượt ra ngoài định hướng chính trị... thì ai dám phê bình tới nơi tới chốn? Chỉ nhắc đến nó không khéo đã là một cái tội rồi ấy chứ!!! Phân tích kỹ năng tạo hình của nghệ sĩ và cấu trúc tác phẩm là một chuyện, động đến thông điệp của nó là chuyện khác.

Đó là còn chưa nói đến các dạng nghệ thuật mới, chả thấy ông phê bình nào bén mảng đến!

Nghệ thuật hiện tại ở Việt Nam phong phú hơn nhiều so với sự giới hạn của "con mắt" phê bình, và nó đang chờ sự "dám" của Phê Bình đây!
 

12:46 Thursday,7.3.2013

Đăng bởi:  Tô Thanh Chowder

Tôi nghĩ nhà phê bình Nguyễn Quân là một người học nhiều, biết rộng, không phải không biết nhìn tác phẩm (đúng như bạn Phạm Quang Hiếu nói). Vấn đề là ông sống ở môi trường nghệ thuật thiếu trong lành này. Ông viết bài thường ký tên thật. Nếu viết bài chê đúng như ý ông thì chỉ sau hai năm, ông sẽ không còn người bạn nào hết. Dần dần những người viết bài ký tên thật như ông ở Việt Nam chỉ còn nước viết bài khen, hoặc là chê kín đáo, đến nỗi thậm chí đương sự cũng không nhận ra.

Viết bài khen thì như tôi nhớ không lầm, bạn Pha Lê từng than: "Viết bài khen sao mà khó thế". Rồi còn những triển lãm của bạn bè, người ơn, nhờ phê bình gia viết cho vài dòng, tôi đoán ông thấy khen thì khen không nổi về mặt kỹ thuật, đành cho qua chuyện bằng những lời động viên, kiểu "có sáng tác còn hơn không".

Ít nhất tôi thấy Nguyễn Quân là người rất yêu nghệ thuật và không có ác ý bao giờ. Có thể nói, như nhiều nhà phê bình ở đất nước này, trong nhiều lĩnh vực khác, ông cũng là nạn nhân của chính những nghệ sĩ hẹp hòi - những người rất khó nghe lời chê thật nhưng lại đòi phải có những lời khen chân thành, thấu đáo!

Nếu như có một vài họa sĩ, điêu khắc gia đủ rộng rãi, thử lấy tác phẩm của mình ra cho Nguyễn Quân làm demo, phân tích đến cùng (mà sau đó không giận ông), tôi tin ông sẽ có những bài viết rất hay và bổ ích.

12:16 Thursday,7.3.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Ok Soi!

Bạn Tò Mò ơi, Nguyễn Quân là tác giả của cuốn "Tiếng nói của hình và sắc" cùng vài tác phẩm nghiên cứu có chất lượng khác. Bởi thế, không phải ông í "chịu chết" không phân tích được tác phẩm nghệ thuật. Hiện tượng phê bình xã giao, phê bình đáp lễ, phê bình hoa hòe hoa sói, tán hươu tán vượn, tô son trát phấn đắp mặt nạ dưỡng da...không hẳn là do kiến thức thiếu hụt của nhà phê bình, mà phần lớn là do cách nghĩ, tầm nhìn của tác giả và sự hạn chế của môi trường văn hóa.

Ở nước mình, đến nói thẳng nói thật còn chả dám thì phê với bình cái nỗi gì?!

Cái thói dối trá nhiều khi được khởi nguồn từ những hiện tượng tưởng như khá bình thường, như "tính cả nể" chẳng hạn! Để rồi lươn lẹo thành thói quen, mồm đã méo, bây giờ kéo lại cho ngay ngắn chẳng phải chuyện dễ!

Mong những nhà phê bình trong tương lai hiểu cho một điều rằng: Cảm thụ nghệ thuật thì ai cũng cảm thụ được (dĩ nhiên nông-sâu khác nhau), nhưng phân tích những yếu tố (của tác phẩm) tạo nên sự cảm thụ kia thì cần lắm những nhà phê bình, không những giàu sang về kiến thức mà còn tinh tế về cảm thức, và quan trọng hơn cả là lòng trung thực không dời đổi!

11:23 Thursday,7.3.2013

Đăng bởi:  Lê Anh Quân

Họa sỹ Gia Hòa đã có bài viết hay vào thời điểm mỹ thuật nước nhà đầy rối ren và toan tính... Với sự chân thành của bài viết này, hy vọng ngành phê bình Việt Nam sẽ đưa công chúng yêu nghệ thuật đến gần hơn với những tác giả, tác phẩm tốt...! Mong Soi sẽ tiếp tục có những bài viết bổ ích như vậy...
 

8:09 Thursday,7.3.2013

Đăng bởi:  admin

@ Phạm Quang Hiếu: Soi không bảo vệ tác giả Nguyễn Gia Hòa, mà bảo vệ người viết nói chung, tức những cmt nào có những lời lẽ tiêu cực vô căn cứ, dùng những thủ pháp hạ thấp nhân phẩm người khác..., thì Soi không đưa lên. Không việc gì phải làm bận tâm người viết và làm rác rưởi đầu người đọc.


Soi biết tác giả Gia Hòa không coi chuyện bị cmt phê bình làm chuyện nặng nề, nhưng nếu đó là những cmt có tính phê bình...


Thời này, ai cũng có trang riêng như facebook, bạn kia cũng có thể post những cmt của bạn ấy lên cho mọi người đọc mà.

4:07 Thursday,7.3.2013

Đăng bởi:  Tò mò

Gia Hòa phê Nguyễn Quân chuẩn lắm. Phân tích rõ thế cãi vào đâu được. Sự thực thì mấy nhà phê bình kiểu Nguyễn Quân chịu chết chưa bao giờ nói được thẳng vào tác phẩm cụ thể, toàn hoa lá vòng vo Tam Quốc bướm thơm hoa lượn, hoặc nói những thứ thuộc lòng từ sách vở. Ở triển lãm nào cũng như triển lãm nào. Chả biết nên cười hay mếu đây?

0:13 Thursday,7.3.2013

Đăng bởi:  Phạm Quang Hiếu

Tôi nghĩ, Soi nên đưa cả cmt của Nguyệt Nga lên (ở cả hai bài của Gia Hòa). Dù có thể họa sĩ Gia Hòa không lên tiếng, nhưng người đọc đâu có ngu?! Những trò tởm lợm, chẳng phải người này thì cũng có người khác phanh phui!
Trong hai bài viết của anh/chú/bác Gia Hòa, chỉ riêng khái niệm "phê bình xã giao" đã đủ để khái quát nghành phê bình nghệ thuật Việt Nam!

23:20 Wednesday,6.3.2013

Đăng bởi:  tuan

Xem ra chữ chữ đều là máu.- ' Cầm bút bình tranh đã mệt nhoài'.

21:57 Wednesday,6.3.2013

Đăng bởi:  admin

@ Nguyệt Nga: Soi nghĩ là bạn nên dành thời gian để làm việc khác có ích, đọc báo, xem phim chẳng hạn, hơn là lụi hụi vào Soi rồi viết cmt chửi bới, vừa mất thì giờ, vừa tổn hại đến thần kinh, có khổ không. Chỉ có một bài viết của họa sĩ Nguyễn Gia Hòa thôi mà sao bạn phản ứng kinh thế nhỉ, nhất là khi anh Tuấn hay chị Mai không ai phản ứng, chỉ có bạn là giận điên lên, chửi và tác giả, chửi cả Soi :-) Đừng làm thế nữa, Soi can bạn đấy.

Xin lỗi vì email bạn không có thực, nên Soi phải gửi tin cho bạn qua đường cmt.

Thế nhé, nghỉ đi.

21:16 Wednesday,6.3.2013

Đăng bởi:  admin

@ Nguyệt Nga: Xin lỗi vì Soi lại vẫn không đưa cmt của bạn lên được, có lẽ bạn phải tự đưa lên trang nào đó của bạn thôi, hoặc không, bạn có thể nhờ người bạn "hiềm khích và bệnh hoạn" của bạn (như chính bạn nói) đưa lên trang của bạn ấy. Thế nhé. Chúc vui khỏe và nhìn đời bớt đen tối hơn.

12:22 Wednesday,6.3.2013

Đăng bởi:  Chèng đéc

Hello Giời Ơi,
Làm ơn gỉải thích thế nào là "được đào tạo bài bản" cho bà con cái. Theo Giời Ơi thỉ các cụ như Gauguin, Van Gogh, hay George Orwell có được đào tạo bài bản không? Nếu có, thì trường đại học mỹ thuật nào đã đào tạo các cụ vậy? Nếu không, thì chắc các cụ không tiếp cận nổi nghệ thuật, vì làm thế nào vượt qua được cái "vô cùng khó"?

9:14 Wednesday,6.3.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Cảm ơn bạn Gia Hòa đã có công phân tích kĩ lưỡng những" phân tích nghệ thuật" của Nguyễn Quân nói riêng và giới phê bình nghệ thuật nói chung. Hi vọng sẽ được đọc thêm nhiều bài nữa nói về những truyền nhân đương đại của ông Nguyễn Quân mà tôi biết là đang còn hiện diện và mơ ước hiện diện trên báo chí thời nay. Rất nhiều những nhà phê bình dạng "gửi công văn phê bình" vô thưởng vô phạt và vô lối như thế đang tập tọng làm hàng. Phần lớn phê bình của họ chỉ ở dạng tập làm văn chẳng mang lại hiểu biết, cảm thụ nào cả. Đơn giản vì nghệ thuật là thứ vô cùng khó để tiếp cận nếu như không được đào tạo bài bản. Tin vào những nhà phê bình như thế ắt hẳn dẫn đến việc mua về nhà những tranh xấu và tượng dở. Đó là tác hại rất cần phải được cảnh báo.
Cảm ơn Soi đã cho đăng những ý kiến bình luận trái chiều để bà con được tự mình rút ra kết luận.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả