Kiến trúc

Học được gì từ
nhà người Mông, người Thái?

Ngày mùng ba Tết, để lại cái tủ lạnh với đống thức ăn tích cóp vội vàng, bỏ lại phố phường, bỏ lại những câu chúc tụng nhàm chán, lên đường hưởng không khí xuân trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La.                         […]

Ý kiến - Thảo luận

19:46 Thursday,21.3.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Có thể thông điệp bài học của tác giả: hãy sống tử tế với người khác để có thể chất củi dưới chân nhà? Đùa chút, công nhận các tấm hình của tác giả rất đẹp và biểu cảm!
 

13:45 Thursday,21.3.2013

Đăng bởi:  Hưng

Ảnh chụp có sức truyền cảm còn cảm nhận được hay không còn tùy người xem. ..

14:44 Saturday,16.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Đọc xong mới nhìn lại cái đầu bài, ngớ người ra thấy chả học được cái gì, ngoại trừ được xem vài bức ảnh về Mộc Châu.

8:29 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Mai ơi!
 
Thực ra nhà sàn Thái mà anh thấy đã biến đổi rất nhiều, căn nhà mà anh chụp là nhà người Thái trắng, mà là dị bản của nó thì đúng hơn, kể cũng đúng thôi, cuộc sống đã và phải thay đổi rất nhiều, căn nhà đương nhiên cũng phải thay đổi, dù hoàn toàn đồng ý với anh là nó vẫn còn rất đẹp. Như anh thấy đấy, thấp thoáng bên ngôi nhà sàn với cây Trạng Nguyên là một căn nhà xây lai "Kinh" với con tiện xi măng sơn lòe loẹt, biết đâu vài năm nữa đời sống bà con khấm khá lên, biết đâu lại có mấy con biệt thự kiểu "Pháp Hà Nội" mọc lên giữa bản cũng nên, cái nhà thế nào có khi cũng chưa chắc quan trọng bằng việc đời sống bà con khá lên, nên vui hơn là buồn, phỏng anh?.
 
Căn nhà Thái đẹp và điển hình là nhà người Thái đen với cấu trúc gia đình nhiều thế hệ sống trong một căn nhà với kết cấu và hệ mái phải nói là khổng lồ có sàn hoa ở hai đầu hồi, hai lối lên xuống riêng biệt, phần mái hiên của hai sàn này được khum tròn tuyệt đẹp. Cấu trúc trong nhà với phần bếp lửa làm trung tâm, có thể coi như phần sinh hoạt chung. Phần phòng ở của các thành viên và kho lương thực, dụng cụ được bố trí dọc theo chiều dài nhà ở một phía (thường là phía sau) với cách sắp xếp theo thứ bậc tôn ti trật tự rất rõ ràng (có phòng cho con gái độc thân là chỗ cho các chàng chọc sàn ấy).
 
Nhà người Thái thường được bố trí chạy bám theo địa hình men các thung lũng, gần nguồn nước và nơi canh tác, cấu trúc bản tuy trải dài nhưng có lẽ cũng có phần do dân số đông nên khá chật chội. Điểm bất lợi của cấu trúc bản người Thái và cũng do hệ mái lớn và cao của nhà (mà ngày xưa hầu hết lợp bằng cỏ Tranh) là phòng hỏa. Em đã từng chứng kiến tận mắt trong một đợt gió Lào, hơn một trăm nóc nhà thiêu rụi trong vài giờ mà không có cách gì chữa nổi (nguồn nước thì có nhưng ai mà té nổi nước lên mấy cái mái vừa cao vừa rộng như thế được hả trời?).
 
Nhà người H'Mông thì đúng như anh nói, mái lớn, thấp và hầu như rất giản dị dù họ là những người hết sức khéo léo khi có thể làm mọi thứ với một con dao (đẽo nỏ, thậm chí ván thưng vách, mái nhà họ cũng làm nó với một con dao mà thôi). Ai đi qua Mộc Châu chắc cũng đều trầm trồ với những thửa nương được ngăn bằng tường xếp đá với trình độ và sự khéo léo khó tưởng tượng của họ. Nói thêm một chút về nhà người Mông, theo hiểu biết của em, do địa bàn sinh sống của họ ở trên núi cao, gió mạnh nên họ chọn cấu trúc nhà thấp để tránh nguy hiểm khi gió mạnh, bên cạnh đó, phù hợp với yêu cầu giữ nhiệt của mùa Đông.
 
Về hương rừng như anh nói thì... chắc anh phải lãng mạn lắm hoặc đi xa các khu dân cư lắm rồi. Không khí ở Mộc Châu (đoạn nông trường, gần trạm 64) bây giờ rất khủng khiếp, em phải lái xe qua với tất cả các cửa kính đóng kín vì mùi khủng khiếp bốc ra từ các trại bò và hằng hà sa số con Cánh Cam không biết ở đâu ra mà nhiều thế khi trời tối.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả