Bàn luận

Chỉ biết hỏi “why” mà không chịu học “how”

SOI: Đây là cmt cho bài “Xứ sở sợ hãi kì cục và chốn tận cùng của thế giới?“. Soi xin đưa lên thành bài, tuy ngắn, để các bạn dễ thảo luận. Cảm ơn bạn Trần Quang Lu   Mình không bênh bên nhà sản xuất phim, cũng không bênh phía bộ phận kiểm […]

Ý kiến - Thảo luận

7:06 Saturday,29.8.2015

Đăng bởi:  jvshskvk

@nghĩa: sáng tạo không cần giới hạn nào. Nhưng người khôn hơn kẻ ngu ở chỗ biết giới hạn của mình nằm ở đâu.

9:04 Tuesday,8.7.2014

Đăng bởi:  Bảo Nam

đúng là mọi vật chẳng hai, chỉ có lòng người là có hai thôi, cùng một sự vật sự việc nhưng mỗi người trong mỗi hoàn cảnh lại có cách nhìn và cách nghĩ khác nhau.

10:24 Tuesday,20.8.2013

Đăng bởi:  nghĩa

Không. Sự sáng tạo là phải vượt qua mọi sự giới hạn. Xã hội không được quyền cho phép hoặc không cho phép.

9:47 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Trương Văn

Đi so sánh phim ảnh với chùa chiền thì bó tay rồi, chắc bạn đọc chơi chơi thôi chứ không đủ khả năng hiểu hết ý nghĩa bài của bạn Lâm.

20:31 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

Thấy các bác còm rất ghê mà chưa có điều kiện đọc kỹ. Chỉ xin ghi công cho chiến sĩ Trần Quang Lu: anh ấy đã đi được nửa đường đến một khái niệm mới: know - why!
Từ nay, hễ mà tụi bạn Tây Âu bảo: know-how của bọn tau hơi bị nhìu nha, miềng đáp lại, nhưng các cậu ếch có know - why như đồng bào vừa Quang, vừa Lu (mờ), vừa khoe hàng (ở Trần), của tớ.

20:13 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Candid

Ngày xưa, cụ Trần Dần bị cấm xuất bản Văn Thơ nhưng vẫn Cần mẫn viết vì nghĩ rằng ngày nào trị sẽ được xuất bản và mọi người sẽ nhìn nhận ra. và quả thực đúng thế.
thời bây giờ có khắc khe đến đâu cũng không bằng thời cụ Trần Dần. Nếu tác phẩm thuc su hay thì không chỉ có mỗi 1 kênh xuất bản.

17:39 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Thanh Lan

Đầu tiên, Lu nói :"Chúng ta không thể lựa chọn nơi (quốc gia) mà mình sinh ra. Chứ còn quốc gia đang sinh sống thì bạn chọn tha hồ, nhé. Bạn có thể sống ở nhiều quốc gia cũng được, chả ai cấm"
Sau khi bị mọi người chỉ ra cái sai của lập luận này, Lu lại bảo:"Về việc chọn quốc gia để sống, các bạn được tự do chọn thoải mái, nhưng có được chấp nhận hay không thì lại là vấn đề khác, nhé. Được tự do chọn và được chấp nhận là không liên quan gì đến nhau. Các bạn đừng nhầm lẫn khái niệm"
Bạn Lu đã tự chối mình. Lập luận đầu có hàm ý chuyện được chấp nhận được sống trong đó ("chả ai cấm") . Đến lập luận sau thì bạn giả lả, đánh tráo qua chuyện lựa chọn mà thôi
Nói chung, lý luận kiểu "Việt Nam của tao là như thế đấy, chúng mày chấp nhận sống ở đây thì câm mồm mà sống, còn nếu không thích thì đi ra nước ngoài mà sống" là một lập luận hết sức phản động và nguy hiểm

15:49 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Nothing Unusual

Ô hay,
Thế cái ví dụ được chọn quốc gia và được chọn chùa viếng nó có liên quan với nhau thế quái nào đâu? Thích đi dép vào chùa, chùa này không cho thì đi chùa khác. Thích xem phim đa dạng ở rạp, nước này kiểm duyệt chọn nước khác thì "không được chấp nhận"? Nói chung cái ví dụ của bạn cũng HOÀN TOÀN VÔ NGHĨA.


Giờ mình hỏi lại bạn ý thứ hai: Bạn có chắc chắn những nhà làm phim ở xứ ta "biết trước nó sẽ không qua được kiểm duyệt, bị cấm công chiếu" mà vẫn cứ làm không? Câu hỏi YES/NO, bạn chỉ trả lời YES hoặc NO thôi nhé, đừng giải thích nguỵ biện lấp liếm lòng vòng gì đấy, tính sau.

14:17 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  A Little Sunshine

mọi người có vẻ ko thích bạn Lu này, đi đâu cũng bị dập tơi bời ! Mình thấy cái ý của bạn Lu cũng có lý về why và how ấy, đương nhiên cũng ko chối bỏ Việt Nam là một nước khá ức chế về kiểm duyệt văn hóa và cũng từ đó gây ra nhiều chuyện dỡ khóc dỡ cười ! Cả ông Iran gì đó cũng có cái lý của Ông ấy :))
Việc này hơi ngoài lề nhưng mình thấy ai đó nếu đủ điều kiện, kiên nhẫn, đầu óc, miu mẹo và lách léo thì vẫn có thể sống ở nước mà mình muốn sống :) biết đâu ý bạn Lu là thế Lu nhỉ :D

14:17 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

:D Về việc chọn quốc gia để sống, các bạn được tự do chọn thoải mái, nhưng có được chấp nhận hay không thì lại là vấn đề khác, nhé. Được tự do chọnđược chấp nhận là không liên quan gì đến nhau. Các bạn đừng nhầm lẫn khái niệm. Nên các câu thắc mắc như: tôi đã chọn nhưng tại sao (why) người ta không cấp visa cho tôi? Là hoàn toàn vô nghĩa.
 
Quay trở lại câu chuyện kiểm duyệt phim. Ở đây không có chuyện là hạn chế sáng tạo nghệ thuật. Bạn sáng tạo thoải mái chả ai cấm. Nhưng một khi sản phẩm sáng tạo đó đã đưa ra cộng đồng xã hội, thì sản phẩm đó không còn thuộc quyền sở hữu riêng của bạn nữa, mà nó phải tuân thủ những quy định và luật của cộng đồng xã hội đó. Đứng tại vị trí người nghệ sỹ, sản phẩm của các bạn có thể rất đẹp rất hay, tây cũng phải kính nể. Bạn sẽ thắc mắc: Tại sao (why) một tác phẩm tốt và hay như thế lại bị kiểm duyệt? Nhưng đẹp và hay không phải là vấn đề của mâu thuẫn này. Hãy đứng tại vị trí của người làm công tác kiểm duyệt. Hay hay đẹp là yếu tố xét sau. Đầu tiên là có đúng quy định không đã. Không đúng quy định thì bị kiểm duyệt. Người ta cũng sẽ đặt câu hỏi lại là: Tại sao (why) đã có quy định như thế rồi mà nó vẫn vi phạm nhỉ? Như vậy, mâu thuẫn sẽ không được giải quyết. Nhưng kết quả thì vẫn có, đó là sản phẩm của bạn bị kiểm duyệt :D
 
Một ví dụ đơn giản về vấn đề tuân thủ quy định nữa là: Seagame sắp tới Myanmar là nước chủ nhà. Quy định của cuộc chơi này là nước chủ nhà có quyền được lựa chọn một số môn là sở trường, có cơ hội đoạt huy chương cao, và loại bỏ một số môn là sở đoản của mình. Và Myanmar đã loại một số môn thi đấu võ, vốn là thế mạnh của Việt Nam ra khỏi kỳ seagame lần này. Việt Nam tham gia cuộc chơi thì phải tuân thủ theo quy định đó, còn không, thì mời đứng ngoài. Đơn giản thế thôi.

12:33 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Đỗ Minh Thắng

Vấn đề là mình thấy nhiều phim bạo lực Mỹ, Hồng Kông... vẫn được cho chiếu ở Việt Nam. Nếu muốn lấy ví dụ như bạn thì phải sửa là cái chùa, cái bảo tàng đấy cấm người Việt Nam đi giày dép vào, cấm người Việt Nam chạy nhảy nhưng nếu là các bạn Mỹ, Hong Kong... thì lại cho đi giày dép & chạy nhảy vô tư! Đã thấy vô lý chưa nào? Nói tiếp đến sự sáng tạo nghệ thuật, thì trước giờ mình chưa nghe thấy cái câu của đạo diễn Iran bao giờ. Mà nền nghệ thuật Iran nó ở vị trí nào trên thế giới thì cũng chả mấy ai biết ha. Chỉ biết là trước giờ người ta vẫn cổ vũ cho sáng tạo trong nghệ thuật, nào là nghệ thuật là không biên giới, sáng tạo nghệ thuật đi trước thời đại... Và thực tế là có nhiều tác phầm, tác giả không đươc chấp nhận ở thời đại của họ vì không mấy ai hiểu. Chỉ sau khi họ mất nhiều năm thì tác phẩm của họ mới được thế giới biết đến & bản thân họ được vinh danh. Ấy mới là nghệ thuật chân chính. Còn cái loại nghệ thuật mà vừa sáng tạo vừa lo không biết có được cấp phép không ấy thì chẳng thể đi đến đâu cả.

11:27 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Nothing Unusual

Giờ đến lý lẽ thứ hai:
"Bạn đạo diễn gì người Iran (ở cuối bài) nói : “Thực hiện một bộ phim khi biết trước nó sẽ không qua được kiểm duyệt, bị cấm công chiếu là điều vô nghĩa. Người nghệ sĩ cần sáng tạo đến giới hạn của sự có thể mà xã hội cho phép”, chuẩn của nó đấy!"

Bạn có chắc chắn những nhà làm phim ở xứ ta "biết trước nó sẽ không qua được kiểm duyệt, bị cấm công chiếu" mà vẫn cứ làm không?

6:10 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Thanh Lan

"Chứ còn quốc gia đang sinh sống thì bạn chọn tha hồ, nhé" . Bạn Trần Quang Lu có lộng ngôn không đấy. Tôi, công dân Việt Nam, muốn qua sống ở Châu Âu, Mỹ, Úc hay Singapore lặm Các nước đó có nhận tôi đâu?. Ngay cả xin visa du lịch mà phỏng vấn rớt lên rớt xuống nhiều lần :(

1:14 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Bùi Trà My

Tuy nhiên câu anh Quang Lu dẫn ở cuối bài là có lý ạ, với điều kiện đủ là cơ chế quản lý phản ánh đúng thực tế xã hội. Thế nhưng, điều đó ở ta có vấn đề. Vì các bác lãnh đạo có vấn đề mà chúng ta lại ngồi đây "phê bình" nhau.
“Thực hiện một bộ phim khi biết trước nó sẽ không qua được kiểm duyệt, bị cấm công chiếu là điều vô nghĩa. Người nghệ sĩ cần sáng tạo đến giới hạn của sự có thể mà xã hội cho phép” 

1:10 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Trung

Ví dụ so sánh về đền chùa của bạn là không hợp lý. Nghệ thuật không có những quy định, giáo điều, giáo lý chặt chẽ như tôn giáo. Nếu cứ qui định, giới hạn như vậy thì đến lúc tất cả những nghệ sĩ cùng chạm đến giới hạn, họ sẽ quay sang sao chép, copy của nhau vì chẳng ai có thể tiến thêm được nữa. Lúc đó chúng ta sẽ có rất nhiều những người "thợ" và chả có một "nghệ sĩ" nào cả. Bạn thử nhìn những Cezanne, Matisse, Haneke, Lars von Trier, Camille Saint-Saëns... nếu họ chỉ "sáng tạo đến giới hạn của sự có thể mà xã hội cho phép” và không “thực hiện một bộ phim" , một tác phẩm chỉ vì "biết trước nó sẽ không qua được kiểm duyệt, bị cấm công chiếu" và đó "là điều vô nghĩa"thì chúng ta cả sẽ không có những tác phẩm đẹp như vậy để thưởng thức và ngưỡng mộ.
 

0:46 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  BÙI TRÀ MY

@ Anh Quang Lu: Theo em thì bạn Nothing Unusual không nhầm ạ. Bởi vì 'quốc gia' mà anh nhắc đến nó không phải Dân tộc (nationalism) để bảo có thể chọn như chọn Tôn giáo (religion). Gọi nó là Nhà nước (state) thì đúng hơn. Nhà nước và Tôn giáo, dù có thể cùng được vận hành bằng quyền lực, luật lệ và hình phạt, nhưng rõ ràng bản chất của quyền lực, quy mô của luật lệ và hình phạt là khác nhau.
Người ta không ai chối bỏ một người ghi trong lý lịch là Tôn giáo: Không. Nhưng quốc tịch không nốt thì nhân thân của anh chẳng còn. Việc chạy từ nước này qua nước khác để xem phim cho hợp gout chắc là phải nhân viên LHQ với lại mẹ chồng Tăng Thanh Hà mới làm nổi ạ.
Cái này làm em nhớ lại phim The Terminal, một anh Đông Âu bay sang Mỹ, xuống sân bay mới biết là nước mình có chiến tranh, hiện đang bị quân nổi dậy chiếm đóng, nhân thân coi như không có, hộ chiếu không có giá trị, anh ý sống cả tháng trời trong nhà ga quốc tế không ra ngoài cũng chả về nhà được. May mà cuối cùng cái quốc gia cho anh ta hộ chiếu kia mới được giải phóng, anh ta được về nhà. Đấy là quốc gia ạ. Còn xã hội, em nghĩ vận hành nó như thế thì chít toi.
Nhân thể em kể chuyện tào lao của mình. Hôm nọ có một bạn Anh hỏi em, nước mày có cái gọi là vốn văn hoá không (cultural capital - Bourdieu), ý nó hỏi là trí thức văn hoá nước mày có cái thứ quyền lực biểu tượng chi phối đời sống văn hoá trong xã hội hay không? Em nghĩ một lúc bảo là ừ nước tao ít nhưng mà có mày ạ. Về nhà em có hơi lung lay nghĩ lại, cơ mà bây giờ em vẫn nghĩ là rất ít nhưng mà có. 

0:14 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Nothing Unusual

Đâu? Bạn nói mình xem? Chọn như thế nào mà "tha hồ"?

0:06 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Supersoi

"Chứ còn quốc gia đang sinh sống thì bạn chọn tha hồ, nhé" Câu này rõ ngụy biện! Rất đơn giản, nếu thế thì các nước cần gì phải cấp (và từ chối cấp) visa cho công dân nước khác?Bao nhiêu người VN có quyền chọn bất kỳ nước nào khác để sống? Bao nhiêu nước chấp nhận vô điều kiện người VN đến định cư? Tuyệt đại đa số người VN không có lựa chọn! Toàn bộ lý lẽ của Trần Quang Lu, đúng như Nothing Unusual phát biểu, đã bị bẻ gãy ngay từ điểm này!

23:54 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Lê Hà

Bạn Trần Quang Lu có lý ở điểm là nghệ sĩ không nên đổ tại kiểm duyệt mà không tìm cách sáng tạo tử tế trong phạm vi kiểm duyệt. Các thành công của điện ảnh Iran trong bối cảnh kiểm duyệt khắt khe hơn ở ta là một ví dụ ưa thích của luận điểm này và bản thân tôi thấy cũng rất đúng.
Tuy nhiên, nếu nghệ sĩ nói riêng và toàn xã hội nói chung chỉ luôn tự kiểm duyệt để tác phẩm thỏa mãn tiêu chí của nhà cầm quyền, mà không có những con người dám liều mạng danh tiếng, công sức, của cải, thậm chí là tính mạng, dù biết là không đạt kết quả ngay, thì xã hội sẽ chỉ đi xuống. Chắc chắn nhờ những người này, hành động này mà dần dần kiểm duyệt mới được nới lỏng, dù là dần dần thì vẫn cần thiết. Bởi rõ ràng là vẫn cùng một tài năng ấy, con người ấy, mà cứ phải tự kiểm duyệt, tự giới hạn thì đương nhiên là sẽ không bằng tài năng ấy mà không bị giới hạn rồi. Iran có thể có phim đạt Sư tử vàng này nọ, nhưng rõ ràng sẽ không bao giờ là nên điện ảnh hàng đầu thế giới, dẫn đầu thế giới, hoặc ít nhất là có những đột phá về mặt khái niệm, cách thức làm phim để các nền điện ảnh lớn phải nghiêm túc học hỏi, phải không bạn? 

23:53 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

:D Bạn Nothing Unusual hơi nhầm. Chúng ta không thể lựa chọn nơi (quốc gia) mà mình sinh ra. Chứ còn quốc gia đang sinh sống thì bạn chọn tha hồ, nhé. Bạn có thể sống ở nhiều quốc gia cũng được, chả ai cấm. Nhưng vấn đề này đi xa cái ví dụ "chuẩn của nó đấy" và chủ đề nội dung về bộ phim chúng ta đang nói rồi.

23:38 Saturday,13.4.2013

Đăng bởi:  Nothing Unusual

Thực sự cái quyền lựa chọn không chỉ dừng lại ở việc "Các bạn vẫn có thể đi giầy dép hay chụp ảnh ở những chỗ cấm, đấy là việc của các bạn.". Chúng ta có thể lựa chọn việc không đến những nơi có những lệnh cấm vô lý.Tuy nhiên, đa phần trong chúng ta không thể lựa chọn quốc gia mà mình đang sinh sống. Ngay cả một lý luận này đã có thể bẻ gãy cái ví dụ "chuẩn của nó đấy" của bạn...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả