Gẫm & Bình

Phê bình mỹ thuật: là bạn hay là
kẻ quấy nhiễu?

  Phương Tây có câu cửa miệng “Văn tức là Người” (Le style c’est l’homme). Việt Nam ta có câu “Người làm sao của chiêm bao làm vậy”. Nhưng cái gì cần ưu tiên? Đọc tác phẩm trước hay đọc “người” trước? Không phải cứ biết Picasso có nhiều vợ, tất suy ra nguyên nhân […]

Ý kiến - Thảo luận

11:03 Thursday,23.4.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

là bạn các bạn ạ !
có bạn sẽ giúp công chúng hiểu tranh mình hơn

soi.today luôn đăng các bài hay. cảm ơn.

11:22 Saturday,16.3.2013

Đăng bởi: 

... @ admin (...) là cách viết - còn Ba chấm là cách đọc như kiểu chữ nôm của ta ấy mà :) , vả lại mình cũng không nổi tiếng gì để mọi người phải chỉ mặt gọi tên nên Soi cứ cho mình xài nick này nhé - thật sự nhìn nó rất vô danh tiểu tốt và mình thích!!! Cám ơn Soi đã chiếu cố!

18:58 Friday,15.3.2013

Đăng bởi:  admin

@ Bạn Ba Chấm ... (kỳ sau bạn ký là Ba Chấm giúp Soi nhé :-), cmt của bạn, Soi sẽ đưa lên thành bài riêng. Bài sẽ có tên: "Phê bình mỹ thuật: nên có nhiều cách cùng tồn tại, tùy cá tính người viết".


Cảm ơn bạn (...) nhiều.

18:00 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  Lê Trịnh Nguyễn

@... : sau khi thấy bạn PR về thầy Quân, mình cũng có mấy lời để tránh mâu thuẫn, hiểu lầm. Thực ra mình chỉ là một độc giả quen thuộc của mạng Soi, mình cũng không phải đệ tử của bác Hòa. Chẳng qua bài viết của bác hay quá làm mính nổi hứng comment mấy câu cho vui.
Mình biết thầy của bạn rất hoành tráng rồi, viết rất nhiều, kể ra thì hơi quá sức. Nhất là quyển "Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20" dày 500 trang. Về cuốn này còn nhiều vấn đề chúng ta sẽ bàn sau.
Bạn đừng giận! Mình chỉ có ý định tặng lại thầy của bạn những câu nói của chính ông ấy "bình" về họa sĩ Tôn Đức Lượng.
Thế thôi nhé...! Thân ái!

15:01 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi: 

@ Lê Trịnh Nguyễn: sau khi đọc com của bác PR thầy Hòa, mình cũng rất muốn viết tiểu sử chú Quân (định dẫn link nhưng biết là ai cũng ngại đọc nên tóm tắt thế này):
Nguyễn Quân sinh năm 1948 - được đào tạo khoa học nghiêm túc, năm 1971 ông tốt nghiệp ngành điều khiển học tại đại học Merseburg, Đức, với công việc đầu tiên sau khi về nước là làm thư ký kiêm phiên dịch tại Phủ Thủ tướng.  
Dành nhiều thời gian tự học nghệ thuật suốt thời sinh viên ở châu Âu, và ông sớm từ bỏ chân công chức để đi dạy học. Bài viết đầu tiên của ông “chạm ngõ” làng phê bình mỹ thuật được đăng trên báo Văn nghệ năm 1976. Liền sau đó nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đặt ông viết một bài về điêu khắc cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ đó ông viết liên tục đến bây giờ.   

Từng làm Phó trưởng khoa Lý luận và Phê bình lịch sử mỹ thuật trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Đã viết 14 cuốn sách và gần nghìn bài báo in trong và ngoài nước. Các tác phẩm tiêu biểu:

Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại (1982)
Tiếng nói của hình và sắc (1986)
Mỹ thuật của người Việt (1989, Nguyễn Quân – Phan Cẩm Thượng)
Mỹ thuật ở làng (1992 Nguyễn Quân – Phan Cẩm Thượng)
Ghi chú về nghệ thuật
Con mắt nhìn cái đẹp (2004)
Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 (2005)...



Mình rất tôn trọng diễn đàn của Soi - nơi mọi ý kiến được đối xử dân chủ và cởi mở - có điều nhiều bác mình thấy góc nhìn phiến diện quá, rất giống mù sờ riêng chân, vòi, tai và đuôi voi. Mỗi lần com mình đều chú ý để cùng lắng nghe những ý kiến trái chiều và dựa trên đúng ý kiến của chính người đó để phản biện, chứ không phải chỉ có kiểu thầy tao giỏi nhất, vợ tao xinh nhất, văn tao thơm nhất - mày về nghỉ hưu đi... :) !!!

Mình thấy đang nói về phương pháp phê bình thì bạn LTN tự nhiên lại lôi lí lịch cho hoành tráng - nên trên tinh thần bình đẳng song phương mình cũng xin đưa lý lịch chú Quân ra để đăng đối. Về việc ngôn ngữ "diêm dúa" mình sẽ com một cái cặn kẽ hơn - nhất là để phân biệt hàng thật trong trường hợp hàng Fake tràn lan...
 
 

14:34 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi: 

... sau khi Soi đăng bản Kiều version 2013 - nhiều người đâm tức cảnh sinh tình cũng làm thơ hò vè kiểu con cóc, nhưng chán nhất là cái kiểu comment chẳng nói được cái gì - đã chê người khác là điên, chập như bạn Phêbình dưới kia, rồi là tỏ ra mình thanh cao không gợn bụi trần, một mình một thuyền vơ vẩn vẩn vơ. Thôi đi ông, nếu ông vốn đã vô danh tiểu tốt thì cũng chả ai thèm biết ông là thằng nào cho đến chết, cứ việc vung vẽ vẩn vơ chứ lên Soi khoe mình thanh cao làm cái gì? Còn giả thử ông ngoài đời chẳng may có là người nổi tiếng thật thì chính là "người sợ nổi tiếng, lợn sợ béo" - chót đã thi thố với đời rồi thì cũng phải chấp nhận để thiên hạ nó thịt chứ kêu gì người hiền với chả lông hồng!
Nhưng mà mình rất nghi - với loại thơ ca hò vè kiểu này - thì 99% là cà lơ phất phơ rồi, đến Kiều mà có ông còn chế loạn thì còn gì mà sợ !!!
 

23:34 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  Phê bình

Trên đời hễ kẻ nào điên
Đều có thể viết huyên thuyên phê bình.
Chuyện ni âu cũng thường tình:
Đa phần kẻ “chập” phê bình như điên.
Họa chăng chỉ mấy người hiền
Mới biết kiềm chế, điềm nhiên mở lòng,
Tiếng khen nghe cũng như không,
Tiếng chê coi tựa lông hồng nhẹ tênh.
Đại dương nghệ thuật mông mênh
Thuyền ai đơn chiếc lênh đênh vô bờ.
Một đời vung vẽ vẩn vơ.
Tận cùng cát bụi đang chờ đợi ta.

21:19 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  Cóc cụ

Sau khi đọc xong bài "Tán về phê bình = tán" nay có vè:
"Phê bình Mỹ thuật Việt Nam
Phe tình phe lý phe nào mạnh hơn!
Phe tình thì có Nguyễn Quân
Phe lý chỉ có Gia Hòa tiên sinh
"Soi" đi xét lại phân minh
Thà rằng ít lý còn hơn lắm tình."

18:19 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  Lê Trịnh Nguyễn

Tôi được biết họa sĩ Nguyễn Gia Hòa là một người có kiến thức hội họa sâu rộng và có hệ thống từ Đông sang Tây. Từ khi còn là sinh viên trường CĐMT Việt Nam ông đã có bài viết luận văn nổi tiếng "Ánh sáng trong tranh dân gian", được xếp vào hàng kinh điển của nhà trường, và gây kinh ngạc đối với nhiều nhà phê bình nghệ thuật lúc đó.
Giờ đây, sau mấy chục năm vắng bóng tôi mới được gặp lại sau loạt bài viết "Tán về phê bình = tán" của ông. Đây quả thật là một liều thuốc đắng nhưng hiệu nghiệm đối với căn bệnh phê bình kiểu diêm dúa về từ ngữ mà lâu nay vốn vẫn hoành hành một cách dai dẳng. Rất mong SOI tiếp tục cộng tác với  tác giả này để có những bài viết hay hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển trong sáng cho Mỹ thuật đương đại Việt Nam.
Còn về phần ông Quân và ông Tuấn, tôi thiết nghĩ lúc này, những người như các ông nên hy sinh tính sáng tạo văn thơ diêm dúa của mình trong phê bình nghệ thuật. Tốt nhất các ông nên lùi lại phía sau để làm thư ký cho thời đại thì hơn!

10:57 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  Lý Bích Thủy

Là một người ngoại đạo tôi xin bày tỏ sự phấn khởi của tôi khi đọc bài này của bác Gia Hòa. Tôi thấy rằng những phân tích của bác không những được viết rất bài bản, rõ ràng mà quan trọng hơn nó chỉ ra đúng bệnh của hiện trạng phê bình mỹ thuật Việt Nam.
 

11:38 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  HÀ vẽ

Mọi người hãy đóng góp bằng khả năng và cái tâm của mình. Hãy khẳng định tên tuổi của mình rõ ràng để hậu thế soi xét và ghi nhận các bạn. Đừng đánh trống bỏ dùi bằng vài ba bài khen chê vô ích.
Bác GIA HÒA cũng vậy! Nếu không làm tốt việc đó thì cũng chỉ là những bài viết BÙA CHÚ mà thôi! Tôi lại thấy có tình trạng phê bình Mỹ thuật nặng về Toán, Lý, Hóa nữa! Những yếu tố tạo hình lại phải nương nhờ miễn cưỡng vào đó.
Có câu này: "Con mắt nhìn thấy tất cả nhưng không nhìn được chính nó". Vậy khi chắp bút một vấn đề mong các bạn hãy thận trọng!
Tá hỏa ghê gớm!

1:05 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi: 

... "thợ chữa xe máy" hay "thợ học việc" đều là THỢ - một bên "vừa chữa, vừa giảng giải tính năng ưu việt hay khiếm khuyết của xe máy Nhật" - một bên “Xe máy Nhật khiếp lắm! Kiếm Nhật sắc cực! Xem Ninja Nhật đánh nhau thì hết ý! …” - chính là TIỆM hay ĐỐN trong nghệ thuật đấy - Mới học việc mà đã thấy "khiếp lắm - sắc cực - hết ý" chính là LÃNH NGỘ. Mình thì mình rất tin là "chẻ củi, vo gạo mà nghe kinh Kim Cương hiểu liền" trong sáng tạo - và cả việc cảm thụ sáng tạo nữa - chứ để học lâu quá mà vẫn chỉ đến cấp "thợ cả" thì có khi cũng là sai lầm từ bước xác định phương pháp đầu tiên: "tập phê bình theo kiểu thợ"!!!

19:11 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  SV thất nghiệp

Đề nghị họa sĩ Nguyễn Gia Hòa viết tiếp một bài cho chúng em biết "...tập phê bình theo kiểu thợ" cụ thể là tập như thế nào?. Có chỗ nào dạy để người ta theo học không? Chí ít, muốn học phê bình theo kiểu thợ thì cũng phải có thầy chứ. Biết ai dạy đúng mà theo đây?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả