Văn & Chữ

Sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho việc sửa Truyện Kiều vô lối?

Gửi Soi,Có một việc bức xúc, tuy không liên quan đến mỹ thuật nhưng nói đến chắc họa sĩ nào cũng cảm được. Đó là truyện Kiều của Nguyễn Du gần đây đã bị xâm hại, mà người khuyến khích cho việc làm hỗn hào này, tiếc thay lại chính là giáo sư Vũ Khiêu!Tác […]

Ý kiến - Thảo luận

21:57 Thursday,3.3.2016

Đăng bởi:  trong huong

Cứ tưởng thằng bán tơ chỉ có trong truyện Kiều, hóa ra ở hiện tại có rất nhiều " thằng bán tơ"

11:45 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  Nguyễn văn Thơ

Thật không thể hiểu nổi nhà Xuất Bản Văn Hóa và ông Vũ Khiêu có còn minh mẫn không mà lại tiếp tay cho một người kém nhận thức đến như vậy phá hại TRUYỆN KIỀU. Không cần phân tích dài dòng mà chỉ cần xem ông Đỗ Minh Xuân bảo mả Đạm Tiên là " mả mới" cũng biết ông ta chả hiểu một tẹo nào về Truyện Kiều cả. Cụ Nguyễn Du đã viết:
" Trải bao thỏ lặn ác tà
Âý mồ vô chủ ai mà viếng thăm..."
Chả nhẽ " Mả mới" mà lại " Trải bao thỏ lặn ác tà" được ư.

16:09 Monday,2.3.2015

Đăng bởi:  van minh cao

Thật là hài hước một cách thô thiển, lạ là sao một người như thế mà cũng có danh tiếng này nọ, thật xấu hổ thay !

21:37 Saturday,28.2.2015

Đăng bởi:  thanhxuanman

Đau lòng và xấu hổ

21:08 Saturday,28.2.2015

Đăng bởi:  huy vu

Mình hay mình giỏi thì tự "Viết" tự sáng tác, đã là Danh nhân Văn hóa, sao lại đi làm những việc cũa những kẻ vô học???? 

9:46 Monday,15.12.2014

Đăng bởi:  tran xuan que

"xin đừng dung tục hóa và hạ thấp văn chương truyện kiều".giáo sưu Vũ Khiêu vô tình nối giáo cho sự phỉ báng nghệ thuật rồi, tuy rằng xuất phát ban đầu là những suy nghi tốt đẹp để quảng bá cho quàn chúng Truyện Kiều

12:53 Saturday,29.11.2014

Đăng bởi:  L.N. Hoàng

Ông ĐMX nếu cho rằng ngôn ngữ truyện Kiều của Nguyễn Du là khó hiểu thì có thể sáng tác thành một tác phẩm riêng nghĩa là Truyện Kiều của Đỗ Minh Xuân chứ đừng có dịch lại vớ vẩn thế này.Còn cụ Vũ Khiêu ơi, cụ bây giờ tuổi cao sức yếu rồi cũng nên thận trọng khi người khác nhờ vả viết cái này viết cái kia.

17:24 Monday,17.11.2014

Đăng bởi:  nguyen quang

Sửa truyện Kiều sao ngu thế, dù là Vù Khiêu thì chưa chắc đã hiểu hết truyên Kiều

13:02 Tuesday,28.10.2014

Đăng bởi:  Hoàng Thảo

Các cụ thơ hay quá đề nghị các cụ tự sáng tác cho thiên hạ mở mắt. Các cụ làm ơn hãy để TRUYỆN KIỀU được vẹn nguyên là KIỀU của NGUYỄN DU.

8:37 Thursday,9.10.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Ngọc Đấu

Thân Kiều vốn chẳng thơm tho
Tiên Điền chép bút thành pho sử vàng
Mấy ông học vị học hàm
Chẳng rõ chữ nghĩa còn ham trình bày
Ngàn năm cho đến hôm nay
Người dốt không chữ thuộc ngay Truyện Kiều
Dân tuy học ít hiểu nhiều
Mấy ông học lắm làm điều ngứa tai
Học hàm học vị cho oai
Trình đọ thua lão dân cày nhà quê...!

12:31 Friday,18.7.2014

Đăng bởi:  Ta van hung

Cứ thế này thì tam sao thất bản truyện kiều mất 

14:10 Friday,27.6.2014

Đăng bởi:  Bực mình

Có ai biết ông Xuân này như thế nào không các bác...
Còn cụ Khiêu thì có khi lẫn cẫn mất khôn rồi... Đây là học giả quốc doanh mà, lạ gì..

17:43 Saturday,31.5.2014

Đăng bởi:  trịnh quang cự

Thưa ông Đỗ minh Xuân.Trước hết khẳng định với ông tôi hoàn toàn mít đặc về văn chương.Nhưng truyện Kiều của đại thi hào NGUYỄN DU thì tôi vẫn thuộc.Nhân đây tôi chỉ có mấy ngu ý thế này.Trước lúc ông dụng công sửa tới hành ngàn chữ trong truyện kiều,ông đã dịch ngược lại các từ mà cụ ND viết nguyên bản bằng chữ nôm chưa.Đại loại từ nôm sang Hán,từ Hán sang Việt để xem nghĩa của các câu ông dịch có đúng với nghĩa như vậy không.có vẻ kệch kỡm đấy ông ạ

1:45 Thursday,1.5.2014

Đăng bởi:  Ivan Tung

Trong trang Soi có một điều thú vị, đó là đọc comment nhiều khi còn hay hơn bài viết. Hôm nay mình thấy bạn "Lu sáng" thật học cao biết rộng, hiểu biết thâm sâu, biết cả Hán, cả Nôm lại thêm chữ La tinh tiếng việc. Thực là bao nhiêu năm mình sống với mình, chẳng gặp được người nào hiểu biết như bạn. Riêng từ Vẹt, thì chữ Hán sẽ viết là X X đọc là  "Anh vũ", còn chữ nôm viết là XX đọc là "vẹt", chữ la tinh cũng viết là vẹt đọc cũng là vẹt. Chữ "quang lu" chữ Hán sẽ viết là X X đọc là "Quang lu", còn chữ nôm viết là XX XX đọc là "Quang Lu", còn dich ra tiếng La tinh theo cách bạn nói sẽ dịch là "Lu sáng" hoặc "bình sáng", "vại sáng"  Vậy bạn Lu thấy cách dịch nào ưng ý nhất? Xin có vài dòng giải thích để mọi người cùng nắm ý chính của bạn Lu. 

21:45 Wednesday,30.4.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Hòa

 Thật không thể chấp nhận được.
 Nếu là việc chém gió nói phét giữa mấy người với nhau thì đó là quyền của họ. Nhưng nó trở thành một việc làm ngớ ngẩn và phản văn hóa khi có những người như cụ Khiêu cổ súy.
 Thiết nghĩ ông kỹ sư Xuân nên ra nước ngoài sửa lại nhạc của Mozart, Beethoven... cho dễ nghe. Vì ngay cả người Âu châu không phải ai cũng nghe nổi nhạc cổ điển

10:08 Tuesday,29.4.2014

Đăng bởi:  Thành Lê

Cảm ơn ngài Nam Bình vì lời bình mang tính khai sáng. Tôi đã đọc đi đọc lại nó trong tuần này.

16:56 Monday,28.4.2014

Đăng bởi:  Thanh Xuân

Có một lần tôi được vinh dự tham gia một hội nghi cấp Bộ về Văn học. Lúc này có "GS" Vũ Khiêu tham dự. Khi "GS" Vũ Khiêu đến thì có một người trong nhóm bảo: Chào Anh Khiêu, thấy anh đã hơn 90 tuổi mà tóc vẫn chưa bạc tý nào, thấy còn trẻ quá !. Và một anh bạn khác dường như ngay lập tức trả lời rằng: "Văn như anh Khiêu thì có đến hơn 100 tuổi tóc vẫn không bạc được đâu...!?"

10:04 Sunday,27.4.2014

Đăng bởi:  nguyễn thái phong

Một người có địa vị, có học vấn cao như thế mà không hiểu gì về luật bản quyền. Dám cả gan chỉnh sửa một tác phẩm văn học nổi tiếng như vậy? Thật là nực cười...còn người đứng sau hậu thuẫn cũng chẳng khá hơn. Xấu hổ thay cho ông...Nếu như được pháp luật đồng thuận thì cũng phải sửa cho đúng, đừng có bạ đâu sửa đấy như trẻ trâu vậy ông tướng nhé!

3:19 Sunday,27.4.2014

Đăng bởi:  Nam Bình

          Xin phép được thưa với ông Trần Quang Lu đôi lời! 
         Ông đã lầm lẫn giữa hai khái niệm: ngôn ngữ (tiếng nói) và ký tự (chữ viết). Chữ Nôm là một loại ký tự mà các cụ ta xưa tạo ra trên cơ sở chữ Hán, dùng để ghi tiếng Việt. Về bản chất, việc này cũng tương tự cách dùng chữ cái La-tinh để ghi tiếng Việt (chữ Quốc ngữ). Khi nhìn vào một văn bản chữ Nôm, có thể đọc thẳng ra tiếng Việt, chẳng phải phiên dịch gì cả. Nói một cách đơn giản, đó là hai hệ thống chữ viết khác nhau để ghi cùng một thứ tiếng. Hiện tượng này khá phổ biến trong lịch sử ngôn ngữ các dân tộc trên thế giới. Ví dụ: Trung Quốc đã từng thử nghiệm sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Hoa. Tiếng Hoa được ghi âm bằng chữ La-tinh vẫn là tiếng Hoa, chứ không thể coi là nó đã biến thành thứ tiếng khác.          Xưa nay, chúng ta quen dùng cách gọi "chữ Hán" để chỉ tiếng Hán, một ngoại ngữ được người Việt sử dụng theo cách đặc biệt (dùng nguyên chữ viết, từ vựng và văn phạm tiếng Hán, riêng phần ngữ âm lại bản địa hoá thành cách phát âm Hán-Việt). Cách gọi ấy khiến nhiều người (trong đó có ông Trần Quang Lu) liên tưởng "nhầm", nghĩ rằng "chữ Nôm" cũng là tên gọi của một ngôn ngữ (thứ tiếng). Thưa không, đó chỉ là tên gọi của một thứ chữ viết mà thôi. Việc "phiên dịch" từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ chỉ là "phiên dịch" từ hệ thống chữ viết này sang hệ thống chữ viết khác, hoàn toàn không phải là phiên dịch từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác.      Tên gọi "Chữ Nôm" có nghĩa là "chữ viết của người nước Nam". Về khía cạnh này, chữ Nôm hoàn toàn tương đồng với chữ Quốc ngữ. Trên thực tế, cả hai thứ chữ viết này đều không đạt được 100% tiêu chí là chữ viết đặc hữu của tiếng Việt, vì cả hai đều được tạo ra bằng cách vận dụng hệ thống chữ viết của một ngôn ngữ khác, có những điều chỉnh, bổ sung theo nhu cầu ứng dụng vào tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm hơn chữ Nôm nên đã được người Việt tiếp nhận, trở thành chữ viết phổ dụng, là bước ngoặt mang tính quyết định dẫn đến chấm dứt việc sử dụng ngoại ngữ (chữ Hán) như một ngôn ngữ chính thức của quốc gia.
         Như vậy, một tác phẩm văn học tiếng Việt dù được ghi bằng chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ thì nó vẫn là tác phẩm bằng tiếng Việt, không có thay đổi gì về NGỮ ÂM, NGỮ NGHĨA, chỉ có sự thay đổi duy nhất là CHỮ VIẾT. Vì thế, không thể coi bản ghi Truyện Kiều bằng chữ Nôm là bản gốc, còn bản ghi Truyện Kiều bằng chữ Quốc ngữ là bản dịch. Nếu ông Trần Quang Lu là người biết chữ Nôm, ông cứ thử cầm bản Kiều chữ Nôm đọc "thẳng" thành tiếng, xem có khác từ nào với bản Kiều chữ Quốc ngữ không?
       Với những lẽ trên, xin khẳng định với ông 3 điều:
1. Dù ghi bằng chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ thì đó vẫn là nguyên bản Truyện Kiều, không thay đổi, sai lệch gì cả. Việc tồn tại các dị bản Truyện Kiều là do "tam sao thất bản", không phải do cách "phiên dịch" khác nhau.
2. Truyện Kiều được sáng tác bằng tiếng Việt, nên chẳng cần ai "dịch" hay "Việt hoá" nữa. Việc chú giải các từ ngữ tiếng Hán được "vay mượn" trong tiếng Việt không thể coi là "phiên dịch". Trường hợp này khác hẳn với Chinh phụ ngâm, vốn do Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán (tiếng Hán), được Đoàn Thị Điểm dịch Nôm (dịch sang tiếng Việt). 
3. Việc ông Đỗ Minh Xuân "thay" ngần ấy đơn vị từ trong Truyện Kiều là sự sửa đổi hoàn toàn dựa theo chủ kiến cá nhân, làm sai lệch tác phẩm. Xin nhấn mạnh, đây là tác phẩm có tác giả rõ ràng, không phải sáng tạo dân gian, không phải "của giời ơi" mà muốn hành xử với nó thế nào cũng được. Dù sửa thế là "hay hơn" hay "dở đi", bản chất của việc đó vẫn phản khoa học, phản văn học.
           Không ai có quyền tự ý sửa đổi tác phẩm của người khác, dù đó là một kiệt tác của bậc đại thi hào hay chỉ là tác phẩm bình thường của một người bình thường. Vậy nên, việc ông Đỗ Minh Xuân "đại chúng hoá, hiện đại hoá" Truyện Kiều là một hành vi rất "không bình thường".
 

0:03 Sunday,27.4.2014

Đăng bởi:  Ốc

Tôi là giáo viên dạy Ngữ văn ở một huyện vùng sâu của tỉnh Tây Nguyên. Tôi học Đại học cũng ở một tỉnh Tây Nguyên và trong chương trình học chúng tôi cũng có làm quen với môn Hán Nôm. Mặc dù việc học Hán Nôm với sinh viên Ngữ văn thời nay mà lại ở một trường Đại học ở vùng sâu vùng xa nhưng tôi thấy nhà trường luôn tạo điều kiện hết sức để chúng tôi được tiếp cận với môn học này trong khả năng có thể. Vì thế nên khi tốt nghiệp đi dạy rồi chúng tôi vẫn có đủ vốn kiến thức về Hán Nôm để dạy các đoạn trích của "Truyện Kiều" trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. Theo tôi,việc ủng hộ ông Minh Xuân dịch "Truyện Kiều"  sang Tiếng Việt hiện đại là hành động của những con người lười biếng, hời hợt, vô trách nhiệm với ngay chính bản thân mình chứ một giáo viên Ngữ văn có tâm huyết, có niềm đam mê và học hành nghiêm túc, họ không làm như vậy mà với họ việc làm của ông Xuân là một hành động xúc phạm ghê gớm. Họ sẽ vô cùng đau đớn và xấu hổ khi những câu chữ được cụ Nguyễn Tiên Điền kì công nghiên cứu bây giờ được dịch lại với nghĩa hời hợt và nông cạn như vậy. Tôi thật sự rất bức xúc.

23:34 Saturday,26.4.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Trang

Rõ là vô học, lố bịch, hèn hạ và trơ trẽn. Những ai ủng hộ việc làm của ông Minh đều là những kẻ vô lại. Truyện Kiều của Nguyễn Du mãi là niềm tự hào của con cháu về một thứ ngôn ngữ trong sáng giàu và đẹp. Thật bức xúc trước những việc làm vô lại như vậy. Ức!

10:53 Saturday,26.4.2014

Đăng bởi:  Lưu Phong

Tuyệt đối không được. Truyện Kiều đã là tác phẩm văn hóa.thì câu văn phai có gì đó xưa xưa 1 chút. Hiện đại quá thì mất đi cái nét xưa đó. Dù gì tôi cũng không mong là chuyện này xảy ra
 

20:31 Friday,11.4.2014

Đăng bởi:  Châu chi KHuê

Tàn nhẫn với văn chương của cha ông đến thế thì thôi! Kiến thức có thể nông cạn, suy nghĩ có thể hời hợt, năng lực thẩm mỹ có thể giới hạn nhưng ít nhất, cũng cần có thái độ trân trọng với những giá trị của tiền nhân. Là người (còn là người trí thức nữa), ai lại làm thế. Đọc xong mà thấy buồn cho văn chương Việt, cho người Việt, trí thức Việt.  

17:57 Sunday,2.3.2014

Đăng bởi:  Năng Nói Năng Lỗi

Chỉ cảm thông với ý tưởng của giáo sư, không khuyến khích...

16:52 Friday,21.2.2014

Đăng bởi:  Hang Nguyen

"Truyện Kiều tôi đọc đã lâu
Càng đọc truyện sửa càng đau đớn lòng!"
Mình rất yêu truyện Kiều nên đọc xong cả bài này lẫn các còm mình cũng bức xúc nên đã tìm hiểu lại về câu chuyện này. Về tác phẩm của KS Đỗ Minh Xuân, mình đã đọc phần tự bạch để tìm hiểu xem tác giả là ai thì biết cụ năm nay đã 80 tuổi, trong phần này cụ viết toàn thành tích giỏi trong lĩnh vực cơ khí, lãnh đạo nông nghiệp và chăm sóc con cái, cụ còn viết cả hiến pháp Việt nam 2013 và phê phán Karl Max. Thế nên mình nghĩ sẽ chả có tác phẩm nào của cụ được xuất bản đâu. Còn về tác phẩm dịch sửa truyện Kiều thì hội Kiều học - đơn vị tổ chức cuộc hội thảo nêu trong bài viết đã có thông báo chính thức lên trang web của họ là họ không mời cụ Xuân cũng không có chuyện cho tác phẩm của cụ vào trong túi quà của đại biểu. Sau khi biết mình bớt bức xúc nhiều rồi! (P/S: Mình thích câu lẩy Kiều của bạn Vẹt lắm ý)
 

12:23 Friday,21.2.2014

Đăng bởi:  ngyuen chan that

Nhiều vị, thấy được người đời khen giỏi, sinh ra làm nhiều việc khùng.

15:13 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Nguyen Ha

Tôi thì thấy nghi ngại cái cụ già Khiêu-Vũ này lắm!

21:55 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  Không muốn đi Châu Kùy

Đọc vài chữ by Đỗ Minh Xuân nào đó muốn hóa điên. Không dám đọc  kỹ các thảo luận (thấy loáng thoáng ý kến pro Đỗ MX, và Vũ Khiêu, trong vụ này).
Nhiều người Việt đang tưởng chơi ngông (một kiểu rồ dại) là sáng tạo.
Có thuốc gì không?

14:39 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  SA

Thật đáng tiếc là ông Đỗ Minh Xuân lại không quan tâm đến Mỹ thuật. Mỹ thuật cổ diển cũng cần được hiện đại hoá cho trong sáng chứ (nhất là sáng, tôi thấy nhiều tranh tối lù mù), đồng thời cũng nên nhờ ông vẽ lại nhiều bức hiện đại cho nó đại chúng phổ thông và dễ hiểu (nhất là dễ hiểu).
Thế giới có triệu điều không hiểu
(thơ Mai Thảo)
May mà còn có Đỗ Minh Xuân!
Việc này ông nên thực hiện chẳng những ở Việt Nam mà khắp nơi, và Unesco sẽ tôn vinh ông là Khả úy thế giới.

20:21 Saturday,16.3.2013

Đăng bởi:  Manh Ha

Ông Vũ Khiêu hồi này tuổi cao, sức yếu, tư duy hình như có vấn đề. Chả riêng gì tuyện Kiều, đọc vài dòng bác trả lời phỏng vấn về chọn quốc hoa mà không nhịn được cười. Bác đề xuất chọn hoa Mào gà, và tại sao? xin xem ý kiến của bác đây:

Phóng viên hỏi: Hoa mào gà có điều gì đặc biệt mà ông muốn nó trở thành Quốc hoa?
Ông trả lời: "Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống, được yêu quý trên đất nước ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới. Hình tượng gà trống tiêu biểu cho một khí thế anh hùng. Bất cứ con vật nào xâm chiếm lãnh thổ, nó đều chiến đấu bảo vệ đến cùng. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn." http://khampha.vn/khoa-hoc/quoc-hoa-mao-ga-hay-hoa-sen-xung-dang-c7a68997.html

15:06 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  đặng thanh vân

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương bất hủ từ lâu đã lưu truyền trong dân gian. ai cũng hiểu, và rất nhiều người thuộc, đó là những bài văn, trong trích giảng văn học từ những năm 1968-1974, thế hệ chúng tôi đã được học rất kỹ nguyên bản, điển tích truyện Kiều, các em học sinh lớp 6, 8, 9 và nhiều bà cụ ở thôn quê Việt Nam mới chỉ học lớp 3 cũng đều HIỂU truyện Kiều. Tại sao giáo sư Vũ Khiêu lại đồng tình với cái ông Đỗ Minh Xuân nào đó, đòi sửa Truyện Kiều thành những câu thơ dở hơi, làm tầm thường hóa áng văn chương tuyệt diệu, là niềm tự hào của văn chương Việt Nam bao đời nay.

23:27 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Tò mò

Ô hay sao bạn Lu lại bịt mồm thiên hạ thế: "Nếu không ai có ý kiến phản đối nữa thì tôi xin phép được đưa ra ý kiến chỉ đạo tổng kết hội nghị về vấn đề này như sau..." Thế hóa ra trong tranh luận cũng có cả độc tài chuyên chế nữa á? Bị dân thạo Nôm thạo Kiều ninh nhừ xương trong nồi áp suất bạn bí quá lại chơi trò tự sướng, tự kết bằng bịt mồm cả xóm Kiều a?
 

21:58 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Mệt

Sai bét: phải nói là Ông Khiêu nối bút cho dịch giả.

21:50 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Cho tôi bênh ông Trần Quang Lu một tẹo. 
Việc dịch từ chữ Nôm sang quốc ngữ latin là rất khổ đấy, vì chữ Nôm là ký âm dựa trên bộ chữ tượng hình lại đọc theo phiên Hán Việt nên người giỏi Hán chưa chắc giỏi Nôm mà phải là người giỏi Hán lại phải chuyên sâu Nôm, thế mới biết bà Điểm giỏi cỡ nào!
Bản thân tôi từng gặp phải một chữ Nôm mãi không dịch được. Chữ được ghép từ một bộ Nhục và một bộ Luân.

17:47 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  A Little Sunshine

Mình ngấm cái sự yêu mến Truyện Kiều từ Ông, Ba mình, và cả 2 chẳng là nhà văn hay nhà nghiên cứu gì cả nhưng đều hiểu cặn kẽ và ngâm nga kiều thường ngày. Hát ru cháu cũng nghêu ngao Truyện Kiều. Khó diễn tả thành lời nhưng sự thanh tao, sâu sắc trong từng câu chữ thì mình cảm nhận được ít nhiều. Và là niềm tự hào của mình khi được đọc, được biết và được là người Việt có một tác phẩm như Truyện Kiều.
Quay lại việc dịch hay sửa như ở trên thì thật là hồ đồ. Đọc những câu sửa hay dịch lại gì đó cứ như mắc xương cá trong miệng. Haizz..... hậu sinh khả úy đâu không thấy toàn thấy ăn hại !!!
Khi chưa có Truyện Kiều bao nhiêu người biết tới Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân??? Ý tưởng có thể giống nhau hay là vay mượn nhưng giá trị đó có tồn tại được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách thể hiện và truyền tải....
Thích các giải thích của bạn Vẹt.

15:48 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  admin

Tran Quang Lu thân mến, bạn có thể không vào Soi nữa cũng được. Còn nếu vào Soi chỉ để phá rối, còn cmt chê người này trình độ vớ vẩn, trách người kia ngu dốt, thì đừng vào làm gì. Trong vụ này, Soi nhận thấy Lu quá lố rồi đấy. Nếu Soi áp dụng đúng những đề nghị của Lu thì chính những cmt của Lu, Soi sẽ không đưa lên trước tiên.

12:55 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi: 

Câu "Trăm năm trong cõi người ta", Nguyễn Du viết bằng 6 chữ tượng hình ngoằn ngoèo (chữ Nôm), 6 chữ ấy người Việt cùng thời Nguyễn Du nhìn vào, đọc lên là "trăm", "năm", "trong", "cõi", "người", "ta". Hy vọng bạn Trần Quang Lu hiểu ra vấn đề.

11:35 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Taste Matters

Mình thì đồng ý sửa. Sửa xong sẽ có 2 bản Kiều song song. Mình sẽ cho con mình tránh học những trường những thầy dùng bản đã sửa. Còn mình thì tránh trò chuyện văn chương với những bạn dùng bản đã sửa. Tiện thế còn gì =))

10:54 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  admin

@ Phun Mun: Đồng ý, nhưng Soi chưa có người làm, phải tìm xem ai có thể giúp đã. Một khó khăn nữa là không có hình minh họa nhiều như cho mục kiểu thần thoại Hy Lạp hay Phật giáo... Nhưng Soi sẽ cố gắng tìm hiều xem sao.

10:53 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Candid

Có một từ em thấy mọi người vẫn nhầm đó là Nghỉ với dấu hỏi chứ không phải Nghĩ với dấu ngã.  
 
 

10:52 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Phun Mun

Đề nghị bạn Soi mở mục "Học Kiều" trong Soi Học đê! Người Việt phải thuộc và hiểu Kiều chớ! Giải thích những chữ khó, những tích khó. Ngày xưa Kiều có khó thì bà con mới có thứ để lẩy, để bói. Chứ cứ dễ đọc nôm na thì còn gì mà chơi nữa.
Nhân đây tôi thấy các bạn trẻ ngày nay thật là lười nhác. Cái gì cũng muốn thành dễ hiểu cho mình tiện xơi. Văn chương cổ thì phải học và tìm hiểu, sửa lời người xưa chỉ để mình dễ hiểu thì quả là kiêu căng và quá láo.

10:50 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn bác, đúng là em nhầm không google kiểm tra lại, mà dựa theo trí nhớ nên nhớ nhầm.

10:46 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Hồ Thu

Cái gì nữa vậy? "Khói Trường Thành LUNG LAY bóng nguyệt" chứ ko phải là "long lanh" nhé. Ai SỬA lại kiểu này ta chém chết quá!
Theo tôi thì bản Truyện Kiều xưa giờ chúng ta đọc quen rồi nên cũng rất khó chấp nhận khi bị "đụng" vào, dù chắc hẳn ai cũng phải công nhận là có quá nhiều chữ nghĩa khó hiểu với thế hệ về sau. Nhưng sửa vừa vừa thôi, cái gì quá tối nghĩa thôi chứ sửa hết 1/3, sửa cả những chữ không lấy gì làm khó hiểu mà còn ngươc lại làm mất đi thanh điệu ý vị của câu thơ (vd trong bài: thay chữ NGHĨ, ĐƠN/CHIẾC...) thì bị phản đối là đúng rồi.

8:37 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  candid

Nói về dịch thơ từ Hán sáng Nôm có thể lấy ví dụ Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán, bà Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm. 


Ví dụ cụ Đặng Trần Côn viết


"Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt
Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tường vân"


Chúng ta không hiểu gì, may nhờ có bà Đoàn Thị Điểm mà chúng ta có bản dịch


"Khói Trường Thành long lanh bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây"


Kể cả trong trường hợp này, nhiều người cho rằng bà Đoàn Thị Điểm phải được đặt ngang với tác giả chứ không chỉ đơn thuần là một người dịch.

4:24 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Nhân Dân

Sửa là đúng bức xúc là vớ vẩn... (kẻ nịnh nọt Trần Quang Lu).
Ông Đỗ Minh Xuân tài ghê? xong truyện Kiều rồi, thôi thì còn cái "Chùa Một Cột" ông sửa nốt thành hai hay ba cột gì gì đó để cho dân khen một thể.
Đúng là... bắn tan nát lịch sử....

1:12 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Lê Thế Anh

Mình cực kỳ yêu Truyện Kiều. Từ lúc bé tý đã nghe mẹ ngâm Kiều, lớn lên được học và còn bói Kiều nữa. Mình ủng hộ quan điểm của bác Thế Anh và rất thích thú với các cmt của Vẹt, Candid. Zeee
 

0:06 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Tò mò

Bạn Lu ới. Nghỉ tẹo được rồi đới. Cho dững người khác nghỉ nữa chớ. Nghỉ rồi tìm sách nghiên cứu về Nôm đi bạn ợ

0:03 Tuesday,12.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Nếu không ai có ý kiến phản đối nữa thì tôi xin phép được đưa ra ý kiến chỉ đạo tổng kết hội nghị về vấn đề này như sau:
 
1- Đề nghị tác giả bài viết (Mr Thế Anh) phải sửa lại hết những gì mà trong bài viết có mở ngoặc Nguyễn Du đóng ngoặc thành mở ngoặc Bản dịch Truyện Kiều ra chữ quốc ngữ - dịch giả ...xyz... hoặc nhóm dịch giả biên soạn đóng ngoặc. Cụ thể như:
 
C1523: Người về chiếc bóng năm canh (Nguyễn Du) thì phải sửa lại thành:
 
C1523: Người về chiếc bóng năm canh (Bản dịch Truyện Kiều ra chữ quốc ngữ - dịch giả:..xyz....)
 
Cụ Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm (tượng hình) chứ có viết như trên đâu mà dám mở ngoặc ghi tên cụ vào. Như thế là bịa đặt vu khống danh nhân văn hóa đã quá cố. Suy thoái đạo đức lối sống.
 
2- Tất cả những ấn bản Truyện Kiều được in bằng chữ Quốc Ngữ từ nay về sau phải ghi rõ : Truyện Kiều, nguyên tác : Nguyễn Du, dịch giả:...xyz... hoặc nhóm dịch giả và biên soạn (nếu là nhiều người dịch). Cũng giống như : Tam Quốc diễn nghĩa, nguyên tác La Quán Trung, dịch giả: Phan Kế Bính. Đại khái thế.
 
Xin hết.
 
 

22:46 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Candid

Gồng quá mỏi không Bác ?

22:16 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Mình không biết dã man hay đẫm máu gì candid à. Mình chỉ biết là nếu giải thích theo kiểu kí âm kí iếc như nhiều người (including người thương của mình :D), thì nó chỉ đúng về mặt phương ngữ (cách nói của từng địa phương), chứ không đúng về mặt chữ viết. Nó cũng như việc miền Bắc nói cái thìa, miền Nam nói cái muỗng, miền bắc nói quả dứa, miền nam nói quả thơm...v..vv...cách nói khác nhau nhưng mọi người vẫn đều hiểu.

21:47 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

=)) Cảm ơn Vẹt! Mình cũng đoán là Vẹt thương mình, nhưng chắc vì còn e thẹn, nên mãi bây giờ mới dám thỏ thẻ : "Lu hãy coi như đang sống ở cái thời chưa có chữ Quốc Ngữ đi..."  :)). Sao Vẹt không nói với mình sớm hơn, hả Vẹt? :D
 
Toàn này, Vẹt là gái xinh đấy!

21:37 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Candid

Mà nói tóm tắt như Bác Lu thể hiện chính xác sự dã man đẫm máu của bọn Tàu qua việc Hán hoá của bọn nó.

Trong phim Anh hùng có đoạn Tần Thuỷ Hoàng quyết định giết sạch để thống nhất 18 cách viết chữ Kiếm thành 1 cách duy nhất.

Khi giặc Minh sang đô hộ nước ta, Chu Nguyên Chương cũng chỉ thị phàm cái gì có chữ của người Việt là phá hết đốt hết để không còn tí dấu tích nào của Văn hoá để người Việt phải dùng chữ Hán cho đồng hoá.

21:28 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Candid

Nói Nôm na thì cái này ngược với bọn Tàu. Ngày xưa em đi tầu Liên vận tới Bắc Kinh, có một quả mận mà mỗi ga chúng nó gọi bằng 1 từ khác nhau. Nhờ người viết chữ mận bằng chữ Hán giản thể thì đưa nào cũng hiểu.

Ở VN thì từ Mận phát âm giống nhau, nghĩa là mận lại có thể ghi bằng chữ Nôm, chữ Latin hay bằng chữ Hoả tự theo Bác Đỗ Văn Xuyền là chữ của cha ông ta trước thời Bắc thuộc.

21:11 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Ơ hay, bạn Vẹt thật là gì gì và này nọ, tự nhiên đi lôi mình vào cuộc.
 
Và anh Lu em, có cần phải cố thế không anh?.

21:00 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Vẹt

Để mình kiên nhẫn thêm một lần chót nữa nhé, nếu không được thì đành… thương cho Lu thôi :-)

Lu hãy coi như đang sống ở cái thời chưa có chữ Quốc Ngữ đi. Người người tuy nói với nhau là đủ chữ để nói nhưng lại không có chữ để viết. Chữ viết ra giấy chỉ có chữ Hán. Vậy khi cần ghi ra giấy nội dung trao đổi miệng thì như thế nào? Chẳng lẽ lại dùng chữ Hán.

Thí dụ, một hôm Lu nghĩ ra câu thơ:
“Trăm năm trong cõi người ta
Trông mà nguy hiểm thường là rất ngu”

Lu muốn chép ra giấy lưu lại cho hậu thế, nhưng chép bằng chữ Hán thì không bảo toàn được vần, được những âm thanh mà Lu đã ngâm nga trong lúc sáng tác.
May quá, còn chữ Nôm. Là loại chữ do người Việt làm ra để ký âm lại những điều mình nói bằng mồm.
Lu dùng chữ Nôm viết lại hai câu trên, mà bất kỳ ai cùng thời Lu, biết chữ Nôm, nhìn vào là đọc ra đúng hai câu vần vèo trên.
Đó là chữ tượng hình kết hợp tượng thanh, kết hợp v.v… Thí dụ trông mặt chữ vẽ con lợn thì đọc là “ngu”, vẽ mặt Lu thì đọc là “nguy hiểm”… Đại khái thế.

Rồi Lu mất đi… Rồi những người biết chữ Nôm cũng mất dần. Chữ Nôm thì khó học.
Rồi Nghiêm Toàn xuất hiện, thấy chữ Nôm ký âm tiếng Việt không được khoa học. Nghiêm Toàn nghĩ ra việc đưa ký tự Latin vào phiên âm hai câu của Lu. Hệ thống ký âm của Nghiêm Toàn thông minh, khoa học, nhìn là đọc được ngay.
Như vậy, cùng hai câu thơ của Lu, đọc ra tiếng thì như nhau, nhưng viết thì khác nhau, một bên là ký âm lại bằng chữ Nôm, một bên là ký âm bằng chữ Quốc Ngữ.
Do vậy, bản Quốc Ngữ theo phương pháp của Nghiêm Toàn không thể gọi là dịch được Lu ạ. Chỉ là một cách ký âm khác thôi.

Mình mong là Lu đọc sẽ hiểu. Mà nếu Lu không hiểu, mình nhắc lại, mình chỉ biết thương cho thân Lu thôi. Hu hu…

20:52 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Candid

Chữ Nhật cũng là chữ tượng hình, chữ triều tiên cũng là chữ tượng hình, chữ Nôm cũng vậy. Dù có xuất xứ và vay mượn từ chữ Hán thì chúng ta cũng không gọi là chữ Tàu đúng không ạ.

Mà em nhớ không lần thì chữ Nôm có nghĩa là chữ của người Nam.

17:08 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

:D Bạn Vẹt đừng dỗi, mình buồn.
 
Thế này cho dễ hiểu bạn Vẹt nhá. Bạn không biết chữ Nôm, bạn lại đang cần hiểu ý nghĩa một văn bản được viết bằng chữ Nôm. Bạn sẽ có 2 cách:
 
(1) Tra từ điển (Nôm - Quốc Ngữ)
(2) Nhờ (thuê) một người biết chữ Nôm để chuyển ngữ văn bản đó sang thành chữ Quốc Ngữ.
 
Cả (1) & (2),  bạn có công nhận đó là hình thức phiên dịch không? Nếu bạn bảo Không, thì hình thức đó gọi là gì? Bạn có thể trả lời ngay, không thì cứ suy nghĩ 10 năm sau trả lời mình cũng được. Mình sẽ đợi. :D

16:48 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Vẹt

@ Lu: Mình không biết viết chữ Nôm, nhưng ít nhất mình không nói như Lu: chữ Nôm cũng là chữ Tàu!
Từ điển Đào Duy Anh không phải làm cái việc thô sơ như bạn nói đâu mà làm việc lớn là diễn giải các tích, các ý tứ của cụ Nguyễn Du. Đọc được hết chữ Nôm của cụ Nguyễn nhưng chắc gì mấy ai đã hiểu những tích ấy, ẩn ý ấy. Thí dụ đơn giản, câu: "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng", nhiều em học sinh không hiểu, cũng cần có người giảng vậy. Hay câu "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" thì nhiều học trò cũng không biết, là nghĩa cổ, phải có người cắt nghĩa hoặc từ điển.
Mình nghĩ là Lu không biết gì hết, thật sự vậy, nên mình sẽ không trả lời Lu nữa đâu. Mình nghĩ rằng Lu nên học thêm một chút trước khi vào cmt. Thà rằng học không thông rồi mọi người cùng bàn bạc, chứ không chịu học, chỉ thích cãi cho vui mồm thì mất thì giờ của mọi người lẫn của Lu đấy.

16:30 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Nếu chúng ta đọc được nguyên tác Truyện Kiều của cụ Du bằng chữ Nôm, thì nhà nghiên cứu Đào Duy Anh đã không phải viết cuốn "TỪ ĐIỂN Truyện Kiều". 

16:22 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Hehe bạn Vẹt giải thích buồn cười nhỉ.
Bây giờ bạn thử viết chữ "Vẹt" bằng chữ Nôm xem nào, xem nó có khác không??? Thế không phải là chuyển ngữ (phiên dịch) thì là gì?

16:12 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Vẹt


@ Lu ơi,
Chữ Nôm là một hình thức ông bà mình ghi lại tiếng Việt, âm thanh Việt đấy bạn. Tiếc rằng lối ký âm ấy không khoa học nên đã bị đào thải, nhưng chữ Nôm cũng đã làm được khối việc, không có nó thì lấy gì ghi lại những câu Nguyễn Du ngâm nga hay Chinh Phụ Ngâm than thở? Nhưng phải đợi đến khi có Cha Đắc Lộ mang ký tự Latin vào ký âm thì ta có chữ quốc ngữ, đọc sao viết vậy dễ nhớ dễ học, hơn đứt cả Tàu, Nhật, Hàn..., túm lại là hơn tất các nước xung quanh :-)
Chúng ta đang đọc Kiều hiện nay là đọc bản ký âm chữ Nôm bằng chữ Quốc ngữ chứ không phải bản dịch Lu nhé.
 

16:07 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Vừa gửi xong thì thấy comment của Nghiêm Toàn, nhân tiện trả lời luôn cho máu :D
 
Mình chả biết Hán hay Nôm gì. Nhưng theo thằng bạn mình là Wikipedia nó giải thích (hơi loằng ngoằng) thì đại khái là nó cũng như nhau cả thôi. Tóm lại là chữ tàu, thế cho dễ hiểu nhỉ.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m

16:01 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Hi candid,
 
Mình không biết chữ Hán, cũng chả biết chữ Nôm. Nói chung là chữ tượng hình, thế cho ngắn. Giống như ở Tàu bây giờ vẫn có tiếng Quảng với tiếng Phổ thông. Tóm lại ở đây, nó là chữ gì không quan trọng. Chỉ biết là nguyên tác của cụ Du được viết bằng chữ tượng hình. Còn chúng ta đang đọc là bản được viết bằng chữ mà dùng kí tự La Tinh, tức là không phải chữ tượng hình, tức là chúng ta không đọc từ nguyên tác, tức là chúng ta đang đọc bản dịch. Đơn giản thế thôi. :D

15:47 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Thực ra theo mình tranh cãi nằm ở từ sửa, tác phẩm là của cụ, ngoài cụ ra làm gì có ai có quyền sửa.
 
Có thể gọi là một cách tiếp cận mới về truyện Kiều để người đọc khỏi nhọc công đánh vật với mớ điển tích điển cố - để sùy tin hơn hoặc phù hợp với phong trào bài Tàu hơn, tùy cách nghĩ. Ý là vậy, nhưng có được đón nhận hay không là chuyện khác.
 
Việc tác giả Thế Anh đã nói về việc không thấy có xuất bản kể cũng là một minh chứng, Thế Anh mà không lôi thêm cụ Vũ Khiêu vào thì chắc bài này ít người đọc hơn.
 
@Anh Lu: Theo hiểu biết của em, các cụ nhà ta sáng tạo ra chữ Nôm là để viết ra thế nào đọc thế ấy (ghi âm tiếng Việt bằng Hán tự có điều chỉnh). Tất nhiên là hiểu lỗ mỗ, mong mọi người chỉ giáo.

14:29 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  candid

Chữ Hán là chữ Hán, còn chữ Nôm là chữ Nôm chứ bác Lu. Từ thì có từ Hán Việt.

13:14 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Bạn diep diep không đọc kỹ comment trước rồi. Mình có bảo Nguyễn Du là dịch giả của Truyện Kiều đâu????? :D
 
Đơn giản nó là như này:
 
Nguyễn Du là tác giả của Truyện Kiều (còn việc cụ "nhảy" cốt truyện của đứa cha căng chú kiết nào đó thì chúng ta không bàn tới trong nội dung này). Tác phẩm này được cụ Du viết bằng chữ Hán Nôm, hình thức thể hiện là thơ lục bát, ok??? Do đó, tất cả những bản in Truyện Kiều bằng chữ Quốc Ngữ hiện nay đều là bản dịch. Việc ông Minh Xuân làm là sửa chữa lại bản dịch. Vì vậy, không thể nói việc làm đó là xâm hại đến tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du được.

12:39 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Kim Trong

1. Mời quý bác đọc thêm bài TỪ GHI CHÉP CỦA VƯƠNG THÚY KIỀU TRONG MINH SỬ ĐẾN TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU của Nguyễn Cẩm Xuyên đăng trên: http://binhchonthohay.com/News/Details.aspx?id=11080501
 

11:15 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  diep diep

Đọc comment của Tranquanglu và Gioioi thì mới thấy rằng sự hiểu lầm, hiểu sai đã thực sự nghiêm trọng. Xin đừng gọi Nguyễn Du là dịch giả và đừng gọi Truyện Kiều là bản dịch của "Đoạn trường tân thanh". 
Với bác Đỗ Minh Xuân, dù rất phục công sức và sự kiên trì của bác nhưng cũng phải nói thành thực là cuốn sách này nếu có, chỉ nên được photo tặng những người mình khoái và khoái mình. Sự khoái phải đủ nhiều để đảm bảo rằng sau khi đọc xong họ không chuyển sang oán ghét. 
Trân trọng,

10:54 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Tân

Trước xem TV thấy ông Vũ Khiêu có sáng kiến lấy hoa Mào Gà làm quốc hoa của VN. Giờ ông xuất hiện trong vụ này kể cũng đúng, chẳng có gì lạ.

10:51 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Bamboo

Đọc bài này, thấy những phụ bản Kiều đẹp quá! Chắc đây là những phụ bản nằm trong cuốn Kiều do NXB Văn học in năm 1951, một trong những ấn bản Kiều rất quý hiện nay. Trên một trang mạng, thấy chủ sách rao bán với giá 2.950.000đ. Cũng đáng giá!

9:33 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  giangandson

Sửa văn bản Truyện Kiều theo cách của Kĩ sư (?) Đỗ Minh Xuân là xuyên tạc tác phẩm, một hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm. Tôi chưa rõ từ đầu, nhưng sao cụ Vũ Khiêu lại biểu dương việc này?

8:26 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Candid

Chữ Nôm là dùng chữ Hán để ghi lại cách phát âm tiếng Việt. Nếu sửa truyện Kiều là đúng thì tất cả các sách vở ngày xưa cũng nên lôi ra sửa hết cho đúng.

8:18 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Ở đây có tổng số 3 dịch giả. Cụ Nguyễn Du, ông Vũ Khiêu và bạn Đỗ Minh Xuân. Dịch giả đính chính lại cái sai của nhau là chuyện thường. Cũng giống như định nghĩa "dịch là sai" vậy. Truyện Kiều giờ đây lớp trẻ có trong tay bao giờ phần chú thích cũng nhiều hơn phần chính văn. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh còn viết hẳn "Từ điển Truyện Kiều" dày hự cũng với mục đích làm cho bạn đọc tiếp cận được gần nhất với văn bản chữ Nôm. Nhưng kể cả từ điển thì cũng chưa đủ để diễn giải hết toàn bộ bởi nền văn hóa và xã hội Trung Hoa cổ có quá nhiều khác biệt với chúng ta. Đơn cử như các đơn vị đo lường chẳng hạn. Từ Hải "...vai năm tấc rộng thân mười thước cao" là người có tỉ lệ như thế nào? Hay  "...giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm" là bao nhiêu vàng?...
Nhưng còn chuyện buồn cười hơn thế nhiều. Đã có vài tác giả Việt Nam dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp. Mà lại không dịch từ bản chính chữ Hán của Thanh Tâm Tài Nhân?

5:22 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Vẹt


Truyện "Đoạn trường tân thanh" (Tiếng kêu đứt ruột) của Thanh Tâm Tài Nhân là một truyện gốc Tàu.

Nguyễn Du trên cơ sở truyện này, viết lại bằng một thiên truyện chữ Nôm cho người Việt.

Khi đọc lên thành tiếng thì ra đúng những câu như chữ Quốc ngữ hiện nay. Thí dụ câu:

"Trâm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

Mặt chữ thời Nguyễn Du (vì chỉ có chữ Nôm cho người Việt) nên là... chữ Nôm
Nhưng đọc ra miệng bằng tiếng Việt thì đúng như hai dòng đánh máy ở trên.

Trần Quang Lu nói có một phần đúng thế này: từ mặt chữ Nôm có thể có vài cách đọc chệch đi như một chút. Nhưng bản mà chúng ta biết ngày nay là bản đã qua rất nhiều nghiên cứu, thống nhất của các bậc Hán Nôm học.

Than ôi, các cụ ấy giờ khuất núi hết rồi nên lũ hậu sinh vo ve như Đỗ Minh Xuân mới "chế" lại được, bỏ hết điển cố trong Kiều, chuyển thành những câu bình dân, hợp với trình độ học vấn của chính ông Xuân (?), sinh ra sự bức xúc của những người "yêu Kiều".

Cứ nhìn vào những gì ông Xuân sửa lại, thì thấy rõ là sản phẩm của một người không có chút văn chương, học hành gì trong máu. Tuy nhiên buồn nhất là cụ Vũ Khiêu, đến tuổi này mà còn làm chuyện chẳng ra gì, cố súy và tung ra những lời khen vô trách nhiệm.


Nếu cứ sửa kiểu này thì có ngày, để lấy tiếng, sẽ có những kẻ lôi cả Nguyễn Trãi (còn cổ hơn), rồi Chinh Phụ Ngâm ra sửa lại. Ông nào cũng giương cao lá cờ "trong sáng", bỏ hết tích xưa trong văn. Văn chương mà lấy tiêu chí "dễ hiểu" làm đầu thì ôi thôi, đọc truyện cười cho nó nhàn.

1:06 Monday,11.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Sửa là đúng, bức xúc là vớ vẩn. Và nói tác phẩm của cụ Du bị xâm hại thì lại càng sai, càng chứng tỏ ông Thế Anh chả hiểu gì. Cụ Du có viết Truyện Kiều bằng chữ Quốc Ngữ đâu mà bảo sửa là bị xâm hại??? :D
 
Nếu chúng ta ngày nay vẫn sử dụng chữ Hán Nôm thì chả sao, không cần phải sửa, mà cũng chả ai dở hơi đi sửa làm gì. Nhưng hiện nay chúng ta đang dùng là chữ Quốc Ngữ (dựa trên kí tự La Tinh để phiên âm tiếng Việt), cho nên để đọc hiểu trọn vẹn một tác phẩm được chuyển ngữ từ nguyên tác Hán Nôm sang là rất khó khăn, nhất là lại được đưa vào chương trình giáo dục để giảng dạy. Giáo viên dạy ngữ văn mà không biết Hán Nôm thì chắc chắn không thể nào giảng tác phẩm Truyện Kiều tốt được, vì có hiểu hết đâu. Việc này cũng dễ hiểu, giống như một người biết ngoại ngữ, thì đọc một tác phẩm nguyên tác bao giờ cũng thấy rõ ràng và chuẩn men hơn là đọc bản dịch. Việc làm của ông Minh Xuân chẳng qua cũng chỉ là chỉnh sửa và tái bản bản dịch trước thôi. Chả có cái gì là xâm hại xâm họt ở đây cả.
 
Trước đây có một câu truyện nức tiếng trên giang hồ; Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn một lần vô tình nghe ông giáo Trương Tửu lên lớp giảng Kiều cho học sinh chuyên văn. Tướng Sơn nghe thấy ông Tửu giảng "vớ vẩn" ngứa tai quá, bèn cho tập hợp học sinh lớp lại và say sưa giảng lại Truyện Kiều suốt một ngày. Học sinh nghe xong đều lăn như bi ra mà tâm phục khẩu phục. Người dịch tác phẩm Lôi Vũ từ tiếng Trung sang tiếng Việt là giáo sư Đặng Thai Mai, khi nghe tướng Nguyễn Sơn giảng kịch Lôi Vũ cũng phải ngả mũ kính phục về trình độ Hán học uyên thâm của ông.
 
Ở bài trên, chỉ cần đọc qua vài câu mà ông Minh Xuân đã sửa cũng thấy nó sáng sủa về ý tứ hơn là để như cũ. Và việc giáo sư Vũ Khiêu viết lời đề tựa khen ông Minh Xuân là hoàn toàn đúng. Ông Thế Anh thắc mắc là vớ vẩn rồi. 
 
 
 

23:30 Sunday,10.3.2013

Đăng bởi:  123

Hậu sinh khả úy....bó tay.com !!!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả