Trường phái

Nền móng của tranh sơn dầu

Giữa những năm 1980 có lần tôi hỏi một danh họa Việt Nam, nay đã quá cố, rằng ông chuẩn bị nền cho tranh sơn dầu của mình thế nào. Ông nói chỉ cần lấy một miếng carton bệnh viện, quết một lượt sơn trắng lên, để khô là vẽ được. Tôi hơi “sốc” vì […]

Ý kiến - Thảo luận

13:54 Monday,23.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Cảm ơn anh Đăng về bài viết vô cùng hữu ích và thú vị.

10:02 Thursday,24.9.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Cẩm

Những kiến thức rất bổ ích mà không phải họa sĩ hay người học vẽ, yêu vẽ nào cũng hiểu. Có được bài viết này chắc hẳn tốn không ít thời gian và công sức, cảm ơn tác giả và xin phép được chia sẻ lại tại http://tranhdep.com để mọi người cùng học hỏi.

13:53 Wednesday,16.4.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Duy

Thực sự mình là một họa sĩ vẽ tranh sơn dầu nhưng chưa khi nào mình có dịp tìm hiểu nguồn gốc, nền móng của loại tranh này. Cám ơn bạn nhiều
Website: http://tranhsondautot.com

19:33 Tuesday,24.12.2013

Đăng bởi:  Truong Thinh

Gửi anh Đăng, bài của anh hay quá.
Em có thể xin phép anh được copy bài này về và đăng lại trên blog của em không http://truongthinhart.com.vn
 

17:58 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Tân

Cảm ơn anh Đăng nhiều .

16:42 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Tân:
Gamsol Odorless Mineral Spirits là một loại white spirit (xăng trắng). (Xem trang 24 "Sơ lược về kỹ thuật vẽ sơn dầu").
 
Nếu bạn dùng sơn dầu có keo alkyd của hãng Gamblin Artitsts' Oil Colors hoặc các chất trung gian (có Gamsol) của hãng này thì có thể dùng Gamsol để làm loãng. Nếu không, chỉ nên dùng Gamsol cho việc rửa bút, palette. Gamsol không làm tan được keo dammar, copal, hay mastic. Những thứ này chỉ có turpentine (dầu thông) mới làm tan được.

15:40 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Tân

 
Xin anh Nguyễn Đình Đăng cho hỏi, Gamsol Odorless Mineral Spirits 
http://www.dickblick.com/items/00456-1128/
Có phải là dung dịch pha loãng sơn dầu không, dùng ra sao?
Xin cảm ơn anh Đăng trước.

11:00 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@anhnguyen:
 
Nếu không có các hình vuông (hay tròn) đen (đục), trắng (trong),  nửa đen nửa trắng (bán đục) hay trắng có vạch chéo chia đôi (bán trong), thì cháu xem trên tube màu có chỗ nào ghi
(o) tức là opaque (đục),
(t) tức là trong (transparent),
(so) tức là bán đục (semi-opaque),
(st) tức là bán trong (semi-transparent)
 
Nếu cháu không tìm thấy thì cháu có thể vào website của hãng Daler-Rownay tại http://www.daler-rowney.com để xem bảng tất cả các màu sơn dầu của hãng Daler-Rowney
tại đây (Artists'),
tại đây (Georgian)

tại đây (Graduate Oil) .
 
Theo các bảng này cháu có thể biết màu nào của Daler-Rowney là đục (o), trong (t), bán đục (so), hay bán trong (st). Ví dụ 3 tubes màu trên đường link cháu đã dẫn thuộc series Georgian Oil Colors của hãng này (bảng thứ hai đã dẫn phía trên):
 
Giữa:
Emerald Green (Hue) 338 *** là: màu lục ngọc bích (nhái), trong (hình vuông trắng), khá bền với ánh sáng (3 sao ***). "Hue" có nghĩa là đây không phải là Lục ngọc bích "xịn", mà là màu "nhái" màu Lục ngọc bích (nhưng từ hạt màu có nguồn gốc khác), có giá rẻ hơn.
 
Trái:
Permanent blue 137 *** là lam bất biến, bán đục (hình vuôngg nửa đen nửa trắng), khá bền với ánh sáng.
 
Phải:
Chrome yellow (Hue) 623 là màu vàng chrome (nhái), trong (transparent). Tôi không thấy màu này trên bảng đã dẫn. Có bảng chưa được updated? Nhưng có thể xem tại đây.
 
Nói chung cháu có thể tìm ra tất cả thông tin về màu trên internet. Chỉ cần gõ đúng tên hãng tên màu vào Google thì sẽ tìm ra.

9:32 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  anhnguyen

xin hỏi chú Đăng: hiện tại cháu đang sử dụng sơn Georgian của hãng Daler Rowney không thấy có các kí hiệu màu trong màu đục.., độ bền của màu ..v..v....mong được chú chỉ giúp !
http://cdn.dickblick.com/items/004/85/00485-group3ww-l.jpg
Xin cảm ơn chú !

8:35 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Nguyễn Hoàng:
 
Canvas, đặc biệt là cotton canvas (vải vẽ bằng sợi bông), hút ẩm trong không khí rất nhanh và khô chậm, nhất là trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao như ở Việt Nam. Độ ẩm cao, nhiệt độ cao, và thông gió kém là những yếu tố sinh ra nấm mốc và khiến nấm mốc phát triển. Độ ẩm cao cũng khiến bụi trở thành ướt, bám chặt vào mặt tranh và phía sau canvas.
 
Cách tốt nhất để làm sạch bụi và nấm bám trên mặt tranh:
 
1 - Đưa tranh vào môi trường khô, thoáng khí (nhiệt độ khoảng 23 - 25 độ C, độ ẩm khoảng 40 %).
 
2 - Tháo tranh ra khỏi châssis, trải lên mặt phẳng sạch, khô và hút ẩm tốt, và để tranh khô. Có thể dùng quạt điện để tăng đối lưu không khí, nhưng không nên dí quạt vào chỗ mốc. Tuyệt đối không dùng lò sưởi để hơ. 
 
3 - Sau khi bụi và/hoặc nấm đã khô hẳn, dùng bút lông mềm phẩy sạch, hoặc máy hút bụi hút sạch (trước khi dí máy hút bụi vào tranh cần thử áp suất hút để tránh máy hút luôn cả tranh dính vào).
 
4 - Tuyệt đối không dùng nước hay dung dịch để lau chùi tranh mốc, vì mốc ướt sẽ không tuột khỏi tranh mà chỉ lan rộng ra. Dùng nước oxy già tẩy mốc còn có nguy cơ làm mất màu tranh luôn.
 
5 - Đối với tranh đã phủ varnish, thì chỉ cần tẩy lớp vanish bằng white spirit là xong. Vì thế để bảo vệ tranh rất nên phủ varnish lên mặt tranh ít nhất 6 tháng sau khi vẽ xong.

1:01 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  nguyễn hoàng

Xin hỏi anh Nguyễn Đình Đăng chút về việc vệ sinh bề mặt tranh sơn dầu. Nếu tranh sơn dầu để lâu ngày bị bụi bẩn bám vào bề mặt, nặng hơn nữa là bị mốc bề mặt (do thời tiết khí hậu và môi trường ở Việt Nam) thì có cách nào để vệ sinh khả quan nhất không ạ? Cảm ơn anh.

20:13 Saturday,30.3.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hi Thông,
 
Trong cmt trước tôi quên mất ý tưởng trộn acrylic binder với gouache của Thông. Màu như thế được gọi là acrylic gouache, có bán rộng rãi trên thị trường.
 
Acrylic gouache khác gouache thường ở chỗ chất kết dính (binder) của acrylic gouache là acrylic resin còn chất kết dính của gouache thường là keo arabic (gum arabic) tức nhựa cây keo (arcacia).  Acrylic gouache thực chất là màu acrylic nhưng đục, khi khô trông giống như gouache dùng keo arabic, nhưng không bị nước tác dụng nữa.
 
Hãng Holbein Artist’s Colors của Nhật có sản xuất acrylic gouache gọi là Acryla Gouache và mực vẽ acrylic (Drawing Inks).
 
Hãng Turner Colors của Nhật được cho là hãng sản xuất acrylic gouache chất lượng cao thuộc hàng đầu bảng. Xem tại đây.

15:06 Saturday,30.3.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Amsterdam Acrylic Binder chính là acrylic resin dispersion (nhũ tương acrylic) đã nói trong cmt trước. Dùng nó nghiền bột màu thì thành sơn acrylic. Thứ này không dùng để làm nền vẽ sơn dầu được, vì mặt phim nhẵn bóng (closed surface), không thấm hút, sơn dầu không bám vào được.

14:30 Saturday,30.3.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

 đọc trả lời của anh đăng, em nhớ ra được từ khóa rồi. đó là Acrylic Binder của hãng Talens. Em tìm thấy sản phẩm trên Web của hãng, dạng lọ, còn khi trước ở Bangkok em thấy Acrylic Binder dạng tuýp nữa. Ai vẽ bột mầu lưu ý thử xem nhé.
 http://www.talens.com/en-us/brands/amsterdam/amsterdam-auxiliaries/amsterdam-auxiliaries-miscellaneous/amsterdam-acrylic-binder-005/

13:31 Saturday,30.3.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hi Thông,
 
1) Xem 4 dòng đầu tiên trang 38 trong NĐĐ "Sơ lược về kỹ thuật vẽ sơn dầu":
 
[“Béo” tức là nhiều dầu tạo màng (dầu lanh) còn “gầy” là ít dầu lanh. Nếu vẽ ngược, tức lớp dưới “béo” (dày, hoặc lâu khô) mà lớp trên lại “gầy” (mỏng, hoặc nhanh khô) thì sẽ xảy ra hiện tượng lớp trên khô trước trong khi lớp dưới vẫn tiếp tục khô. Kết quả là lớp dưới kéo lớp trên tạo ra các vệt nứt.]

2) Kỹ thuật vẽ sơn acrylic gần với kỹ thuật vẽ sơn dầu, và dĩ nhiên khác xa kỹ thuật vẽ màu bột (gouache). Gouache là màu đục (opaque) tức là nếu vẽ chồng màu này lên màu kia đã khô thì không nhìn thấy màu kia nữa, vì màu chồng lên che phủ toàn bộ màu phía dưới. Sơn dầu có màu trong (transparent), màu đục(opaque), bán trong (semi-transparent), bán đục (semi-opaque) (Xem trang 17 - 24 trong "Sơ lược về kỹ thuật vẽ sơn dầu"). Acrylic cũng vậy. 
 
Dung môi (solvent, tức chất làm loãng) trong sơn dầu thường là dầu thông (turpentine). 
 
Chất tạo màng hay kết dính (drying oil hay binder) cho sơn dầu thường là dầu lanh, và một số dầu khác như dầu thuốc phiện, dầu hạt óc chó, v.v.
 
Chất trung gian (medium) cho sơn dầu có vài loại.
(Xem trang 24 - 26 "Sơ lược về kỹ thuật vẽ sơn dầu")
 
Sơn acrylic gồm các hạt nhựa acrylic (acrylic resin), bột màu (color pigment) và nước. Nó khác sơn dầu ở chỗ nhựa acrylic ngay từ đầu đã là polymer rồi, còn sơn dầu phải trải qua quá trình oxy hoá để dầu lanh biến thành polymer. Trong sơn acrylic, các hạt nhựa acrylic chỉ "hòa nhập" chứ không "hòa tan" trong nước. Khi nước bay hơi, các hạt nhựa acrylic hòa vào nhau (coalesce), tạo ra một màng dai, "kẹp" các hạt bột màu ở giữa. Còn trong sơn dầu, các sợi polymer dính với nhau qua phản ứng hóa học tạo ra các liên kết ngang (cross linking). Vì thế chất kết dính trong sơn dầu là dầu lanh, còn trong sơn acrylic là nhựa acrylic (acrylic resin) hay nhũ tương acrylic (acrylic polymer emulsion hay acrylic resin dispersion). Nhũ tương acrylic là nhựa acrylic hòa trong nước, có màu trắng sữa. Sau khi nước bay hơi các hạt nhựa acrylic hòa vào nhau tạo thành màng film trong suốt.
 
Theo hiểu biết của tôi thì BIN là tên hiệu của một loại chất kết dính (binder) do Đài Loan sản xuất, gồm nhựa acrylic pha với nhựa styrene (styrene acrylic resin), bột màu (pigment), và vài chất phụ gia khác, khô rất nhanh, chừng 3 - 5 phút, thích hợp cho in ấn màu. Styrene là một loại hoá chất tổng hợp được dùng trong công nghệ sản xuất nhựa và cao su (Ví dụ: từ styrene người ta chế ra polystyrene để làm đồ nhựa cứng như vỏ hộp, hộp xốp, v.v.). Mỹ (ví dụ hãng PCCR) cũng sản xuất loại binder này gọi là styrene acrylic latex, dùng để sơn tường, sơn các bề mặt kim loại v.v.
 
Như vậy BIN không phải là acrylic binder chất lượng cao nhất (100% acrylic) vì có pha thêm syrene - rẻ hơn nhiều, và không bền bằng 100% acrylic. Sơn acrylic và acrylic resin dipsersion dùng cho hội họa phải là 100% acrylic.
 
3) Chú ý: Sơn acrylic trong tube thường là màu để vẽ, không phải là acrylic gesso, bán trong hộp có ghi rõ acrylic gesso. Chỉ acrylic gesso mới có thể được dùng đề bồi nền vẽ sơn dầu. Nếu dùng sơn acrylic trắng để bồi nền thì sơn dầu vẽ trên nền đó sẽ bong, như đã giải thích trong bài chủ. Acrylic gesso cũng có nhiều loại. Loại cho mặt bóng như sơn dầu không tốt bằng loại mờ như thạch cao, vì mặt bóng kết dính kém. 

9:05 Saturday,30.3.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Thanks anh Đăng vì bài viết. Em có 3 câu hỏi:
Câu hỏi cho anh Đăng:


1. Anh nhắc đến màu "béo" màu "gầy". Cụ thể hơn chúng là cái gì vậy ạ? Em học bên MTCN nên có thể từ ngữ dùng cũng khác.


2. Ngày xưa, hồi sinh viên, em vẽ nhiều tranh bột màu. Nói chung là bút pháp vẽ bột màu nếu đi sâu sẽ thấy có những "chiêu" khác với sơn dầu, khác với màu nước hay acrylic. Và cái cảm hứng trực họa phong cảnh ngồi trước một hộp đựng các màu và chấm chấm bút lọ keo cũng rất khác ngoáy cọ vào lọ acrylic. Em nhớ thầy em, thầy Nguyễn Trần Minh, anh Bùi Anh Hùng, rồi một ông chú của người yêu đơn phương của đứa bạn là họa sĩ Nguyễn Chính là những cao thủ bột màu rất đỉnh. Tuy nhiên, khi màu acrylic du nhập vào Việt Nam, với những lọ màu pha sẵn rất sặc sỡ, các cao thủ ấy áp dụng chất liệu mới nhưng chưa bao giờ đạt lại đỉnh cao như hồi còn vẽ một màu chấm keo da trâu hay keo đường. Bây giờ em có ý này: vẫn dùng hộp màu bột ấy, thay keo da trâu bằng keo acrylic để vẽ lên toan, tranh được giá hơn, bền hơn nhưng vẫn có cái khoái và cái ngẫu hứng của việc vẽ bột màu ngày xưa.
Hà Nội không có sẵn chất kết dính cho màu acrylic, mà chỉ có một chất dân tình gọi là "Bin" sản xuất tại Mỹ hoặc Đài Loan. Anh Đăng có biết chất đó không ạ?


Câu hỏi cho các bạn ở Hà Nội:


3. Có ai biết ngoài chất Bin nói trên, ở đâu trong Hà Nội bán phụ gia kết dính loại dùng trong màu acrylic không? Tớ thấy ở các cửa hàng họa phẩm bên Bangkok có bán, của hãng Royal Talens thì phải. Đóng trong tuýp đàng hoàng như các tuýp acrylic khác. Nhưng hồi đó ngu chưa nghĩ ra mà mua.

0:24 Friday,29.3.2013

Đăng bởi:  Lê Thế Anh

Cháu đã được nghe một số bài giảng của chú ở Mỹ thuật Hà Nội, cháu cũng đã có được những tư liệu về kỹ thuật sơn dầu từ chú. Hôm nay lại được thêm những kiến thức này, thực sự là rất bổ ích đối với cháu. Cháu cảm ơn chú nhiều!

19:13 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Tân

Thanks anh Đăng !

16:24 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Chie

@ anh Đăng: Vâng, cảm ơn anh nhiều về phần hướng dẫn rất chi tiết. Em sẽ chọn cách dùng clear acylic gesso vì vẫn muốn để lại màu nền gỗ trong một số chỗ cần thiết, chứ không vẽ phủ sơn toàn bộ mặt tranh.

15:28 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Tân:
Ván gỗ và canvas căng trên khung gỗ cũng có thể được làm theo hình tùy thích.
Xem ví dụ tác phẩm của mấy hoạ sĩ Nhật thuộc hội Chủ Thể dưới đây:
 
1) Hình đa giác:
Saito Nozomi
Hà Nội tháng 11 năm 2006
sơn dầu và tempera trên trên ván gỗ, 272 x 260 cm
 
2) Hình số 8:
Saito Nozomi, Nakajyou Yoshihiro, Fujimoto Taku, và Yamamoto Yasuhisa
Đạo
sơn dầu và tempera trên trên ván gỗ, 400 x 800 cm
 
3) Hình trái tim:
Tranh của Nakajyou Yoshihiro
 
4) Hình bát giác:
Tranh của Nakagawa Nakako
2007, sơn dầu trên canvas 
 
Cho nên:
 
Không có việc gì khó
Chỉ sợ tiền không nhiều
Trái tim hay còng 8
Phi kim loại vẫn ... phiêu.

13:21 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Chie:

Có thể làm nền gesso hoặc nền sơn đều được.

Nếu làm nền sơn dầu:
------------------------------
1 - Đầu tiên phải đánh giấy ráp (No 100) ván gỗ hay MDF cho nhẵn.
 
2 - Dùng vải mềm lau sạch bụi.
 
3 - Sau đó phải dán ván gỗ hay MDF, tức là quết lên ván 2 lớp keo da hoặc 4 lớp keo PVA có độ pH bằng 7 (tức là PVA trung tính pH). Quết tất cả mặt trước mặt sau và 4 cạnh. Đợi lượt trước khô hẳn mới quét lượt sau và không đánh giấy ráp giữa các lượt. Để khô tự nhiên 1 - 3 ngày, chứ đừng sấy hoặc quạt.

4 - Quét oil panting primer hoặc sơn nền lên. Sơn nền trắng (foundation white) là trắng titanium hoặc trắng chì pha với dầu lanh đôi khi có thêm cả nhựa alkid để cho khô nhanh. Oil piantng primer cũng tương tự như vậy nhưng lỏng hơn. Có thể dùng bút lông to bản để quét oil painting primer, hoặc dùng dao vẽ để phết foundation white lên ván.
 
Đợi lượt thứ nhất khô hẳn thì mới quét tiếp lượt thứ hai. Sau khi lượt thứ hai khô, có thể đánh giấy ráp mịn cho nhẵn.
 
Chú ý: khi đánh giấy ráp thì phải đeo kính bảo hộ và khẩu trang để khỏi hít phải bụi trắng. Bụi trắng titanium thì ít độc, nhưng bụi trắng chì rất độc. Vì thế nếu xài trắng chì tốt nhất đừng đánh giấy ráp. Đừng cho trẻ con lại gần để khỏi bị nhiễm độc.
 
Đừng bao giờ dùng trắng kẽm làm nền để khỏi nứt.
 
Nền sơn thường khô rất lâu, kể cả khi sờ tay thấy khô. Vì thế tốt nhất là làm nền sẵn một loạt ván để đó lúc cần có cái vẽ ngay mà không phải đợi khô nữa.
 
5 - Sau khi ván khô hẳn thì có thể vẽ sơn dầu lên.

Còn nếu muốn vẫn giữ được màu gỗ, thì cách tốt nhất và đơn giản nhất là dùng clear acrylic gesso, tức acrylic gesso không màu. Gesso này thực ra không phải gesso vì chẳng có tí phấn hoặc bột trắng nào cả. Sau khi khô nó trở thành trong suốt.

Có thể mua clear acrylic gesso của hãng Winsor & Newton tại đây, 16.5 USD một hộp 474 ml.
 

10:06 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Tân

Một lý do nữa khi vẽ trên kim loại là kim loại có thể cắt hình tranh theo ý muốn .ví dụ tranh hình trái tim :)

9:50 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Tân

Cảm ơn anh Nguyễn Đình Đăng !

9:23 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Chie

Anh Đăng cho em hỏi, nếu vẽ sơn dầu lên MDF thì nên xử lý lớp lót như thế nào để không bị hút, bền, mà vẫn giữ được màu gỗ. Không dùng Gesso trong trường hợp này có được không ah? Cảm ơn anh.

8:10 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Giời ơi,
Điều đó đã được giải thích ngay từ phần đầu của bài chủ: 
"Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của vật liệu đỡ và nền là phải bền vững, không bị biến dạng theo nhiệt độ, độ ẩm, thời gian, để khỏi làm bong nứt các lớp màu vẽ ở trên, không hút màu quá nhiều để màu không bị “xuống”, tạo lớp ngăn sơn dầu thấm vào làm hỏng vật liệu đỡ."
 
Kim loại đáp ứng gần đầy đủ các yêu cầu đó. Kim loại có nhược điểm là giãn nở mạnh theo nhiệt độ, nhưng nếu ở trong môi trường nhiệt độ không thay đổi nhiều, ví du, nhiệt độ trong phòng, thì không có gì đáng ngại. Kin loại có thể rỉ nên phải dán kỹ như đã nói trong mục 2. 
 
Kim loại còn có nhược điểm là nặng vì thế nên dùng tấm kim loại dày chỉ độ 1 - 1.3 mm thôi và dán lên ván gỗ ép (MDF, tức medium density fireboard). Đồng là tốt nhất.
 
Cuối cùng kim loại có nhược điểm là đắt tiền. Nhưng đã ăn chơi thì sợ gì mưa rơi.
 
 

5:41 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Có ai biết vì sao phải vẽ sơn dầu lên kim loại không? Xin cho G. Ơ một câu trả lời. Cảm ơn!

1:53 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Củ_Gừng

Cảm ơn tác giả Nguyễn Đình Đăng, đã bỏ công nghiên cứu và chia sẻ những kiến thức quí báu về  chất liệu "Nữ Hoàng" này !

0:27 Thursday,28.3.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Tân
Sau khi chuẩn bị nền như đã trình bày ở mục 2 của bài chủ thì quá trình vẽ tiếp theo không khác gì vẽ sơn dầu trên canvas hay trên ván gỗ.
Chú ý: kim loại rất nhẵn nên, để khỏi bong, tốt nhất là vẽ mỏng theo kỹ thuật vẽ nhiều lớp, béo trên gầy, lớp trước khô hẳn, rồi mới vẽ lớp sau chồng lên.
 

23:15 Wednesday,27.3.2013

Đăng bởi:  Tân

Có ai biết vẽ sơn dầu trên kim loại thì phải làm thế nào không ? Xin cho biết, xin cảm ơn !

23:09 Wednesday,27.3.2013

Đăng bởi:  Trần Đức Như Không

Cảm  ơn anh Nguyễn đã Đăng.
Bài viết hay nhiều thông tin mở.
Ở trời tây mang về đất của ta.
Hoạ sĩ giờ đây tung hoành vẽ.
Nếu thị trường tranh chưa bán kip.
Chẳng lo tranh bị mốc đâu mà.
Hoạ sĩ của ta vẽ đẹp lắm.
Giờ cũng chẳng kém tây đâu mà.    
hix

17:54 Wednesday,27.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

Vâng, rất NỀN MÓNG!

15:05 Wednesday,27.3.2013

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Cảm ơn chú Đăng vì bài viết rất giá trị, chi tiết và khoa học. Cháu đã áp dụng ngay theo phương pháp thứ 5: lót nền 4 lớp acrylic gesso và quét một lớp sơn dầu mỏng hy vọng thế là ổn cả nền lẫn móng 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả