Kiến trúc

Phong thủy: huyền bí? ghê gớm? nhưng chính là khoa học

Gửi các bạn yêu thích góc Kiến Trúc của Soi, Trong cuộc sống đôi khi ta nghe người khác nói về phong thủy theo nhiều cách: thận trọng, sùng bái, mê muội, hay dửng dưng, đả phá, thậm chí phẩy tay. Phong thủy khó hiểu nhỉ. Trong phạm vi bài viết trên SOI mang tính […]

Ý kiến - Thảo luận

0:10 Thursday,14.1.2016

Đăng bởi:  ttquy

Bạn ơi! không gian 3 chiều thì xác định ra sao? Nghe đâu còn có chiều thứ 4 nữa mà ngầm hiểu là thời gian, vậy Đỏ và Đen trên cây thước giải quyết được tới đâu, Áp đặt Đỏ, Đen là do bọn thuật sỹ cầu cơm đời xưa soạn ra rồi chép thành sách, mà sách cũng bị thất truyền do bị đốt rồi, tin sao cho được. Tôi thấy học trò lớp một thấy A,B,C thì đọc vậy thôi! chớ còn đánh vần.... làm thơ nữa thì chịu sao cho nỗi đây.Môn phong thủy giải quyết được tới đâu? khi thời gian, địa hình, địa mạo thay đổi..Sự Biến Dịch của càn khôn luôn vận động, đừng tham lam, rững mỡ nữa! Trong Âm có Dương và ngược lại.Tôi hiểu chính kiến của Lê Phương

14:28 Sunday,8.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Cảm ơn anh Tùng,
Đúng là coi phong và thủy như yếu tố ngoại vật của khí là không ổn.
Về Thập Dực, tuy còn nhiều tranh cãi có phải Khổng Tử viết hay không, nhưng nói chung được công nhận là xuất hiện ở khoảng Xuân Thu - Chiến Quốc. Đó là giai đoạn "loạn lạc",“tranh đoạt" và "công phạt", khi đó những bộ sách thế này viết ra thường để phục vụ tầng lớp có quyền lực, hoặc những người có tham vọng tham gia vào đó. Có thể đây là nguyên nhân của tính "phù dương tổn âm" trong Thập dực.
Nếu chỉ xét hai quẻ Càn, Khôn: "Quân tử dĩ tự cường bất túc (quẻ Càn) và "Quân tử dĩ hậu đức tải vật" (quẻ Khôn), thì quan điểm dương ở đây hiểu là "quân tử" phải vận động một cách mạnh mẽ và liên tục, không dừng lại, không tự bằng lòng thỏa mãn. Đó là tính chất dương, của Thiên, quẻ Khôn. Ngược lại, khi cống hiến anh ta không đòi hỏi hay đặt điều kiện trao đổi lợi ích cho bản thân, tức là bao hàm hay nâng đỡ được người khác, việc khác, có thể goi đó là "rộng lớn", và như thế gọi là âm, đặc tính của Địa (quẻ Khôn).
Lão Tử với Đạo Đức Kinh lại một quan điểm rất khác, như anh nói, giúp "cân bằng", nhưng rõ ràng giới quyền lực không ưa Lão bằng ưa Nho.

11:06 Sunday,8.2.2015

Đăng bởi:  admin

Gửi Tào Lao: Soi không đưa comment của bạn lên vì nó không giúp ích cho ai, vừa không chia sẻ được kiến thức vừa gây hiềm khích. Bạn nên đọc comment và những chia sẻ của anh Tùng rồi hẵng viết cmt, còn nếu không đừng comment.

10:30 Sunday,8.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

riêng chung
đúng như bạn nói, cuốn Kinh Dịch vốn không phải để dùng trong y học. trong kinh dịch, ngoài những ký hiệu các quẻ ra, chủ yếu lời văn là thập dực của Khổng tử, với mục đích là dạy người quân tử cách làm người. đối với Khổng Tử, y học cũng như đánh xe bắn cung trồng ruộng chỉ là tiểu xảo của lục nghệ mà thôi, không phải cái đạo bao quát. Trong lời dạy thập dực có ý phù dương tổn âm rất rõ. những đạo lý âm nhu tuy cũng được nhắc tới, nhưng không sâu sắc bằng đạo dương cương. Nếu kết hợp với kiến giải của đạo đức kinh thì sẽ cân bằng hơn. Từ những lời dạy đạo đức mà suy ra cách trị bệnh không dễ. Chẳng qua có áp dụng trong y học là xét về tổng thể tính chất của toàn quẻ, nguồn gốc và biến thiên của nó cũng như hình dung sơ bộ về quá trình phát triển của một quẻ từ thấp lên cao để có được kiến giải về tình trạng bệnh lý thôi.

9:44 Sunday,8.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

riêng chung
hiển nhiên có thể coi tư duy về cơ thể và địa lý là tương đồng. khí đi trong cơ thể và khí đi trong đất cũng cùng bản chất như nhau, nên gọi là phong thủy của cơ thể cũng không sai. chính vì có sự đồng nhất về bản chất này (thiên địa vạn vật nhất thể, tam tài) nên địa khí mới có tác động tới nhân khí, đấy là bản chất và ý nghĩa của việc sử dụng phong thủy. Ví dụ dễ hiểu như cái nước trong cơ thể và nước ngoài đại dương vốn cùng một bản chất, và do đó liên quan mật thiết tới nhau. không những hai loại nước này cùng chịu ảnh hưởng của mặt trăng mặt trời, dẫn đến hiện tượng như thủy triều, mà còn có cảm ứng đồng thanh đồng khí trực tiếp với nhau, như dạng vạn vật hấp dẫn. giữa khí trong cơ thể và khí bên ngoài cũng có quan hệ mật thiết như vậy, bởi vậy mới có tác dụng của khí công.

Câu khí gặp phong thì tán, gặp thủy thì tụ không có nghĩa là phong và thủy là ngoại vật, khiến cho khí tán hoặc tụ. thực ra có thể hiểu phong là dạng tán của khí, thủy là dạng tụ của khí. (gặp phong thì là thấy khí tán, gặp thủy là thấy khí tụ) phong là dạng dương của khí, thủy là dạng âm của khí. phàm những thứ vận chuyển đều coi là khí. có điều dương thì thanh nhẹ, nên thấy giống như gió, âm thì hậu trọc nên giống nước, dịch, huyết v.v.

9:04 Sunday,8.2.2015

Đăng bởi:  candid

ví dụ cho bác Hoàng Nam thấy là bác Riêng Chung vừa đề cập Tam phục, em chả biết là gì nhưng đã có bài viết giải thích khá sáng sủa để tạm hiểu qua về khái niệm.

http://vietnamese.cri.cn/621/2012/08/22/1s176822.htm

Bác cứ mạnh dạn chia sẻ đi.

8:04 Sunday,8.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

A, cảm ơn anh Tùng:
Nếu vậy có thể gọi đây là phong thủy của cơ thể chăng (thử hiểu khác điều anh nói một tí xem thế nào): khí của tạng phủ là phong, huyết dịch của cơ thể là thủy. Thật ra phong thủy chủ về khí, gặp phong thì khí tán, gặp thủy thì khí tụ. Cách hiểu trên tuy "trực quan" nhưng rõ là khiên cưỡng...

7:41 Sunday,8.2.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

@ Hoàng Nam: Mình hỗn nhưng mình thẳng, dễ lường.

7:36 Sunday,8.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Riêng chung
tuy mỗi phủ tạng được quy về một hành và một quẻ, tức là cũng có hình dung tạng phủ nào âm tính hay dương tính hơn, chẳng hạn thận lấy quẻ khảm là dương, tỳ lấy quẻ khôn thì chủ âm, nói như vậy là xét về ảnh hưởng chính của phủ tạng đó tới phần dương khí (khí) hay âm khí (huyết dịch) của cơ thể.

Nhưng bản thân mỗi phủ tạng đều có âm dương, đó là vì mỗi phủ tạng cũng phải được vận hành nhờ phần khí và phần dịch. phần khí vô hình là dương, phần huyết dịch là âm. Khi ứng với bát quái, tuy một quái có thể thuần âm như quẻ khôn thì trong âm vẫn có dương, những hào chẵn là âm, hào lẻ là dương.

Khi quy tỳ vị về khôn cấn, ngoài ý nghĩa tỳ thuần âm hơn vị, còn có ý nói vị như phần nổi của đất, tỳ như phần chìm, phần bằng. Phần nổi thường dễ bị tác động hơn phần chìm. vì thế cùng là một hệ thống gọi là hậu thiên hay lo việc hậu cần dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng bệnh thường nhập vị trước rồi mới vào được tỳ.

19:18 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  candid

Em xin góp ý là nếu bác muốn có hình ảnh minh hoạ thì viết bài gửi qua email cho Soi. Bác cũng đừng ngại là chúng em không hiểu gì về Y. Thời còn bảy tuổi em đọc Tây du thấy Vọng, Văn, Vấn, Thiết nghĩ là kinh lắm nhưng giờ đây con em cũng xem được mạch bằng cái đồng hồ đeo tay có heart rate monitor của em. :D Thời đại giờ cao siêu chuyên ngành thì khó chứ với google cũng tạm để hiểu bác đang bàn về cái gì.
Thế nên bác cứ mạnh dạn viết bài đi.

19:04 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  admin

Riêng Chung: cứ cmt thoải mái bạn ạ. Các trao đổi rất hay và bổ ích.

18:45 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Xin phép SOI cho cmt nốt cái này, vì đã nghiêng hoàn toàn sang YHCT (xa rời chủ đề ban đầu).
Cảm ơn bác Hoàng Nam - Cư sĩ đã "truy đáp" thắc mắc về sinh trưởng của ngũ hành.
Còn về Nội Kinh, cái bác cho là (chắc là ở nhà mình) "tưởng như vô lý" thì bên xứ Tàu rất nhiều người hiểu. Thế nên không biết bác biết vụ này không: có món cao dán Tam Phục (Thiếp). Mùa hè rất nhiều người mua về dán cho khỏe. Bệnh viện bán trực tiếp kiếm bộn lắm bác ạ. Ích người lợi mình. Việc này có vẻ trong tầm tay của các bác. Chúc vui.
Cảm ơn bác giới thiệu diễn đàn YHCT, lúc nào thích tôi sẽ lặn sang đó ngó nghiêng.

17:49 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam – Cư sĩ

@ Riêng & chung :
Tôi đọc kỹ lại câu hỏi của bạn ở cmt sâu phía dưới màn hình thấy một câu có thể trả lời ngắn gọn 
- Câu hỏi về Sinh - trưởng - hóa - thu - tàng của Ngũ hành thì có một quy luật khác. Mùa Xuân ngũ hành Mộc vượng, cái gì nó sinh ra thì Tướng, sinh nó thì Hưu, khắc nó thì Tù, nó khắc thì Tử. Cái này áp dụng vào nhiều việc, chẳng hạn để phối với Lục Thần trong xét đoán dự trắc bằng Lục hào. Hoặc trong môn Thời sinh học cổ để áp dụng Bổ tả trong Châm cứu lục kinh.

-Về Dưỡng Sinh theo Nội Kinh đó là "Xuân Hạ dưỡng dương, Thu Đông dưỡng âm ".
Nghe tưởng chừng vô lý nhưng dựa trên sự tiêu trưởng âm dương theo mùa thì lại rất có lý. Bởi theo cách chữa bệnh của ĐY người ta thường chữa bệnh từ xa khi mà mầm bệnh chưa bạo phát. Như câu nói " Đào giếng từ khi còn chưa khát " và " Trăng tròn rồi thì trăng sẽ khuyết, Trăng non rồi trăng sẽ già ". Dương lên đỉnh rồi dương thoái nên phải dưỡng dương khi dương chuẩn bị thoái. Ngược lại Âm cũng vậy. Xuân Hạ dưỡng dương cho Thu Đông và Thu Đông dưỡng âm cho Xuân Hạ.

@ Phúc Bồ : Tôi chỉ có thể dùng một từ " Hỗn " với cách cư xử của bạn trên diễn đàn văn hóa như thế này.

17:11 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Vâng, tiễn bác Cư sĩ. nhưng theo dõi cả cuộc tranh luận tôi cũng khá lạnh người vì bác đấy vì bác thay đổi giọng điệu nhanh nhẹn quá. Cứ một cmt bác mắng người ta dốt, học chưa tới chốn, cmt sau bác đã nhũn nhặn tợ chi chi, ai không biết đọc vào tại ngỡ chúng tôi là lũ hung hăng làm bác giận.
Thí dụ nhỡn tiền: sở dĩ tôi nhảy vào cmt vì ngứa mắt trước cái cmt của bác trước đó rất khinh người, diễn ra vào đúng lúc các trao đổi của anh Tùng với mọi người đang đi vào guồng khiến chúng tôi được bổ ngang bổ dọc. Người mà có tâm thực thì đã cùng vào góp với anh Tùng. Nhưng bác thì e rằng không phải thế nên bác quăng một cú comment chê nơi đây không hợp bác, bác đi. Lời cmt bác xấc xược tôi không chịu được... Nhưng đến cái cmt ly biệt ly với chú Riêng Chung thì bác lại nhã nhẵn như lương y đích thực, cứ như thể hai thân thể trong một nhân thể, không biết khi nào ông Ác ra tay khi nào bà Thiện hành hình...
Cái học của bác lỗ mỗ dùng từ sai đáo để khái niệm cũng trên trời nói bể nhưng có người bắt lỗi thì gài bẫy Thiên Thiện Thiệt Thiến gì đấy rồi lu loa nói người ta không thấy lỗi này thì trình cũng bằng không. Cái trò trẻ con này cho tôi đoán bác Hoàng Nam là một chú lâu nay vẫn phụ thầy sao thuốc, vừa sao có thể vừa nhón táo tàu ăn nên thành sáng dạ, một ngày nọ tham gia bốc thuốc với thầy, học thầy mà vẫn không tầy cho nên cách hành xử lúc quân tử lúc tiểu nhân lỗ mỗ là chuyện có thể lý giải.
Tiễn bác lên đường, tôi chúc chú/bác thành tài, lập trường tư cách vững chắc, sau này bốc thuốc nó mới chắc tay.
Dù sao cũng nhờ có bác nhảy vào bàn về chuyện Y Lý gì đó mà khiến anh Tùng phì cười chúng tôi mới có thêm được dăm kiến thức. Đa tạ bác và nói thế thôi khi nào bác về đây chơi cứ chơi, chúng tôi ở đây vẫn mắng mỏ nhau thế rồi vẫn lởn vởn suốt...

16:54 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Bác Hoàng Nam - Cư sĩ: tin chắc về nghề thì bác còn nhiều kiến thức chưa chia sẻ, vì có thể bác đã quen trình bày một cách tuần tự hệ thống với tư duy trực quan (hình ảnh, vật thể) cũng như mô hình tương tác trong không gian thực (giữa bác sĩ với bệnh nhân, có thể giữa thầy với trò nữa), và đặc biệt là trao đổi với người có cùng cách tiếp cận và hệ thống kiến thức. Nhưng điều này lại khó có được khi cmt trên diễn đàn. (Rất tiếc không phải là đồng nghiệp với bác).

Rất cảm ơn bác đã tham gia, tranh luận và trả lời. Có thể những ngày qua, từ góc độ cá nhân mỗi người cảm nhận mỗi khác, nhưng tổng thể thì Mọi người đều có lợi, kiến thức được mở mang, hoặc được củng cố, thậm chí có thể được điều chỉnh. Diễn đàn này của SOI khá là hay, hẳn là ai cũng học được cái gì đó từ đây, quan trọng là ở tính chân thành (mở lòng, như lời bác nói), còn không khí lúc căng lúc chùng, chỉ như thứ gia vị của bữa ăn (cũng rất cần, không không phải là yếu tố chính).

Xin lỗi vì đã dám "đoán" về bác như trên. Vì chỉ đôi ba đoạn trao đổi mà nhận xét về một người như thế là có phần thiếu trách nhiệm, dù khen hay chê. Nhưng là một thái độ chân thành.

16:23 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  candid

Bác vội đi sớm thế ở lại trao đổi cho vui. Nhiều khi giảng cho loại a bờ cờ như em lại giúp bác làm sáng tỏ thêm không chừng. :D

Như bác Riêng Chung nói, sách y thì em không rõ vì không đọc mấy nhưng mấy cái sách huyền bí phương Đông nhiều khi cứ phải đọc qua sách do bọn Tây viết mới thấy dễ hiểu và khúc triết.

16:22 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam – Cư sĩ

@ Phúc Bồ . Cám ơn bạn đã nhận xét . Tôi không tham gia nữa vì nhiều lý do trong đó có các lý do sau .

1. Kiến thức lý luận YHCT không phải là thứ có thể viết một cách hệ thống trên cơ sở hạ tần chật chội của cmt .
2. Kiến thức này càng không thể đem ra phổ cập ở một chỗ như thế này khi mà sự hiểu biết về căn bản tối thiểu về nghề của mọi người chỉ ở mức xem chơi . Thế nên có những câu hỏi rất nhỏ nhưng không thể trả lời trong một học trình chứ đừng nói là vài chục dòng cmt không có hình ảnh minh họa .
3. Khi kiến thức mọi người không đồng đều , lại không có thành ý thì tranh luận chỉ đi đến ngõ cụt . Chẳng giải quyết gì mà chỉ thêm mâu thuẫn .
4. Trao đổi về học thuật cần sự thông hiểu, thành tâm, tôn trọng lẫn nhau nhưng ở đây tôi lường trước rằng không có những cái đó . Ví dụ như cmt của bạn.
Tôi không né tránh , không đầu hàng nếu bạn nào thích trao đổi sau thêm chúng ta có thể sang một nơi đầy đủ tiện ích hơn để tiếp tục trao đổi như các diễn đàn sau (http://yhct.org/dd/ hoặc http://ycotruyen.com/@/forum.php).
Tôi sẽ giữ nguyên Nick để tiện trao đổi .
Bạn Phúc Bồ và Rieng Chung cùng những ai quan tâm nghiêm túc đến YHCT thì tham gia nhé .
Cám ơn các bạn .

15:19 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Chiém Nợn

Không biết có khoa học gì không cài Fung sui? Chứ tòa nhà 5 tầng chứa thằng em đối diện với cái bến xe buýt. Đúng hơn là đối diện với cái toilet công cộng của bến này. Hễ mà mưa xong rồi nắng, thì có 1 cái mùi khó tả nó dâng lên tầng ba. Các cụ ngày xưa đi tù đế quốc Pháp (nhà em có 3 cụ sĩ phu 3 đời đi tù Pháp liền tù tì từ Cần Vương đến Xô Viết NT)biểu rằng ai phải ngủ gần lỗ xí trong xà lim thường đi trước (thêm 1 án tử trong tù)). Vậy mà em vẫn ngửi hàng này mà không biết kêu ai. Các bác KTS nằm trong Hội đồng kiến trúc Hà Lội có hay chăng? Và lói về Fun sui ít thôi mà nên tạo những thiết chế để trẻ em đô thị sống khỏe hơn... Kẻo người ta đặt tiền lên trên Phong Thủy (và nhất là trên con Người), đặt cao hơn nhiều nắm. Hu!

14:27 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Theo dõi tranh luận mấy hôm rày thấy Hoàng Nam cư sĩ đúng là lăng nhăng, kiến thức nổ đì đùng chỉ để lòe người mới biết, khi bước vào thảo luận thì viết tối tựa hũ nút, giấu kiến thức ít ỏi tựa mèo giấu bãi phân nhỏ, lúc thấy trong đám người đối thoại hiểu biết hóa ra quá thâm sâu và bản thân mình không thể nào vào đối đáp nổi thì dở giọng ngông nghênh, tao thấy chỗ này không phù hợp tao không ở nữa. Ở nữa có mà tỏi!!!

14:07 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam cư sĩ

@Riêng&chung : bác thông cảm em dùng smartphone nên post dài không tiện. Diễn đàn thì không đủ chức năng edit nên post xong thì soát lại không được. Mạng mẹo lởm khởm nên rất hay lỗi mất bài. Em xin đính đính chữ Thiệt là chữ Thiết. Cả mâm không ai phát hiện ra chỉ mình bác thấy như vậy em cho là bác có nghề, còn lại thì chỉ là ham đọc thôi chưa học qua cơ bản kể cả anh Tùng cũng chỉ là học tắt. Nên không thể phân biệt sao Vị thuộc Cấn mà không thuộc Khôn, lại suy luận chủ quan. Tôi thấy chỗ này không phù hợp nên sẽ không tham gia nữa. Xin cảm ơn các bác.

11:33 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Cảm ơn anh Tùng.
1/Vậy,nếu muốn dùng quẻ trùng quái để luận bệnh và chữa bệnh trực tiếp, một cách rõ ràng dễ ứng dụng, thì chắc phải có người ngồi viết bổ sung cho kinh Dịch, như kiểu cụ Khổng tử đã làm (bộ Thập Dực) để phục vụ tư tưởng nho gia. Và phải kết hợp thực chứng để kiểm nghiệm, tức là một quá trình đáng kể. Nhưng hẳn là việc coi ngoại quái là tính chất của nội quái rất khó thuyết phục. Chắc coi là căn nguyên và phát triển của một tạng, hoặc một chứng của tạng thì hợp lý hơn. Chắc trong quá trình khám chữa bệnh đã có nhiều thầy thuốc tự đúc rút ra một số kinh nghiệm, nhưng chưa đi đến hệ thống hóa rộng rãi...
2/Có thể khẳng định sự gần gũi tương thông rất lớn giữa dịch lý với YHCT. Từ xưa đã nói tú tài học y rất dễ, do thông hiểu dịch lý. Có nhiều nhà nho quay sang hành y, hoặc kết hợp hành y cứu nhân độ thế (nhất là khi chán không thèm trị quốc, bình thiên hạ nữa).
3/Có giải thích phân biệt Tỳ Vị là: Vị có tính chất hoạt động mạnh nên là Thổ nhưng là thổ dương (ngũ hành kết hợp âm dương, nên ứng với núi, tức quẻ Cấn (bát quái). còn Tỳ có chức năng thẩm thấu, chuyển hóa, thấm nhuần, nên tính chất mềm mại nuôi dưỡng, ứng với đất (ngũ hành), là thổ âm (ngũ hành kết hợp âm dương), ứng với quẻ Khôn (bát quái). Tuy nhiên , ví dụ cái Vị này một mặt được coi là Thổ dương, mặt khác còn được chia thành Vị âm và Vị dương, và không rõ Vị "âm-dương" hay Vị "Cấn" mới được dùng nhiều hơn trong chữa bệnh (thật ra là so giữa 3 bên: một bên là âm dương, một bên là ngũ hành kết hợp âm dương, một bên nữa là bát quái).

10:20 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác Tùng đã giải thích chi tiết. Em vẫn đang tìm hiểu tiếp. Bao giờ hiểu nhiều hơn sẽ trao đổi thêm với bác về Dịch.

8:28 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Riêng chung và Sương
việc lấy phủ tạng cộng với tính chất nhiệt hàn hư thực để xác định quẻ không thuyết phục, vì nội ngoại quái không có ý nghĩa là tính từ của nhau. Cách lấy quẻ thông dụng trong đông y các bạn có thể đọc của Nguyễn Văn Thọ:
1- đầu tiên chia các phủ tạng về bát quái
- Can = Chấn
- Đởm = Tốn
- Phế = Kiền
- Vị = Cấn
- Thận = Khảm
- Tiểu tràng = Đoài
- Tì = Khôn
Tại sao chia như vậy, tương đối có logic, dựa trên đặc điểm ngũ hành và đặc tính của các phủ tạng, có thể dùng bát quái để làm biểu tượng. chẳng hạn tì vị đều thuộc thổ, nhưng tính chất của tì được cho là thuần thổ hơn, nên lấy quẻ khôn, còn vị lấy quẻ cấn.

2- khi muốn xác định quẻ, phải xét tới hai tạng phủ xem khí của nó thăng hay giáng. ví dụ:

a/- Nếu Tì khí (Khôn) thượng thăng, Kim khí (Phế = Kiền) hạ giáng, thì Âm Dương giao = Địa Thiên Thái: lúc ấy khí huyết điều hòa.
- Nếu Tì khí (Khôn) không thượng thăng, Phế Kim (Kiền) không thể hạ giáng, thì là Âm Dương gián cách, Thượng hạ bất thông. Đó là tượng quẻ Bĩ (Thiên Địa bất giao). Đó là bệnh Quan cách.
b/- Nếu Thủy (Thận) thăng, Hỏa (tâm) giáng, thì là Tâm thận tương giao, Thủy Hỏa Ký tế.
- Nếu Thủy không thăng, Hỏa không giáng, thì là Thủy Hỏa bất giao hay Hỏa Thủy vị tế.

3- khi đã xác định được quẻ thì dùng ý nghĩa chung của quẻ đó (quái từ, đại tượng truyện) cũng như nguyên tắc phát triển của quẻ đó từ thấp lên cao (xem các hào từ, tiểu tượng truyện) để hình dung về tổng quan tình trạng và sự biến đổi của bệnh lý. ngoài ra cũng có thể nhận định bệnh có nguồn gốc từ đâu, sẽ biến đổi thành gì (dựa theo vị trí của quẻ đó trong kinh dịch cũng như là các tính toán về biến quẻ)

8:09 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  Sương

Được đọc ké các giải thích mạch lạc của anh Tùng hay quá, bây giờ mới hiểu. 
Cảm ơn anh. 


 

7:56 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

hôm qua mình có viết một cmt nhưng gửi thấy báo lỗi, không biết có tới không nên viết lại.
Candid
bạn đọc về nguyên khí và thực khí. người ta định nghĩa nguyên khí là phần khí chạy ngầm dưới đất, thực khí là phần chạy nổi trên mặt đất. Từ dùng như vậy không thật chuẩn, nhưng không sai. ý người ta nói phần dưới đất mới là phần chính, phần quan trọng, nên dùng chữ nguyên. còn phần nổi do nhìn thấy được nên dùng chữ thực, với nghĩa cảm nhận được trực tiếp. Đây là hai loại khí, hay đúng hơn là hai phần của địa khí, có thể ví phần trên chỉ như đỉnh chóp núi băng, chứ không phải hai trường phái.

Cho dù trường phái nào thì phần khí chạy ngầm vẫn là phần được quan tâm nhiều hơn, và đây chính là sự khác nhau cơ bản giữa phong thủy và khoa học phương tây.
Do khí ngầm này vô hình, nên không thể trực tiếp quan sát, nghiên cứu, mà phải qua các công cụ gián tiếp. từ đó mà có 2 phái học thuật, là lý phái và hình phái. Lý phái dùng lý luận âm dương ngũ hành, cửu cung phi tinh v.v. để luận về khí. còn hình phái thì dựa vào đặc điểm bên ngoài của địa hình như long sa hướng huyệt để dự đoán về khí. Như vậy, khí vẫn là một, nhưng có hai cách nghiên cứu, chứ không phải có loại khí thực và loại khí lý thuyết suông. Nếu có loại lý khí là khí không có thực, chỉ tưởng tượng thì không học thuyết nào lại rách việc làm chuyện đó.
quay trở lại yhct cũng có thể có lý phái và hình phái, cùng là đưa ra những nhận định về luồng khí vô hình chạy trong các kinh mạch. lý phái có thể dựa vào tính toán tuổi tác, mệnh số, kết hợp với thời điểm, địa điểm phát bệnh để chẩn đoán về bệnh tại một kinh mạch nào đó mà thậm chí không cần bắt mạch, khám bệnh. Hình phái thì dựa vào quan sát đặc điểm bên ngoài, như bắt mạch, xem lưỡi, xem màu da, sắc mặt v.v. để chẩn đoán về những trạng thái mất cân bằng của một kinh mạch nào đó. Cái nào chính xác hơn, còn phụ thuộc tay nghề. Tất nhiên hình phái dễ nhận biết hơn, dễ ứng dụng hơn, nên thường được sử dụng rộng hơn, nhưng những thứ ta nhìn thấy cũng đồng thời dễ dẫn ta tới sai lầm, vì một thứ trông tưởng vậy mà lại có thể nguyên do chỗ khác, rõ ràng thấy bệnh tại tạng phủ này nhưng thực tế vấn đề lại có thể nằm ở tạng phủ khác.

Nói chung, trong học thuật nước ta, từ ngữ chủ yếu là dịch, có thể có nhiều từ đồng nghĩa, không nhất thiết phải dùng một từ nhất định. Cho dù dùng từ gì, có phổ biến hay không, nhưng khi được định nghĩa rõ ràng thì cũng tạm chấp nhận được. Chữ lý phái dùng là lý khí, hình phái dùng là thực khí thì không chuẩn, vì không sát nghĩa, nhưng nếu định nghĩa rõ ràng thì cũng không sai. Nhưng nói lý khí là loại khí ám thị, lý thuyết, còn thực khí là loại khí có thật, cụ thể và cho rằng đó là hai trường phái phong thủy thì là sai về nội dung, chứ không phải dùng từ không chuẩn.

0:20 Saturday,7.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Riêng chung
1- quẻ Cấn có một dương trên cùng, hai âm ở dưới, là quẻ dương, vì thế nói về chính khí. Nhưng vì một dương sắp tiêu, nên gọi là hư.
ngược lại, quẻ đoài có một âm trên cùng, là quẻ âm nên nói về tà khí. Ở đây ta thấy tà khí cũng sắp tiêu như trường hợp chính khí của quẻ Cấn, nhưng lại gọi là thực, chứ không phải hư. đó là cách thận trọng của Khổng tử khi đưa ra bài học kinh dịch. Dương đang mạnh thì nên lo nó sắp tiêu. tà đang mạnh thì phải coi nó là thật
như vậy, cách quy thực hư hàn nhiệt về quẻ đơn là có logic, tuân theo tượng quẻ.

trong khi đó, cách quy phủ tạng về quẻ lại không thể theo tượng, mà qua trung gian là ngũ hành. (phủ tạng quy về ngũ hành, bát quái cũng quy về ngũ hành, từ đó mà phủ tạng ứng với bát quái). Cách này ít logic hơn.

2- bước tiếp theo quy ước phủ tạng về nội quái, tình trạng thực hư hàn nhiệt của nó về ngoại quái, để từ đó quy về 1 trong 64 quẻ cũng là một quy ước ít có tính thuyết phục. Trong kinh dịch, không có chỗ nào lý giải ngoại quái là tính chất của nội quái, tuy người ta có thể coi nội quái như hạ tầng cơ sở, ngoại quái như thượng tầng. chỉ cần đảo ngược quy ước là ta có thể có các quẻ hoàn toàn khác.

3- sau khi quy được tình trạng bệnh lý về một quẻ nhất định, chẳng hạn quẻ Hàm, thì những kết luận điều trị cũng không được rút ra từ quẻ hàm, mà vẫn chỉ dừng lại ở âm dương ngũ hành.

23:18 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Cảm ơn bác Hoàng Nam - Cư sĩ đã trả lời rõ ràng, thú vị. Như vậy về vận dụng của dịch lý trong YHCT (như bạn Candid cũng nói sau khi google) là hiển nhiên và sâu rộng. Khó để nói cho người ngoài ngành hình dung hết. Nghe nói từ "Hoàng đế nội kinh" (tác phẩm kinh điển loại cổ xưa nhất của YHCT Trung Hoa) đã vận dụng nguyên lý của Dịch vào phòng bệnh, chữa bệnh. Nhưng hình như, cũng như anh Phó Đức Tùng đã nói, sự vận dụng chủ yếu thể hiện ở nguyên lý của âm dương và ngũ hành sinh khắc? Bác Hoàng Nam đồng ý chỗ này không ạ? Còn Đoài-Khảm nọ kia chủ yếu là đặt tên và thống kê, ít dụng đến cái nguyên lý biến đổi của nó hơn (so với ngũ hành âm dương)?
Nhân chỗ này, xin phép (tham lam) thỉnh giáo bác Hoàng Nam thêm: Ví dụ, nhiều sách đều nói vào mùa xuân thì mộc vượng, hỏa tướng, thủy hưu, kim tù, thổ tử, vậy mùa xuân có tác động đến (hoặc thể hiện ra ở) ngũ tạng theo hướng đó không? Tức là Gan "vượng", Tim "tướng", Thận "hưu", Phổi "tù", Dạ dày "tử" theo một nghĩa nào đó không ạ? Và (hoặc)có quy định mùa xuân sẽ nên ăn gì, làm gì đó để đưa ngũ tạng về quân bình? Nếu có thì thật là thú vị. Mong bác chia sẻ.
(Một câu hỏi nho nhỏ: khám qua mạch gọi là Thiết, cũng gọi là mạch chẩn. Còn Thiệt Chẩn là khám bằng quan sát lưỡi, đúng không ạ? Bác bảo theo chuyên môn Thiệt Chẩn thì mạch sác là tốc độ 85-100 nhịp/phút là ý thế nào?)
Còn về phong thủy. Có vẻ như quan điểm "thực khí" của bác Hoàng Nam gần với tông phái Hình thế (cũng có chỗ gọi là phái Loan Đầu, để phân biệt với tông phái Lý Khí). Quan điểm của bác tương ứng với quan điểm tạo ra môi trường vi khí hậu trong kiến trúc cho người ở, bằng các yếu tố "vật thể/vật lý". Hình như lĩnh vực này người Đức rất giỏi và anh Tùng đã tu luyện nhiều thứ ở đó 15 năm trời!!!(trên mạng bảo thế).
@ Chào bạn Candid, bạn nhận xét sách "Phương Đông" cũng có lý. Nhưng hình như chủ yếu là lĩnh vực dịch lý tướng số thôi, vì các "thầy" dấu nghề nên sách cũng không rõ ràng, thậm chí nghe nói còn cố viết sai. Còn "nho y" thì cũng "tầm nguyên", "điển cố" ghê lắm.

19:35 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

nhược điểm của sách vở các môn của Phương Đông là lập lờ nói không hết sách. Nếu không tranh luận thì làm gì có bài này của bác Hoàng Nam. :D

17:03 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam – Cư sĩ

@Riêng&Chung: Cám ơn bác đã coi những thứ tôi chia sẻ là kiến thức. Tôi xin lỗi đã dùng sai từ Tùy Táng để nói về phương thức táng của một số dân tộc. Trong khuôn khổ cmt này tôi không thể đáp ứng một cách đầy đủ hệ thống bài vở kiến thức có nhiều hình ảnh minh họa để giải thích cho bạn về lĩnh vực tôi đang làm việc. Chỉ có thể tóm lược tập trung vào hai câu hỏi của bạn.


1- Một số Quẻ đơn được người xưa quy ước phối hợp với Ngũ hành, tạng phủ nhằm thống kê tần suất có mặt của các yếu tố trong Ngũ hành nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán (cụ thể là tứ chẩn Vọng – văn – vấn – thiết)


VD: Quẻ Chấn quy ước gắn với Biểu(bên ngoài) thuộc Dương – Chấn thuộc Mộc nên mang một số đặc tính của Mộc. Mộc gắn với màu Xanh, thuộc về Đảm (Đởm)


- Quẻ Tốn gắn với Lý (bên trong) thuộc Âm – Tốn thuộc âm Mộc nên gắn với Can.
- Quẻ Cấn gắn với tình trạng Hư (Hư là chính khí hư) thuộc Âm.
- Quẻ Đoài gắn với tình trạng Thực (Thực là tà khí thực) ” Hư và thực nôm na như thừa và thiếu ”
- Quẻ Ly gắn với tình trạng Nhiệt.
- Quẻ Khảm gắn với tình trạng Hàn.
Cái này thuộc về quy ước như cha mẹ đặt tên cho con vậy. Nếu ai không thích thì cứ đổi. Quan trọng là nó gán với thông tin ấy, và thông tin ấy tham gia vào hệ thống lý luận thế nào.


* Việc kết luận bệnh nhân bị chứng Vị Thực Nhiệt là kết quả của Tứ chẩn + thêm thông tin từ quẻ Dịch đem lại. Tất cả nó được kết tinh từ cái hệ thống lý luận hàng ngàn trang sách mà tôi không có cách nào đưa ra cho bạn xem được (thôi thì nếu bạn thích tìm hiểu thì nộp hồ sơ vào trường nhé) Diễn ra thì nó thế này.
– Bệnh nhân mau đói – đó là thể hiện chứng Vị Thực, mạch Sác có Lực tại Quan phải – Trong chuyên môn Thiệt Chẩn – Sác có nghĩa là mạch đập 4-5 lần trong một hơi thở (Đo theo đồng hồ thì là khoảng từ 85-100 nhịp/phút) có Lực thể hiện tình trạng Thực.
– Bệnh nhân người gầy, nóng củng cố thêm tình trạng Âm hư, nhiệt thịnh.|
Tất cả các tiêu chí biểu hiện ra như trên chỉ cần theo tứ Chẩn lương y cũng biết phải ra Pháp gì nên sử dụng thêm Dịch Lý vào là để củng cố thêm chứng trạng mà kết luận thôi.


Ví như bạn bị đau bụng, Bs Tây Y nội soi dạ dày rồi hỏi bạn thường uống rượu không, uống nhiều hay uống ít, uống trong thời gian từ đầu bữa rượu tới cuối là mấy tiếng và từ đó họ xác định nguồn gây bệnh cho chính xác.


- Câu hỏi thứ 2. Tôi lấy đâu ra thuật ngữ Lý Khí, Thực Khí. Theo nhân thức của tôi về Phong thủy Phương Đông. Phong thủy đương nhiên là nghiên cứu đối tượng chính là Khí rồi, có thể nói luôn là Sinh Khí và Sát khí. Phong thủy trường phái Lý Khí là cụm từ viết tắt để chỉ những nhà Phong Thủy trường phái Âm dương, Ngũ hành. Họ sử dụng các quy luật Sinh Khắc trong Ngũ hành, Dịch lý để luận ra đường đi của Khí để mà đón hoặc tránh. Như vậy nó mang nhiều tính chất duy lý chủ quan. (Ví dụ một họ vận dụng một số Pháp như Huyền Không Phi Tinh, bát biến du niên – bát trạch, rồi 24 sao Phúc Đức, rồi các Thần Sát- Không vong…). Trường phái Lý khí theo tôi mang tác dụng tạo ám thị cho gia chủ là chính. Ví dụ mệnh Càn thì ở hướng Chính Tây thì được Sinh Khí, Tấy bắc thì Phục Vị …v.v. Hay nhà tựa hướng Càn sao Phúc Đức nằm ở đâu, thì nên mở cửa sổ hướng nào …Rồi nhỏ hơn nữa là việc xác định các thần sát nhờ các Phân Kim (Cung trên la bàn chiếm khoảng 6 độ)


Song song với trường phái Lý Khí là trường phái Thực Khí có nghĩa là các Phong thủy gia phải căn cứ vào môi trường thực tế nơi có công trình kiến trúc, bố trí Đại môn, Ngoại môn, Khai môn, Phóng thủy, phát huy ưu điểm, áp chế hóa giải nhược điểm mà môi trường tác động đến. Bên trong nội thất thì sắp đặt phòng ốc, đồ đạc sao cho tiện dụng hợp với chiều cao (ngày xưa các thầy đo cốt độ) thói quen của gia chủ. Bên ngoài ngoại thất thì bố trí cây cối, vườn tược, non bộ, bề cá, hồ nước để hấp thụ sinh khí (nay gọi là ion âm) có lợi cho gia chủ.


Bàn đến phong thủy vận dụng trong nghề của tôi để sắp xếp nơi ở sao cho tốt với sức khỏe.
Trong trời đất có Lục Khí (Phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt) mà tạo nên sự sống. Nếu lục khí thời tiết trở nên thái quá, bất cập người ta phải dùng nhà ở để khắc phục.
Ví dụ thời tiết nóng quá thì phải làm nhà như thế nào, ẩm quá thì làm thế nào..v.v Nếu không khắc chế được thì sẽ mang bệnh cho người ở.
Vậy nên tôi gọi tắt ra hai trường phái Lý Khí và Thực khí chẳng có gì sai. Dẫu là học thuật đòi hỏi sự chính xác là đúng nhưng đừng DỊ ĐOAN quá (Mê tín là chỉ sụ đạt lòng tin một cách thái quá – Dị đoan là chỉ những người cứ thấy cái gì mới, lạ là phản đôi thật lực) như vậy là chưa đúng. Phật dạy thấy điều mới đừng tin vội, cũng đừng ngờ vội hãy mở lòng ra mà cảm nhận. Dùng cái Tâm tuệ mà định sẽ chính xác.
Thôi bàn luận mất nhiều thời gian của các bạn quá. Tôi xin kết thúc. Cảm ơn các bạn.

15:53 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

Em cũng thử google trên mạng thấy có nhiều bài viết chia phong thủy làm Nguyên khí và Thực khí (đại loại cũng là Âm, Dương, nổi, chìm):D.

Còn về Lý khí thì thấy có một số bài nói là

"Phái lý khí dựa chủ yếu vào lý thuyết âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư làm căn cứ luận đoán. Sau đó đem áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các nhân tố. Trên căn cứ này để luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Thường lý khí áp dụng rất quan trọng trong dương trạch nhà ở"

15:39 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

Em mới tò mò đọc lại thì thấy nhiều bác sĩ Đông Y cũng viết sách về Dịch và Đông y rồi. Mà tìm đọc hóa ra em cũng đã từng đọc về Hải Thượng Lãn Ông với Dịch và Y học mà em quên mất. Hải Thượng Lãn Ông viết là Làm thuốc mà không học Dịch thì chỉ là thầy thuốc tầm thường.

Em nghĩ là nên tìm hiểu kỹ trước khi phê phán bác Hoàng Nam.

14:56 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Kính các bác. Rất cảm ơn bác Hoàng Nam - Cư sĩ và anh Phó Đức Tùng về những trao đổi mang tính cung cấp kiến thức.
Còn về bệnh án được nêu ra, có lẽ lý giải thế này gần chuyên môn YHCT của bác Hoàng Nam - Cư sĩ hơn (cũng chỉ là cóp nhặt kiến thức rơi vãi trên mạng thôi ạ):
1/ Thực là phân biệt với Hư, cũng có thể coi là một dạng tương quan âm - dương khi nói về bệnh trạng của cơ thể. Trong đó Thực thường là (hoặc do) "bên trong", và diễn biến nhanh, mạnh (??), còn Hư thường do "bên ngoài", và diễn biễn chậm. Và Thực (chưa hiểu vì sao?) được gắn với quẻ Đoài, thuộc Kim.

2/ Nhiệt, là phân biệt với Hàn, Nhiệt thuộc Hỏa, ứng với quẻ Ly (hay cung Ly???).

3/"Tạng tượng" là một nội dung quan trọng của YHCT, trong đó chia Dạ dày (không hoàn toàn trùng với dạ dày của tây y) thành âm dương, gọi là Vị Dương, Vị Âm, Tỳ cũng chia âm dương như thế, ngoài ra còn các món lòng mề khác như tim gan phèo phổi... Vị (tức dạ dày) được coi là hành thổ của cơ thể (gốc, sinh ra vạn vật), ứng với quẻ Cấn, tức là sơn (núi) (tại sao là Cấn mà không phải Khôn nhỉ, chưa hiểu???)

4/ Từ 1, 2,3 ở trên, khi nói "vị thực" tức là dạ dày (Cấn) bị "thực" (Đoài), khi đặt quẻ Cấn làm nội quái, Đoài làm ngoại quái, ta có quẻ Cấn dưới Đoài trên, tức là quẻ Trạch Sơn Hàm. Đồng thời (do bác sĩ nhận định sau khi bắt mạch) bệnh nhân còn bị "vị nhiệt", tương tự ta có quẻ Cấn (dạ dày) dưới Ly (nhiệt) trên tạo thành quả Hỏa Sơn Lữ như bác Hoàng Nam nói.

5/Tuy nhiên, khi bắt mạch, bác sĩ đã xác định bệnh nhân háu ăn mau đói kia là liên quan đến vị nhiệt và vị thực rồi, tức là đã cân nhắc loại bỏ các chứng khác kiểu như "tỳ hư" v.v... nọ kia. Thì đây là chỗ phải dựa vào thực chứng của YHCT (chắc còn phải đau đầu hay không, thích uống nước không, lưỡi trông ra làm sao v.v...), chứ không phải gieo quẻ mà thành. Và cũng từ đây, phải chăng có thể đi thẳng đến kết luận về cách chữa trị (bằng cách: thanh vị, và lậu tiết cái nhiệt khí, như kiểu xì quả bóng cho xẹp bớt kẻo căng quá)? Còn việc dùng thuốc gì để làm điều đó, cũng là chuyên môn của y học, không phải của dịch lý?


Vậy mong bác Hoàng Nam - Cư sĩ giải thích thêm giúp chỗ này: việc luận "vị thực" và "vị nhiệt" thành hai quẻ dịch như vậy có đóng góp đến đâu cho việc chẩn đoán và điều trị ạ?


Câu hỏi thứ 2. Thực tình cũng rất mong bác Hoàng Nam - Cư sĩ cung cấp thông tin về "Phong thủy phương đông chia làm 2 phái, thực khí và lý khí" là quan điểm từ nguồn nào với ạ. Tiến sĩ Phó Đức Tùng là người có kiến thức sâu rộng, kết hợp cả đông và tây, so trên diễn đàn này, đã có người nhận xét anh Tùng là có thái độ tranh luận khá hợp lý. Việc cung cấp dẫn nguồn cho các nhận định là một thói quen (và yêu cầu) phổ biến trong học thuật. Ngoài ra, học thuật rất chú trọng hệ thống ngôn từ (thuật ngữ, khái niệm) về tính chuẩn xác, nên thực tình lúc bác Hoàng Nam - Cư sĩ dùng từ "tùy táng", cộng thêm các khái niệm của YHCT (bệnh thứ phát, nguyên phát v.v...) vào chủ đề phong thủy trong kiến thúc, chắc không ít người ngỡ ngàng hoang mang không hiểu bác là người thế nào. Mong bác thông cảm.


Ý cuối, bác Hoàng Nam hành y, vốn là nghề đáng quý. Gốc của từ "Y", không chỉ là trị bệnh tật, mà là tác động điều chỉnh mọi thứ (đúng không ạ?) Người TQ xưa nói, Thượng Y trị Quốc, Trung Y trị Nhân, Hạ Y trị Bệnh. Bác Hoàng Nam dành thời gian trao đổi với mọi người trên diễn đàn với tinh thần YHCT, nếu hiểu là đang tiến hành đạo Trung Y, thì càng đáng quý. "Đại" hay "Tiểu" không xét qua dăm ba câu nói được, phải không bác.

14:51 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam – Cư sĩ

@ Sương : YHCT nó lẩm cẩm lắm để ý làm gì. Cái món Y Dịch nó sắp thất truyền rồi, các thầy mà bạn đã gặp họ chỉ nhẩm trong đầu thôi, không ai nói ra mồm cho bạn nghe. Tôi thấy bạn tò mò quá thì lập thử một bệnh án có sự tham gia của Y Dịch cho bạn xem chơi. Bản chất nó như thế nào chắc tầm TS YHCT mới dụng đến cho nên bạn không hiểu cũng là bình thường. Cũng chỉ là kiến thức thôi nhưng để lĩnh hội nó cũng hơi mất công một tý. Coi như bạn chưa xem gì, nếu có bệnh cứ đi khám, cứ bắt mạch, uống thuốc. Khỏi thì nghỉ, chưa khỏi thì uống tiếp. Nếu đi chụp MRI hay Ct mà hỏi : Anh ơi cái máy này dùng cái gì mà chụp ta toàn hình đen trắng thế, sao không cho màu vào cho nó đẹp, máy to thế này chắc nhiều linh kiện lắm nhỉ, bla…bla. Xã hội phân công mỗi người một nghiệp.


@ candid ơi đừng diễn giải nữa nhé.

14:30 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  admin

Đây là cmt của Sương, do bị lỗi dán nhầm bài nên Soi xin dán lại:
"Candid & Hoàng Nam:
Đúng là không biết nguyên tắc mã hóa thế nào để ra các quẻ của Kinh Dịch. Mà nếu mã hóa xong ra các quẻ chỉ để kết luận tỉ lệ Thổ: Hỏa: Kim là 2: 1: 1 thì cái khâu Kinh Dịch đưa vào e là làm mình mất tin tưởng ở YHCT quá. Trước giờ mình cứ tưởng các thầy khi bắt mạch là đã chẩn được bệnh ở đâu, do thừa yếu tố nào, thiếu yếu tố nào, tức là rất phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi thầy bắt mạch hay hay dở, chứ nay lại là qua một hệ thống chuyển đổi mã hóa thì...
Chắc tại mình không hiểu, chứ họ phải có cái lý của họ chứ...
Tuy nhiên mình uống thuốc Nam, thuốc Bắc nhiều, cũng chưa thấy các thầy dùng đến Kinh Dịch bao giờ. Chắc tại các thầy theo trường phái khác?...
Cảm ơn mọi người đã giải thích."


 

13:07 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

Thử diễn nôm hộ bạn Sương :D

Nam 30t, ăn mau đói, người gầy,,mạch Sác có lực ( rõ nhất tại Quan phải).
– Phân tích : Bệnh thuộc Thực (+) liên quan tới Phủ (+) nhiều hơn. Phân biệt Tỳ (-) với Vị(+) trong tiêu hóa.

Thực là ăn, Phủ là ruột: Cả Thực và Phủ đều là Dương, thừa Dương nên sinh nhiệt, nóng.

Đoạn vị nhiệt và vị thực được mã hóa thì chắc là phải có nguyên tắc của YHCT để mã hóa các vị thành 64 Quẻ.

– Diễn quái :
Vị nhiệt được mã hóa thành quẻ Hỏa Sơn Lữ. (Quẻ Ly trên quẻ Cấn).
Vị thực thuộc quẻ Trạch Sơn Hàm (Quẻ Cấn trên quả Đoài)


( Hỏa tượng mang tượng quẻ Ly, Thổ + mang tượng quẻ Cấn. Vị thuộc Thổ + gắn với quẻ Cấn, tình trạng Thực gắn với quẻ Đoài )
==> kết luận Thổ xuất hiện nhiều. 2 Thổ, 1 hỏa, 1 kim.

12:44 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

Bài bác Hoàng Nam hay và nhiều thông tin đấy chứ. Nhân tiện em vừa search ra cùng chủ đề có bài viết của bác Nhân tử Nguyễn Văn Thọ viết về kinh dịch và y học cũng như cuốn sách Y dịch của Khoa YHCT trường ĐH Y xuất bản. Để từ từ đọc thêm. Cám ơn bác.

12:36 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Sương

Cảm ơn Hoàng Nam. Đọc xong mình tẩu hỏa luôn :-))). Chúc bạn một ngày vui.

12:16 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam – Cư sĩ

@ Phó Đức Tùng.Tôi cảm thấy chúng ta có bất đồng không nhỏ ở đây nên ngừng tranh luận là đúng đắn. Bạn đang thái quá về việc coi kiến thức của người khác là linh tinh, đó là một thói xấu khi tranh luận diễn đàn. Thuật ngữ sinh ra để mô tả ngắn gọn sự đúc kết kinh nghiệm, trải nghiệm. Diễn đàn là nơi mọi người bày tỏ nhận thức của mình về một vấn đề một cách công bằng.Bạn thấy một thuật ngữ mới thì nên cầu thị giải thích chứ không nên bày tỏ thái độ theo cách như vậy. Cái cách ấy vô hình chung đang đóng bớt các cửa tiếp nhận thông tin của bạn. Nên quan điểm của bạn là không hay.


@ Sương. Tôi có thể trả lời câu hỏi của bạn nhưng với hiện trạng công cụ của nơi thảo luận không đủ tính năng để mô tả chi tiết các hình vẽ minh họa về Y Dịch. Một ứng dụng của Dịch Lý vào YHCT mà cổ nhân đã sử dụng. Thôi thì dòm giời qua lỗ kim thì ta cũng cứ dòm rồi để có cơ hội tốt hơn với những cái lỗ kim tốt hơn. Thật ra thì bộ môn Y Dịch người ta phải trải qua rất nhiều thời gian học hỏi nghiên cứu một cách có hệ thống mới tạm gọi là hiểu.
Tôi sẽ trình bày một bệnh án mà có sự áp dụng của Dịch vào quá trình khám, chữa bệnh để bạn xem chơi.
Với quan điểm trời đất là một Đại Vũ Trụ – con người là một Tiểu Vũ Trụ có tính tương đồng với nhau. Các bệnh án ở đây diễn giải theo Y Dịch – có sử dụng các học thuyết : + Kinh Dịch
+ Ngũ Hành
+ Tạng Tượng
v.v


1- Bệnh án : Nam 30t, ăn mau đói, người gầy,,mạch Sác có lực ( rõ nhất tại Quan phải).
– Phân tích : Bệnh thuộc Thực (+) liên quan tới Phủ (+) nhiều hơn. Phân biệt Tỳ (-) với Vị(+) trong tiêu hóa.
– Diễn quái :
Vị nhiệt được mã hóa thành quẻ Hỏa Sơn Lữ.
Vị thực thuộc quẻ Trạch Sơn Hàm
( Hỏa tượng mang tượng quẻ Ly, Thổ + mang tượng quẻ Cấn. Vị thuộc Thổ + gắn với quẻ Cấn, tình trạng Thực gắn với quẻ Đoài )
==> kết luận Thổ xuất hiện nhiều. 2 Thổ, 1 hỏa, 1 kim.


2- Thổ -> Thấp do đó phải táo thấp -> liên quan tới Dương Minh Táo Kim.
1- Hỏa thuộc Thực liên quan đến Thiếu dương tướng hỏa.
1- Kim liên quan đến Dương Minh Táo Kim.


Ở đây thể hiện bệnh trạng ở thể vừa nóng vừa khô.
Ta đi tới chẩn đoán bệnh thuộc chứng Vị thực nhiệt. ( 1 Hỏa – 2 Táo)
Pháp trị : Thanh vị thực nhiệt, nhuận táo khí.
Dùng thuốc : Hoàng Liên, Mạch Môn, Cam thảo > sắc uống.
Dùng huyệt Trung quản, Trung phủ, Túc Tam lý (Châm bình ).


@ Sương : trong bệnh án trên xuất hiện nhiều thuật ngữ chưa biết nên đừng cho nó là linh tinh nhé.
Khi nào nhân gian hiểu đúng nghĩa của câu ” Bậc trí giả nhược ngu ” thì mọi thứ mới có thể khai quang được. Với điều kiện của cái lỗ kim tôi chỉ có thể giúp bạn thỏa sự tò mò như vậy thôi còn diễn giải ra thì không đủ giấy.
Cám ơn bạn đã quan tâm đến cái lẩm cẩm của YHCT.


 

10:14 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

Em đoán mò là coi cơ thể con người bị bệnh như một căn nhà phong thuỷ xấu. Thấy đầy dương thì làm tiêu bớt đi mà thừa âm thì bổ dương vào :D

10:07 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

bác Tùng: Em cũng mới tìm hiểu về Kinh Dịch, cũng có đọc qua một số sách và thấy có người đề cập đến lẽ biến đổi như đất cao thì khô, trũng thì nước chảy đến, thu qua thì đông tới... tuỳ vào biến đổi đó mà các sự việc ta cho là tốt xấu xảy ra. Ý đấy em thấy ở đây bác Hoàng Nam đề cập đến.

em nghĩ Kinh dịch nói đến đạo của Trời. Nho giáo là đạo làm quân tử. Thế nên có chỗ tương đồng.

Cái bác nói có lẽ ứng dụng của hào chính hay không?

10:07 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Sương

Cảm ơn anh Phó Đức Tùng nhiều.
Còn Candid ơi, mình nói thế này lại đúng là vuốt đuôi anh Tùng, nhưng Dịch thì rõ là có phân biệt tốt xấu, tức là không biết biến theo quy luật của Dịch thì xấu, biến cùng nó thì là tốt, thế mới cần bám theo Dịch chứ, còn không phân biệt tốt xấu thì việc gì phải tuân theo, đúng không nào :-)
Mình vẫn rất tò mò muốn biết ứng dụng Kinh Dịch (nghĩa là các quẻ) và YHCT là ra sao...

10:04 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Cư sỹ
tôi nghĩ không nên tranh luận với bạn. tuy nhiên lại nghĩ bạn có thể là một người già, và tôi đã chạm tự ái của bạn, và nếu không nói gì bạn sẽ càng bực mình.
Tôi không nghĩ mình bức xúc, hay cáu sườn cáu đít với bạn làm gì cả. Còn nếu bạn cho rằng nhất định tôi phải cáu điên vì bạn và điều đó làm bạn hài lòng thì cũng chẳng sao cả.
Tôi chỉ nói bạn dùng từ linh tinh, vì không có những từ "lí khí, thực khí, âm dương cơ", kinh dịch thì không phải thống kê. chữ tùy táng bạn dùng là sai, bởi lẽ tùy táng không phải là phương thức xử lý xác chết, mà là những đồ, vật được chôn cùng với người chết. v.v. thay vì giải thích bạn lấy ở đâu ra những chữ trên, và nghĩa của chúng là gì, thì bạn lại nói luyên thuyên tiếp toàn chuyện nào là tôi chưa đi hết bể học nên không thể biết bạn lấy chữ đó ở đâu ra, nào là tôi không đạt tới ngộ đạo, chân lý vì những lý do gì, rồi làm thế nào thì có thể được như cục cứt v.v. đúng là vô cùng hoang đường.

9:28 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid, tuy câu hỏi của bạn không dành cho mình, nhưng có một ý rất nên trao đổi, đó là ý dịch không phân biệt tốt xấu mà chỉ là sự biến đổi. Đã đành âm dương tiêu trưởng có thể nhìn như một dạng năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác một cách vô tình, như một cái máy, theo quy luật vật lý hay tự nhiên, không có tốt xấu. Tuy nhiên không phải quan điểm nào cũng cho là như vậy. Kinh Dịch là một trong ngũ kinh Nho giáo, mà quan điểm nền tảng của nho giáo là hữu vi, tức là có phân biệt tốt xấu, quân tử tiểu nhân. Nếu bạn đọc Kinh Dịch, sẽ thấy toàn bộ nội dung xoay quanh việc trong từng bối cảnh của mỗi quẻ, mỗi hào, người quân tử làm thế nào thì là đúng, là tốt, là cát, còn ứng xử thế nào thì hung thì hối. Dịch lý tuy không có phân biệt tốt xấu, nhưng khi đã áp dụng vào bất kỳ lĩnh vực gì, dù là y hay phong thủy, đều có nghĩa là có ý hữu vi, thì lúc đó không còn là không phân biệt nữa.

Sương, về cơ bản, ta có thể hiểu sự phát triển dịch lý như sau:
1- ban đầu, chỉ có các vạch âm dương phối hợp với nhau thành các quẻ, mà người ta cho rằng Phục Hy đã làm. các vạch này là biểu tượng của dịch, tức là nguyên lý biến đổi âm dương trong vũ trụ, không hình tướng, không tốt xấu.
2- Văn Vương, Chu Công ngồi liên tưởng, nghĩ ra tên, tượng cho các quẻ, các hào, khiến cho người ta có thể liên tưởng tới những tình huống trong đời sống, như nuôi dưỡng, quân sự, cách mạng, đào giếng v.v. và hình dung ra mỗi tình huống sẽ phát triển từ thấp tới cao như thế nào, rồi biến đổi tiếp thành cái gì.
3- Khổng tử lại ngẫm tiếp về quy luật đó, và dạy thêm rằng người quân tử trong từng bối cảnh đó thì làm thế nào, để có thể vẹn toàn được những đức cần thiết của người quân tử như nhân hiếu trung tín v.v.
4- Sau này những nhà ngũ hành gia lại đề xuất ra những học thuyết về ngũ hành, rồi áp vào kinh dịch để nói rằng sự vận động của các quẻ cũng đúng với thuyết ngũ hành sinh khắc.
Khi người ta nói chữ Dịch Lý, thường thì người ta chỉ nghĩ tới âm dương, ngũ hành, bát quái v.v., tức là cái quy luật vũ trụ trong dịch, và thường thì khái niệm này liên quan tới đạo giáo.
Nhưng khi nói chữ Kinh Dịch, hay Chu Dịch, là chủ yếu nói đến những bài học luân lý mà Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử và các nho gia chú giải sau này viết ra cho đệ tử theo.

Từ đó, việc áp dụng dịch lý trong yhct có 2 hình thức chính
1- hình thức thông dụng là người ta sử dụng các học thuyết âm dương ngũ hành trong yhct, và coi đó là dịch lý, vì cho rằng dịch cũng theo nguyên lý âm dương ngũ hành. Tuy nhiên giữa những nguyên lý y học này và 64 quẻ kinh dịch thì mối liên hệ rất chung chung.
2- Người ta sử dụng trực tiếp Kinh Dịch, khi đó người ta phải tìm cách quy một hiện trạng bệnh lý nhất định về được 1 trong 64 quẻ. Từ đó người ta sẽ có một chỉ dẫn chi tiết là tình trạng bệnh lý đó sẽ phát triển từ đâu tới đâu, đi theo quy luật nào, và nên ứng xử trong từng giai đoạn như thế nào. Trên thực tế, việc quy được một tình trạng bệnh lý về một quẻ là rất khó khăn và chủ quan, phụ thuộc trực giác của lương y. cái khó của yhct là không có những mẫu bệnh điển hình như tây y, chẳng hạn viêm gan siêu vi là cho con siêu vi này gây ra. người ta không quan tâm tới con siêu vi, mà quan tâm tới sự mất cân bằng của cơ thể đã làm cơ sở cho con siêu vi tác quái, mà sự mất cân bằng này thì tại mỗi người, mỗi lúc lại một khác. việc lý giải tình trạng này về âm hay dương, âm thịnh hay dương thịnh, hay ngũ hành còn tương đối đơn giản, nhưng đưa về được 1 quẻ, tức là một tổ hợp cụ thể của 6 thanh âm dương thì vô cùng phức tạp.

8:43 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

em đoan la cũng như ứng dụng trong phong thuỷ thôi vì cái nhà cũng chả khác gì cơ thể xét theo nghĩa nào đấy.

7:36 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Sương

Cảm ơn bác Hoàng Nam, đúng là lúc đầu câu hỏi của tôi có phần không thành ý, nhưng thấy bác trả lời chu đáo tôi rất trân trọng.
Tuy nhiên tôi muốn hỏi: Nói âm-dương biến đổi thì cái ấy là Dịch, còn nếu bảo áp dụng KINH Dịch trong Y học cổ truyền thì tôi thắc mắc áp dụng thế nào? Dùng các quẻ à? Bác có thể cho một thí dụ cụ thể về áp dụng Kinh Dịch trong chữa một ca bệnh không?
Cảm ơn bác trước.

6:14 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  candid

Bác Hoàng Nam viết có nhiều ý hay, nhất là ý Dịch không phân biệt tốt, xấu mà chỉ là sự biến đổi. Bác viết một bài về Dịch và phong thuỷ để mọi người tìm hiểu thì tốt quá.

0:01 Friday,6.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam – Cư sĩ

@ Sương: Tôi không biết bạn làm nghề gì và câu hỏi có thành ý hay không, nhưng thôi tôi biết gì thì nói vậy. Bản chất việc Chẩn đoán, Lý, Pháp, Phương, Dược của YHCT là tuân thủ theo lý Âm Dương, YHCT chữa bệnh dựa trên cơ sở cân bằng Âm Dương trong cơ thể người bệnh. Mà học thuyết Âm Dương lưu lại kinh điển nhất là pho Kinh nói lên bản chất của vũ trụ là sự chuyển động mà sinh ra vạn vật. Âm chuyển động sang Dương và ngược lại Dương chuyển động sang Âm. Cụ thể là khi trái đất dịch chuyển từ điểm Đông chí sang Hạ chí là từ cực Âm sang cực Dương, vì vậy thời tiết trên trái đất sẽ thay đổi từ lạnh sang ấm. Ngược lại khi trái đất ở phía bên kia của vòng Hoàng Đạo thì trái đất từ điểm Hạ chí di chuyển sang điểm Đông chí là sự dịch chuyển từ Dương sang Âm. Thế là đủ 1 vóng khép kín. Từ Âm sang Dương rồi lại từ Dương về Âm. Tại sao học YHCT lại phải học Kinh Dịch. Khi trái đất di chuyển sẽ tạo lên thời tiết thay đổi, thời tiết thay đổi khiến Lục Khí thay đổi. Lục khí thay đổi thái quá hóa Lục Dâm. Lục Dâm làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người vì con người sống giữa trời đất nên ảnh hưởng bởi khí hậu do Âm - Dương - Hàn - Nhiệt tạo ra. Một trong các nguồn gốc gây bệnh cho con người là do không bắt kịp sự thay đổi của môi trường. Vì vậy nên muốn Chẩn cho tốt thì phải hiểu về Âm- Dương cụ thể là Hàn - Nhiệt - Hư - Thực - Biểu - Lý theo bát cương. Từ đó mới dựa trên cái Lý là cân bằng Âm Dương mà ra Pháp trị (sử dụng Bát Pháp - 8 cách để chữa bệnh) rồi Phương huyệt sử dụng thế nào, dụng Dược ra sao trên cơ sở Lý và Pháp đã vạch ra. Nói sơ sơ vậy thôi chứ diễn giải ra thì hết 1001 đêm.

@ Phó Đức Tùng :
Thứ nhất : Hôm nay lang thang theo chủ đề cùng tác giả tôi có đọc được bài mà bạn nhắc đến Kinh Lạc, Huyệt Đạo, Âm Dương Biểu Lý chắc bạn cũng có kiến thức về YHCT, như vậy tôi đã sai khi nói bạn chưa đến ngưỡng Bác. Nhưng tôi nhận thấy bạn đã cmt với cảm xúc rất chi là "cáu sườn" vậy tôi có thể hỏi bạn tại sao các cụ lại gọi là "cáu sườn" mà không phải là cáu mông, cáu bụng, cáu ngực.

Thứ hai : Tôi đọc bài có tên nôm na là
- Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic
- Khi Phật không giảng nữa, và đèn ta tối thì sao?
Thì tôi mới hiểu thêm chút chút về con đường hướng đến Đạo của bạn. Xin có một chút tâm sự thế này. Nếu anh tưởng anh đã đạt đến học vị tiến sĩ của một môn mà anh đã nghĩ rằng các môn khác anh cũng có kiến thức tương đương là anh gặp sai lầm thứ 1. Và con đường đến Đạo mà anh xem xét, soi mói bằng logic là anh gặp tiếp cái sai thứ 2. Tiếp theo nếu anh định tìm hiểu Phật Pháp bằng trí là cái sai thứ 3. Ba điều sai này sẽ ngăn cản anh đến với Pháp. Bởi anh không thể dùng Trí để Định. Càng dùng Trí anh càng loạn động. Càng xa Đạo. Thấy anh tiến sĩ mà nhận làm cục ...ứt tôi cũng thấy thương lắm. Nếu anh có Duyên tôi có thể chia sẻ cách thức tu tập để đến khi anh cảm thấy hoan hỷ mà Vô Ngã như cục ...ứt thì tuyệt quá.

@ Riêng&Chung : Tôi không biết mình là Tiểu hay Đại nhưng biết rằng còn thương, còn chữa là cũng chỉ đến thềm của Đạo. Bởi cũng biết Đạo là không có lòng Nhân. Còn thương, xót là chưa thoát được. Mà tôi thì mỗi lần thấy bệnh nhân đau đớn mà biết không giúp thì không đúng nghiệp. Thôi thì chữa bệnh thôi, chẳng ai chữa được mệnh.

22:13 Thursday,5.2.2015

Đăng bởi:  Sương

Bác Cư sĩ cho em hỏi tí, câu bác nói: "Nghề YHCT của chúng tôi áp dụng Kinh Dịch là một học thuyết căn bản để xây dựng hệ thống lý luận sâu rộng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh" có nghĩa là sao ạ, lần đầu em nghe đấy. Mong bác nếu không phiền và nhân tiện quảng bá cho mọi người nghe về YHCT thì giảng giúp sơ qua câu này, áp dụng Kinh dịch vào YHCT là áp dụng như thế nào, và Kinh Dịch là học thuyết căn bản là căn bản ra sao ạ.
Cảm ơn bác nhiều.

21:51 Thursday,5.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Đạo càng tìm sâu càng ... giống nhau, vì tính rộng lớn mà bao dung. Thuật càng theo đuổi càng xa khác nhau, vì tính xét nét và cạnh tranh. Quân tử trọng đạo hơn trọng thuật, nên "quân tử hòa nhi bất đồng". Tiểu nhân trọng thuật hơn trọng đạo, nên "tiểu nhân đồng nhi bất hòa". Người học thuật mà thông được đạo, hẳn cũng là bậc quân tử, người học đạo mà chăm chú dụng thuật thì dễ sa vào tiểu nhân. Kinh dịch vốn là đạo.Y học cổ truyền vận dụng kinh dịch, là thuật. Phong thủy vận dụng kinh dịch, cũng chỉ là thuật. Nói về thuật có cái thú vì nó ngày càng tinh xảo, rắc rối. Nhưng dễ sa vào trường phái bất dung hòa, đánh mất tinh thần chia xẻ và học hỏi. Buồn thay :))

19:51 Thursday,5.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bể học quả là vô biên, nhưng so với cái thăm thẳm của dốt nát và tự phụ chỉ như giọt nước. cám ơn cư sĩ đã có giáo huấn đầy sinh động.

14:53 Thursday,5.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam – Cư sĩ

@phó đức tùng,
Cám ơn anh đã cmt. Anh đọc cmt của tôi và thấy một số thuật ngữ nó "linh tinh" là đúng. Bể học vô bờ, anh bức xúc là do anh mới ở ngưỡng Uyên chưa tới ngưỡng Bác. Nghề YHCT của chúng tôi áp dụng Kinh Dịch là một học thuyết căn bản để xây dựng hệ thống lý luận sâu rộng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh nên chúng tôi phải học nó rất kỹ. Nên những gì ăn theo "nó" một cách duy lý chúng tôi rất dễ dàng nhận ra. Ở đây không phải là trường học nên tôi sẽ không giải thích nhiều mà để anh tự tìm hiểu trải nghiệm, biết đâu đấy nó lại là một cuộc thám hiểm thú vị cho anh trong khu rừng kiến thức rộng lớn của cổ nhân.
Cám ơn anh đã cùng tranh luận.

20:42 Wednesday,4.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Cái bạn cư sĩ này dùng từ linh tinh nhỉ. Bạn lấy đâu ra mấy từ "lý khí", "thực khí", khí là gì? lý khí là gì, thực khí là gì? Lại còn ám thị là gì, tùy táng là gì, rồi bệnh nguyên phát với thứ phát? Học thuyết kinh dịch mang tính thống kê ghi chép mà không có thực chứng? Lại còn bàn về ý nghĩa sống chết, linh hồn đi về đâu v.v.

18:56 Wednesday,4.2.2015

Đăng bởi:  Hoàng Nam – Cư sĩ

Phong thủy phương Đông chia làm 2 trường phải Lý khí và Thực khí. Phần thực khí ảnh hưởng đến môi trường sống nhiều hơn, phần Lý khí chỉ giải quyết vấn đề ám thị. Còn về Âm, Dương cơ nên hiểu một cách khoa học là phần nhìn thấy và phần không nhìn thấy, nổi và chìm.


Tục sắp đặt phong thủy Âm phần cho người chết chỉ có giá trị nhất định về mặt Tâm linh bởi nó ảnh hưởng từ phong tục tùy táng của một số dân tộc. Ví như tục Điểu táng tại Tây Tạng thì phong thủy Âm phần mồ mả gần như không có đất sống bởi quan niệm của họ coi thể xác của người chết là phần nên trả về với cát bụi. Tục đặt phong thủy cho mồ mả người chết gần như chỉ có ý nghĩa tâm lý với người sống. Câu nói "Sống về mồ về mả, không ai sống về cả bát cơm" hầu hết mọi người đều hiểu sai về nó rồi làm cho nghĩa địa như một đô thị cho người chết, sống đã khổ về cạnh tranh, chết cũng cạnh tranh, lòe loẹt. Linh hồn người chết thì siêu thoát vào vũ trụ còn cái xác phàm chỉ là cát bụi, làm sao cư xử cho hợp vệ sinh, và hợp với phong tục địa phương là được. Câu nói dân gian "sống về mồ mả..." mang ý nghĩa nhắc nhở thế hệ đi sau nhớ tới truyền thống, nhớ tới công lao người đi trước thì hợp đạo hơn.


Trường phái phong thủy Lý khí bắt nguồn từ học thuyết Kinh Dịch chỉ là một nhánh trong nhiều ứng dụng mà trường phái Đạo Gia (người hành nghề là các Đạo Sĩ) cũng chỉ là một học thuyết duy lý mà không có nguồn gốc khoa học thực chứng, chỉ là sự thống kê ghi chép nhưng đã mai một vì chỉ mang tính ám thị là chính. Cho nên phong thủy học phương Đông xuất phát từ TQ nên nó phục vụ nhiều cho khí hậu các vùng ở TQ, về sau các hán tử nước ta nhập khẩu tài liệu về mà không có chỉnh lý cho phù hợp với đặc thù khí hậu nước ta dẫn đến nhiều sai lệch.


Tựu chung lại Phong thủy thực khí (thực tế) quan trọng hơn lý khí - tác dụng ám thị (lý thuyết - gốc từ Kinh Dịch). Phong thủy thực khí thì tổng kết trực tiếp từ môi trường của địa phương phối hợp với các điều kiện tự nhiên. To thì một vùng miền, nhỏ thì là một tỉnh, huyện, xã, thôn, nhỏ nữa là nhà cửa của từng gia đình, nhỏ hơn nữa là phong thủy tâm lý của từng con người sống trong nhà. Làm sao cho hợp với tự nhiên, hợp với đạo lý, hợp với tính cách, rồi bệnh trạng nguyên phát, thứ phát của con người nhằm phục vụ cho đối tượng quan trọng nhất là con người. Người biết sơ sơ hay lợi dụng sự huyền bí là che mắt thiên hạ, hoặc để tư danh, tư lợi.

15:12 Thursday,31.10.2013

Đăng bởi:  Thịnh

Bài viết hay và phân tích khoa học. Có bắt tay vào làm nhà với mua nhà mới thấy cái cụm từ phong thủy bị làm cho rắc rối quá, bí hiểm quá. Mình hoàn toàn tán đồng với bài viết trên. Hãy để khoa học lên tiếng và để cho cá nhân tự cảm nhận phong thủy của mình phù hợp với nơi ở của mình.

7:02 Friday,15.3.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi bạn M Cóc,
Hôm qua tôi có viết : “Vận dụng Kinh dịch để lý giải hay tiên đoán các lĩnh vực của đời sống, điều này không cần phải bàn vì không có gì mới mẻ bạn không cần phải trầm trọng như vậy...” Nói thế này là sai rồi! tôi chân thành xin lỗi bạn M Cóc, mong bạn bỏ qua.

22:54 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  admin

@ Văn Phản: Soi không đưa cmt của bạn lên. Ở Soi đủ những cmt như thế rồi. Nếu bạn không thích đề tài phong thủy thì bạn sang mục Hí họa hoặc mục Ăn uống mà đọc, còn chỗ người ta bàn phong thủy, bạn lại phủ nhận phong thủy, Soi thấy thế là... vô duyên. Ngoài ra, Soi càng ngày sẽ phải càng chặt chẽ trong việc kiểm soát cmt, chứ có nhiều bạn như Văn Phản, vào đây chả góp thêm được gì ngoài việc bắt lỗi người khác, đọc rất mệt và làm mất cả vui.

22:39 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

câu của Khổng Tử  để suy ngẫm và bàn luận, chứ không phải để “vui là chính” bạn nhé. Thế comment của bạn khoa học chỗ nào ? ;-) Giàng A Pháo này, bạn so Phong Thủy với Gangnamstyle thì bạn cũng vui tính thật, vui như Pháo! Mình không phải kiến trúc sư với chuyên gia phong thủy, vào đây ngó thông tin một tí mà đau hết cả lưng ;-)

21:41 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  Giàng A pHáo

Còm rồi mới lườm xuống dưới thì thấy các bác đã còm trước "bố tướng mẹ tá". Tks.

21:34 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  Giàng A páo

Viết thế này thì "vui là chính" như bạn viết ở trên, không thấy "khoa học" là chính chi cả.
Funsui đang mốt, e mấy hôm nữa lại giải tán thôi, kiểu như Gangnam style... Nói thế không có nghĩa là không nên ăn ở khoa học.

20:45 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Mình có vài quan sát sau chia sẻ với các bạn :
- Singapore thì mình không biết, nhưng ở châu Âu bây giờ rất nhiều trí thức Tây áp dụng phong thủy (fengshui) vào kiến trúc và nội thất. Mình không cho Phong Thủy là trò mê tín dị đoan. Vấn đề là trong lĩnh vực nào thì cũng có những người hiểu sai, hiểu chưa tới, và cả những  kẻ  lợi dụng một cách tiêu cực.
- Bạn Trần Kha nói là giá trị của con người là ở chỗ biết nhận lỗi khi mình mắc lỗi. Đấy chỉ là một phần nhỏ thôi bạn. Giá trị của con người chính là khi họ tôn trọng giá trị của người khác. Cái này hợp với xu hướng fairplay của thế giới. Mình thích comment của bạn M Cóc,  sâu sắc, cân bằng và cũng rất open. Cảm ơn Lê Phương về bài viết.
- Cuối cùng, mình thấy Khổng tử có câu: Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích ! Chả đáng suy ngẫm lắm sao ?Theo mình hiểu câu này thì Phong Thủy chỉ hiệu quả và hỗ trợ khi con người sống thiện, tâm tốt. Còn nếu sống ác, tâm xấu thì phong thủy cũng chả ích gì, phải không ạ ?

20:41 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi bạn M Cóc,
Vận dụng Kinh dịch để lý giải hay tiên đoán các lĩnh vực của đời sống, điều này không cần phải bàn vì không có gì mới mẻ bạn không cần phải trầm trọng như vậy. Quan trọng là hiểu ta đang làm gì, vận dụng như thế nào, dụng bao nhiêu là đủ để đạt kết quả cuối cùng. Giống giải toán vậy, giải xuôi hay ngược nếu không ra đáp số thì cũng chẳng nên cơm cháo gì.

20:20 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Phương,
những lĩnh vực mà nay ta thường gọi là phong thủy trong lịch sử đã từng có những tên khác nhau ở những thời đại, trường phái khác nhau. Những tên này cho thấy trọng tâm chú ý của các thời, các phái này không đồng nhất. 
Bản thân khái niệm "phong thủy" được coi là khởi nguồn từ Táng Kinh của Quách Phác, đại khái nói: "khí là bản chất của địa lý. Khí gặp phong thì tán, gặp thủy thì tụ. Bởi cách vận hành của khí không có gi ngoài tán tụ, nên có thể nói bản chất của địa lý không có gì ngoài phong thủy" Khái niệm khí này tất nhiên có thể được hiểu là những luồng sinh khí chạy nổi trên mặt đất, có ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc, môi trường sống của con người. Nhưng phần đó chỉ là ngọn của núi băng. Cái mà các nhà phong thủy thực sự quan tâm là luồng khí chạy ngầm trong đất. Những luồng khí này có mối liên hệ qua lại với những thứ hiện diện trên mặt đất, vì thế Hình phái trong Phong thủy cho rằng có thể dựa vào việc quan sát hiện tượng bên trên như Long Sa Hướng Huyệt để suy đoán bên dưới, giống như bác sỹ xem sắc bệnh nhân để đoán bệnh bên trong. Tuy nhiên cũng có Lý phái cho rằng có thể thuần túy dựa trên lý luận về âm dương ngũ hành, cửu cung phi tinh v.v. để nắm về địa lý.
Bới vì địa khí chạy chủ yếu phía dưới mặt đất, nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến âm trạch hơn là tới dương trạch. Mặt khác, phần mộ lại bị động, không thể tự xoay chuyển, vì thế việc xem phong thủy cho âm trạch được coi là quan trọng. Còn đối với dương trạch, vì người sống sẽ có nhiều cách thích nghi, thay đổi khi thấy có sự bất hợp lý, nên vai trò của phong thủy sẽ không mang tính quyết định bằng.
Trong lịch sử, phong thủy có gắn bó mật thiết với Nho Giáo, mà trong Nho Giáo thì thế giới âm đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ triết luận, vũ trụ và nhân sinh quan. Mỗi đời người chỉ là một hạt nhỏ trong một chuỗi quan hệ dòng tộc vô tận từ quá khứ tới tương lai. Vì thế, những suy tính chiến lược đều mang tính liên thế hệ, chứ không phải giải pháp thường nhật. Mỗi con người đặt lợi ích của bản thân mình sau trách nhiệm với quá khứ và tương lai. Chắc bạn đã từng nghe những câu như "sống về mồ về mả, chứ ai sống về cả bát cơm", hay là "sống chết coi nhẹ như lông hồng, cốt sao để đức cho con cháu". Về phần này, nếu bạn thích có thể đọc phân tích của Solofiev, cực hay.
Cuối cùng, khi tôi nghiên cứu phong thủy, vấn đề không phải là tin hay không tin, mà là tìm cách hiểu xem tại sao người ta lại làm như vậy, với logic gì, và có những hiệu quả, ảnh hưởng thế nào. Và trong các logic, các hiệu quả, thì những thứ tôi thấy hấp dẫn nhất là những thứ không thể quy về một kiến thức vật lý hay tâm lý thuần túy, mà là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố.

19:50 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  M Cóc

Anh Tùng là người may mắn, vừa tiếp thu tinh thần khoa học logic của phương Tây, vừa có căn cốt triết lý Phương Đông, nên anh cách anh nhìn phong thủy một cách cẩn trọng cũng là điều dễ hiểu. Bạn KT SU nói anh Tùng chơi bài né coi chừng oan cho anh Tùng.
Mình nôm na cho rằng thế này. PHONG THỦY là tự nhiên, mà tự nhiên là vô cùng, ta vơ lấy được một chút rồi gọi nó là "phong thủy". Tất nhiên cái "phong thủy" này chỉ là một mảnh rất nhỏ của PHONG THỦY. Giống như một anh học 5 năm đại học Kiến Trúc ra trường, danh chính ngôn thuận xưng là kiến trúc sư nhưng chưa chắc đã thực hiểu kiến trúc là gì.
Tinh thần đạo học Đông phương, cô đọng nhất có thể thấy trong Phật giáo, Lão giáo hay Dịch học: mọi sự vận động gói trong 4 chữ: THẦN - Ý - KHÍ - HÌNH, trong đó ý - khí là cặp bài trùng đi với nhau nên có thể gọn lại thành 3 chữ THẦN - KHÍ - HÌNH. Tạm lấy KHÍ làm xuất phát điểm, từ đó đi về THẦN là chỗ tối giản tuyệt đối, đi về HÌNH là chỗ phát triển vô cùng vô tận. Phong thủy cũng vậy, sở dĩ có cái gọi là phong thủy là vì từ chỗ THẦN đã động thành cái KHÍ (âm) rồi biểu hiện sang HÌNH (dương). Chỗ cứu cánh của mọi tôn giáo, mọi triết lý (cả Đông và Tây) cũng đều hướng về chỗ THẦN, phong thủy cũng không ngoại lệ. Ngày nay, người nghiên cứu và người làm thường chỉ nghiên cứu phần hình (là chỗ ứng dụng, phần ngọn). Điển hình với phương Tây với tư duy logic là thế mạnh đã áp dụng phong thủy như một khoa học rất hữu hiệu. Nhưng nếu phong thủy chỉ dừng lại ở chỗ hình thì giống như ông học trò lười, học mót được bài thuốc hay rồi gặp ai có biểu hiện bệnh lý tương tự cũng kê đơn giống nhau, giết người có ngày. Thế nên mới xuất hiện người như bạn Lu nêu ra nhưng ví dụ phản biện cũng rất có lý (vì thực ra chẳng có cái lý nào là vô lý cả). Một số người đi vào phong thủy cao tay hơn, tiếp cận đến phần KHÍ, thì yếu tố hình chỉ là phương tiện sử dụng, chẳng có hình thức nào của phong thủy là hoàn toàn tốt, cũng chẳng có hình thức nào là hoàn toàn xấu. Hơn nữa, xấu với người này có thể là tốt với người kia và ngược lại. 
Mình nói vậy vì thấy nhiều bạn tranh luận hình như trích quan điểm không đồng với mình hơn là thực sự muốn tìm hiểu vấn đề cho sâu hơn. Người còn đang loay hoay với HÌNH thì coi trọng HÌNH, người còn tiếp cận chưa sâu với KHÍ thì dễ xem thường HÌNH. Thực tế, hình và ý là 2 mặt khách quan, hỗ tương, nhưng có khác về vai trò. Giống như trên bàn cờ tướng, thế cờ là khí, quân cờ là hình vậy. 
Có vấn đề thế này, trừ khi bạn là người có trực giác bẩm sinh, còn không nếu bạn muốn đi sâu vào môn phong thủy, không thể không thấu Dịch học. Nói cho cùng. Dịch là Đạo của trời đất, phong thủy do Cảm được mà Ứng ra cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. 
Về phần THẦN, mình không dám lạm bàn, rất mong được sự chỉ giáo của anh Tùng cùng các anh.

18:05 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi bạn Phó Đức Tùng,
Bạn để vài dòng cmt so sánh về đông tây tuy rất ngắn nhưng là sự cô đọng chất lượng, tôi hoàn toàn đồng ý tuy lăn tăn chút ít, như sau:
- Để cho người không rành đề tài phong thủy, cách tiếp cận tốt nhất là cố gắng tối đa quy hồi những cái phức tạp thành những điều giản dị, thành một cuộc dạo chơi nho nhỏ, để… dễ tiêu hóa và xa xôi hơn biết đâu có ai đó chợt cảm hứng mà bắt tay vào nghiên cứu.
- Quan điểm khác bạn: tôi cho rằng phong thủy người Việt mình (Á Đông thì rộng quá chưa dám khẳng định) vốn dĩ không choàng cả phần tâm linh (phần âm, tổ tiên…) vào trong, có thể trên con đường đi tìm sự lý giải nào đó còn mắc kẹt người ta đã rủ rê nó vào. Có lẽ tôi là cá thể trong phe thiểu số thích đi ngược chăng? Chắc còn nhiều điểm khác biệt lắm đây.
Mong được đọc thêm những bài viết khác khi nào bạn Tùng có điều kiện về thời gian nhé!
--------------------------
Gửi bạn Trần Kha,
Tôi biết, bạn đã nhập môn phong thủy rồi, cứ tiếp tục đi thôi, giai đoạn này nói chung ta không nên tranh cãi nhau hay bắt bẻ làm gì, mất vui. Ngẫm thấy cái nào sáng thì thu vào còn lờ mờ cứ từ từ để sau. Biết đâu một thời gian sau, bằng sự nghiên cứu nghiêm chỉnh và sự chiêm nghiệm nào đó làm bạn sẽ phục anh Tùng hôm nay và ngược lại cho cả anh Tùng, biết đâu!. Mà quan trọng nhất, đừng bị “tẩu hỏa nhập ma” nhé!
--------------------------
Gửi bạn Tran Quang Lu,
Bạn mổ xẻ ví dụ làm gì cho mất công, bởi còn rất nhiều ví dụ khác mà chỉ đúng trong một số hoàn cảnh nhất định. Này nhé, cùng vấn đề là hướng nhà nhưng có rất nhiều cách áp dụng trong từng trường hợp cụ thể như vùng đồng bằng, miền núi hay duyên hải. Không ai dại đến mức áp dụng một cách máy móc mà không nghiên cứu xem xét cả. Bạn hiểu ý tôi muốn nói không?
Bạn không thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhu cầu áp dụng phong thủy trong cuộc sống? Nhà bạn có cửa sổ chứ? Có treo rèm không? Nếu có thì xin hỏi vì sao bạn treo rèm? Có phải vì để cản bớt ánh sáng và tránh hàng xóm nhìn hay không? Nói theo cách giản dị thì ta cần bóng tối để ngủ và không thích bị làm phiền. Còn nói theo ngôn ngữ của các thầy: ta đang cân bằng âm dương, tạo sinh khí và hóa giải luồng sát khí, nghe có dị đoan hay biến thái không nào?
Hàng ngày trong từng hoạt động có ích hướng đến an toàn của mình, chúng ta vô tình không biết rằng là ta đang thực hành phong thủy ở nhiều cấp độ khác nhau.
 

16:26 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  phuong

Gửi bạn Trần Quan Lu, bạn đã lấy số liệu từ đâu để đưa ra kết luận là những người tin theo phong thuỷ là những người dân trí thấp(?), bạn nên nhớ rằng theo báo chí internet tổng hợp thì tốn tiền cho phong thuỷ toàn là quần chúng đại gia lắm tiền nhiều của và dĩ nhiên trí tuệ của họ cũng không thấp hơn bạn đâu. Singapor là một nước rất phát triển nên chắc chắn rằng bạn không cho dân trí của họ thấp chứ, nhưng tất cả các trung tâm thương mại, kể cả văn phòng làm việc đạ đa số họ đều bài trí và tổ chức theo phong thuỷ...
và đây là 1 số phản biện không chính xác của bạn:
1/Nhà ở vị trí ngã 3 dùng để kinh doanh thì tốt nhưng dùng để ở thì không tốt đâu bạn, ngoài tiếng ồn, lớn hơn bình thường do là nơi giao cắt của nhiều luồn xe cộ và khả năng xung đột ở ngã 3 cũng là cực cao, nên phong thuỷ nói nhà ở ngã 3 không tốt thì chẳng có gì sai.
2/bệnh tật có thể gây ra bởi nhà cửa và các vật dụng trong nhà, nếu nhà đấy thông thoáng không tốt lại để nhiều vật dụng có hại cho sức khoẻ của con người...
Bạn có thể không tin nhưng đừng quá cực đoan như thế. Cho dù xã hội có văn minh đến đâu đi nữa thì cái con người không hiểu biết vẫn còn nhiều và chính vì chưa hiểu nên nó sẽ còn tồn tại mãi, đừng bảo là dân trí không cao thì nó mới tồn tại, rất ấu trĩ.

15:00 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Phong Thủy, trong lịch sử là một nghề kiếm cơm của một số người được nhân dân cần lao gọi là Thầy. Thầy địa lý thầy phong thủy. Ngày xưa, khi khoa học chưa phát triển, nhân dân thường mời thầy phong thủy đến để xem khu đất dựng nhà tốt hay xấu, có bị khí độc (bây giờ gọi là ô nhiễm) không, chỗ nào thì đào giếng để lấy nước sinh hoạt được...Và mở rộng ra với làng xã và kinh thành cũng vậy. Diện tích càng lớn thì level của thầy sẽ phải càng cao. Những người này có một số kinh nghiệm và thủ thuật, họ quan sát màu sắc của cây cỏ đất đai để biết vị trí đó đất tốt hay xấu, nước bị nhiễm độc hay không....Vì là nghề kiếm cơm nên nghề này thường là cha truyền con nối, hoặc chỉ truyền cho người trong nhà, gọi nôm na là gia truyền.
 
Ngày nay khi khoa học đã phát triển, thì nghề này cũng bị thất truyền là điều tất yếu. Muốn biết đất đai, nước nôi, gió máy thế nào, chỉ cần lấy mẫu đưa vào máy xét nghiệm là ra kết quả, tỉ mỉ đến từng %, gió máy thì đo và vẽ được biểu đồ cụ thể của từng khu vực và từng mùa. Rất rõ ràng trực quan và sinh động. Tuy nhiên, ở một số nước kém phát triển như Tàu, Việt Nam, và một vài quốc gia Đông Nam Á khác, Phong Thủy đã bị biến thái thành hình thức mê tín dị đoan, các "thầy" phong thủy giả cầy đã lợi dụng để gây hoang mang cho quần chúng dân trí thấp, nhằm kiếm chác và trục lợi....Sau đây chúng ta hãy thử nhìn nhận và phân tích một vài ví dụ về phong thủy đã được nêu trong bài viết của bạn Lê Phương. Chúng ta sẽ thấy ngay những ví dụ đó là: TRUE or FALSE.
 
- Vài ví dụ đơn giản ta hay nghe hay gặp: Cửa nhà nhìn về phía Nam để tránh từ gió mùa Đông Bắc.  --------> FALSE. Nhà ở miền Trung (từ Đà Nẵng trở vào) và miền Nam thì đào đâu ra gió Đông Bắc mà tránh??? Hơn nữa nhà cửa ở vùng này họ cũng chả phải nhìn về hướng Nam, cũng chả phải trước cau sau chuối gì sất.
 
- ..... tương tự như nhà ở ngã ba vậy-------------> FALSE.  Ở thị trường bất động sản của những nước văn minh. Những lô đất vị trí ở ngã ba có giá cao hơn nhiều so với những vị trí không phải ngã ba. Vì nhà ở vị trí đó có view trước mặt rộng mở, không bị vướng, che khuất tầm nhìn bởi nhà đối diện.
 
- Nhà bên thuận an toàn hơn bên nghịch đường.---------->FALSE. Vô lí, đường 2 chiều thì sao??? Thuận bên này lại là nghịch của bên ngược lại. Ở một số nước sử dụng tay lái nghịch thì sao??? Một số người sử dụng tay chiêu thì sao??? Thế nào là thuận là nghịch???
 
- Hướng nhà, vị trí bếp ăn, cầu thang thuận hay nghịch, số bậc chẵn lẻ như thế nào---------> FALSE. Có nhiều nhà chỉ có một mặt thoáng duy nhất (nhà tập thể, chung cư) để làm lối ra vào, nếu chỉ vì hướng nhà không hợp mà không ở thì ra ngủ ngoài đường à??? Nhiều nhà cầu thang 2 vế, nhưng cứ bắt buộc số bậc phải lẻ (không hiểu???), thành ra đoạn chiếu nghỉ phải thêm bậc nhìn rất vô duyên.
 
Bệnh tật các thứ là do sinh hoạt không điều độ, ăn uống không khoa học, lười thể dục thể thao... chứ không phải do bàn nghế, đồ đạc, nhà cửa gây ra.
 
Kết luận: Tóm lại, theo quan điểm của mình thì Phong thủy ngày nay là hình thức mê tín dị đoan, lừa bịp, dùng mánh lới để kiếm tiền, gây hoang mang cho nhân dân cần lao. Và mọi khi dân trí chưa cao, xã hội chưa văn minh, thì hình thức biến thái này sẽ vẫn còn tồn tại.
 
 

13:24 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  KT SU

Bác Phó Đức Tùng quả là khôn khi vào tranh luận bất cứ vấn đề gì thấy bí là chơi bài né. Bảo là làm chuyên môn Kiến trúc thì bác bảo không coi kiến trúc là nghề chính, lúc bàn về phong thủy (tự bác nổ phát súng đầu) thì bác bảo là làm khoa học, không mê tín dị đoan. Mặc dù ai cũng thấy là trên các comment ở Soi đều thấy KTS Phó Đức Tùng tranh thủ đưa ra các quẻ, lời thoáng của Kinh dịch, phong thủy mỗi khi có dịp (như là đệ tử chân truyền của các cụ Trân Đoàn, Tả ao). Nhưng nói gì thì cũng chỉ là chỉ là nói qua loa thế thôi nhé, chứ bàn kỹ thêm thì KTS ta lại né. Thế thì bác cụ thể ra cái gì bác có chuyên tâm nhất để anh em còn biết mà tránh ra.
Vậy a! bác chê dân làng nghệ chúng tôi không đủ trình độ để hiểu nên "Người khôn ăn nói nửa chừng". Dưng mà bây giờ ở bển người ta cũng coi Phong thủy, thậm chí cả Kinh dịch cũng là khoa học rồi mừ. rõ là J. Jung và cả F.Julien cũng ngâm cứu kỹ cái mê tín dị đoan này và áp nó thành công trình khóa hoc rồi mừ.
Băn khoăn ghê gớm.

13:01 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Kha
Trước tiên, tôi nhắc bạn rằng tôi chưa từng tự cho là hiểu biết phong thủy, cũng chưa có lời khẳng định nào về phong thủy là gì như bạn. Tôi cũng chưa từng hành nghề phong thủy, xem cho ai hoặc lừa gạt ai để hưởng lợi cả.
Tôi cũng không có hứng thú tranh luận với bạn, vì có cảm giác bạn không thực sự muốn hiểu. Tôi đã nói trong comment về bài bạn Lê Phương là không phủ nhận những hiệu quả và kiến thức dạng khoa học của phong thủy. Chỉ có điều những thứ đó, phương Tây cũng nghiên cứu và nhiều phần còn sâu sắc hơn. Về phần tôi thì tôi thấy cái hay nhất, hấp dẫn nhất trong phong thủy là những mảng mà khoa học chưa quan tâm hoặc không đặt trọng tâm và đưa ra vài khía cạnh để mọi người tham khảo. Còn bạn muốn coi phong thủy là gì, bạn quan tâm đến điều gì thì tùy bạn. Nếu bạn thấy những khẳng định dạng như: "phong thủy là cái gì đó rất tự nhiên nhưng ta không bao giờ hiểu hết" thực sự mang lại sáng tỏ hơn về vấn đề cho bạn và mọi người thì tốt rồi.

12:07 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  trần kha

Trong cuộc sống, giá trị của một con người không phải là ở chỗ anh giàu hay nghèo, anh có học vị hay bằng cấp gì hay anh thuộc tầng lớp nào trong xã hội mà là ở chổ biết nhận lỗi khi mình mắc lỗi. Từ "cá thể" nội dung ý nghĩa của nó là chỉ một cá thể rõ ràng như thế không lẫn vào đâu được, hoàn toàn không thể ám chỉ một cộng đồng hay một quốc gia trong đấy bao gồm nhiều cá thể như anh nguỵ biện được.

Anh có lầm lẫn chăng khi cho rằng phong thuỷ không hướng tới một giải pháp đại chúng (?) trong khi phong thuỷ đã được nghiên cứu bằng phương pháp thống kê tổng hợp từ nhiều cá thể qua nhiều thế hệ mới có được những kết luận chung nhất, để ngày nay viết thành sách thành báo mà anh bảo là không hướng đến đại chúng? áp dụng phong thuỷ hướng đến cá thể chỉ dành cho các nhà phong thuỷ dỏm, lơi dụng sự cả tin của người khác để kiếm sống và thật là thừa thải khi phải khẳng định rằng nghiên cứu nào cũng có giới hạn trong một phạm vi không gian nhất định, vì điều này là hiển nhiên.


Nếu nói về vấn đề y học là một lĩnh vực khác, còn nếu nói về kiến trúc thì cho dù Âu Á Phi ... gì thì cũng đều quan tâm đến bố cục, tỷ lệ, vật liệu, màu sắc, chất cảm v.v. .. và phong thuỷ chỉ là một giải pháp để áp dụng vào kiến trúc, thì làm sao có thể đem phong thuỷ so sánh với kiến trúc phương tây được? Không thể lấy chỉ có một phần ra đem so sánh với một tổng thể được, bạn chỉ có thể đem kiến trúc phương Đông ra so sánh với kiến trúc phương Tây hoặc các giải pháp trong kiến trúc phương Đông so với kiến trúc phương Tây mà trong đấy phong thuỷ là một phần khác biệt thì may ra. Ai đời đem cái khí ra đề mà so sánh với cái hình thì thật là khập khểnh và không hợp lý.

Phần âm là yếu tố rất mơ hồ, đây chính là kẻ hở để để những người gọi là biết phong thuỷ đi lừa mị người khác. Người phương Tây vẫn nghiên cứu tìm hiểu tới phần âm đấy bạn chỉ là họ vẫn chưa hiểu nên họ không quan tâm thôi, mà khi đã không hiểu thì họ xem như không có, không biết chứ không nâng nó lên tầm huyền bí như những người tự cho mình là nghiên cứu và hiểu về phong thuỷ ở phương Đông để rồi tự xem nó là công thức và buộc bản thân và người khác phải nhắm mắt áp dụng mặc dù chẳng chứng mình được nó là cái gì ngoài niềm tin.

10:10 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Kha
Mình muốn bổ sung thêm một ý cho rõ:
Nếu bạn cho rằng mọi việc chung quy cuối cùng đều phục vụ cuộc sống con người thì không có gì con người làm mà cuối cùng lại không có hệ quả với cuộc sống của con người. Tuy nhiên không thể nói vì vậy mà con người là đối tượng duy nhất bị ảnh hưởng hoặc là đối tượng quan tâm duy nhất của mọi tư duy.
Nếu bạn nghiên cứu nông nghiệp, chăn nuôi trồng trọt, thì tất nhiên cuối cùng là để cho con người, nhưng đối tượng trực tiếp cần phải quan tâm vẫn là cây trồng, vật nuôi.
Nếu bạn cúng bái, đốt vàng mã, làm tang ma, xây mộ, bốc mộ v.v. thì trước hết bạn phải cho rằng có ma quỷ, vong hồn, và những thứ service bạn làm đó là để thỏa mãn, phục vụ âm giới này. Còn chuyện qua đó bạn xin xỏ được gì, hoặc nhờ đó tâm lý bạn được yên ổn, thì là hệ quả gián tiếp.

9:50 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Trần Kha,
Nếu chỉ nói Phong thủy là một cái gì đó thuộc tự nhiên mà con người đã, đang và sẽ tìm hiểu nhưng không bao giờ hết thì phong thủy không là cái gì cả, vì bất kỳ lĩnh vực nào cũng đúng với định nghĩa trên.
Mình nói tính cá thể ở đây không có nghĩa là một người duy nhất, cũng có thể là một cộng đồng, một quốc gia. Nhưng cho dù đối tượng là gì thì trọng tâm nghiên cứu vẫn là tìm một giải pháp special cho một tình huống, một địa điểm, thời điểm, đối tượng cụ thể, chứ không hướng tới một giải pháp universal, kiểu như một giải pháp quốc tế, toàn cầu.
Về chuyện đặc rỗng, tất nhiên phải quan tâm cả hai, nhưng mình đã nói vấn đề là ở trọng tâm đặt vào đâu. Để cho dễ hiểu, bạn có thể so sánh y học cổ truyền với y học phương tây. Y học cổ truyền thì hình dung bản chất của con người ở khí, là những luồng sinh khí vô hình lưu thông qua các kinh mạch. trong khi phương tây chú trọng hơn vào cơ, xương, giải phẫu phần cứng. Giữa phong thủy và kiến trúc phương tây cũng có điểm khác nhau cơ bản như vậy.
Vấn đề phần âm chắc chắn là nội dung cơ bản của phong thủy. Việc xác định âm trạch còn quan trọng hơn dương trạch. trong dương trạch thì phần xác định bàn thờ lại là số một. Ngoài ra có rất nhiều thực hành khác có lý do ảnh hưởng tới những yếu tố như phúc đức, tức là hướng tới đời sau, không phải hệ quả trực tiếp cho người sử dụng. Tất cả những nội dung này bạn có thể thích hay không thích, nhưng đều là phần quan trọng trong phong thủy.
Mình cũng là người làm khoa học, không phải thầy bói, do đó mình cũng không thích tất cả những thứ âm u mờ mịt, mê tín dị đoan, không rõ căn cơ thế nào. Tuy nhiên mình muốn nói là có rất nhiều thực hành, giải pháp phong thủy nếu chỉ soi xét từ góc độ khoa học phương tây thì không có logic, nhưng xét trong mối quan hệ với hệ thống triết lý phương đông thì không phải không có căn cứ. Có điều nhiều thứ vốn có căn cứ, nhưng mình làm mà không hiểu căn cứ đó thì cũng không khác gì mê tín dị đoan là mấy. Vì vậy, việc học phong thủy, thú vị nhất là tìm cách hiểu, cảm nhận được tính logic trong những thứ không thật hiển nhiên, khoa học, cũng tựa như tìm cách hiểu những lý lẽ về hệ kinh mạch, những vấn đề hàn nhiệt, hư thực trong y học cổ truyền vậy.

23:46 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  trần kha

Phong thủy đơn giản chỉ là một cái tên gọi cho một nhóm các hiện tượng mà con người đã tìm hiểu, đang tìm hiểu và mãi mãi tìm hiểu. Nó chẳng phải là một môn khoa học vì ở nó có nhiều hiện tượng mà khoa học ngày nay không thể giải thích được và nó cũng hoàn toàn không phải là một cái gì đấy quá duy tâm. Nó là một cải gì đấy rất thực tế rất tự nhiên nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Mình không đồng tình với bạn Phó Đức Tùng ở 3 điểm sau:
1/ Ban đầu phong thủy dùng để phục vụ cho một đế chế tại mỗi thời điểm và địa điểm cụ thể, như việc dời đô, lập quốc hoặc tiến công và phòng thủ trong chiến tranh... vì lý do đấy phong thủy không thể nào hướng tới giải pháp đặc hữu cho từng cá thể được, bản chất của nó vẫn là đặc hữu cho cộng đồng, cá thể chỉ là người đại diện và hoàn toàn không có ý nghĩa đối với phong thủy. Còn việc hướng đến cá thể chỉ là cách biến tướng ma mị lừa lọc của một bộ phận ăn theo phong thủy.
2/ Đối tượng quan tâm chủ yếu của phong thủy bao gồm cả phần đặc lẫn phần rỗng, phần hữu hình và cả phần vô hình, vì nếu không như thế thì làm sao dùng phần hữu hình hóa giải phần vô hình được còn dùng vô hình hóa giải vô hình thì xem như chẳng làm gì. Đây là một điều hết sức sai lầm trong nhận thức. Anh đi nghiên cứu thằng A để tìm cách khắc chế nó thì anh cũng phải nghiên cứu thằng B để biết nó có khắc chế thằng A được không chứ? chẳng lẽ anh chỉ nghiên cứu thằng A xong thì thằng B từ trên trời tự rơi xuống cho anh à?
3/ Đối tượng bị cho là ảnh hưởng bởi phong thủy chỉ là con người. Vì  phần âm phần dương, tổ tiên ma quỷ gì tất cả chung quy lại cũng đều để hóa giải cho con người, con người tìm hiểu phong thủy để cho cuộc sống của con người được tốt hơn thì mọi ảnh hưởng gì gì thì cuối cùng cũng chỉ là phục vụ con người. chứ không phải là phục vụ cho phần âm hay ma quỷ gì anh Tùng đã nói.
Tóm lại phong thủy theo mình là một cái gì đấy rất thực tế, rất tự nhiên nhưng chẳng bao giờ con người có thể hiểu hết được.

20:54 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn Lê Phương về khía cạnh hiệu quả khoa học và duy lý của Phong Thủy. Tuy nhiên, theo mình nếu rút Phong Thủy về chỉ còn những yếu tố công năng, tiện ích, thông thoáng, chiếu sáng, sinh thái v.v. thì e rằng chưa nhằm trúng vào bản chất của vấn đề. Mọi nền kiến trúc, trong mọi nền văn minh đều có những nghiên cứu rất đa dạng về khía cạnh này. Riêng về độ hợp lý của các bố cục, về độ tiện dụng, những chỉ số kỹ thuật v.v. thì phương Tây nghiên cứu rất công phu. Tóm lại, những gì thuộc về chuẩn mực, quy tắc, công thức hợp lý v.v. thì khó có thể có gì vượt qua được những nghiên cứu của họ. Và kết quả của nó là những sản phẩm ngày một hoàn thiện.
Cái hay, cái độc đáo của Phong Thủy thực ra bắt đầu từ những chỗ khó có thể giải trình một cách thuần túy khoa học, tuy nhiên vẫn có hiệu quả và cảm nhận được. Cơ chế của những hiệu quả này thế nào, có rất nhiều điều chi tiết. Trong phạm vi một comment, không thể nói hết được. chỉ tạm nêu 3 điểm khác biệt, thực ra không hẳn là khác biệt hoàn toàn, mà là đặt trọng tâm khác nhau giữa phong thủy và khoa học kiến trúc phương tây. 
1- phong thủy hướng tới việc tìm ra những giải pháp đặc hữu cho từng cá thể, tại từng thời điểm, địa điểm cụ thể. Trong khi đó kiến trúc phương tây hiện đại tập trung nghiên cứu những giá trị phổ quát, hợp lý chung cho loài người.
2- Đối tượng quan tâm chủ yếu của phong thủy là phần rỗng, phần khí vô hình. Phần cứng, tức là bản thân công trình chỉ là phương tiện đạt tới đích. Trong khi đó, kiến trúc phương tây tập trung nhiều hơn về giá trị bản thân của phần cứng, từ bố cục, tỷ lệ, vật liệu, màu sắc, chất cảm v.v.
3- đối tượng bị cho là chịu ảnh hưởng của Phong thủy không chỉ là con người sử dụng công trình, mà bao gồm cả những yếu tố như phần âm, tổ tiên, ma quỷ, với những ảnh hưởng tới các thế hệ kế tiếp. Những điều này có liên quan mật thiết với thế giới quan nho giáo, và là phần ít được khoa học phương tây để ý. Xét trên triết lý nho giáo, đa số thực hành phong thủy sẽ có lý lẽ nhất định. Trong khi đó, nếu bỏ qua những yếu tố này (phổ biến ở Việt Nam) thì những thực hành này là những động tác mê tín dị đoan thuần túy hình thức.

15:34 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Đề nghị Soi mời thêm đích danh anh Phó Đức Tùng vào nói về chủ đề này. Anh ấy đã làm luận án tiến sĩ về đề tài này. Phải nói là cực kỳ sâu sắc và thuyết phục.
 
Cái duy nhất còn lại là một quyển luận án anh ấy tự dịch ra tiếng Việt, anh em truyền tay nhau giờ mất tiêu. Nhờ Soi mời thêm anh Tùng vào nói nhé.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả