Kiến trúc

Frank Novak trong căn nhà
không quên thời khủng hoảng

  Frank Novak là đồng chủ nhân của công ty nội thất Modernica, đóng tại Los Angeles, California. Ông sống trong một căn nhà rộng 167 mét vuông đã được 18 năm. Ai từng gặp đều biết ông là người rất am hiểu về đồ cũ, đồ cổ, đồ nội thất thời giữa thế kỷ […]

Ý kiến - Thảo luận

11:14 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  candid

Theo em nội thất mang phong cách khắc kỷ thanh giáo kiểu Bắc Âu. 

10:38 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  TNXP

Cảm nhận của mình về căn nhà này:
- Bề ngoài giản dị, không lạc hậu theo thời gian,
- Bên trong khá giống bệnh viện hay viện dưỡng lão, sắc trắng áp đảo khiến không gian nhợt nhạt, đồ dạc và tranh ảnh thưa thớt nên càng có cảm giác lành lạnh thiếu sức sống.
- May mắn làm sao cây trong vườn lại xum xuê.

16:02 Tuesday,9.4.2013

Đăng bởi:  Phan Phương Đông

Việt Nam có một số công trình tiêu biểu như Dinh 2 và 3 ở Đà lạt, khu biệt thự số 1 Lý Thái Tổ ở thành phố Hồ Chí Minh... đều mang phong cách Art Decor, một phong cách mang tính công năng và thẩm mỹ cao, một trào lưu phổ biến thời bấy giờ, đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và hơn nữa rất có hồn... cũng có nghĩa là rất nghệ thuật.

9:59 Tuesday,9.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Nghiêm Toàn ơi,
Tôi chỉ cmt về xuất xứ của câu tục ngữ cải tiến "Cái khó ló cái khôn" để nếu bạn chưa biết thì từ hôm nay trở đi bạn biết câu đó không phải là của "các cụ" theo nghĩa "của kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam". Còn thích nó hay ghét nó, dùng nó như thế nào là quyền của mỗi người và tùy mỗi người, không có gì là trầm trọng cả. Thỉnh thoảng tôi cũng dùng nó.

9:14 Tuesday,9.4.2013

Đăng bởi:  Sương

Mình thấy câu "Cái khó ló cái khôn" hay. Còn "Cái khó bó cái khôn" thì bình thường, chẳng có gì đáng để nói, tương đương câu: "Không ăn thì đói, ăn vào thì no".
Ngoài ra căn nhà này, mình tìm hiểu thì thấy ông chủ nhà rất khá giả. Cái khôn, cái khó, cái ló là tinh thần của thời kỳ Đại khủng hoảng ngày trước mà ông ấy muốn giữ gìn.

9:00 Tuesday,9.4.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Đăng ơi!
Em dùng câu "cái khó ló cái khôn" bởi vì nó phù hợp với nội dung bài viết của Phước An cũng như chủ đề mà em muốn nói tới thôi. Có thể sai về mặt cấu trúc từ ngữ nhưng mọi người đều có thể hiểu mà. Tất nhiên cái sai của em là biện chữ này cho các cụ. Tuy vậy, có cần phải trầm trọng thế không anh?.

8:42 Tuesday,9.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Các cụ (ý nói trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt) chỉ có câu "Cái khó bó cái khôn". Câu tục ngữ cải tiến "Cái khó ló cái khôn" lần đầu tiên được nhà văn Nguyễn Khải sử dụng vào những năm 1975 - 1980, sau đó mọi người quen dùng nhằm nhấn mạnh tính hài hước. Theo nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo:
 
"Câu Cái khó ló cái khôn là một câu hoàn toàn sai ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt, do đó hoàn toàn không thể chấp nhận được đối vói người Việt, và lại càng không bao giờ có thể đi vào vốn văn học truyền thống dân gian của dân tộc ta, vốn chỉ chứa đựng những cách ngôn ngữ tinh tuý nhất, giàu tính nghệ thuật nhất mà hàng ngàn năm văn hiến đã chọn lọc, hiệu chỉnh và tích luỹ được. Chúng tôi đã thử tìm kĩ trong tất cả các bộ sách sưu tập ca dao tục ngữ đã từng được xuất bản, kể cả bộ sách của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc cho đến những cuốn sách nhỏ hơn ghi lại ca dao tục ngữ của từng địa phương từ tỉnh đến huyện, mà không tìm thấy câu nào có cấu trúc ngữ pháp kì quặc như câu” tục ngữ” rởm nói trên. Chẳng qua vì câu này đạt tới mức sai trái đến nỗi một người Việt, dù ít học đến đâu, hay ngược lại, dù có uyên bác đến đâu, cũng không thể nào tưởng tưởng nổi."
 
(Trích từ Cao Xuân Hạo, "Cái khó bó cái khôn" nghĩa là gì?)

8:23 Tuesday,9.4.2013

Đăng bởi:  A.N

Bài hay quá. Cảm ơn Soi

8:18 Tuesday,9.4.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Có một hiện tượng tâm lý kỳ quặc mà các cụ đã tổng kết là: "cái khó ló cái khôn". Đôi khi chúng ta tìm thấy những hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ từ một quá trình làm việc thuần túy duy lý, với những điều kiện bó hẹp từ không gian, từ budget đặt ra từ đầu. Phải chăng đi đến rốt ráo của sự tính toán hợp lý lại vô tình nằm trong giao điểm của hiệu quả thẩm mỹ, tất nhiên là một hiệu quả thẩm mỹ theo cách riêng của nó. Đây chính là trường hợp của ngôi nhà này.
 
Vẫn với con người ấy, đôi khi giao cho họ một đề bài rộng mở, thỏa sức sáng tác thì lại...chả ra làm sao cả. Đôi khi chúng ta không còn tin vào lựa chọn của chính mình khi không đối chiếu, tìm chỗ dựa ở một cái cớ nào đó, có lẽ đây chính là điểm khác biệt giữa người thường và thiên tài.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả