Gẫm & Bình

Có đúng là sơn ta có chất lượng cao nhất?

Trong bài “Phùng Dzi Thuần: say với chất nhựa sơn ta”, tác giả Phùng Hoa Miên viết: “Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, giống cây sơn của Việt Nam là loại cho nhựa có chất lượng cao nhất.” Thực tế có phải như vậy không? Cây sơn mọc ở Bắc Việt […]

Ý kiến - Thảo luận

18:31 Saturday,10.4.2021

Đăng bởi:  Gỗ gia dụng

Mình đang muốn mua sơn của nhật để sơn cho đồ gỗ gia dụng ACE giới thiệu giúp.  Sơn chịu được nhiệt độ cao.  Chân thành cảm ơn. 
 

10:05 Monday,3.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Quý

Về Bình Dương mình giới thiệu về sơn mài để hiểu thêm sơn mài Việt Nam nhé

9:14 Thursday,26.11.2015

Đăng bởi:  Triệu Khắc Tiến

Mình đồng ý với ý kiến của bạn Lê Phương. Sơn mài mỗi nước đều có thế mạnh cũng như yếu điểm riêng, không có gì là toàn mỹ cả. Buồn thay, sang Nhật học, đúng khoa đúng ngành sơn mài luôn, ngoài các giáo sư, có ai biết hình thù cây sơn hay cánh gián Việt nó như thế nào đâu. Người Nhật mạnh nhất ở việc kế thừa truyền thống, các kỹ thuật sơn mài đều có tên rõ ràng, được ghi chép lại, bồi đắp và phát triển qua nhiều thế hệ đến nay đã trở thành khoa học về chất liệu và kỹ thuật. Để có thể làm và đạt được tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của Urushi Nhật rất khó, một trong những lý do đơn giản nhất là nguyên liệu cực đắt, 1 tuýp 100gr sơn sống tự nhiên của Nhật có giá tương đương với gần 1 yến sơn sống của ta. Nghe quả thấy phi lý. Chưa nói đến các loại bột vàng chế ra từ vàng thật để làm Makie ( dùng ống sậy rắc vàng lên sản phẩm )thì người Nhật phải nói vô cùng tinh xảo, có đến 20 loại bột với độ mịn của hạt khác nhau, đến mắt thường nhiều khi cũng khó mà phân biệt nổi. Đương nhiên, với nguyên liệu đắt đỏ như vậy, sinh viên Nhật học sơn mài phải tiết kiệm từng giọt sơn một, không lãng phí.

4:30 Thursday,9.5.2013

Đăng bởi:  Đinh công Đạt

Cảm ơn bạn Đăng nhé! Trước đây không dám cãi vụ Sơn ta Sơn Nhật Sơn Nam vang. Nay thì tỏ rồi. Năm ngoái mình có vào lãnh sự quán Pháp ở Sài Gòn, thấy tranh của cụ Nguyễn Gia Trí vẽ năm 1930 đã hỏng gần hết, tan nát, bong rụng và mờ tịt. Mà cụ Trí vốn nổi tiếng về độ kỹ. Lúc kể chuỵen ấy bị các đại nghệ sỹ Sơn mài của chúng ta mắng ghê quá không dám nói nữa

12:37 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Nguyễn Tiến Văn 2

Tiếc thay đó lại là sự thực và không chỉ riêng mình tôi biết. Bạn đừng đòi tôi nêu đích danh nhé vì đó là điều tôi sẽ không làm. Tôi không thù ghét gì cá nhân vị TS này. Vị đó cũng chỉ là nạn nhân của một nền giáo dục chạy theo số lượng mà thôi. Vị đó vẫn còn hơn nhiều vị GS TS rởm khác vì đã không dùng chức danh học vị của mình để thăng quan tiến chức, ăn trên ngồi trốc, loè bịp thiên hạ, xài cả lô tiền thuế của dân trong những đề tài nghiên cứu cấp nhà nước mà kết quả giỏi lắm là một hai bài báo tiếng Việt đăng trong tuyển tập báo cáo hội thảo nội địa, và kéo dài tuổi về hưu.

Thực tại là thứ mà ngay cả khi bạn không tin thì nó vẫn sờ sờ ra đó.

10:27 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Tiến Văn 2

Có thật là tiến sỹ vật lý mà không biết vận tốc ánh sáng không vậy anh Đăng? Thật khủng khiếp, không thể nào tin nổi, đó là một con số cơ sở cho hầu hết lý thuyết vật lý. Không biết cái đó sao mà làm tiến sỹ được. Với tất cả lòng kính trọng với anh, xin anh confirm chuyện anh nói là sự thực! Vì tôi dù biết là VN chẳng ra cái gì cả, nhưng cũng không dám nghĩ là đến cái mức như thế này. 

10:06 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hi Hương Thủy,
 
Chuyện bà mẹ có con học sơn mài với cháu cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Những người hợm hĩnh (snobby) ở nước nào cũng có.
 
Nhưng ở Việt Nam, có thể do mặc cảm, người ta cố tình nhấn mạnh vấn đề đẳng cấp, cố tình phân biệt giữa “chuyên nghiệp” và “nghiệp dư”, cố tình tách biệt giữa những người được đào tạo trong trường mỹ thuật với các nghệ sĩ tự học, mặc dù ai cũng hiểu rất rõ rằng giá trị của nghệ thuật không được quyết định bởi những yếu tố trên. 
 
Thực tế ở Việt Nam đã và đang cho thấy có rất nhiều bằng cấp, học vị chỉ hữu danh mà vô thực. Có nhiều người mang danh giáo sư mà đến tiếng mẹ đẻ nói vẫn còn sai văn phạm. Có những tiến sĩ vật lý không biết vận tốc ánh sáng bằng bao nhiêu. Trong số 11 sinh viên đại học năm thứ 3 hoặc đã đậu thạc sĩ mà tôi phỏng vấn để tuyển nghiên cứu sinh làm tiến sĩ vào năm 2005 tại trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội có đến 9 – 10 em không phân biệt nổi boson và fermion – những khái nhiệm tối thiểu khi học cơ học lượng tử. Ròng rã gần một thế kỷ đã qua (chính xác là 88 năm) kể từ khi trường Mỹ thuật Đông Dương được cụ Victor Tardieu mở tại Hà Nội, nhưng vẫn có những hoạ sĩ Việt Nam tốt nghiệp ĐHMT ra mà đến vẽ một cái tay người cho đúng cũng không làm nổi (Theo lời ông Nguyễn Đỗ Bảo, chủ tịch hội MT Hà Nội: “Tôi từng hỏi đại diện một trường mỹ thuật là có ai đủ trình độ vẽ một cái tay, cái chân cho chuẩn, các anh ấy bảo khó đấy!”).
 
Trong khi đó, hoạ sĩ Saeko Ando, người chưa từng được đào tạo về sơn mài tại đại học mỹ thuật Việt Nam, chắc sẽ đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam như người đầu tiên dạy lại kỹ thuật vẽ sơn mài truyền thống một cách có hệ thống từ A đến Z bằng tiếng Anh cho người ngoại quốc. 
 

8:58 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hi Candid,
 
"Đúng là nhìn các vật dụng do các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhật Bản làm nhiều khi em cảm thấy kinh ngạc vì không hiểu làm sao họ có thể làm được như thế." (sic)
 
Lý do là vì người Việt Nam ít khi làm cái gì đến nơi đến chốn và rất ít khi đúng hẹn. 
 
Trong lần chúng tôi về Hà Nội triển lãm "13 tầm nhìn từ Nhật Bản" năm 2006, vì mang cả khung tranh sang Hà Nội sẽ rất nặng, nếu gửi EMS thì rất tốn kém, còn nếu gửi đường biển thì không biết bao giờ tới, nên chúng tôi quyết định đặt làm khung tại Hà Nội. Khoảng 1 tháng trước ngày triển lãm khai mạc tôi gửi kích thước và mẫu qua e-mail về Hà Nội. Tôi đi tiền trạm đến Hà Nội chiều ngày 31/10, thì 9 giờ sáng ngày 1/11 tôi đã có mặt tại Hội MTVN cùng với con trai tôi. Tôi dẫn cháu đi theo để cháu quen với đối thoại tiếng Việt vì cháu sẽ làm nhiệm vụ phiên dịch Việt - Nhật trong thời gian triển lãm của chúng tôi. Tuy đã hẹn 9 giờ, nhưng đến 10 giờ mới thấy người làm khung xuất hiện. Cậu ta cười và không hề đưa ra một lời giải thích hoặc xin lỗi về việc trễ hẹn của cậu. Thằng con tôi sống tại Nhật từ khi lên 6 tuổi, năm đó sắp tròn 19 tuổi, thấy vậy ngạc nhiên lắm. Nhưng chỉ vài hôm sau cháu đã hiểu ngay là đồng bào của nó ở Việt Nam ít khi đúng hẹn, và cháu cũng bình tĩnh khi bản thân mình trễ hẹn! 
Tối 6/11 chúng tôi lắp khung tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (...) Khung và tranh được bày la liệt ra sàn. Mặt trước của các khung được đánh nhẵn và sơn phết nói chung là đẹp, nhưng phía sau (phần người xem không nhìn thấy) thì tạm bợ xù xì. Mấy hôm sau, trên đường đi tham quan vịnh Hạ Long, một hoạ sĩ Nhật, nhìn những ngôi nhà bên đường, hỏi: “Tại sao nhà ở Việt Nam chỉ có mặt tiền là đẹp còn hai bên hông thì sơ sài không trát vữa hay trang trí gì cả?” Tôi trả lời: “Chúng cũng giống như những cái khung làm tại Việt Nam vậy: Chỉ có mặt trước là đẹp.” Anh bạn hoạ sĩ Nhật không hiểu câu nói của tôi. Anh chưa hiểu rằng người Việt Nam phần nhiều chỉ chuộng hình thức bề ngoài. Cứ nhìn cách trang trí hoa chào mừng APEC trên đường phố Hà Nội cũng có thể thấy sự độc đáo của tính hình thức: chỉ có lá là thật còn hoa là giả. Một người bạn nghệ sĩ của tôi nhận xét: “Nghệ thuật sắp đặt này có giá trị triết học sâu sắc. Nó phản ánh một hiện thực xã hội: Ở Việt Nam thật giả lẫn lộn.
 
(Xem chi tiết trong bài "Hà Nội trong mắt tôi" của tôi.)
 
Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi ta ngạc nhiên trước các sản phẩm cũng như tác phong làm việc của người Nhật. Còn đối với người Nhật đó là chuyện hết sức bình thường. Người Nhật đánh giá cao thái độ trân trọng nghiêm túc trong công việc. Một hoạ sĩ mà tranh vẽ biểu hiện tác phong làm việc kiểu "tài tử" (amateur) lập tức bị đồng nghiệp coi thường ngay. Bởi vì một tác phong làm việc như vậy không thể nào sản sinh ra tác phẩm tốt được.

23:57 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  maika 2

xin được nói ý kiến riêng, là chủ quan. mình nghĩ sơn ta có thể chất lượng mức nào, nhất hay nhì hay cuối mình không dám bàn vì thực sự không đủ kiến thức về nó. chỉ muốn nói bằng kinh nghiệm quan sát và từng làm tranh SM của cá nhân, là chất sơn của mình sâu lắng hơn rất nhiều so với các loại sơn còn lại. chính sự "mềm mại" sâu lắng của mặt sơn khiến hiệu quả chất liệu SM của mình mang lại độc đáo hẳn so với các tranh vẽ bằng sơn Nhật hay sơn Nam vang, dầu điều gì đó. rất phù hợp không chỉ điều kiện môi trường mà còn phù hợp bản chất, tư duy làm tranh của người mình. cái này chỉ là cảm nhận cá nhân, mình khó khăn khi trình bày suy nghĩ một cách logic và căn cơ cho mọi người hiểu ý mình. nhưng mình khẳng định mình nhận ra điều này, chắc chắn cũng có những người cùng nhận ra điều này. nên có khi hiểu câu "sơn ta có chất lượng cao nhất" ở khía cạnh độc đáo và phù hợp nhất với người mình khi làm tranh chứ không có ý nói chất lượng nhất trong mặt bằng chung. mình còn rất nhiều những suy nghĩ về chất liệu này, mà không biết trình bày ra sao cho trong sáng. Túm lại là xét về sự khéo léo, tinh xảo bề mặt... có thể các chất sơn khác làm tốt; nhưng xét về sự tinh tế bên dưới mặt sơn, mình sâu sắc hơn hẳn. mình nhắc lại, đây là cảm nhận chủ quan.

17:28 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  candid

Đúng là nhìn các vật dụng do các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhật Bản làm nhiều khi em cảm thấy kinh ngạc vì không hiểu làm sao họ có thể làm được như thế. Nhân tiện nói chuyện cắt giấy, có lần ở HN em có thăm 1 triển lãm cắt giấy của 1 cô người Nhật cũng rất ấn tượng. Đây là 1 bức ảnh em chụp ở trong triển lãm đó, em không nhớ tên cô nghệ sĩ này.
http://farm9.staticflickr.com/8532/8548062048_b8601c8d27_z.jpg
 
 
 

15:48 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Hương Thủy

@ Chú Đăng
Cám ơn chú đã cho thông tin rất hữu ích về chị Ando. Lần theo đường dẫn chú đưa, cháu đọc các bài có liên quan tới triển lãm "13 tầm nhìn từ Nhật Bản" và rất vui khi thấy hình của chú cùng gia đình. Nhưng đây là bài viết từ năm 2006 rồi, hy vọng hiện tại mọi người vẫn mạnh khỏe, bình an như trong slide ảnh.
Cháu thật sự vui và cảm kích vì những gì chú làm/cố gắng làm để đóng góp cho hội họa Việt Nam, cho các họa sỹ nước nhà được hiểu biết thêm về hội họa thế giới. Được biết đến blog của chú cách đây khoảng 2 năm và dù chưa bao giờ có cơ hội gặp mặt trực tiếp song sau khi đọc mỗi bài viết của chú, xem các bức sơn dầu của chú, cháu cảm nhận dường như có nỗi niềm nào đó vô hình luôn hướng về quê hương nhưng có chút tuyệt vọng, chút bất lực... Tranh rất hay và sâu sắc.  Nay coi như có duyên gặp trên Soi, cho cháu bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới chú. Chúc chú có thêm sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho hội họa.



@các bạn
Mình hoàn toàn đồng ý với các phân tích của chú Đăng về các nhân tố giúp chị Ando nói riêng và đa số người Nhật nói chung thành công trong rất nhiều lĩnh vực. Không biết ở Đức thế nào nhưng ở Thụy Sỹ, một nơi có trình độ thiết kế thuộc hàng tinh xảo cũng đang bắt đầu sử dụng các nhà thiết kế Nhật.
Đúng là người Nhật làm việc rất đến nơi đến chốn. Đối với tất cả các công việc từ sang đến hèn, làm hết khả năng, tận tâm tận lực những gì mình được giao nghe thì dễ mà làm lại khó. Nhất là đối với một nghệ sỹ thì việc này không đơn giản bởi một cái gông cùm rất nặng đè lên cố đấy là phải có "hứng" mới làm được. Mình có quen với một nghệ sỹ cắt giấy (paper cutting artist) aoyamahina.com. Phải nói là mình rất khâm phục tính kiên nhẫn của cô ấy. Hina học cắt giấy từ một người thầy Thụy Sỹ nhưng không chỉ dừng lại ở những gì được học, cô ấy còn phát triển theo phong cách và các mẫu thiết kế riêng. Hiện chỉ với cái kéo nhỏ tí xíu, những sáng tác của Hina đang rất được coi trọng và thích thú ở khắp nơi trên thế giới.  


Một đặc điểm chú Đăng có đề cập tới khi nói về chị Ando đó là tính khiêm nhường, một đức tính mình thật sự đề cao đặc biệt ở một họa sỹ. Nói về hội họa, mình không dám nhận là họa sỹ vì suy cho cùng mình chỉ học vẽ sơn mài 3 tháng ở VN và chưa bao giờ hưởng một sự đào tạo căn bản mang tính hàn lâm nào cả. Tất cả là do mình tự học, tự quan sát nên chắc chắn hiểu biết vô cùng hạn chế vì thế mình chẳng dám bình luận về các tác phẩm trên Soi. Nhưng muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện vui. Ấy là khi về Việt Nam học sơn mài, học được 2 tuần có một bạn đến học cùng. Mẹ bạn ấy cũng là một họa sỹ sơn mài nhưng do biết thầy của mình dạy bài bản nên đến cho con học. Thoạt đầu cả bạn ấy và bà mẹ có vẻ rất khinh khỉnh, thái độ trịch thượng và mình không hiểu tại sao. Sau này mới biết họ tưởng mình là sinh viên mỹ thuật đến học và cô bé ấy đỗ thủ khoa trường Yết Kiêu nên tỏ ý là trên phân mình. Mình rất buồn cười vì hóa ra cô bé ấy đang hơn thua với chính mình. Thế mới thấy đạo Phật dạy quá chí lý "Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình".
 
Nói xa hơn nữa, rất nhiều họa sỹ Việt Nam mình gặp luôn tỏ ra tranh của mình đẹp hơn tranh người khác, vô cùng ngạo mạn và chỉ coi cái mình vẽ, mình sáng tạo mới là nhất. Mình thấy tiếc cho họ. Cá nhân mình nghĩ họa sỹ khác bác sỹ ở chỗ bác sỹ là người đi cứu người khác còn họa sỹ là người cứu chính mình. Suy cho cùng hội họa cũng chính là người, nếu thế giới có 7 tỷ người thì việc mỗi người mỗi gout khác nhau là chuyện thường, cớ sao cứ phải miệt thị dìm người khác, nâng mình lên thì mới hả.



Hôm nay mình đang có "hứng", hihi nên nhiều chuyện, các bạn thông cảm nhé. Chỉ hy vọng hội họa nước nhà trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa và mọi người sẽ biết đến Việt Nam không chỉ vì chiến tranh...

8:54 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hi Hương Thủy,
 
Tôi được làm quen với với Saeko Ando từ năm 2006 trong dịp chúng tôi về Hà Nội triển lãm. Theo tôi bí quyết thành công của Saeko là ở chỗ chị chẳng những là một phụ nữ tài sắc song toàn, mà còn rất chân thành, có tình yêu mạnh liệt đối với cái mình theo đuổi, có học vấn (chị đã tốt nghiệp đại học ở Nhật trước khi sang Việt Nam), giỏi ngoại ngữ (Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Nhật, chị thông thạo tiếng Anh và tiếng Việt), có phẩm chất của người Nhật làm cái gì thì làm đến hết khả năng của mình, rất khiêm tốn, lịch sự, nhưng lại thẳng thắn, không quanh co úp mở. Chị đã theo học nhiều thày sơn mài tại Hà Nội. Khi học về sơn mài chị đã theo chân người lấy sơn lên Phú Thọ xem họ chiết sơn từ cây ra như thế nào v.v. Chị biết rõ việc bếp núc của sơn mài v.v. Nói tóm lại, chị muốn biết tới ngọn nguồn của nghề nghiệp, chứ không chỉ lắp lại những gì thầy truyền cho. Học viên đến học sơn mài của chị được chị giảng dạy rất tận tình. Khi chúng tôi làm hội thảo tại Trung tâm Mỹ thuật Đươưng đại sau buổi khai mạc triển lãm "13 tầm nhìn từ Nhật Bản", tôi có nhờ chị phiên dịch giúp giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Chị đã vui vẻ nhận lời và đã dịch cực tốt (Xem hình tại đây).
 
Tôi viết cmt này là để trả lời mấy câu hỏi tại sao của Hương Thủy về chị Saeko Ando theo hiểu biết của tôi, chứ không phải để PR cho chị. Theo tôi, những người như Saeko Ando không còn cần tới PR nữa.

8:22 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  candid

Người Nhật cũng thần tượng các sản phẩm cao cấp của người Đức, người Thụy Sĩ như đồng hồ, máy ảnh. Mặc dù họ đánh bại ở phân khúc phổ thông, nhưng ở phân khúc cao cấp họ tạm thời vẫn thua.

3:43 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Hương Thủy

Chào chú Đăng, chào các bạn làm Sơn Mài. 
Mình thường tầu ngầm ở trang Soi vì rất thích cách phân tích sắc sảo của các bài viết ở đây và cũng chính từ comment của mọi người mình học hỏi được rất nhiều. Mình tên là Thủy, đang làm Sơn Mài ở Thụy Sỹ. 
Nói đến nước Nhật, thật tình mình hơi chạnh lòng, có phần đố kỵ nhưng hết thẩy là khâm phục họ. Phải nói là họ giỏi trong việc Nhật hóa các sản phẩm và làm cho thế giới không thể bắt chước được, không thể tự chế tạo được nếu không có bàn tay của họ ( cho mình lan man tý vì ức chế lâu nay, hehe). Chẳng hạn muốn sushi ngon thì phải mua gạo Nhật, muốn vẽ manga giỏi (cho đến thời điểm này) phải học của Nhật, đồ vật Sơn Mài đẹp, ắt phải mua đồ Nhật, v.v... và v.v... Một chiếc đồng hồ Sơn Mài của hãng Vacheron Constantin nổi tiếng ở Thụy Sỹ giá vài trăm nghìn Franc phải mời nghệ nhân Nhật Bản vẽ. 
Ngay như tranh Sơn Mài, quốc hồn quốc túy của VN mà lại chỉ có chị Saeke Ando-một người học sơn mài ở VN từ đầu những năm 90- quảng bá thành công Sơn Mài Việt cho người nước ngoài hơn cả. Vì sao? vì chị có ngoại ngữ? có tầm nhìn? có tay nghề hay đơn giản vì chị yêu thích hơn chúng ta? Mình vẫn chưa có câu trả lời. Nói về tranh SM mình tin Việt Nam là nơi có nhiều họa sỹ thành công nhất còn nói về các vật nội thất hay trang trí thì có lẽ không gì thay thế được SM Nhật. Đáng tiếc là hiện nay ở Châu Âu Tranh Sơn Mài chưa có chỗ đứng vì người ta chưa có kiến thức gì về nó, song điểm đáng mừng là những người được mình giới thiệu hay cho xem tranh đều tỏ ra vô cùng thích thú với các vật liệu như vỏ trai, trứng...  và độ sâu bóng của tranh khi hoàn thiện. Để tháng 9 này mình làm triển lãm ở Geneève xong chắc sẽ hiểu thêm về phản ứng của mọi người ở đây.
Ước mơ của mình là học hỏi được cách làm việc chuyên nghiệp của phương Tây để đưa về VN và học Sơn Mài Việt để quảng bá ở Châu Âu. Cho mình làm quen với các họa sỹ nhé. Email của mình huongthuybui@gmail.com 

11:05 Thursday,11.4.2013

Đăng bởi:  IQ ABC

"Urushiol phủ trên các đồ cổ của Nhật có thể trường tồn 700 năm mà không thay đổi tính chất." (trích)
Bác Giời Ơi ngó bộ chưa đọc kỹ bài chú Đăng rồi. Việc sử dụng cây sơn ở nước ta thì có từ lâu lẳm lâu lằm lắm rồi. Nhưng để trở thành một chất liệu vẽ tranh nghệ thì phải tới kỳ trường Đông Dương mở mới ra đời. Tính từ thời điểm đó đến nay còn chưa tới 100 năm. Mà trong bài chú Đăng có đề cập tới cụ Shibata Zeshin ở Nhật vẽ tranh sơn mài (tất nhiên kiểu Nhật) mà cụ ấy mất trước cả trường ĐD ấy ạ. Cho nên lấy cái gì chứng minh được sơn ta bền hơn so với cây sơn Nhật? (trừ vụ mua mấy hũ sơn Nhật dỏm ngoài quầy thợ nề ạ).
Em cũng đang oằn lưng mài đây ạ, cực ghê gớm, bác Thái Lai Đức Trần :((((

10:33 Thursday,11.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Giời ơi:
 
Tôi không phải là người vẽ sơn mài nên không dám lên tiếng về chất lượng tranh sơn mài của ta. 
 
Tuy nhiên, tôi nghĩ cũng như tranh sơn dầu, trong sơn mài các khâu chọn vật liệu đỡ, làm nền cho vật liệu đỡ (sơn mài gọi vóc), chất lượng sơn, chất lượng hạt màu (trong sơn mài là các thứ như vàng, bạc, vỏ trứng, vỏ trai, son, bột điệp,...), chất lượng dầu, nhựa thông pha vào để cho bóng và dễ mài, v.v., cũng như kỹ thuật vẽ là những yếu tố có tác dụng quyết định tới sự trường tồn của bức tranh. Ngoài ra điều kiện bảo tồn bảo tàng cũng không kém phần quan trọng. Các tác phẩm hội họa ở ta bị hỏng nhanh một phần là do bảo quản rất kém trong điều kiện môi trường rất nóng, ẩm, và ô nhiễm nặng.
 
@ Thái Lai Đức Trần:
 
"Bởi thế lưng thì đau, tay thì chưa sạch nên vươn vai vỗ ngục làm sao được" (sic). Không hề gì. Người Việt trên các báo lá cải trong nước vẫn liên tục "rũ bùn đứng dậy sáng loà" đấy thôi.
 
Đấy là nói cho vui chứ thực ra các hoạ sĩ Nhật vẽ nihonga - tranh dùng màu truyền thống Nhật - còn phải nằm bò ra mà vẽ, vì nếu dựng tranh lên giá màu sẽ chảy xuống khi vẽ. Có những sư phụ vẽ tranh trần cho nhà chùa phải trải tranh ra toàn bộ sàn phòng thể thao của trường học, rồi bò lên vẽ. 
 
Các hoạ sĩ vẽ bằng sơn urushi còn phải thường xuyên tiếp xúc với chất độc vì urushiol khi thấm vào da sẽ gây ra viêm nhiễm các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch, khiến da có thể bị rộp lên như thế này.
 
@Candid:
Candid nói đúng đấy. Cây bút maki-e này do nghệ nhân Nhật Bản Koichiro Okazaki làm ra, có giá 4350 USD / 1 chiếc (Xem giá tại đây). Nghe nói toàn thế giới chỉ có 30 chiếc.

8:08 Thursday,11.4.2013

Đăng bởi:  candid

Em rất thích những cây bút máy chế tác bởi kỹ thuật Maki-e của Nhật. Các cây bút này được vẽ tay bằng bột vàng bởi các bút lông có nét cực mảnh và phủ lớp sơn Urushi. Nói thì đơn giản thế nhưng công đoạn chế tác cực kỳ cầu kỳ nhưng em không hiểu rõ nên không nói nhiều. Chính vì thế nên các cây bút này theo em không chỉ là đồ thủ công mỹ nghệ mà còn là 1 tác phẩm nghệ thuật. Giá của những cây bút này từ 500-1000 USD là chuyện bình thường. Gần đây em thấy có 1 công ty ở Nhật họ chế tác cây bút Maki-e với sơn Việt Nam và dùng sơn Nhật để phủ. Họ cũng hết lời khen ngợi sơn Việt Nam. Theo họ chế tác như thế này giúp cho giá thành cây bút rẻ hơn, có nhiều sắc thái màu sắc hơn và giúp người nghèo ở VN.
Có lẽ họ sử dụng nhân công và vật liệu VN nhưng dưới sự giám sát và theo tiêu chuẩn Nhật để cho giảm giá thành. 

7:49 Thursday,11.4.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Mình nghĩ bạn Đăng còn quá cẩn thận khi không nhắc đến chất lượng và độ bền của tranh sơn mài Việt Nam. Thử vào Bảo tàng mĩ thuật mà xem những tranh sơn mài mới được vẽ ra từ 1930 đến giữa thế kỉ trước. Toàn các bậc thày Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Tỵ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang...Lớp toát sơn cánh gián bay đi hết để lộ mặt sơn trơ lì như sơn tủ. Vàng bạc bong tróc, thiếc gỉ đen. Khủng khiếp nhất là những mảng cẩn vỏ trai, ốc và vỏ trứng rộp lên phát sợ. Đó là chưa kể tranh sơn mài hiện đại Việt bán ra nước ngoài còn có thêm tiết mục cong vênh nứt nẻ rất mất tín nhiệm. Họa sĩ sơn mài Việt bây giờ không còn nhiều. Đại đa số đã chuyến sang dùng polysai của Nhật cho dễ nhìn màu và đỡ phải mài. Dĩ nhiên hiệu quả có kém đi chút ít nhưng độ an toàn cao hơn hẳn.
Nhìn chung là cái thời dựa dẫm vào vật liệu dân tộc đã qua lâu rồi. Giấy dó, lụa, sơn mài chỉ làm được vài việc giản đơn và không có nhiều hi vọng cho những tìm tòi nghệ thuật đỉnh cao. Nhiều lúc còn bị mang tiếng là ẩn náu vào những khả năng hạn chế của vật liệu dân tộc như một cách thanh minh với người xem. Nói thế các bạn làm sơn mài đừng giận. Cứ làm thôi.
Thời gian đã chứng tỏ những vật liệu truyền thống phương Tây dùng cho hội họa là lựa chọn đúng đắn nhất.

4:25 Thursday,11.4.2013

Đăng bởi:  Thái Lai Đức Trần

Khi  vẽ sơn mài Việt Nam, hoạ sĩ thường ngồi xổm để mài, mỗi lần mài ngồi lâu rất đau lưng, và lúc mài thì tay bẩn do dính sơn mầu đang mài. Bởi thế lưng thì đau, tay thì chưa sạch nên vươn vai vỗ ngục làm sao được.   IQ ABC  nhỉ ?

0:29 Thursday,11.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

"Nếu làm được như Nhật, có lẽ nhiều món hàng thủ công của Việt Nam cũng không hề kém cạnh, dĩ nhiên tạm quên đi yếu tố cơm áo mới được." (sic)
 
Vấn đề là ở chỗ ta không bao giờ làm được như Nhật, vì
 
1) chất lượng sơn ta (laccol) không cho phép làm được đồ mỹ nghệ như của Nhật, bóng sắc nhờ sơn urushiol, chứ không phải sơn ta.  Người Nhật có nhập sơn ta nhưng họ không xài được vì cho là chất lượng kém, như đã nói trong bài. Cách đây nhiều năm, có lần Nhật Bản mất mùa. Lo dân thiếu gạo ăn, chính phủ Nhật cho nhập nhiều gạo Thái. Kết quả gạo Thái ê đầy siêu thị vì người Nhật không chịu ăn gạo Thái. Cuối cùng Nhật Bản dùng gạo Thái ế viện trợ cho Bắc Triều Tiên đói kém.
 
2) tác phong làm việc và cảm nhận về sự hoàn hảo của người Việt khác xa người Nhật. Có trả công gấp 100 lần, 1000 lần cũng thế thôi.
 
Tôi đã được thấy hai nhà thiết kế toilet người Nhật ngồi dí mặt vào toilet, rồi xả nước hàng ngàn lần (theo như họ cho biết), chỉ để nhìn dòng nước xoáy trôi xuống nhằm tìm ra hình dạng tối ưu cho thiết kế toilet khiến vừa tiết kiệm được nước lại vừa xả sạch. Kết quả: toilet của Nhật là một trong những toilet thiết kế sạch, đẹp và tiện nghi nhất thế giới. Tôi tự hỏi không biết có nhà thiết kế Việt Nam nào chịu ngồi và đủ kiên nhẫn ngồi dí mặt vào toilet để nghiên cứu như vậy không cho dù được trả công bằng nhà thiết kế Nhật?
 
Vậy thì ta hãy làm tốt cái của ta. Sơn mài của ta là độc đáo, nhưng không có nghĩa là "giống cây sơn của Việt Nam là loại cho nhựa có chất lượng cao nhất" như khẳng định của tác giả bài viết về tranh của hoạ sĩ Phùng Dzi Thuần. Sơn mài VN cũng không phải là "hoàn toàn khác hẳn các dòng sơn của Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Thái Lan chỉ dừng lại ở các đồ thủ công, mỹ nghệ”. Tất cả nội dung bài cmt của tôi chỉ có vậy.
 

22:39 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  IQ ABC

Tựu chung ý của chú Đăng là đối với mỗi loại tranh hay mục đích cho ra hiệu quả cuối cùng khác nhau thì mỗi loại sơn sẽ phù hợp với từng yêu cầu. cho nên không thể vội khẳng định được. Ngoài ra, không nên nghĩ rằng kỹ thuật vẽ sơn mài như Việt Nam mới là tranh, mới là nghệ thuật. Hiển nhiên dễ tìm thấy nhiều chứng cớ để bác bỏ lập luận đó.
Và tổng kết lại là, cũng không nên vỗ ngực vươn vai nói sơn mài Việt là "tuyệt đối". :)

18:12 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Anh Đăng viết: "Vì vậy khẳng định “giống cây sơn của Việt Nam là loại cho nhựa có chất lượng cao nhất” là khá mơ hồ. Thế nào là có chất lượng cao nhất?"
Tôi nghĩ câu chuyện ông Thuần đang đề cập hoàn toàn không có ý so sánh với tranh hay đồ mỹ nghệ nào khác, bởi điều kiện so sánh luôn không đầy đủ, mà cũng chẳng ai so sánh như thế mặc dù trông có vẻ giống nhau. Nếu ông Thuần cho rằng sơn ta tốt nhất, tôi tán đồng với ý kiến đó, nhưng dĩ nhiên là với tranh và đồ thủ công mỹ nghệ theo sắc thái Việt Nam. Tôi đã "sờ" một vài đồ thủ công của Nhật, phải nói là sắc sảo, chau chốt, bóng loáng như thể 1 tác phẩm nghệ thuật, mà đúng như thế thật, cực mắc. Một sản phẩm như vậy nghệ nhân phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng để o bế nó, họ coi nó như 1 vật có linh hồn, 1 cung cách chế tác có bài bản, lớp lang và tỉ mỉ hết sức...chẳng biết gọi là gì tạm gọi là rất Nhật. Ngược lại Việt Nam, ngay cả nghệ nhân (doanh nhân đúng hơn) làm sơn mài hình như chưa bao giờ có ý muốn đẩy sơn mài lên thành một loại nghệ thuật như Nhật. Ta chưa xem trọng ta thì làm sao so sánh với xứ người. Nếu làm được như Nhật, có lẽ nhiều món hàng thủ công của Việt Nam cũng không hề kém cạnh, dĩ nhiên tạm quên đi yếu tố cơm áo mới được.
Vì lẽ đó nói như anh Đăng "Đối với kỹ thuật vẽ sơn mài Việt Nam thì chất lượng của sơn ta có thể tốt, như đã giải thích ở trên, song đối với đồ mỹ nghệ của Nhật thì chưa chắc, nếu không nói là không" là chưa chuẩn. Dù sao cũng cảm ơn anh về bài viết.

10:20 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác Đăng đã giải thích về sơn Ta, sơn Nhật. Trước giờ em vẫn thích những cây bút máy làm bằng kỹ thuật Maki-e của Nhật nhưng không hiểu rõ về loại sơn họ sử dụng để làm. Giờ đọc mới hiểu thêm về cách họ dùng Urushi để sơn lên bút.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả