Nghệ sĩ Việt Nam

Danh sách nghệ sĩ tham gia Triển lãm tranh tại Nghĩa trang Trường Sơn

(Theo thứ tự người gửi tranh đến trước, sau) 1. Lê Thị Minh Tâm (Hà Nội)– Trong lớp– Gái Hà Nội 1– Gái Hà Nội 22. Lê Trí Dũng (Hà Nội)– Cánh rừng Dioxin– Sen quê– Nữ du kích– Chiến tranh3. Hoàng Duy Vàng (Hà Nội)– Cá chơi trăng– Vào mùa4. Xuân Trường (Nhiếp ảnh, […]

Ý kiến - Thảo luận

20:09 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Candid

Chụp ảnh phim như mình thì nếu đốt phim âm bản thi cũng coi như hóa.

20:06 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Candid

@Thông: có rất nhiều tranh luận và nhiều mô hình kinh tế về giả thuyết này. Tàn tệ hơn điều này là tham nhũng thì vẫn tham nhũng mà kinh tế không được bôi trơn.

19:37 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

@Huy Thông: bạn nói các nghệ sĩ có quyền làm gì với tác phẩm của họ tùy thích, đúng 1 nửa! Giống như bạn có dao bạn thích thái rau thái củ thì thái, mà thích đâm ai thì... tùy :) Tóm lại, so sánh luôn khập khiễng, kể cả cái so sánh của mình, hic :) Mình nghĩ rằng, các nghệ sĩ làm gì với tác phẩm của họ tùy, trừ việc ảnh hưởng đến môi trường chung. Nếu tạo được hiệu ứng xã hội tích cực thì càng tốt, không thì cũng chả sao, nhưng đừng ngược lại. Tất nhiên, ai cũng có lúc vô ý, nghĩ chưa kỹ, ai cũng có lúc phải rút kinh nghiệm... Vấn đề là tinh thần cầu thị, và thấy gì hợp lý thì làm, thì rút kinh nghiệm.
Đúng là làm từ thiện trong bối cảnh hiện nay không hề dễ, mà nói cho cùng, làm từ thiện đúng nghĩa không bao giờ dễ cả. Nhưng mình cũng nghĩ như bạn Candid là vẫn có cách chứ không phải hòan toàn không thể. Mình thấy báo Dân Trí có mục Nhân Ái, thông tin các hoàn cảnh bi đát cần giúp đỡ, đa số là các trường hợp bệnh hiểm ngèo mà không có tiền chữa, ở Viện Bỏng, Viện Nhi... v v.. và ai muốn giúp thậm chí có thể đến tận nơi gặp người cần giúp, có cả số ĐT và địa chỉ cụ thể của họ.
Hiện tượng mất lòng tin giữa con người với nhau trong xã hội hiện nay, như bạn Thông đề cập, là có đấy. Đây là vấn đề nhức nhối hiện nay. Vấn đề này Phật giáo có thể giải quyết tốt hơn? Có thể, nhưng gì thì cũng tùy thuộc vào sự cố gắng của mỗi cá nhân, từ những việc nhỏ li ti tuởng chừng như không là gì hết. Nếu không tin được vào nhiều người, thì thôi cố gắng tin vào lương tri con người nói chung vậy. Chứ mất hết niềm tin thì khủng khiếp lắm...  Xã hội nào thì vẫn luôn còn nhiều người tốt chứ. Cũng như người xấu, họ không bao giờ chết sạch đâu :) yên tâm đi bạn!
Nhân tiện, về vấn đề môi trường, Thượng tọa Thích Chân Quang có bài nói chuyện thú vị. Các bạn có thể xem ở đây: http://www.phatam.com/video/thich-chan-quang/sach-se-cung-la-dao-duc-video_933b8fb69.html

18:28 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tớ đồng ý với ý kiến bạn "đừng đốt". Nhất là chuyện bạn candid nói "tham nhũng có tác dụng bôi trơn.." nền kinh tế thì tớ không thể hiểu nổi. Vì các bạn ( vâng lại số nhiều ) vục đầu xuống bùn quen rồi nên không thể tưởng tượng nổi bầu trời xanh không có bùn thì nó sẽ thế nào. Singapore, chẳng có tham nhũng để bôi trơn cái quái gì hết, nên mọi chuyện cứ thế mà diễn ra, người nào giỏi thì lên, công ty nào tốt thì thắng thầu. Người ta làm việc mà chẳng bao giờ phải lăn tăn chuyện bôi trơn cái này cái kia. ( Người ở Singapore khi làm việc bận tâm nhiều hơn xem họ có đang phạm luật này luật kia không, dù sao vẫn khoái hơn việc đi lo lót thằng này thằng nọ).
Chuyện tớ không phản đối các họa sĩ đốt tranh. Có bạn liên tưởng, phát triển đến hình ảnh nhà văn đốt sách, rồi thì có thể sẽ liên tưởng đến Hitle hay Tần Thủy Hoàng đốt sách khi xưa. Vâng ở đây xin phải nhắc lại là tớ không phản đối việc họa sĩ đốt tranh của họ trong quy mô của triển lãm này thôi. Vì khi họa sĩ đốt tranh trong trường hợp này, họ đã tự có cân nhắc việc đốt tranh nào chất lượng vừa phải thôi. Chẳng ai dại đem tác phẩm hay nhất của họ ra đây đâu. Tác phẩm hay còn để bán hoặc để đời chứ. ( Nói thêm là tớ đã từng có lần đốt, hủy tác phẩm của mình, vì những tác phẩm sắp đặt, phụ kiện trình diễn, không đốt thì cũng chẳng biết để đâu. he he. Suy ra ...)
Nhân đọc danh sách, tớ nhận thấy có mấy bác nhiếp ảnh gia. Họ có vẻ ít thiệt hại nhất trong vụ đốt hóa này. Vì tác phẩm nhiếp ảnh thì in lại được. Vậy xin nhắc các bác là các bức ảnh đã hóa ở đây, hãy tính cộng 1 vào số lượng edition của mỗi bức nhé. Không có anh em bên hội họa khiếu nại chít.
Quay lại với comment gần đây nhất của "đừng đốt". Vâng, bạn đã chỉ ra rằng chúng ta làm những việc mông muội quen rồi nên trở thành chai lì, vô cảm. Coi một số chuyện ngược đời thành bình thường. Tôi cũng quen một vài bạn, học vị cũng có, làm biên tập, làm văn hóa này nọ kinh lắm, nhưng vẫn không chịu đội mũ bảo hiểm. Chẳng ra làm sao cả. Chợt nhìn lại mình, thỉnh thoảng cũng không đội mũ khi đi xe máy từ nhà ra cổng trường ( ngõ bên cạnh ) uống trà. Thôi mai phải sửa, không có các em các cháu nhìn thấy chúng nó lại hiểu nhầm. Cám ơn bạn "đừng đốt" nhé.

14:38 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  đừng đốt

Nhất trí, tham nhũng có tác dụng bôi trơn một nền kinh tế... bệnh hoạn, câu này làm tôi (và các đồng nghiệp nhiều nước của tôi, mỗi lần đụng đến chủ đề này) nghĩ ngay đến Việt Nam. Còn riêng tôi thì thấy (và từng viết trong một bài) là tham nhũng với Việt Nam không chỉ là dầu bôi trơn (như ở vài nước không bình thường), mà còn là nguyên liệu chính cho bộ máy tổng thành. Vâng, vì thế chúng ta nên bị tước quyền kêu ca, vì chấp nhận thực tế này nhiều năm lắm rồi.
Tôi còn nhớ. ở một nước Bình thường, có lần việc không chạy, một tycoon Nga nóng nảy hỏi: cái rychag (đòn bẩy, cần lái) ở đâu để bôi trơn. Các đồng nghiệp )doanh nghiệp) tại chỗ hỏi lại: Ông không đùa (kidding) đấy chứ.
Nhưng ở VN có những vị xuất sắc hơn cả Nga. Có lần tôi đi dịch cho một vị tiến sĩ kiêm đi buôn. Vị TS Việt này hỏi một thương gia Nga liệu có thể tiêu (nhập) rượu nấu trong xưởng "giống hệt" vodka (sang Nga, từ VN)? Câu trả lời là: để tôi xem trong Luật hình sự xem câu hỏi vừa rồi của ông bằng bao nhiêu năm (ngồi khám).
Riêng tôi, nhìn thấy trong câu họa sĩ tham gia vào chuỗi giá trị tham nhũng của bạn candit một sự chai lì với phạm pháp, một cái gì như thách thức đối với niềm tin vào công lý.
Vâng, bạn có thể kết luận tôi đao to búa lớn. Ở một nước mà sự cố tình làm trái thách thức luật lệ nhiều khí được xem là một kiểu "oai hùng", một nước mà người hai thứ tóc rồi vẫn đi ẩu như mấy thằng nhóc tóc đỏ, tóc xanh, nơi chồng đèo cả nhà đi xe máy "tạt đầu" xe tải như trò chơi, mà vợ chẳng nói một câu...
 

11:53 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Candid

Vâng, bác thử google xem Corruption is economic lubricant xem người ta tranh cãi như thế nào ở một nước Bình thường. Vấn đề là ở tỉ lệ nào thôi.

9:35 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  “Đừng đốt”

@candid
"Tiền tham ô, tham nhũng tuy xấu nhưng có tác dụng bôi trơn nền kinh tế."
Viết câu này xong, rồi "thả rông" nó như ngực vợ Bá Kiến, ở một nước Bình Thường, bạn sẽ bị cáo buộc cổ súy tham nhũng, và có thể bị phạt.
@Phạm huy thông
“Tớ không phản đối ý tưởng của triển lãm này, vì các nghệ sĩ có quyền làm gì với tác phẩm của chính họ tùy thích.” Nếu bắt bẻ, thì câu của bạn không ổn: không thể tặng tranh nuy cho trẻ ở lứa tuổi cận… thủ dâm, chẳng hạn. Xin lỗi.
Thôi không “dọn vườn” nữa. Cả bài lẫn các (vâng, một số, không phải tất cả, tây thì nó viết “những”, “các”/plural mà không ngụ ý “tất cả”, còn VN thì cứ giờ hồn) y kien còm đều thấy như thò ra sự tuyệt vọng ở các ngóc ngách. Về sáng tác liệu có thế? Có tuyệt vọng, bế tắc? Có quá thất vọng với người xem ô trọc? Đến mức phải gửi cho “quỷ thần” xem?
Một khi thế giới âm, nếu có, không có tác động gì lắm đến chúng ta, hoặc cục bộ, trong tọa độ tham sân si (người thờ thần tài thì lắm, chẳng có ai thờ thần công lý, chẳng hạn), tại sao ta lại cứ áp đặt các “tuyệt tác” của mình cho chốn tâm linh (kiểu đem dăm trứng vịt lộn mời tây: ăn đi, ngon lắm, bổ lắm; ông bạn VN của tôi hồi bên tây cứ thấy mời pho mat là bảo ăn mít trong nhà tiu). Dù có bạn bảo “Đừng đốt” cứ giãi bày đi (Tks), nhưng ĐĐ hình như đã lây cái tuyệt vọng và bế tắc mất rôi, nên tiếng bên trong người ĐĐ bảo: “mim õm”, “mắm lồm” (vì là tiếng vọng mà). Đa tạ diễn đàn nếu linh động cho còm hổ lốn thế này. Chắc là vì sống trong cõi lẫn lộn âm dương, nên chập chập - choeng choeng.
 

7:02 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Candid

1. Tiền tham ô, tham nhũng tuy xấu nhưng có tác dụng bôi trơn nền kinh tế. Giả sử bán tranh được 10 đồng, họa sĩ được 2 đồng, tiền tham nhũng hết 4 đồng, chi phí hết 2 đồng thì vẫn còn 2 đồng đến đối tượng cần được giúp đỡ. Còn đốt tranh thì họa sĩ mất tranh, người cần được giúp đỡ không được đồng nào, lãng phí tài nguyên như giấy, màu...

2. Khó thực hiện chưa không phải không có cách: ví dụ lên danh sách cần giúp đỡ, tài trợ cụ thể, số tiền từ ít đến nhiều. Bán đấu giá tiền sẽ chuyển khoản trực tiếp đến trường hợp cần giúp đỡ...

0:08 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Tò mò

Hưởng ứng phong trào người thật việc thật đốt thật này của các họa sĩ, nay mai có thể nhà văn sẽ đốt sách, nhà khoa học đốt phát minh, nhạc sĩ đốt piano, violin, điêu khắc đốt tượng (BTC không nhận tượng đá) kiến trúc sư đốt... nhà (?) ngành giao thông đốt xe buýt, VN airlines đốt máy bay, bộ đội đốt... đạn và súng (?)

23:42 Friday,12.4.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

 Tớ không phản đối ý tưởng của triển lãm này, vì các nghệ sĩ có quyền làm gì với tác phẩm của chính họ tùy thích. Tuy nhiên, không phản đối không có nghĩa là ủng hộ. Cũng xin không có nhận định chê khen gì.
Nhưng qua việc này, tớ phát hiện ra một việc, thử trình bày mọi người nghe xem có đúng không. (Nếu có gì mạo phạm, xin được lượng thứ)
Nếu chúng ta lùi lại một bước để quan sát sẽ thấy: Triển lãm này, từ ý tưởng, đến cách thức…  phản ánh một hiện tượng tâm lý xã hội là: chúng ta, những người sống, không còn nhiều lòng tin cho nhau nữa. Tham nhũng tràn lan, kể cả tham nhũng trong các việc lấy danh nghĩa từ thiện, khiến mỗi chúng ta, khi bỏ tiền ra làm việc nghĩa đều lăn tăn tự hỏi, liệu đồng tiền ấy có đến được tay người nghèo, người cần được giúp đỡ, hay lại bị chặn bởi các “bố” các “mẹ” còn giầu hơn cả mình. Bởi vậy chọn làm việc nghĩa với người đã khuất, tuy chẳng ai chứng minh được là các liệt sĩ nằm dưới kia có nhận được không, nhưng dù sao lòng cũng đỡ lăn tăn về việc “quà” của mình bị xà xẻo trên đường tới đích. 
Nhiều người nói về việc đấu giá tranh xây trường học, giúp đỡ người này người kia. Tớ tin chắc rằng, nếu có một chương trình như thế, thì danh sách những họa sĩ tham dự sẽ khác danh sách ở đây lắm (có thể sẽ ít hơn nhiều lắm). Vì một loạt câu hỏi sẽ được đặt ra: ai là người tổ chức đấu giá, ai sẽ là người mua, tiền thanh toán như thế nào, ai giữ tiền, tiền chuyển đến những người cần giúp đỡ như thế nào, cách giúp đỡ như thế nào là tối ưu, làm thế nào đảm bảo chúng không bị thất thoát… đau đầu nhức thủ.
Thực ra từ một triển lãm mà nói ngay đến việc người sống ít tin tưởng nhau thì quả laf hơi nhanh nhẩu đoảng, nhưng nhận định trên cũng dựa trên cơ sở những “cảm” của tớ từ một số hiện tượng  và xu hướng tâm lý xã hội khác diễn ra lâu nay rồi. Tất nhiên đây là ý kiến cá nhân. Ai thấy ngứa tai, xin cứ chỉ dạy.

11:10 Friday,12.4.2013

Đăng bởi:  Tân

Thực sự mình cũng không hoàn toàn đồng ý với việc đốt tranh. Nhưng xét cho cùng thì đây cũng là việc tốt, không vụ lợi. Cũng là việc tưởng nhớ đến công ơn cha anh. Việc làm xuất phát từ tâm và không vụ lợi, thế là đáng trân trọng rồi . 
Như việc mọi nhà VN bày hoa quả và thắp hương trên ban thờ dịp lễ tết, chẳng ai lại đi lăn tăn là liệu các cụ có về hưởng hoa quả đó không? Các cụ có không về hưởng thì chắc chắn nhà nhà vẫn làm, đó là cách người sống tưởng nhớ đến người đã khuất .

9:48 Friday,12.4.2013

Đăng bởi:  A Little Sunshine

Triển lãm này mình cứ thấy sao sao ấy! Thật sự các liệt sĩ muốn xem tranh không? Chả ai biết được! Có cảm giác như bắt người chết xem tranh và không lấy thì vẫn cứ dúi vào tay người ta ép lấy! Chẳng biết để làm gì ! cả nguyên câu chuyện cứ thấy phiền lòng làm sao ấy! Sao không hỏi cô Bích Hằng câu trước khi làm cho nó thiết thực nhỉ!

5:45 Friday,12.4.2013

Đăng bởi:  Tò mò

Lại nhớ quả đúc tượng Thánh Gióng hồi nọ. Đúc luôn cả tim Thánh Gióng và tim ngựa rồi tổ chức chọn giờ cúng bái phù phép trước khi lắp vào. Hãi thật. Tim cũng có cả van, không rõ có chia tâm thất tâm nhĩ không :) Dưng mờ tim người tim ngựa lị giống nhau như đúc và to bằng nhau...hehe. Thế còn gan, dạ dày, thận... sao lại không có nhỉ? Đúng là vãi

15:40 Thursday,11.4.2013

Đăng bởi:  discuss

Mê Tín.

15:22 Thursday,11.4.2013

Đăng bởi:  “Đừng đốt”

Thấy ghê ghê. Các họa sĩ đem tranh đi đốt có vẻ thánh tử vì đạo. Các tranh đăng ở trên thì tôi thấy đẹp ạ, chỉ có bức Hồ Gươm không đẹp lắm. Xin nhắc lại tại sao cứ phải hóa thì liệt sĩ mới xem được? Và nói chung, người chết thưởng thức tranh ra sao? Không thấy nói gì ngoài những câu không có argument!
Nhớ một bộ phim Đông Âu xem khoảng cuối những năm 60, một bộ tộc trước khi vào kháng chiến lại giết đi người dũng sĩ giỏi nhất của mình. Sự kiện chấn động này, nửa thế kỷ sau lại ném tôi vào mông muội.
Chủ nghĩa truyền thống vẫn hay bóp cổ khoa học, nay cả nghệ thuật nữa. Cái tính hay tuẫn tiết của người Việt (và Hán?) nặng đến mức nào? (Cả người Nhật trước cũng hay tự mổ bụng theo phong tục võ sĩ Trung quốc thời cổ)!   
Phải nén đi để không chia sẻ tiếp. Sợ cái nhìn một chiều của một số người Việt, và không nghĩ đó là dũng cảm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả