Gẫm & Bình

“Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì?” không có chi lạ. Lạ với những gì Kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy ngợi ca.

  Hôm nay thấy trời nắng đẹp nên Giỏ Mây đi chơi, tiện thể ghé xem triển lãm của CLB Nghệ sĩ Trẻ – Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nghe một người bạn nói về triển lãm này cách đây vài hôm mà chưa có dịp đi xem. Cái tên triển lãm nghe rất là […]

Ý kiến - Thảo luận

0:38 Saturday,23.3.2013

Đăng bởi:  Toàn Hồng

Không việc gì phải xoắn!

Đọc bài viết của Giỏ Mây và hôm qua dự tọa đàm của các họa sĩ trẻ về, tôi có mấy suy nghĩ như thế này:

Về người viết:
Tôi tôn trọng cảm nhận của bạn, cho dù cảm nhận đó có thể không giống với tôi. Bạn có thể cảm thấy sốc trước những bức tranh của các hoạ sĩ ở đây hoặc trước những lời giới thiệu của hoạ sĩ Bằng Lâm - một người có vai vế trong làng mỹ thuật chính thống - về triển lãm. Nhưng cách nhìn của bạn cũng chỉ là một cái nhìn, trong vô số những cách nhìn về triển lãm này. Không phải là cách nhìn (có tính phê phán) duy nhất.
Tôi nghĩ các hoạ sĩ trẻ có tác phẩm trưng bày ở triển lãm, nếu có (chẳng may) đọc bài của Giỏ Mây thì cũng chỉ nên coi đó như một ý kiến, một cách cảm nhận về tác phẩm của mình, không nên lấy làm điều, tránh đi đến hai thái cực: hoặc càm thấy kém tự tin, hoặc giận dữ cho rằng tác giả bài viết có ác ý với tác phẩm của mình.
Một khi đã được đem ra trưng bày, tác phẩm không còn là của riêng tác giả nữa mà bắt buộc phải chịu sự phán xét của người xem.
Sự phán xét đó có thể cay nghiệt, có thể khoan dung và dù có như thế nào đi chăng nữa thì cũng còn tốt hơn là tác phẩm bị rơi vào quên lãng, không ai buồn để ý.
Cứ nhìn những bức hình chụp phòng triển lãm vắng như chùa bà Đanh mới thấy cần những bài viết như của bạn Giỏ Mây; có lẽ điều này cũng nên cảm ơn cả Soi nữa vì đã giúp cho rất nhiều người, do không có điều kiện về thời gian, hoặc thiếu thông tin, biết là có một triển lãm ở giữa Hà Nội như thế. 


Về triển lãm
Tôi nghĩ đây là một triển lãm chẳng có gì sai. Bỏ mặt nghệ thuật ra, về mặt “tín hiệu” là tốt.
Lý do bởi vì nếu cách đây chỉ chừng dăm năm thôi, khó có thể tưởng tượng nổi một triển lãm như thế này lại có thể diễn ra, lại ngay tại một trung tâm triển lãm nằm ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội! 
Đã từng có rất nhiều trường hợp, chỉ vì một bức tranh với chủ đề tương tự như trong triển lãm này mà có khi cả một triển lãm bị dừng lại; hoặc nhẹ ra thì những tác phẩm kiểu “có vấn đề” về thuần phong mỹ tục (một tiêu chí khá chung chung trừu tượng nhưng lại luôn được áp dụng một cách riết róng, cụ thể) cũng bị buộc phải hạ xuống trước giờ cắt băng khai mạc triển lãm, sau đó treo ở chân cầu thang.
Việc một triển lãm như thế này diễn ra được cho thấy ít nhất một không khí cởi mở, đa chiều đã hiện diện trong đời sống nghệ thuật ở ta. Sự cởi mở ấy đã đủ mở để chấp nhận những triển lãm “tự do”, không bắt buộc theo một chủ đề cứng nhắc, và các họa sĩ muốn vẽ gì thì vẽ cho triển lãm. Nên mừng chứ!


Về các họa sĩ trẻ
Cứ cho là họ đã làm đúng theo cái tên của triển lãm là Các nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì?, có nghĩa là nghĩ gì vẽ nấy thì thật tình mà nói, họ đã làm được điều rất cần cho hoạ sĩ ở ta: chân thật với bản thân trong tác phẩm.
Ờ, thì cứ cho rằng nghệ sĩ trẻ hiện nay (mà quy kết trầm trọng hơn là lớp trẻ) nghĩ nhiều đến tiền và sex và thể hiện nó qua tác phẩm (chiếm tỷ trọng lớn trong triển lãm này) thì điều đó có gì là xấu?
Trẻ tuổi mà không nghĩ đến sex thì mới là bất bình thường! Còn nghĩ đến tiền là một trong nhiều cách để hiện thực hóa phương châm phát triển của xã hội là “dân giàu” thì nước mới mạnh. Khi nói một ai đó hay nghĩ đến tiền, người ta thường có xu hướng quy kết rằng tiền đó “là do phi pháp mà có” và đó là một quan niệm hết sức sai lầm.
Còn việc các tác phẩm trưng bày ở triển lãm có nghệ thuật hay không, có gợi được những cảm xúc thẩm mỹ tích cực nơi người xem hay không, lại là một câu chuyện khác. Và trong chuyện này, trải nghiệm cá nhân của từng người xem là một yếu tố quan trọng. Tôi hay nghĩ đến sex chẳng hạn, tôi thấy đồng cảm. Giỏ Mây ít nghĩ đến sex chẳng hạn, Giỏ Mây thấy sốc… Không cảm giác nào là sai cả. Cảm giác nào cũng có quyền của nó. Các họa sĩ trẻ cũng không nên phản ứng với việc người ta sốc với mình. Chẳng phải nhiệm vụ của nghệ thuật là làm “sốc điện” người xem sao. Sau mỗi cú sốc, người ta mới chịu tư duy sâu hơn chứ!


Về câu lạc bộ của anh Hoàng Duy Vàng
Tôi cho đây là một mô hình tốt. Trong thời buổi người người cạnh tranh, nhà nhà kèn cựa, các bạn tham gia câu lạc bộ họa sĩ trẻ ít nhất vẫn còn mang một tinh thần đoàn kết nào đó, cùng nhau chơi, cùng nhau làm triển lãm.

Tôi vẫn nhớ hồi Luala triển lãm ngoài phố, hình ảnh các bạn trong câu lạc bộ họa sĩ trẻ cùng giúp nhau treo tranh làm tôi nhớ mãi và cảm động.


Tôi tin rằng mỗi họa sĩ trẻ trong câu lạc bộ này đều có một hướng làm việc riêng, một dự án dài hơi, nhưng trong một triển lãm nhóm thế này, khó có thể cho người xem thấy được tính dài hơi của mỗi cá nhân. Mỗi họa sĩ chỉ có thể bày ra một, hai bức; mà rất có thể một, hai bức ấy là thuộc một loạt tranh thể nghiệm nào đó về ý tưởng, kỹ thuật…, mà họa sĩ ấy đang thực hiện.


Cho nên tôi hy vọng anh Hoàng Duy Vàng, ngoài những triển lãm chung như thế này, thỉnh thoảng có thể làm một loại triển lãm khác, tức là trong đó nói về các dự án mà họa sĩ trong câu lạc bộ đang theo đuổi, vừa là một cách “xí phần” ý tưởng (chống bọn nhái), vừa cho người xem được biết công việc của các họa sĩ. Có thể bày một bức tranh, pho tượng thôi, nhưng kèm theo là một số hình ảnh của quá trình theo đuổi dự án ấy, và một ít lời giới thiệu thật cụ thể, tránh viết theo kiểu bác Bằng Lâm J


Về các nhà quản lý và bác Bằng Lâm, người đã viết lời giới thiệu khiến bạn Giỏ Mây bị sốc:
Tôi nghĩ việc các bác cho phép triển lãm diễn ra, rồi bác Bằng Lâm còn viết lời giới thiệu “bảo kê” cho các họa sĩ trẻ cho thấy một cách nhìn khá rộng rãi, phóng khoáng đối với lớp trẻ.


Tuy lời giới thiệu đọc thì có vẻ nghiêm túc, nhưng tôi đồ rằng bác vừa viết vừa cười đùa với các bạn họa sĩ trẻ: “Tao viết thế này cho chúng mày triển lãm được. Cho nó nhanh!”

Nhưng phải nói thẳng thắn rằng tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên, không ngờ lại có được một cách tiếp cận và bảo vệ họa sĩ trẻ khoáng đạt đến như vậy! Nhớ thời xưa, các bậc cha chú thường là né tránh, ông này đùn ông nọ, vừa dìm con trẻ, vừa sợ hãi.

Chẳng có cây nào mới trồng đã thành cổ thụ cả (trừ mấy ông chơi bonsai bỏ tiền tấn ra mua của bọn đi phá rừng). Hầu hết các bậc “mét” ở nước ngoài cũng đều phải nhờ sự chăm sóc, có cách nhìn liên tài, bảo vệ của các bậc trưởng thượng rồi mới thành danh được!
Cảm ơn bác Lâm!


*


*Tóm lại, đây chỉ là một triển lãm, nói lên một cách nhìn, cách nghĩ, cách thể hiện của một số họa sĩ trẻ, không có gì quá “nguy hiểm” đến mức phải bài xích, tuy không có gì đặc biệt để phải ngợi ca quá.


Bài viết của Giỏ Mây chỉ là một cách nhìn của cá nhân bạn ấy, và bạn ấy có quyền nhìn như thế. Hôm qua tôi dự tọa đàm của các bạn, mới thấy các bạn họa sĩ căng quá, giận dữ ghê quá khi có người chê mình, phê mình trên Soi.


Tôi cũng mong các bạn nghĩ kỹ hơn về những lời chê ấy, không bổ chiều ngang cũng bổ chiều dọc cho công việc của các bạn.  
Tóm lại, đường còn dài, cứ bình tĩnh làm việc và tiếp thu và rèn luyện bản lĩnh, không việc gì phải xoắn!

8:11 Thursday,21.3.2013

Đăng bởi:  Thúy

Mình thấy trên facebook có tin là Tọa đàm nghệ thuật của triển lãm này được tổ chức trong sáng thứ Sáu, ngày 22 - 3 - 2013, từ 8h30 hay sao ý. Chứ không phải như trên pano là ngày 23 - 3 đâu. Mọi người đến nghe và cùng bàn luận với nghệ sĩ trẻ ở triển lãm này đi!:-)

14:49 Wednesday,20.3.2013

Đăng bởi:  ChiHoa

Cám ơn triển lãm rất nhiều. Và cám ơn Giỏ Mây rất rất nhiều nữa. Nhờ vậy mà bây giờ mình đã biết "họa sĩ trẻ đang nghĩ gì" rồi. (Để mình tránh xa cho lẹ!)

21:42 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  bó tay toàn tập

Nên đổi tên triển lãm thành: "Nghệ sĩ trẻ nhóm anh Vàng cầm đầu đang nghĩ gì?" Tôi là nghệ sĩ trẻ nhưng tôi sẽ không bao giờ muốn có những cái suy nghĩ "khó ngửi" như của các vị. Thế mà lôi toàn bộ nghệ sĩ trẻ vào. Như thế khi qua truyền thông người ta lại nghĩ: toàn bộ họa sĩ trẻ đều như thế. Người ta sẽ hiểu lầm về nghệ thuật Việt ta mất. Ôi. thật là tệ hại. Giám tuyển mà lại như chú Bằng Lâm nữa thì ôi thôi. Tôi đến chết mất. Đúng là triển lãm có những tác phẩm rất... xứng tầm. Nhưng là tầm... phong trào địa phương. Mong là những triển lãm tương tự đừng bao giờ diễn ra nữa.

15:23 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  candid

@Bác Phùng Quang: ý của em cũng như ý của bác. Theo em nếu một phòng tranh của các họa sĩ trẻ mà toàn những bức như "Tuổi thơ" thì mới thật là sốc. :D Em không phải chê gì mà nếu như thế thì từ thể hiện cho đến nội dung đều không có gì trẻ.
Còn về cái khác em nghĩ họa sĩ cũng là người, mà nếu người trẻ cũng chỉ nghĩ chủ yếu đến sex, tiền... bế tắc, thì họa sĩ thể hiện những suy nghĩ của người trẻ như thế cũng đáng được ghi nhận.
Còn về xấu, đẹp, hay nghệ thuật gì gì đấy em không dám có ý kiến vì ngoại đạo. 
 

15:15 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  Phùng Quang

@ Candid: Kể ra Candid hỏi cũng có phần đúng. Có lẽ Giỏ Mây nhiều tính nữ quá nên nhìn những tranh này mới bị sốc (bên cạnh việc sốc vì lời giới thiệu của bác Bằng Lâm), rồi lại thích những tranh êm dịu hơn...

Tôi thì sốc vì không hiểu các vị họa sĩ gọi là trẻ ấy (mà thực ra "băm" cả) nghĩ cái gì về nghề mà vẽ chán thế không biết. Cả thế giới đã ê hề những thứ gọi là "nghệ thuật". Ai cũng đua nhau làm ra vài món gọi là nghệ thuật. Đến cái thời duy chỉ minh họa cho ý niệm không thôi cũng gọi là nghệ thuật được thì bạn biết đấy, chính tình trạng lạm phát sản phẩm mang tên nghệ thuật đã góp phần khiến chẳng ai muốn bỏ tiền ra rinh tranh, tượng... về nhà nữa... Thế mà các bạn họa sĩ trẻ này, không nhìn ra cái sự lạm phát ấy, cứ sòn sòn vẽ mà kém chau chuốt về nghề về ý. Mà lại cũng không có được cái cẩu thả bụi bặm, phá cách của tuổi trẻ. Chỉ có cái lười nhác, cũ kỹ của lũ họa sĩ già lâu năm quẩn quanh văn phòng Hội. Sao mà già nhanh thế hở các bạn?

Hoàng Duy Vàng nữa: bạn là người tốt, nhiệt tình. Có được những anh em theo mình sao không nghĩ ra cái gì đó hay hơn mà làm, để nâng cao về nghề? Quanh năm chỉ lo tổ chức triển lãm nhóm này đến triển lãm nhóm khác, đến bản thân cũng còn thấy chán thì sao người ngoài không thấy chán?

Quan điểm của tôi thì khác với bài viết này. Tôi không thấy những hình ảnh ở đây có gì là ghê là sốc. Nếu có dùng chữ sốc là dùng cho thái độ, thói quen làm việc của "một bộ phận không nhỏ" những họa sĩ cũng không có gì để gọi là trẻ lắm nữa.

13:25 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  candid

@bác Phùng Quang:
Em đọc ở phần comment dưới thấy Giỏ Mây có nói đại loại ngoài lời giới thiệu còn "sốc" nữa nên mới hỏi thế.
Thường thì em không thích đọc các phần giới thiệu vì thế, đọc sách cũng ít khi đọc các phần mở đầu, vì nhiều khi ghét cái phần giới thiệu mà bỏ qua cả một cuốn sách hay.

12:56 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  Phùng Quang

@ Candid: Tưởng Giỏ Mây đã nói ở cuối bài rồi mà: sốc vì tranh với lời giới thiệu của bác Bằng Lâm chẳng ăn nhậu gì với nhau. Sốc vì vẽ vẫn thế mà khoác vào cái tên rõ to.
Giả thử tên triển lãm mà là: "Tôi vẽ" và không có lời giới thiệu kia thì chắc Giỏ Mây bó tay, khỏi có gì để bàn luôn. Thực ra lâu nay tranh của đám họa sĩ trẻ cũng có gì đáng để bàn đâu, từ kỹ thuật tới ý tưởng. Khéo tay hay nghịch màu thôi.

12:48 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  candid

Bỏ qua cái lời giới thiệu, thì bạn Giỏ Mây nói rõ thêm tại sao bạn lại "sốc" được không?
- Vì tranh xấu? Vì mô tả trần trụi? Hay vì cái gì khác?

11:03 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  Lê Thế Anh

Đúng là việc đi tìm những đề tài gai góc, nhìn thẳng vào mặt trái của xã hội là một trong những trọng trách của nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng. Đây không hoàn toàn là đề tài dành riêng cho họa sỹ trẻ. Cũng không phải trẻ người thì phải có lối nhìn trong sáng và già tuổi thì mới vẽ giầu triết lý được. Tất cả phụ thuộc vào tài năng và tác phẩm của bạn mang lại cảm xúc gì cho người thưởng ngoạn.
Do vậy, ở triển lãm này, tôi thích cách khai thác đề tài của các họa sỹ. Nhưng cũng chính ở điểm này bộc lộ nhiều thách thức, vì khi thể hiện chưa tới, nó sẽ gây phản cảm. Thế thì ta mới có cơ hội để trông chờ họ chín muồi hơn.
Dù sao, mình hoàn toàn không thích vẽ tranh mà hô hào khẩu hiệu. Nên để bức tranh tự nói và người xem tự cảm nhận sẽ hay hơn.

10:49 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  Giỏ Mây

Xin chào bạn Trịnh Minh Tiến: mình chụp tất cả các ảnh, không bỏ sót bức nào cả. Nhưng thú thực, mình vẫn chưa hết "sốc". Bạn nghĩ sự thật là các nghệ sĩ trẻ dũng cảm nói ra sự thật xã hội, sự thật là Hội cũng dũng cảm cho bày triển lãm... Nhưng thế thì ở giữa Lời giới thiệu với các bức tranh ở đây còn có sự thật nào khác nữa không, theo bạn? Mình cũng thấy là các họa sĩ dũng cảm lắm, mình phục lắm. Vì việc vẽ không thôi cũng đã là dũng cảm rồi chứ chưa nói gì đến vẽ sự thực... Thế nhưng, vẽ sự thực thế này thì có khác gì báo chí vẫn miêu tả hàng ngày, có khi báo chí còn sốc hơn ý chứ nhỉ... Bạn chẳng nặng lời gì đâu, vẫn còn dịu dàng hơn tranh nhiều! :-)

9:58 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Vui nhỉ  những người nói thẳng nói thật vẽ những cái mình nghĩ, mình thấy, mình trăn trở khi sự thật là trần trụi những cái, điều mọi người hay sợ hãi, trốn tránh, cố chối bỏ thì khiến người khác sốc đến như vậy. Một xã hội ham muốn tận cùng xa hoa, sống trong hoan lạc của tình dục, tham vọng tiền bạc... bởi lòng tham nhưng lại vừa sợ hãi khi đối diện với cái chết, với suy đồi nhân tính, mặc dù hiện thực nó là hiển nhiên. Vậy nghệ sĩ hãy quay về làng quê, lên núi vẽ những phong cảnh đẹp hay chui vào xưởng vẽ để tượng tượng tới một thiên đường hào nhoáng đi thôi...


Mình mới xem triển lãm hôm chủ nhật thấy hình như bạn Giỏ Mây còn chụp thiếu một bức tranh sốc hơn nữa là bức "Thủ Dâm" đối diện với bức tranh của bạn Phạm Tuấn Tú và bạn Đỗ Hiệp nữa cơ! E bạn Giỏ Mây mới nhìn về bề mặt mà chưa cảm về bản chất, chỉ thấy một mặt của vấn đề. Trong triển lãm bạn có thấy có cái gì tốt không? Mình thấy có một vấn đề cực tốt là Hội Mỹ Thuật một cơ quan chính thống của nhà nước đã chấp nhận được tất cả những bức tranh mà bạn thấy sốc đã là một sự ghi nhận đáng trân trọng nhất từ trước đến nay rùi :D Hơi quá nhời tý, nhưng sự thật là vậy he he. Những họa sĩ trong triển lãm lần này đều là người có bản lĩnh vì họ đã dám nghĩ và dám làm những điều mình nghĩ. Xin chúc mừng các bạn.

9:55 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  cũ nhưng mà kỹ

"Nên giữ danh dự từ khi trẻ".

9:52 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  Gái già mồm

Trẻ mà đã thỗn thện hết thế này thì ít nữa lấy gì mà lộ hàng?
 

0:18 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  hhm

Xem tranh thấy như thể Giới trẻ đang nghĩ về sex nhiều quá :)) mà sự thật đâu phải như vậy !

23:53 Monday,18.3.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Xem triển lãm này (trên Soi) xong thì thấy nên ghi tên đầy đủ của triển lãm là: Nghệ sỹ trẻ Việt Nam đang nghĩ gì?
 
Nghệ sỹ trẻ, mà trẻ Việt Nam thì nghĩ đến danh, tiền và sex thôi chứ còn nghĩ đến gì nữa. Triển lãm này đã thể hiện quá đúng suy nghĩ của nghệ sỹ trẻ Việt Nam. Một triển lãm quá thành công. Xin chúc mừng triển lãm!

22:40 Monday,18.3.2013

Đăng bởi:  ANH CÓ Ý KIẾN

Một triển lãm úi xùi và thực sự xem xong mình không hiểu là các nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì. Những ham muốn dục vọng, đồng tiền và sự tráo trở của xã hội, của con người đang phơi bày trần trụi trên bề mặt tranh. Cho dù là chất liệu nào cũng thấy sự cẩu thả trong cái hung hăng, non kém trong sự giả tạo, muốn gồng lên để hét vang cái Tôi. Nhưng hỡi ôi, tất cả đã tạo thành một bản hợp ca buồn tẻ. Điều này xảy ra ở những họa sỹ trẻ đã từng có danh và có tiếng. 
Chạnh lòng ghê gớm! 

21:53 Monday,18.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

Và bụi tre trông có vẻ lai?!

21:51 Monday,18.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

Nghệ sĩ trẻ nghĩ nhiều thứ ("sành điệu") hơn U60 xưa, nhưng tranh thì có vẻ già. Cả bức tuổi thơ cùng hơi ảm đạm. Búa sừng nhất là vụ "dán bùa yểm" lên tượng!!!

20:52 Monday,18.3.2013

Đăng bởi:  QUÁCH HẢI THẢO.

"...có tính khuất tất..."?...Chà chà, Em yêu Khoa Học...

19:41 Monday,18.3.2013

Đăng bởi:  Phùng Quang

Tôi được biết bên CLB Họa sĩ Trẻ không gửi thông tin quảng bá triển lãm này cho Soi - một nơi mà họa sĩ trẻ rất hay vào đọc thông tin. Anh Hoàng Duy Vàng (chủ nhiệm CLB này) - qua việc chỉ bắt tay với các lão làng bên Hội, né tránh diễn đàn của các họa sĩ đã chứng tỏ có tham vọng làm chính trị, để một ngày kia được bước chân vào Ban chấp hành Hội Mỹ thuật.
Anh Vàng mà vào BCH Hội (thậm chí trở thành Chủ tịch Hội một ngày kia) thì tôi cho rằng cũng tốt, vì anh là người nhiệt tình, hay giúp đỡ anh em. Nhưng việc ém nhẹm thông tin triển lãm, không muốn cho công luận biết, chứng tỏ anh bắt đầu có tính khuất tất. Rõ ràng là anh chỉ muốn có một triển lãm không điều tiếng, để ghi vào hồ sơ hoạt động của CLB, chứ anh không muốn có nhiều người đến xem.
Chúc anh Vàng Pao mau thành thủ lĩnh trong các tổ chức chính thống.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả