Bàn luận

Đừng đổ lỗi chính quyền, đừng tấn công cá nhân, đừng lờ đi là mình ngu dốt

Bài viết Xứ sở sợ hãi kì cục và chốn tận cùng của thế giới? rất ngụy biện. Tôi không hiểu sao có người lại thích nó. Đầu tiên ta hãy nói về kiểm duyệt văn hóa phẩm. Đó là một thủ tục tất yếu trong bất kỳ hình thái xã hội nào. Nó có […]

Ý kiến - Thảo luận

18:37 Sunday,24.5.2020

Đăng bởi:  Tào văn Lon

Bài viết phê phán tính ngụy biện nhưng lại chứa đầy lỗi ngụy biện. Sự kiểm duyệt "cách này hay cách khác" nó khác với cách kiểm duyệt cảm tính và thô bạo áp đặt ở VN.

10:03 Monday,3.4.2017

Đăng bởi:  V

Không đồng tình với bài viết. Một huấn luyện viên bóng đá, nếu huấn luyện không đạt sẽ thay. Không thay sẽ bị chửi. Một giám đốc lãnh đạo kém sẽ mất chức, không mất chức thì bị nguyền rủa. Cái lỗi hệ thống nên giờ chúng ta cứ mò mẫm đi chậm chậm. Chính quyền hiện tại muốn tốt thì lắng nghe, chỉnh sữa, để lâu dài không chỉnh sửa sẽ duy ý chí.

21:41 Sunday,18.8.2013

Đăng bởi:  Blue

Xui cho BĐCL là bị tung lên mạng, vừa mất tiền vừa mất tiếng, giá như cứ bị cấm không lộ ra ngoài, thì còn được cái danh là phim nghệ thuật. Bạn nào xem xong phim này cũng công nhận là... Hội Đồng duyệt phim làm đúng....

13:16 Sunday,18.8.2013

Đăng bởi:  NVT

Phải công nhận mới biết SOI mấy ngày hôm nay mà lục trong đây ra bao nhiêu bài viết rất thú vị, bài của Thiên Lương này cũng là một bài viết sắc sảo và nhiều ẩn ý. Phim Bụi Đời Chợ Lớn được tung ra trên mạng mới thấy Hội Đồng duyệt phim Quốc Gia đã quyết định rất chuẩn, bảo vệ người dân khỏi ảnh hưởng văn hóa độc hại. Tuy nhiên, họ (HDDP) phải chăng cũng nên giải thích với công luận về lý do đưa ra kết luận cấm phim nào đó, để dân tâm phục khẩu phục hơn.

10:19 Sunday,18.8.2013

Đăng bởi:  VXDTA

Rất ủng hộ ý kiến của Thiên Lương. Mình có 01 nhóm bạn người Hà Nội gốc. Khi tán gẫu đa số các bạn thường than thở ông này Thanh Hóa, ông kia Bắc Ninh về phá nát cả cái Hà Nội. Nhưng rồi 01 bạn lại có ý kiến rất hay: " Than gì, chúng mày ngu, chúng mày không phấn đấu, sao chúng mày không cố gắng leo lên được cái vị trí gây ảnh hưởng đến Hà Nội để nó không bị phá nát. Yêu Hà Nội gì chúng mày? ". Quay lại trường hợp " điện ảnh" này thấy cũng dùng được câu trên.

13:25 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

@khoancatbetong: Cảm ơn bạn nhé! Bạn viết dài quá, mình lại hết giờ nghỉ trưa rồi, tối về rảnh mình sẽ đọc để không phụ công viết dài của bạn :D. Mình hứa đấy!

12:40 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  khoancatbetong

@trần quang lu có lẽ bạn nói cũng có một phần đúng tôi sẽ phải suy nghĩ tiếp thêm về câu này hoặc nếu được cho tôi xin rút lại cảm ơn vì bạn đã khai sáng cho tôi về khía cạnh này, chỉ có điều do một số kinh nghiệm của tôi bị sui sẻo gặp phải những kiểu người kiểm duyệt phải nói là dưới mức để có thể tranh luận với họ, ví dụ như tôi đã từng đưa một bức hình khỏa thân cho một nhà kiểm duyệt sau rất nhiều lần góp ý qua lại cộng lại những thứ mà anh ấy nói là sẽ dẫn tới việc gợi dục thì đồng nghĩa là tôi phải dùng tấm vải che kín toàn thân chỉ hở mỗi gót chân và cái cổ, chưa hết anh ấy còn nói rằng nhìn như này cũng đã gợi dục lắm rồi!!có nghĩa là mắt anh ấy đầy dục trong mọi hoàn cảnh thỉ làm sao mà thấy điều gì không dục nữa ..??;-)như bạn cũng biết đấy giới hạn của sự nhìn nhận, một cọng mỳ có thể trở thành  bữa đại tiệc của một con sâu..!hay một con ếch nằm trong cái ao tù thì việc một bông hoa súng nở sẽ là một sự kiện lớn chưa từng có,
ngoài những thành phần nói trên ra  thì bạn cũng đã phê bình đúng ở khía cạnh không phải là không làm được mà không có quyền đánh giá và nhận xét..
bạn thấy đấy tranh luận để tìm ra lẽ phải nó thú vị như vậy đấy, chúng ta chia sẻ với nhau cách cảm nhận về cuộc sống thì không bao giờ là có hại, là thù địch của nhau cả, thậm chí nói ở một khía cạnh khác thì những người chịu tranh luận và phê bình  thẳng thắn với mình nhắm mục đích để tìm ra lẽ phải thì những người ấy mới đáng là bạn của mình,
nói đến điều này thì tôi lại buồn về cái văn hóa tranh luận của việt nam (bạn đừng diễu cợt tôi thêm lần nữa về việc bạn cũng buồn và ăn chan trong nước mắt và tiếp tục úp mặt vào đâu đó để buồn … vấn đề này tôi nghĩ bạn là người vui tính nhưng không đúng chỗ thôi …;-) ) họ cãi nhau cãi sống cãi chết để dành  phần thắng về mình, để chiến thắng họ bất chấp dùng mọi thủ đoạn ngụy biện và những từ cày nghiệt buộc tội dành cho nhau, thậm chí khi không được thì họ cố gắng nói bằng cái giọng cợt nhả để vô hiệu hóa những ý kiến đúng, thậm chí vd như cmt của @ người già chuyện hết ngôn từ và lý lẽ hay sao mà gán ghép cho người ta cái chuyện người ta khen nhau vì người ta là người yêu của nhau,mà không chịu đưa ra dẫn chứng cụ thể, vậy không lẽ là người yêu của nhau, bạn của nhau thì không được viết về nhau sao? sao không mổ sẻ là người ta thiên vị ở chỗ nào? bầy đàn ở chỗ nào mà gán ghép hồ đồ như vậy? quan niệm của tôi, tôi luôn nghĩ rằng bạn có thể làm cho người ta ghét bạn nhưng tuyệt đồi đừng làm cho người ta KHINH bạn, với tôi đó là những kẻ đáng khinh và trên đời này ngoài những chuyện đó ra thì còn vô số những chuyện đáng khinh và kẻ ấy sẽ không sứng đáng nhận một lời chia sẻ hay đối thoại nào!
 

10:07 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Song Ngư

Một bài viết chân thực và gọn ghẽ!
Xin cảm ơn anh Thiên Lương!

8:59 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Tiến Văn 2

Báo chí và Điện ảnh VN là hai lãnh vực được nhà nước ưu ái, giúp đỡ, hỗ trợ nhiều nhất. Việc phóng viên và giới làm phim phản ứng với nhà nước khi có gì đó không vừa ý họ, theo tôi là thể hiện sự thiếu hiểu biết, hay nói cách khác là không biết điều. 
 
Những tờ báo giấy nào lớn nhất VN hiện nay: TT, TN, SGGP, LĐ, ND,... đúng không ạ? Các bạn nhìn xem họ sở hữu những mảnh đất khổng lồ đến thế nào ngay trung tâm SG, HN. Họ nuôi hàng  trăm phóng viên để viết mỗi ngày vài cái tin chó cán xe xe cán chó. Thậm chí có những tờ báo, mà nếu phóng viên đăng được tin, là cả một vinh hạnh lớn, vì nếu chia đầu người thì mỗi phóng viên chỉ được viết 1 bài 1 năm. Ví như tờ SGGP! 
 
Điện Ảnh cũng được nhà nước hỗ trợ rất nhiều, hỗ trợ chính thức như: chi tiền làm phim (toàn phim vứt đi); hỗ trợ đất đai làm phim trường, giấy phép,... cho các công ty phát hành phim, để họ cố gắng làm phim Việt Nam; khi thỏa thuận vào WTO, nhà nước cũng cố gắng hạn chế phim nhập để phim VN có đất sống, trên truyền hình còn hạn chế phim nhập đến mức tối đa. Các công ty phát hành phim thì cố gắng chiếu phim Việt, làm ngơ đi để họ làm phim ngắn (90 phút), đó cũng là một sự hỗ trợ. 
 
Để cạnh tranh sòng phẳng, thì đúng như Thiên Lương nói, báo chí điện ảnh VN chết ngay lập tức. Chỉ cần Megastar nhập nhiều phim Hàn, Galaxy nhập nhiều phim Tàu, BHD nhập nhiều phim EU, và tất cả tích cực nhập phim Mỹ, thì các nhà làm phim VN có mà chiếu cho khỉ xem. Họ chưa làm thế, ngoài chuyện họ còn có cái tâm với phim Việt ra, thì còn do nhà nước ép họ giúp phim Việt, đem những quyền lợi vật chất ra dụ dỗ họ ưu đãi chiếu phim Việt.
 
Không phải nhà nước làm cái gì cũng tốt cũng hay, điều này ai cũng biết, nhưng cái quái lạ là những kẻ đang sống được nhờ bầu sữa của nhà nước thì lại hay to mồm kêu ca nhất. Trong khi những người nông dân, công nhân, những doanh nhân lương thiện thì đang phải khốn khổ ngoài kia. Sản phẩm họ làm ra không cạnh tranh nổi, hàng nhập về không đủ tiêu chuẩn là bị bắt tái xuất ngay, có ai dám kêu không? Mà sao quý vị làm ra những bộ phim rẻ rách, làm hỏng thị hiếu người Việt, thì giỏi kêu ca thế?
 
Thật không công bằng.
 

8:39 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Trung Nghĩa

Lập luận như anh Dung T về chuyện phim VN chỉ có 90 phút, theo tôi là không đúng. Rạp chiếu nào mà chẳng thích phim ngắn hơn để họ kiếm được tiền nhiều hơn, nhà làm phim nào chẳng muốn phim ngắn hơn để giảm chi phí làm phim. Ngay cả phim Mỹ cũng rất nhiều phim lỗ, nhưng họ đâu có làm phim 90 phút. Theo tôi, làm phim 90 phút như VN là một sự bất lương đáng hổ thẹn, một sự lừa đảo khách hàng cần chấm dứt ngay, và cần đưa vào luật. Nếu phim ngắn thì phải giảm giá vé cho khách. Chứ phim vừa dở vừa ngắn cũng như gói mì tôm cứ nhỏ dần đi trong khi giá tăng dần lên. Một hành vi thể hiện sự chụp giựt lừa đảo đáng xấu hổ.

0:32 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Dung T

Về các ý kiến phim VN sao chỉ có 90 phút mà không phải 120 (hoặc dài ơi), tôi chia sẻ như sau: Độ dài của phim VN đôi khi không phải do đạo diễn hay nhà làm phim VN quyết định mà là do rạp chiếu phim quyết định. Do mức độ ăn khách của phim VN thường thấp hơn phim ngoại (phần lớn là phim Mỹ) nên các rạp thường ưu tiên chiếu phim ngoại. Do vậy, họ ép nhà sx phim VN cho thời lượng chỉ còn 90 phút để họ còn dành thời gian chiếu phim ngoại.
Như vậy, không thể nói là người làm phim VN ăn gian, ăn cắp gì cả!

23:59 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Thạnh

Đọc đoạn này mà ứa nước mắt nghĩ về người nông dân "Điều thứ tư tôi muốn nói, là rất nhiều vị cứ chửi bới chính quyền, chửi thành một thói quen, tới mức chính quyền làm gì cũng chửi, mà nhiều khi không nghĩ rằng họ hiện nay sống được là do chính quyền; chẳng hạn nhiều phóng viên cứ đòi tự do báo chí kiểu Mỹ, nhưng nói thẳng một câu, là nếu có tự do báo chí kiểu Mỹ, thì 99% báo ở Việt Nam đóng cửa sau một tháng, và tuyệt đại đa số phóng viên hiện nay thất nghiệp hết." Tại sao nhà báo sống sung sướng còn được nhà nước bao cấp trong khi nông dân thì nghèo đói, khốn khổ, công nhân phải lao động kiệt sức trong các nhà máy?

20:47 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Cu ly lều báo

Thiên Lương bảo: "... là nếu có tự do báo chí kiểu Mỹ, thì 99% báo ở Việt Nam đóng cửa sau một tháng, và tuyệt đại đa số phóng viên hiện nay thất nghiệp hết."
Tôi thấy có 1, 2 còm nào đó bảo nói thế là bốc phét, là không có cơ sở. Tôi nghĩ nếu VN có một thị trường lành mạnh (cũng tức là có văn hóa đọc chắc là tử tế) gần 100% những ai đang làm báo "căn lề phải" như hiện nay sẽ đi rửa xe hoặc trông xe... Nói như thế không có nghĩa báo lề phải hỏng toàn tập.
Trích từ báo lề phải:
"Gần đây có tờ báo xứ Đông hay Đoài gì đó nhập vào với một tờ Trung ương. Một vị hữu trách than rằng phải nay phải trả lương tổng cộng vài ba trăm phóng viên, mỗi người khoảng 10 triệu, mà nghe nói rằng nhiều người trong số họ 'mang tiếng nhà báo, chẳng biết viết bài cho ra hồn'." Hết trích.
Sau khi Thiên Lương đi đến nhận định trên, tô đã phải nhớ đến nó nhiều lần khi đến một số lều báo cực hùng mạnh. Xin trích tiếp doạn sau từ báo lề phải nói trên:
"Có cụ làm báo (lớn) thời chiến tranh bảo, xưa họ ra báo hàng ngày mà chỉ có hơn hai chục người, thời này nhiều báo ngự nhà nhiều tầng, nhưng chỉ thấy hăm hở bán báo cũ (còn mới tinh) cho đồng nát - mang cả xe tải con của Hàn Quốc tới chở đi." Hết trích. Các bạn chắc cũng gặp những bài tương tự.
Tóm lại, hôm nay tôi thấy:
1. Trong mỗi tòa soạn "mậu dịch" chỉ có vài người làm việc, số còn lại không rõ làm gì;
2. cũng từ (1) ra: tờ báo sống bằng đủ thứ, trong đó chỉ có vài thứ là liên quan đến nghiệp ký giả thực thụ. Phần còn lại ư: dụ các roanh nghiệp đăng ảnh, bài quảng cáo mình, thu tiền; tống tiền các roanh nghiệp...
Một số "báo" thuộc loại đánh lận con đen. kinh doanh cả đường dẫn vào ảnh nóng, phim heo trên mạng. Hiện chúng đang chết đi vì khủng hoảng kinh tế.
Chuyện này còn dài lắm. Tôi trộm nghĩ bài của Thiên Lương xứng để chúng ta suy nghĩ.

18:24 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  KINH KHA

Tôi nghĩ 2 năm nữa theo quy định WTO sẽ không còn hạn chế phim nước ngoài nữa, thì đến khi đó phim Việt cũng hết đất sống, lúc đó các vị mới thấy là thiếu hỗ trợ của nhà nước thì các vị chết tươi ngay. Các vị hơi ảo tưởng khi nghĩ các vị đang làm nghệ thuật. Sự thực cái các vị làm vô cùng tệ, chỉ chiếu cho những ai có thị hiếu thấp kém nhất. Mà dân Việt sẽ khá dần lên chứ không thế này mãi được. 

17:10 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Ng Tuấn Khoa

Chắc ở đây toàn các cô chú lớn tuổi, cháu mới đang học Đại học thôi. Thế hệ chúng cháu cũng vẫn xem phim VN dù nó dở vì thấy nó vẫn có jì đó gần gũi, như kiểu bóng đá VN đá dở ẹc và bán độ nhưng nó vẫn là các anh chị người mình, xem nhiều lúc bực mà vẫn vui hơn xem MU đá Chelsea. Tuy thế nhưng cháu nghĩ các cô chú làm film VN đừng nhái film Tàu và Mỹ nhiều vì giờ bọn cháu xem film bộ nhiều, biết ngay à... cháu thích film Bắc, xem có vẻ gần gũi thân quen lắm. Nhưng film Nam có Hoài Linh đóng cũng gần gũi dễ xem. Cháu mong mỏi film mình được như phim Hàn quốc cháu xin chúc cô chú làm phim ngày càng hay ạ. Cháu mong làm quen các bạn trên mạng cũng đi xem film Việt ạ.

15:28 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Việt Hùng

Cái ông Người Già Truyện này chắc cũng rành thâm cung bí sử trong báo chí, văn học, điện ảnh VN lắm đây! Đọc cái này của ông:
 
Ví dụ như đọc báo cứ thấy bút danh ML là thấy khen dịch giả DT, thấy PXN trên mạng là khen những phim do J làm trong đoàn làm phim (vì họ yêu nhau mà), thấy phim của D là có C khen, vì họ là bạn nhau mà, thấy phim có ND đóng là có báo TT khen, vì họ là họ hàng mà! 
 
Là đoán ngay ra gần hết các "nick" này là ai, ngoài cặp D và C chưa nghĩ ra. 
 
Tôi thì nghĩ ở mỗi nước đều có một đặc thù văn hóa, ta là ta, Tàu là Tàu, Tây là Tây. Mà ở Việt Nam mình thì phải học ăn học nói học gói học mở, nói sao cho người ta nghe mình mới khó, chứ nói thẳng ruột ngựa như ông Thiên Lôi, xin lỗi Thiên Lương, thì ngang tai lắm, nhất là với người đang hành nghề điện ảnh ở Việt Nam này đấy ông ạ. Cái chuyện đúng sai nó cũng do tùy góc nhìn, nhìn góc này xanh, có khi góc kia đỏ, cái nước mình nó lại càng thế, nên phải khéo nói, ngay như tôi nói chuyện với con mình, tôi còn phải lựa lời, chứ nói cái giọng bố đời như ông thì có đúng tuyệt đối con nó cũng chẳng nghe vào tai đâu. Như ông bảo cha ông ta 4000 năm chẳng có tác phẩm nào, đến chữ viết còn không có, thì có thể đúng là vậy đi, không phải chúng tôi không biết, nhưng ông nghĩ xem người Việt nghe thấy thế có đau lòng hay không? Ông cứ nghĩ coi thằng Tây nào nó nói ông câu ấy, thì ông thấy sao? Thôi tôi không nói nữa không thành ra là tôi lại không khéo nói. :))

14:35 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

@khoancatbetong
 
Mình thấy chính bạn mới là người lạc đề :D
"...mà như các bác kiểm duyệt thì các bạn biết rồi đấy chưa bao giờ làm được tác phẩm nào ra hồn..."
Hố hố... nói chung, từ hồi biết Soi mình rất hay gặp những cmts kiểu này, và mình thấy vừa buồn cười vừa ngạc nhiên :D. Không phải cứ là cầu thủ giỏi thì mới trở thành huấn luyện viên giỏi. Người biết thưởng thức rượu vang không cần phải biết trồng nho với trưng cất men. Không phải cứ ăn chay thì nhất thiết phải là nhà sư...Không phải cứ viết bậy lên tường thì là quảng cáo khoan cắt bê tông :D. Nhé.

13:36 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Lão Phu

Đọc đoạn này của Người Già Chuyện mà tôi cứ buồn cười nãy giờ:
 
Và đấy cũng là cái dở đó các anh chị ạ. Để ý thì thấy cái văn hóa làng xã trong văn hóa nghệ thuật VN nói chung và điện ảnh VN nói riêng. Xin phép viết tắt nhé. Ví dụ như đọc báo cứ thấy bút danh ML là thấy khen dịch giả DT, thấy PXN trên mạng là khen những phim do J làm trong đoàn làm phim (vì họ yêu nhau mà), thấy phim của D là có C khen, vì họ là bạn nhau mà, thấy phim có ND đóng là có báo TT khen, vì họ là họ hàng mà! 
 
Hơi chua ngoa mà đúng quá còn gì. Làng Văn Nghệ nhà mình toàn là: Chị Q viết bài khen ông T dịch giả gạo cội đấy, chỉn chu lắm. Vài ngày sau ông T lại đi họp báo nào đó khen chị Q nhà văn trẻ có nhiều triển vọng lắm, đáng khen. Rồi nhân tiện ổng lại ca ngợi anh D làm phim rất hay, chị L dịch sách rất chuẩn. Thế là anh D một dịp nào đó được báo chí hỏi lại khen ông T dịch rất hay, cô J làm đạo diễn giỏi lắm, phong cách mới..... 
 
Cái tật bè cánh là của nhà mình rồi, bé thì bè bé, lớn thì bè lớn. Ta nói, buôn có bạn bán có phường. Không bênh nhau thì sao mà sống. Mà cái làng Nghệ VN, như anh Lê Hoàng nói, quen nhau hết ấy mà. Cho nên vì thế bởi vậy biết làm sao bây giờ.... 
 

13:32 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Tôi đọc xong bài của bạn Thiên Lương, tôi hiểu vì sao khá nhiều người không ưa bài này và dĩ nhiên không ưa cả bạn nữa, bạn chắc không biết vì sao đâu hoặc nếu biết thì cũng giả câm giả điếc thôi, nhưng khả năng không biết là cao hơn.
 
Không ưa không phải vì câu chuyện duyệt phim như thế nào mà vì cái cách hành văn xúc xiểm người đọc của Thiên Lương là một, cách mượn câu chuyện phim ảnh để răn dạy kẻ khác biết lễ độ là hai, xuyên tạc lịch sử là thứ ba, cuối cùng là lồng ghép rao giảng chính trị. Tất cả đều điều tối kị với anh em nghệ sĩ.
 
Tôi biết chẳng có quyền gì và chẳng có tư cách gì, nhưng nếu được phép phát biểu với SOI thì tôi xin phép nói thẳng không tán thành SOI đưa một bài viết kiểu như bạn Thiên Lương lên. Nghệ thuật ra nghệ thuật, nói chuyện chính trị xin ra chỗ khác. 

13:10 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  khoancatbetong

tôi thấy nhiều bạn đang nói chuyện lạc đề , trong câu chuyện này chỉ có vài  ý quan trọng cần phải phản biện đối với tác giả Thiên Lương
một là bạn ấy quả quyết là do dân mình ngu dốt nên không thể tạo ra một tác phẩm nào ra hồn ...chính quyền hoàn toàn không có lỗi gì trong chuyện này ...mặc dù tất cả những tác phẩm do chính quyền kiểm duyệt trước khi đưa ra công chúng , tác phẩm nào không được mắt nhà kiểm duyệt thì bị loại , mà như các bác kiểm duyệt thì các bạn biết rồi đấy chưa bao giờ làm được tác phẩm nào ra hồn , chưa kể là cái ghế của họ quan trọng hơn bất kỳ một tác phẩm kiệt tác nào ..;-)
hai là thiên lương tin rằng kiểm duyệt là điều tất yếu nước văn minh nào cũng kiểm duyệt khắt khe ( nhưng chỉ đưa ra dẫn chứng chung chung mà không có một cở sở sự thật nào ..?
ba là thiên lương tin rằng nhân dân là con cái của chính quyền nên không được hư hỏng mà không nghe lời , chính quyền có quyền ban ơn cho dân lúc nào cũng phát liên tục khẩu hiệu là ủng hộ và hỗ trợ phim việt mà còn đòi hỏi gì nữa ??( trình độ này là mức thấp nhất và tệ nhất khi giám bôi xấu thể chế hihi tất cả thể chế nào mà tự tuyên bố như vậy có nghĩa là đã khai tử mình , chính quyền việt nam mặc dù có làm như vậy nhưng chưa bao giờ thực sự tuyên bố như vậy , có nghĩa là ở trong thể chế nào thì thiên lương cũng thuộc dạng phản động hết ,
thử hỏi là một bài biết có qua nhiều lỗi như vậy mà cũng có quá nửa sô cmt  khen là bài xuất sắc thì chúng ta thấy rõ nhận thức của dân ta như nào ?
còn một số cmt thì lại cố tính lạc hướng bàn về phim việt , phim thị trường dở cái này không liên quan gì đến những vấn đề nói ở đây đó là một chuyện khác nên nói nó trong một đề tài khác , mà nói về vấn đề đó mà không chịu  tranh cãi sâu thì cũng là do vì quá sợ không được kiểm duyệt mà ra , đương nhiên không kể đến một hệ tư duy tồi , nô lệ chấp nhận và hàm ơn người khác điều khiển mình lái xe khi họ ngồi đằng sau còn mình cầm lái , giống thiên lương thì làm sao mà có tác phẩm tốt (cái này giống con gà quả trứng )
tôi thấy anh Nguyễn đình Đăng đã cung cấp thông tin khá đầy đủ và chặt chẽ ,
trong bài lựa chon của phanxine cũng đưa ra khá nhiều chi tiết hay và cũng đầy đủ cho bạn có thể kiểm chứng bất kỳ nơi nào ,
vậy mà nhiều cmt khác vẫn không chịu soáy thẳng vào vấn đề cứ dắt người đọc lòng vòng vớ vẩn  nếu ai đó giỏi mà thực sự muốn bàn về vấn đề này thì xin hay đưa mấy cái cmt của hai ví dụ tiêu biểu trên để mổ sẻ và chứng minh họ sai đi thí đó mới là một cuộc tranh luận bổ ích ..haizz !!!! cứ tranh luận kiểu này thì những người hiểu biết không muốn tham gia vì nhảm nhí còn khán giả thì bị tung hỏa mù ...cuối cùng huề tiền và sự trắng trợn vẫn còn nhởn nhơ ở đó ...!! đúng là fan của thiên lương còn ồn ào hơn cả fan của đàm vĩnh hưng ...;-) làm rối tung cả lên
 
 

11:55 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  admin

Các bạn thân mến,
Soi nghĩ là những cmt kiểu "Thiên Lương viết quá hay". "Cảm ơn Thiên Lương" song song với chửi phim VN mà không có dẫn chứng (chỉ toàn là tên phim)... đủ rồi các bạn ạ. Nếu có cmt khác chuyên sâu hơn, đa dạng hơn thì hẵng tiếp tục nhé, để diễn đàn đỡ bị nhàm, chứ cứ nói hệt như nhau thế này thì cũng là lần đầu Soi gặp trên Soi đấy :-)
Đành coi đó là một trải nghiệm mới vậy!

11:27 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Tigon

Mình không biết đã bao nhiêu người xem "Bụi đời chợ lớn" nhưng nhìn đoạn phim giới thiệu thì quả thực là không dám xem tiếp. Tại sao ĐLP không chỉnh sửa khi có ý kiến góp ý của hội đồng mà vẫn cố đấm đến ngày cuối... Hay họ nghĩ sức mạnh của nén bạc có thể đâm toạc tờ giấy???

11:10 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Sương

Mình nói chung là không thích phim Việt Nam, vì chúng mắc cái lỗi mà chị Lan và cô Ngát nói: "sai thực tế". Xem chối không chịu được, toàn những màn tốt đẹp, những câu ngọt ngào mà ở Việt Nam mình chưa bao giờ gặp :-) Bi kịch cũng khiên cưỡng.

Nhưng cũng có một số phim mình thấy hay thật sự. Thí dụ có lần dẫn mấy đứa cháu đi xem Chiến dịch Trái tim bên Phải (có Hồ Ngọc Hà đóng) thì thấy phim rất dễ thương, kịch bản chặt chẽ, và bạn Hà đóng rất hay. Lần đầu tiên mình xem một phim Việt Nam về tình yêu mà thấy tin được.

Hay phim Những người thợ xẻ của đạo diễn Vương Đức, có Lê Vũ Long đóng vai chính. Phim cũng hay, theo mình là thế, tuy anh Vương Đức là thế hệ không phải trẻ cũng chẳng phải già.

Có lần mình được xem chiếu ra mắt truyền thông phim Sống trong Sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên. Mình thấy phim này hay, xem ở Trung tâm chiếu bóng Quốc gia, phóng viên vốn hay nói chuyện không tập trung thế mà hôm ấy nín thở xem phăng phắc, hết phim vỗ tay ầm ầm. Phim về đề tài khô khan mà làm rất hấp dẫn. (Về sau Chơi Vơi của anh thì mình lại không thích, nhất là cái chị Linh Đan gì đấy, trầm trọng hết cả người).

Bi, Đừng Sợ của Phan Đăng Di mình cũng không thích nhưng trân trọng sự nghiêm túc. Cũng là một dòng phim, có thể thích hay không thì tùy, nhưng rõ ràng là đạo diễn không chạy theo tiền, theo các diễn viên.

Phim của Vũ Ngọc Đãng, của Dũng Khùng... mình thực sự là không thấy hay, không ấn tượng, về sau cũng không xem nữa. Các bạn ấy mải chạy theo mảng miếng vụn vặt làm nát cả phim, cứ như người vừa tấu hài vừa phải canh chừng xem có ai cười câu vừa rồi chưa, không tự nhiên vì có vẻ các bạn chưa được làm một phim nào cho các bạn mà chỉ làm phim cho nhà sản xuất.

Nói chung là vơ đũa cả nắm, nói phim Việt Nam tệ, phát ớn, ngu dốt... thì mình nghĩ là không nên. Ngay trong một phim dở cũng có thể có những trường đoạn hay. Từ đầu cuộc thảo luận tới giờ, mình thấy các bạn toàn chê chung chung, dập vùi, thấy cũng hơi oan cho các anh chị làm phim...
 

10:50 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  ngocthanhthuy

Bài viết của Thiên Lương đã lột tả được những mặt trái của ĐAVN... Tôi rất tâm đắc bài viết này... Những ai đang làm nghệ thuật hay các nhà báo... hãy đọc và suy ngẫm....cần nhìn thẳng vào đó.. để có những tác phẩm cho ra tác phẩm...Thật quá ngán ngẩm...khi bị xem những bộ phim quá kém chất lượng đang phát trên các kênh truyền hình....kiểu như: bật kênh nào cũng thấy Bình Minh, Trấn Thành, Minh Hằng..v.v....

10:48 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Người Già Chuyện

Vào SOI chắc nhiều người làm báo, làm văn hóa, có khi quen nhau hết, chẳng qua dùng nick lạ nên... đọc nghe là lạ thôi. Đúng không ạ? Ở VN bây giờ còn mấy ai quan tâm đến văn hóa nữa, nên quen nhau hết ấy mà. 
 
Và đấy cũng là cái dở đó các anh chị ạ. Để ý thì thấy cái văn hóa làng xã trong văn hóa nghệ thuật VN nói chung và điện ảnh VN nói riêng. Xin phép viết tắt nhé. Ví dụ như đọc báo cứ thấy bút danh ML là thấy khen dịch giả DT, thấy PXN trên mạng là khen những phim do J làm trong đoàn làm phim (vì họ yêu nhau mà), thấy phim của D là có C khen, vì họ là bạn nhau mà, thấy phim có ND đóng là có báo TT khen, vì họ là họ hàng mà! 
 
Cả một mớ bùng nhùng, quen biết, nợ nần, tình cảm với nhau, ấy mà VN mình nó thế, khó nói lắm ạ, tuy là dùng internet đã lâu, nhưng vẫn còn đậm đà mùi tre và nước mắm. Thế nên nặng lời như bác Thiên Lương, dù có chuẩn 100% thì nghe cũng khó mà lọt tai người Việt lắm ạ. Phải nựa nời mà lói cho vừa nòng nhau! 
 
Thế mới là người Việt ạ! 

10:45 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  candid

Phim VN cuối cùng em xem ngoài rạp là phim Gái nhảy của Lê Hoàng. Từ ấy em không xem phim VN nữa, kể cả phim chiếu trên TV. Thời gian xem phim giờ ít, một tháng may ra có thời gian ra rạp xem 1, 2 lần, cũng thời gian và tiền bạc như thế em chọn xem phim nước ngoài.
Không chỉ phim, mà các thể loại khác như nhạc, em cũng không bỏ tiền ra mua CD nhạc Việt Nam. Hồi trước có phong trào kêu gọi nghe có ý thức, rất nhiều bạn bè em, là những người rất chăm nghe nhạc và mua CD nhạc có bản quyền họ đều nói là không quan tâm vì không nghe nhạc Việt bây giờ.
Theo lý  luận dùng hàng Việt là yêu nước em tự nhận luôn là không yêu nước. Hàng Việt nếu tốt em sẵn sàng mua ngay, nhưng nếu không tốt mà bắt em phải mua thì khác gì kiểm duyệt tiêu dùng đâu.

9:51 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Huỳnh Dũng

Nhà báo hiện nay đi họp báo toàn nhận phong bì, rồi bên tổ chức họp báo gọi điện chăm sóc, quà cáp, mời đi nước ngoài, tặng quà hậu hĩnh, viết xong bài PR thì còn được thêm phong bì. Vậy thử hỏi ngòi bút của họ còn thẳng thắn được nữa hay không? 
 
Phim ảnh VN là một đống rác, nó chỉ nhằm mang lại tiền cho đạo diễn, làm cho diễn viên có giá để chạy sô, đem tiền cho nhà đầu tư phim. Những đồng tiền đó có thể làm cho vài ba người có lợi nhưng đang đầu độc thẩm mỹ trí tuệ của một thế hệ khán giả. Thật ghê sợ khi phải ngồi xem một cuốn phim VN, có cái gì đó lờm lợm dâng lên trong cổ họng khi thấy những cảnh quay ăn cắp 100% như trong Giao Lộ Định Mệnh, Để Mai Tính. Thấy những lời thoại sống sượng đến phát kinh như Hót Boy nổi loạn, thấy những cảnh nhảm nhí khủng khiếp như Nhà có 5 Nàng Tiên; thấy sự cùn mòn như trong Cát Nóng; sự thiếu chuyên nghiệp trong Angels,... Thử hỏi các bạn chờ mong gì ở một thế hệ đạo diễn và nhà làm phim như thế? Hay các bạn chỉ biết bỏ túi đống phong bì và ra sức ca ngợi những phế phẩm ấy? Các bạn có nghĩ đến Nhân Quả hay không khi bẻ cong ngòi bút như vậy? Khi đứng về cái Ác như vậy? Tôi thấy rất nhiều nhà báo viết về Điện ảnh nên xem lại mình. 
 
 

8:36 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Phương Minh

Đồng ý với quan điểm của Thiên Lương. Bây giờ bài viết trên mạng tuy nhiều nhưng quá tạp nham, đọc được một bài viết như của ông, tôi thấy thật đáng quý. Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn hỗn loạn, các thế lực cấu kết vì lợi ích nhóm làm khổ dân. Tôi thấy chuyện này cũng có trong Điện Ảnh và Báo Chí, hai bên cấu kết nhau đưa ra cho người dân xem các phế phẩm quá tệ hại, mà chỉ đánh bóng bằng những thủ thuật không đàng hoàng. Cần có những bài viết thẳng thắn như của ông. Các nhà làm phim và nhà báo nếu thực sự cầu thị thì hãy lắng nghe những tiếng nói tử tế, tôi xin phép được gọi như thế, từ những người còn có tâm như Thiên Lương. 
 

23:09 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  admin

@ montaukmosquito: Soi thà nhận mình là một diễn đàn nghệ thuật KHÔNG chân chính còn hơn là thực hiện yêu cầu này của bạn :-)


Theo Soi, ý kiến mới là quan trọng, quan trọng gì cái tên. Có một cái tên, rồi người đọc lại chỉ nhăm nhăm vào nhân thân, đặc điểm đời tư, quan hệ riêng... của người viết mà từ đó đọc ý kiến một cách méo mó.


Dĩ nhiên ai ký tên thật thì thích nhất rồi, nhưng ký nick cũng chẳng sao cả.


Riêng với những bài thế này, Soi chịu không biết tên thật của người viết là gì để cho bạn biết.


Thân mến,

22:58 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  montaukmosquito

Vì đây là một diễn đàn nghệ thuật chân chính, đề nghị admin công bố đầy đủ tên tuổi của những tác giả có bài chính chủ cạnh bên những bút danh, nhất là những bài này . Vì tôi nghĩ đã tới lúc lịch sử bắt đầu đánh giá . Các tác giả cần biết mình viết những gì, và có trách nhiệm với những gì mình viết, chứ không thể giấu mình sau một bút hiệu khơi khơi .

22:18 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Quý Sửu

Nội dung như sau nhờ admin của website SOI đăng giúp, cám ơn nhiều:

Gửi Thiên Lương,

Chào bạn, đọc xong bài của bạn, mình đành bỏ luôn công việc để hy vọng nói lại cho rõ những quan điểm của bạn.
1. Trước tiên, bạn có quyền cho người khác là , nhưng đừng quên nhiều người khác cũng biết về Mỹ hoặc biết khai thác Gúc để qua đó biết ai là gà khi kết luận xanh rờn “Đừng tưởng Mỹ họ không kiểm duyệt văn hóa phẩm ”, nhé!
 
“Tự do không phải là anh muốn làm gì thì làm” bạn nói đến tự do, bạn hiểu thế nào về “tự do” hay chỉ nghe “tự do trong khuôn khổ” rồi tua lại? Thế bạn đã bao giờ có suy nghĩ nghĩ theo chiều hướng khác về tự do chưa, giả tỷ như: con cá sẽ hạnh phúc nếu tự do bơi trong bể kính hay ngoài đại dương? Chỉ với câu “Tự do không phải là anh muốn làm gì thì làm” đã có thể suy luận ra thế giới tự do của bạn nó chật đến mức độ nào rồi, và tệ hơn bạn sẵn sàng tự nguyện cho người khác kiểm soát bản thân bạn.
 
Không thể áp đặt các tiêu chuẩn Mỹ lên xã hội Việt Nam” Trong thế giới phẳng, không có gì là không thể. Nếu Somali có điều gì đó hay, tốt, hợp lý thì không chỉ Mỹ mà cả thế giới này cũng áp dụng mà chưa cần áp đặt nhé (tiếc là không có :-)) )! Nếu nhìn vào kịch sử loài người sẽ thấy rằng, nhờ biết chọn lọc để phát triển, con người đã thoát kiếp con vật. Và Trung Quốc nếu không sớm nhận ra tầm quan trọng của “cá nhân ích kỷ” một tiêu chuẩn rất Mỹ thì khó có thành tựu như ngày hôm nay.
 
“vì ngay khi Mỹ ở mức phát triển như chúng ta hiện nay, thì họ cũng gặp các vấn đề hoàn toàn tương tự, thậm chí tệ hơn!” Bạn có chém gió không đây? Chẳng cần xem gúc cũng biết hình thái xã hội Việt Nam là đi tắt đón đầu nhé, bỏ qua giai đoạn nào để tiến thẳng lên hình thái gì, thế thì lấy cái gì căn cứ vào đâu để phán rằng khi Mỹ ở mức phát triển nào đó trong lịch sử là như chúng ta? Có bốc hỏa cũng cố giữ cái đầu lạnh để biết mình đang phét cái gì chứ bạn!
 
2. “mà nhiều khi không nghĩ rằng họ hiện nay sống được là do chính quyền Tôi mất thời gian cmt cũng chỉ vì cái này. Bạn chỉ cho tôi biết chỗ nào, địa danh nào chính quyền phát gạo thịt xăng xe quần áo… tóm lại là nhu yếu phẩm tối thiểu người dân có thể sống được? Bạn đừng chỉ tôi qua Mỹ hay Châu Âu để lấy sổ an sinh XH nhé :D. Sinh thời Bác Hồ thường dạy các ông quan cách mạng đại ý rằng: dân sinh ra chính quyền để phục vụ là đầy tớ của dân. Người còn ngụ ý dân với chính quyền như nước với thuyền, chân lý giản dị như vậy mà nhiều người Việt Nam cảm phục Bác là lẽ đó. Thế mà Bạn nói cứ như thể người dân chúng tôi được ban ơn cần phải hàm ơn!
Bạn khi nào rảnh thử mở sách hay gúc để xem nhé: một là chính quyền do ai bầu ra? Hai là nhiệm vụ chính quyền làm gì? Ba là chính quyền sống được là nhờ ai và do ai đóng góp?
Nếu bạn nói rằng, chính quyền có nhiệm vụ giữ dìn an ninh trật tự, ổn định xã hội để người dân yên tâm làm ăn sinh sống, từ đó đóng thuế nuôi chính quyền tồn tại, hai bên cộng sinh lẫn nhau bỗ trợ tương tác nhau. Nghe còn lọt tai.
 
3. “chẳng hạn nhiều phóng viên cứ đòi tự do báo chí kiểu Mỹ, nhưng nói thẳng một câu, là nếu có tự do báo chí kiểu Mỹ, thì 99% báo ở Việt Nam đóng cửa sau một tháng, và tuyệt đại đa số phóng viên hiện nay thất nghiệp hết. Lại bốc phét. Bạn có biết hiện 100% báo (chứ không phải 99% nhé) có cùng một cơ chế không là thứ nhất. Thứ hai nếu tự do báo chí kiểu Mỹ thì 100% (chứ không phải 99%) báo hiện nay sẽ đúng như bạn nói. Nhưng 100% phóng viên sẽ không ai thất nghiệp cả, dĩ nhiên là những phóng viên có nghề và bản lĩnh, còn những phóng viên chỉ thích người khác nuôi báo cô sẽ thất nghiệp.
 
4. “Nếu Việt Nam chưa có tác phẩm nào ra hồn; thì đó hoàn toàn không phải do lỗi của chính quyền”. À ra thế, bây giờ thì đã sáng tỏ vì sao Việt Nam chưa có tác phẩm nào ra hồn.
 
Các bác cứ sáng tác đi, làm việc cật lực đi, bọn em thấy không phù hợp là không cho qua cửa. Mà không qua cửa thì làm thế nào đến được với công chúng, ra hồn hay không là do công chúng quyết chứ bọn em dây vào làm gì. Và thế là sau khi qua cửa, đến với công chúng chỉ là những tác phẩm lờ mờ, nhang nhác giống nhau và nhàm. Văn nghệ sĩ vì thế mà chán. :)
“Từ 4000 năm trước cho đến gần đây, liệu cha ông chúng ta có tác phẩm nào ra hồn không? Đến chữ viết chúng ta còn chẳng có, vài ba tác phẩm văn hóa nào đó nếu có chút giá trị nào đó thì cũng chỉ ở mức con hát mẹ khen hay, tự sung sướng với nhau trong lũy tre làng, vậy tại sao lại đổ lỗi cho vài chục năm gần đây? Bạc bẽo, bạc bẽo đến thế là cùng. chém gió thành bão đến thế là cùng!
Tại sao lại đổ lỗi cho chính quyền, mà lờ đi sự ngu dốt của chính mình?” Ngu dốt hay giỏi giang hay thức thời vốn có sẵn trong não trạng từng cá thể rồi, chẳng cần bàn cãi, nhưng kẻ nào đi qua cửa thì cũng còn tùy duyên, việc đó não trạng không quyết nổi.
 
Để kết xin lấy thắc mắc đầu bài của bạn: “Bài viết  Xứ sở sợ hãi kì cục và chốn tận cùng của thế giới? rất ngụy biện. Tôi không hiểu sao có người lại thích nó”. Bạn nghe cho rõ đây, thay mặt cho những người thích nó trả lời bạn rằng: họ thích bởi họ thấy ở trong nó sự đối kháng, sự mâu thuẫn. Mâu thuẫn và đối kháng là hai trong nhiều tố chất quan trọng để xã hội phát triển. Là hạt muối mặn chát, là giọt cà phê đắng ngắt, là cút rượu cay xé họng nhưng vẫn còn ngon hơn nhiều một bữa tiệc được ăn hàng ngày nhưng lạt vị.

21:41 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Hoàng Anh Tuấn:
 
"Anh Đăng sau khi bị dẫn chứng phản biện về chuyện kiểm duyệt và cấm phim ở các quốc gia "văn minh", lại quay về cái chiêu thức khá tệ là chụp mũ người tranh luận với mình nhỉ." (sic)
 
Bạn thấy tôi chụp mũ ai ở chỗ nào?
 
Nếu bạn chịu khó tìm hiểu một chút danh sách bạn trích dẫn từ Wiki bạn sẽ thấy tất cả 5 bộ phim không được chiếu ở Nhật (làm vào các năm gian từ 1945, 1955, 1958, 1969, 1974) đều do chính nhà sản xuất tự rút vì áp lực của dư luận, chứ không có một cơ quan kiểm duyệt nào cùa nhà nước cấm các bộ phim đó cả.
 
Ví dụ khi bộ phim Horros of Malformed Men được công chiếu lần đầu tiên vào năm 1969, công chúng xem phim ầm bỏ rạp ra về. Thế thì hỏi còn rạp nào dám chiếu nữa vì lỗ vốn chắc chắn rồi. Bộ phim Half Human (1955) bị tẩy chay vì bị dư luận cho là đã xúc phạm dân tộc thiểu số Ainu. Bộ phim Profecies of Notradamus sau khi ra mắt năm 1974 đã bị nhóm "No Nukes" ở Tokyo (nhóm phản đối hạt nhân) khiếu nại lên hội đồng xếp hạng phim của Nhật khiến nhà sản xuất tự rút phim không chiếu nữa. Còn bộ phim The Men who tread on the tiger's tail bị Tổng hành dinh của chỉ huy tối cao (Hoa Kỳ) các lực lượng đồng minh lúc đó chiếm đóng Nhật Bản cấm vào năm 1945. Khi đó Hiến pháp của nước Nhật Bản dân chủ ngày nay còn chưa ra đời.

18:50 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Candid

Hồi trước có 1 nhiếp ảnh gia được phép vào Bắc Triều Tiên chụp ảnh nhưng chỉ được phép chụp cái gì chính quyền cho phép. Ông bèn chụp y như thế để người xem ai cũng nhận ra những cảnh giả tạo đến nực cười. Rất tiếc giờ tìm lại không ra thông tin về bộ ảnh đấy. Ai biết xin tìm giúp.
hồi chiến tranh VN, ở miền Nam kiểm duyệt qua khắt khe, người ta phản đối bằng cách đưa nguyên cả Văn bản chi chít đoạn bị cắt bỏ.
phim bạo lực quá thì sửa bằng cách đến đoạn đánh nhau thì cho chạy chữ do kiểm duyệt nên cắt bỏ

18:29 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đăng Khoa

Nói như bạn thì điện ảnh VN ngàn đời và mãi mãi tăm tối , lẩn quẩn không lối thoát, cũng sẽ loanh quoanh những bộ phim tình cảm tréo ngoe rẻ tiền ... tôi thấy bạn mới là người cá nhân, ngu dốt mà tỏ ra thông minh trí tuệ.

18:21 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng Anh Tuấn

Cấm là cấm, có cái cho ra DVD sau, có cái cấm luôn, nhưng nói chung là có kiểm duyệt, bác đúng là cãi cùn. Thôi nhà em đi họp Ban Tuyên Giáo chút đây. Chào bác nhé.

18:19 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Tran Gia Binh

Mời các đồng chí coi giùm  cái link này về các phim bị cấm ở Mỹ, hóa ra cũng nhiều vô số nhỉ: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_films_banned_in_the_United_States theo danh sách này thì phim bị cấm vì đủ loại vi phạm khác nhau, liên quan đến bạo lực, tôn giáo, tình dục,... ba la bô lô ... Đúng là nhiều bạn chỉ biết cãi lấy được chứ chẳng hiểu biết gì về tình hình thế giới!
 

17:55 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Trung

@Hoàng Anh Tuấn: Dẫn chứng phản biện của bác không thuyết phục. Ở các nước văn minh họ cấm phim ở các rạp công nhưng vẫn được chiếu tại các rạp tư, và một số vẫn được cấp phép phát hành DVD. Ở VN thì cấm là xong, không được cấp phép thì không rạp tư nào chiếu, không DVD, không quảng bá ra nước ngoài. Nếu bảo cấm ở các nước văn minh là một hình thức cảnh báo công chúng về nội dung phim có thể sẽ không hợp với họ, thì cấm ở VN giống như nhét giẻ vào mồm cả công chúng lẫn nhà sản xuất vậy. Và mình thấy trên SOI dạo này tự nhiên có nhiều bạn tên "Tuấn" hẳn, và bạn nào cũng cho ý kiến của Thiên Lương là chính xác tuyệt đối, chuẩn 100%, hoàn toàn đúng đắn.

17:36 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng Anh Tuấn

Cảm ơn SOI đã đăng bài vừa rồi dù có sửa của tôi một từ. Nhân thể cũng muốn nói để quý anh chị hiểu rằng "dân chủ" không phải là chống lại tất cả những cái gì "cộng sản" làm, và "dân chủ" trước hết là phải biết chấp nhận ý kiến phản biện, tranh luận văn minh và có bằng chứng, không có bôi nhọ cá nhân, không chụp mũ. Chứ các anh các chị đĩnh đi theo con đường dân chủ mà lại coi những ai nói khác mình cũng là "cộng sản", là "dư luận viên", thì các anh các chị sẽ trở thành những kẻ độc tài cực kỳ ghê tởm và độc ác mà thôi.  
 
Tôi để link các phim bị "Tây" cấm một lần nữa để anh Đăng tiện tham khào: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_banned_films
 

17:28 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng Anh Tuấn

Anh Đăng sau khi bị dẫn chứng phản biện về chuyện kiểm duyệt và cấm phim ở các quốc gia "văn minh", lại quay về cái chiêu thức khá tệ là chụp mũ người tranh luận với mình nhỉ. Tôi là một người làm phim, và thấy nhiều anh chị đã không biết lại còn nói như đúng rồi, nên cung cấp vài thông tin cho các anh chị hiểu thôi. 
Bằng chứng về sự kiểm duyệt phim tôi đã đưa rồi đấy, anh đứng đó mà tự kỷ về cái khái niệm "tự do tuyệt đối trong nghệ thuật" của anh đi! 
 

17:22 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Phượng Yêu:
 
Đâu có gì mà choáng.
 
Tại hội nghị tuyên giáo toàn quốc ngày 9/1/2013 trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói thành phố đã tổ chức đội ngũ chuyên gia để "đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch".
 
Ngoài ra, ông Lợi còn cho hay cơ quan tuyên giáo thành phố đã tổ chức đội ngũ 900 'dư luận viên' làm công tác tuyên truyền miệng.
(trích BBC)
 
Theo Wikipedia (đây là một trong những đoạn Wiki đúng):
 
Tuyên truyền viên trên mạng, Tuyên truyền viên Internet, Dư luận viên, ở Việt Nam còn có tên gọi là "chuyên gia bút chiến", là các cá nhân, nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Những nhóm người này thật ra không phải chỉ mới được thành lập. Đội ngũ này khác với "công an mạng" là nhóm người thuộc lực lượng quốc phòng hay an ninh. Khác với Tuyên truyền viên miệng, "Dư luận viên" chú trọng vào việc tuyên truyền các tư tưởng thân chính phủ trên mạng. Họ thuộc một nhóm mà danh từ chung là cộng tác viên dư luận xã hội. Việc hình thành những nhóm này là do chính phủ nhận thức rằng việc áp dụng tường lửa để ngăn chặn những thông tin gây bất lợi cho chính thể đã không còn mang lại hiệu quả cao.

17:19 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng Anh Tuấn

Có tin này cũng choáng này PhượngYêu này: Nhà làm phim BĐCL đã thuê một công ty có tên là L và một số blogger nhiều khách như P, L, H,... để làm chiến dịch tạo sức ép cho phim BĐCL được ra rạp. 

17:09 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng Anh Tuấn

Dưới đây là danh sách một số phim bị cấm, nước nào cũng từng cấm phim, Đức, Mỹ, Ai Len, Hà Lan, HQ,... cả VN nữa. Chuyện cấm phim là chuyện quá đỗi bình thường. Đúng là nhiều bác lúc nào cũng tự kỉ ám thị là bị chính phủ ngược đãi.
 
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_banned_films

17:04 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Phượng Yêu

Choáng này các bạn: Mới được tin sau: bài viết "Đừng đổ lỗi" là do được chỉ đạo viết và chỉ đạo cmt. Các bạn để ý tất cả các cmt khen Thiên Lương sâu sắc, Thiên Lương viết đúng rồi, cảm ơn Thiên Lương... là đều có một văn phong, dưới một định hướng đấy. Cùng một source mà ra.
Thảo này bọn mình cứ nghi ngờ, bài giáo điều thế mà sao lắm người khen thế, ai cũng nức nở mới kinh!
 

16:57 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng Anh Tuấn

Rất nhiều film bị cấm ở Mỹ và các nước khác, chuyện đó có gì lạ đâu. Thiên Lương viết hoàn toàn chính xác, chắc các bác không hiểu biết về ngành điện ảnh nói riêng và luật pháp nói chung nên mới nói là chỉ có VN mới kiểm duyệt! Cho các bác xem vài Film bị cấm ở Mỹ này:
 
2008: The Profit; 
2010: The Yes Men Fix the World
 
Rất nhiều Films bị cấm ở Mỹ; chuyện này rất bình thường, Thiên Lương nói chính xác 100%. Nếu ai cần thêm tư liệu xin mời Google. 

16:42 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Anh Phát

"nhưng nói thẳng một câu, là nếu có tự do báo chí kiểu Mỹ, thì 99% báo ở Việt Nam đóng cửa sau một tháng, và tuyệt đại đa số phóng viên hiện nay thất nghiệp hết"
Đoạn này bác căn cứ vào đâu!

16:37 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

@Nguyễn Đình Đăng,
Cảm ơn Đăng. Khi viết chuyện người thân của mình trong vụ Nhân Văn giai phẩm, tôi chợt nghĩ: nhỡ đâu Đăng cũng có người thân rơi vào tình cảnh như thế.
V/đ của tôi là, tình cờ thôi, có vẻ như tôi có bà con ở cả hai bên của "Nhân Văn"... Nhưng điều ấy đâu có nghĩa là nỗi đau của tôi cứ phải lớn hơn của người khác.
Đăng đúng, tôi có nhiều điều chưa hiểu. Phần do mình, phần do trăm thứ việc lo cơm áo. Giá mà...

16:24 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Quốc Anh:
 
Tôi đưa ra ví dụ của Nhật Bản không kiểm duyệt là để chứng minh rẳng khẳng định "kiểm duyệt văn hóa phẩm là một thủ tục tất yếu trong bất kỳ hình thái xã hội nào" là không đúng. Bạn tìm thấy tôi viết nên áp dụng luật Nhật vào Việt Nam ở chỗ nào?
 
Nếu tôi có giới thiệu cho bạn một món ăn ngon, thì việc ăn nó hay không vẫn là lựa chọn của bạn. Ngạn ngữ có câu "Ta có thể dắt con ngựa tới nguồn nước nhưng không ép được nó uống nước".
 
Bạn khẳng định ở Nhật có chuyện kiểm duyệt phim ảnh. Tôi sống ở Nhật đã gần 20 năm và tất cả những gì liên quan tới kiểm duyệt văn hoá phẩm tôi đã viết trong cmt trước. Bạn chỉ cần cho tôi một dẫn chứng về kiểm duyệt phim ảnh ở Nhật, khác với những gì tôi đã viết, tôi sẵn sàng rửa tai lắng nghe.
 
Về quyền tự do nói chung, dĩ nhiên bạn sẽ bị ngăn cản nếu tự do của bạn xâm hại tới an ninh của người khác (phải có bằng chứng cho việc đó). Đó là hiểu biết sơ đằng về tự do.
 
Cách đây 5 năm một người Anh trần truồng như nhộng giữa thanh thiên bạch Nhật, nhẩy xuống hào nước vây quanh hoàng cung, bơi qua, rồi trèo lên tường đá định đột nhập hoàng cung. Anh ta còn nhặt đá ném về phía khách đang bơi thuyền. Anh ta bị bắt không phải vì cởi truồng mà vì đe dọa xâm phạm hoàng cung trái phép và đe dọa an toàn của người khác. Sau đó anh ta đã được thả ra mà không hề bị buộc bất cứ tội gì. Xem tin chi tiết và ảnh tại đây. Xem video vụ này tại đây.
 
Tại English Garden ở Munich (Đức) có hẳn một khu cho người lớn trẻ con phơi nắng và vui chơi mà lại khoả thân hoàn toàn gọi là FKK (Freie Körperkultur = Free Body Culture, tức là “Văn hoá tự do thân thể”). Ai thấy bị xúc phạm cứ việc đi chơi chỗ khác. 
 

16:05 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  khoancatbetong

bạn quốc anh ơi !! chưa cần biết là những ví dụ tinh tế của bạn đạt tới mức trình độ nhận thức nào và nó có có giá trị hay không , nhưng chỉ cần trích một dòng trong cmt của bạn bên dưới là đủ hiểu trình độ nhận thức và lăng kính của bạn như nào rồi ...tôi không thể tin vào mắt mình và phải đọc đi đọc lại mấy lần cho chắc ăn khi bạn nói các vị sống nhờ vào nhà nước ?? các vị là những đứa con hư hỏng ... những đứa con hư không biết nghe lời ?? không biết bạn thẩm thấu cái tư tưởng này trong cuốn sách nô lệ nào vậy ? phản động quá đi  chỉ cần nhiêu đó thôi đủ hiểu cái quan niệm mỗi nhà mỗi cảnh của bạn rồi , !mong bạn cải thiện chút về cách nhìn tổng thể kẻo lại có một cách nhìn đúng nhưng trên một lăng kính hổng nặng nề ...!!

15:55 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Phượng

Bài của Thiên Lương là một bài viết rất tốt, một trong những bài viết tốt nhất về điện ảnh VN mà tôi được đọc trong những năm gần đây! Nói thế vì tôi cũng là một phóng viên được tòa soạn giao cho lo mảng văn hóa văn nghệ bao gồm điện ảnh nước nhà. 
 
Xin lỗi các anh chị làm phim Việt, chứ tôi cảm thấy nhiều phim, hay nói đúng hơn là gần như 100% phim Việt, làm tôi thấy không thể chịu đựng nổi, phải nói là nó không còn gọi là dở nữa, mà là gần như kinh tởm. Nó sống sượng, nó thô thiển, nó nhăng nhít, nó... nó chả đâu vào đâu cả. Nhiều khi xem xong, thấy các anh các chị trong đoàn làm phim săn đón hỏi cảm giác phim thế nào, cũng đành cười gượng mà khen. Không phải vì vài trăm ngàn phong bì như anh Quốc Anh nói đâu, mà vì tình người, biết các bạn ấy cũng cố gắng, cũng vì miếng cơm manh áo (như mình), nhưng than ôi, đứng bên cạnh những siêu phẩm điện ảnh Mỹ như Lincohn, Oblivion,... thì những sản phẩm của VN nó mới thảm hại làm sao, nó không còn có thể gọi là PHIM nữa, nó là một cái gì đó vô cùng thảm hại. Thật đau lòng. Biết là không so sánh được, nhưng sao lòng vẫn nhói đau. 
 
Tôi làm nghề này nên biết và có gặp cả chị Lan, cả nhiều anh chị trong HĐDP, nên tôi hiểu tấm lòng và trình độ các anh chị ấy. Họ đều rất tử tế, hiểu biết, và muốn giúp đỡ đồng nghiệp. Tôi rất không đồng ý cách viết tấn công cá nhân rất là không đàng hoàng của Lâm. Em phải hiểu các anh chị ấy cố gắng thế nào đễ gỡ cho Bụi Đời Chợ Lớn, phải cố thế nào để cho các phim VN ra rạp. Thử nghĩ xem một người trí thức mà phải ngồi xem phim VN, thì là một cực hình như thế nào. Vậy mà họ vẫn cố hết sức để giúp phim ra được rạp. Đó là những tấm lòng rất đáng trân trọng. 
 
Cũng xin cảm ơn người bạn cho tôi link vào đây đọc bài, để biết và để thấy vui vì nghề của mình tuy cực khổ nhưng cũng còn độc giả. Một chút tấm lòng chân thành tri ân đến các bạn. 

15:42 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hùng Nguyễn

Xin bác Quốc Anh cho dẫn chứng, ví dụ cụ thể về việc kiểm duyệt phim ảnh ở Nhật nó như thế nào để rộng đường thảo luận. Chứ trên bác nói "tui khẳng định là ở Nhật có kiểm duyệt phim ảnh", dưới lại bảo "thử cởi truồng đứng giữa Tokyo xem cảnh sát nó có bắt không?" thì e là không có liên quan đến nhau lắm.

15:24 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Quốc Anh

Bác Nguyễn Đình Đăng làm tui nhớ lại chuyện Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật của A Zít Nê Xin, họp phụ huynh (ở Thổ) đang tranh cãi thì có ông đứng lên báo cáo đề nghị cho các cháu học bằng tiếng Đức vì hồi tôi đi học ở Đức thấy các cháu toàn học bằng tiếng Đức! 
 
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, đem luật lệ nơi này áp nơi kia thì đúng là đầu óc có vấn đề. Chẳng khác gì cái ông đòi dạy trẻ con bằng tiếng Đức cho giống người Đức. Mà ngay cái luật lệ của ông cũng bịa đặt, tui khẳng định là ở Nhật có kiểm duyệt phim ảnh, cũng như ở Mỹ và các nước khác. Không bao giờ có chuyện đạo diễn muốn làm phim thế nào thì làm. Tự do gì cũng nằm trong khuôn klhổ pháp luật, thử cởi truồng đứng giữa Tokyo xem cảnh sát nó có bắt không? 
 

15:22 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Bảy Nô

Thiếu hiểu biết như ông này mà viết lách thì đọc nghe rất buồn cười...

15:03 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ dân thế giới thứ bét:
 
Bạn vẫn không hiểu ý tôi.
 
Tôi nói tôi không tán thành bất cứ hình thức nào của kiểm duyệt văn hoá phẩm. Văn hoá phẩm là kết quả của sáng tạo của con người. Tự do biểu hiện và tự do ngôn luận là quyền tự do cao nhất của mỗi con người. George Orwell - tác giả của "Trại súc vật" và "1984" từng nói: "If liberty means anything at all, it means the right to tell people what they do not want to hear" có nghĩa là "Nếu tự do có nghĩa nào đó, thì đó là cái quyền nói cho người khác nghe cái mà họ không muốn nghe."
 
Vì thế tôi đã nói, và bây giờ tôi nhắc lại là "cần giải tán mọi cơ quan kiểm duyệt văn hoá cũng như bãi bỏ việc bắt các nghệ sĩ phải xin phép xuất bản, triển lãm, trình diễn tác phẩm của mình. Hãy trả lại cho công chúng quyền tự đánh giá và phán xét." Đó là cái kê đơn duy nhất của tôi nếu bạn vẫn nhất định muốn tôi kê đơn.
 
Đúng, nếu tôi không phải là một trong số những người đang chết đuối đó thì ít nhất tôi cũng là thân hữu của họ, vì tôi sinh ra tại Việt Nam, và tôi không đành lòng trước nhiều việc nên mới tham gia còm và viết bài trên SOI. Bằng không tôi ngồi vẽ cho khoẻ. Và cũng chính vì thế tôi lại nhắc lại rằng, việc cứu người đang chết chìm là việc của chính người chết chìm, chứ không trông chờ được vào những kẻ chỉ muốn dìm mình chết. Phải vùng vẫy, phải tập bơi, phải ngoi lên mà thở, tìm ra phao cọc mà bấu víu (Khoan hãy la lên "Lại phao cọc ô dù!". Không phải thứ phao cọc đó nhé. Phao cọc ở đây là lòng can đảm, nghi lực và tài năng của mỗi cá nhân và sự đoàn kết giữa các cá nhân cùng cảnh ngộ). Tự do là thứ không ai ban phát cho cả mà phải giành lấy mới có.
 
Về vụ Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP), tôi không rõ có bao nhiêu bạn đọc U50 trên SOI thực sự biết nó như thế nào vì tất cả các thông tin thời đó đều bị bưng bít. Bây giờ nếu các bạn có đọc được toàn bộ hồ sơ về vụ NVGP trên internet thì đó cũng như một cái gì xa xăm trong quá khứ. Vì vậy chỉ có những ai có dịp tiếp xúc gần gũi với các nhân chứng sống mới có thể thực sự biết được, cảm nhận được, ví dụ như "dân thế giới thứ bét" (có nhiều người thân lâm nạn, theo như bạn đã cho biết), hay bản thân tôi.

14:59 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Quốc Anh

Hờ hờ, đọc bài bác Trần Gia Bình này tui mới nhớ ra. Để ý mấy báo mạng cứ gần gần lúc ra phim VN nào đó là bắt đầu từ từ đăng tin tào lao xích đế kiểu: MD tắm suối bị cảm, NT đánh nhau bị gẫy móng chân phải vào viện bó bột, TTH lái xe bạc tỷ đâm vào bụi cây nhà C$, rồi đủ thứ nhảm nhí để câu teen. Thậm chí còn bốc phét kiểu như phim Angels nói là ưu ái khách hàng VN nên chiếu ở VN trước rồi sẽ chiếu ở Thái Lan và khắp nơi trên thế giới, kết cục thì ngoài VN ra có dám mang đi đâu không, vì ai mà nuốt được cái loại phim dở đến như thế? Vậy mà to mồm phải biết, lúc nào cũng làm như phim Việt được đầu tư kỹ lưỡng tử tế lắm! 
Rồi lắm ông chỉ giỏi chém gió, cả đời làm phim trên blog, có ông bản thân thì giới tính có vấn đề cứ đi chê người khác... tuổi cao sức khỏe yếu, nói chung xã hội này tuy là đang có nhiều vấn đề nhưng mặt bằng phim ảnh thua kém mặt bằng xã hội. 
Chấn Hưng điện ảnh thì việc đầu tiên phải làm là dẹp hết ba cái phim nhảm VN hiện nay đi cho bà con nhờ. Cho các em trẻ đi học làm phim, rồi liên doanh với Mỹ, Hàn làm phim từ từ 20, 30 năm may ra có phim tử tế. Chứ phim ảnh VN kiểu bây giờ thì dẹp đi cho tui xem phim Hàn phim Mỹ phim Pháp phim Tàu, ít ra còn có được một thế hệ khán giả biết coi phim. 
 

14:58 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  khoancatbetong

định thôi không cmt nữa vì bắt đầu thấy cái mùi của tâm lý mạt sát nhau, thấy cái mùi của nỗ lực chiến thắng theo kiểu mày nói tao ngu tao nói mày ngu, không cần lý giải biện luận có nhiều cmt đọc mà ngẫm nghĩ hoài không biết người viết nói gì, và từ vấn đề gì, đây có lẽ là chiêu tung hỏa mù, nhưng dù sao đó cũng là một dầu hiệu tốt cho sự phát triển, vì có tranh cãi mới để lộ cái ngu của mình ra, rồi khi được phản biện thì không bổ đầu thì cũng bổ đuôi
tôi đồng ý với anh Đăng về việc giải tán hội đồng kiểm duyệt tác phẩm của nghệ sĩ hoặc thay đổi mục đích và lý do không được kiểm duyệt (đừng có để tình trạng đưa ra lý do không kiểm duyệt rất chuối như hội đồng kiểm duyệt vừa qua) không thể nhìn một tác phẩm nghệ thuật như là một sự mô phỏng đời sống hiện thực, cũng như không ai có đủ thẩm quyền để định hướng nghệ thuật, thể loại nghệ thuật nào cũng có chỗ đứng của nó về mặt giá trị, và giá trị của nó cũng hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn của từng đối tượng khác nhau, nhiệm vụ của nhà kiểm duyệt chỉ cần thẩm định rằng tác phẩm này được quyền chiếu cho lứa tuổi nào và đia điểm nào, đương nhiên trong kiểm duyệt (nếu có ) thì cũng còn vô số điều phức tạp khác, nhưng tất cả những thủ tuc ấy phải hướng con người đến sự tự do, bảo đảm tốt nhất cho quyền tự do của con người, trong tự do không có cái gọi là tự do quá trớn sự tự do nhằm bảo về quyền tự do của con người tự nó có thể điều chỉnh chính nó.
đừng ngụy biện bằng những cách nhìn tủn mủn nữa, muốn phát triển và giải thoát nỗi nhục của quốc gia thì cần thiết phải có một chính sách của quốc gia cổ vũ cho sự tự do, tự do suy nghi và phát biểu, tự do thể hiện lối sống, tự do thể hiện thông điệp nghệ thuật, hãy lật tung và mở cửa cho những phê phán truyền thống làm cho chúng mất đi tính linh thiêng không thể bàn cãi, từ đó chúng ta mới không bị những rào cản ngớ ngẩn của văn hóa cản trở sự phát triển
chắc có lẽ có người nói rằng tôi ăn nói to tát quá, nhưng thật bình thường là tất cả những công dân bình thường trong một đất nước tiến bộ đều coi đây là một kiến thức cực kỳ sơ đẳng,

14:24 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Tran Gia Binh

Thật chứ sao mọi người cứ tranh cãi nhau làm gì.
Công thức làm phim VN bây giờ là gì: Hot Girl + thuê báo chí PR + tạo scandal, và nhằm chiếu vào dịp Tết, khi phim Mỹ tạm nghỉ, ít bom tấn, và cũng là lúc khán giả bình dân không có việc gì làm, vào rạp xem đại cho đỡ buồn! Đa phần phim làm ra để kiếm ăn chia chác nhau, không hiểu sao lại nói chữ Nghệ Thuật ra mà không biết ngượng mồm!
Khi đã là chuyện làm ăn thì ở đâu cũng phải theo luật pháp nước người ta. Mà cái loại phim Bụi đời Chợ Lớn xem trailler có cái gì? Toàn đâm với chém, võ thuật thì nhố nhăng, so với phim Hongkong thật e là xấu hổ
Nhà báo thì hay được mời đi dự các buổi ra mắt, cho ít tiền phong bì, TCBC thì đã được duyệt sẵn theo ý của đạo diễn..., nhà báo có làm gì đâu chỉ ngồi có mặt xíu cho nó oai vệ rồi về, nói thật cũng chả thèm edit cứ thế mà đăng lên (tuổi gì được edit phỏng ạ. edit để mà lần sau không được mời tới nhận phong bì ah), nhưng không lẽ chỉ vì thế mà phải uốn cong ngòi bút của mình? Chủ nghĩa Thân Hữu lan đến cả giới Báo chí Điện ảnh Việt Nam rồi sao?

14:14 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

@Nguyễn Đình Đăng
Bạn cứ kê đơn cho người chết đuối đi. Tôi dám chắc bạn đang ở trong số đó (với tất cả sự tôn trọng bạn Đăng).
Bạn đừng kể ra những sự đau khổ của văn nghệ sĩ Nga. Họ dũng cảm, sinh nghệ tử nghệ, và bạn không đủ chữ để diễn tả điều đó đâu.
Người đang viết những dòng này có những họ hàng rơi vào những vụ kiểu Nhân văn giai phẩm... nên không có quyền châm biếm ai, trừ tự trào. Trân trọng.

13:51 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Quốc Anh

Dù bài viết của Thiên Lương có đôi chỗ nặng lời, nhưng cơ bản là đúng. Tôi thấy thích đoạn này: 
Điều thứ tư tôi muốn nói, là rất nhiều vị cứ chửi bới chính quyền, chửi thành một thói quen, tới mức chính quyền làm gì cũng chửi, mà nhiều khi không nghĩ rằng họ hiện nay sống được là do chính quyền; chẳng hạn nhiều phóng viên cứ đòi tự do báo chí kiểu Mỹ, nhưng nói thẳng một câu, là nếu có tự do báo chí kiểu Mỹ, thì 99% báo ở Việt Nam đóng cửa sau một tháng, và tuyệt đại đa số phóng viên hiện nay thất nghiệp hết.
Quá đúng! Phần lớn báo chí VN hiện nay đang trong tình trạng khó khăn thế nào các bạn tự hiểu, ngoài hai tờ báo TN và TT được nhà nước nói xin lỗi chứ lo từ cái tã lo đi, dùng tài sản nhà nước cho để kiếm ăn, thì còn sống tốt. Chứ báo nào phải tự lập cánh sinh thì đều biết kiếm sống thiếu bầu sữa của NN khó khăn thế nào. Vậy mà cứ gào lên chửi bới nhà nước tất cả mọi chuyện, làm như nhà nước là một con ngáo ộp vậy. Nếu đủ dũng cảm thì các vị thử trả lại Nhà nước những tòa nhà và những mảnh đất mà nhà nước đưa các vị xây cao ốc cho thuê đi!? 
Về phim ảnh cũng thế, không có Nhà nước lo lắng cho quý vị, ép các rạp phải chiếu phim VN, hỗ trợ các công ty sản xuất phim VN,... thì thử hỏi phim quý vị bán cho ai? Ai mà thèm xem những thứ hổ lốn, trộm chỗ này một tí, chỗ kia một tí, của quý vị? Quý vị thử hỏi xem khán giả xem phim quý vị là ai? Và xem xong họ nói gì? Họ đi xem Tăng Thanh Hà, Hoài Linh, xem như một vở hài rẻ tiền, chứ ra khỏi rạp thì ngay cả đứa trẻ cấp 1 nó cũng phải thốt lên là phim "Siêu Nhảm"! 
Các vị sống nhờ nhà nước, các vị như đứa con hư hỏng, làm phim sai luật, lạm dụng bạo lực, hội đồng ngăn cản không cho ra rạp thì các vị gào lên, nhờ báo chí cánh hẩu chửi góp! Thử hỏi là quý vị làm vậy coi có được không? Có đàng hoàng không? Theo tôi là quá thiếu tư cách!
 

13:48 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

@Nguyễn Đình Đăng
 
À ừ,
"...Người đọc thông minh sẽ tự rút ra kết luận cho chính mình..."
 
Tôi cũng chưa bao giờ tranh luận với bạn nhé. :D
 
Cảm ơn bạn về lời chúc nhé!

13:17 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Minh Tâm

Người bạn bảo vào xem tranh cãi vui lắm, tưởng cái gì, ra là về phim VN! Ôi trời ơi! phim VN mà cũng cãi nhau làm gì cho mất thời gian hả quý ông quý bà? Bao năm nay rồi toàn làm phim hài nhảm, rồi cho tiền nhà báo PR, đưa tin như đúng rồi, tôi bị lừa đi xem cái phim Angel của ông ngôi sao điện ảnh kiêm đạo diễn lừng danh không dám nêu tên, xem được chưa đầy 30 phút xin lỗi quý vị, chạy ra ngoài mà cảm thấy như vừa thoát khỏi một cuộc tra tấn tinh thần dã man. Còn những phim Việt khác thì ôi thôi, dùng từ thảm họa còn là nhẹ. Một sự ô nhiễm văn hóa thì đúng hơn. 

13:11 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Trần Quang Lu:
 
Xin lỗi Quang Lu nhé, tôi chưa bao giờ tranh luận với bạn.
 
Tôi trích dẫn bài viết của tôi để nói quan điểm của tôi. 
 
Việc coi nó là dẫn chứng khách quan là việc của bạn, nhưng đừng gán nó cho tôi. Nhé.
 
Người đọc không cần tất cả những cái mũ "khách quan" với "chủ quan" mà bạn nghĩ ra. Cái người đọc cần là thông tin và quan điểm nhiều chiều. Người đọc thông minh sẽ tự rút ra kết luận cho chính mình. 
 
Bye bye bạn nhé. Chúc nhiều may mắn.

13:01 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  admin

Các bạn thân mến, để tránh lầm lẫn với nhân vật ngoài đời thực, Soi xin phép thêm vào sau nick Hải Miên và Phan Cinema số 2 nhé, thành Hải Miên 2 và Phan Cinema 2, cho khỏi "oan" hai bạn Hải Miên (cựu phóng viên báo Thanh Niên) và bạn Phan Cine của YxineFF.


 

13:01 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Dân thế giới thứ bét:
 
"đề nghị bộ óc điện tử có máu nghệ thuật Nguyễn Đình Đăng kê đơn khác cho nền văn nghệ Việt Nam, và cách kiểm duyệt" (sic)
 
Bạn đừng chờ tôi kê đơn cho nền văn nghệ Việt Nam, và cách kiểm duyệt, vì thứ nhất tôi không ủng hộ kiểm duyệt văn hoá phẩm dưới mọi hình thức, thứ hai người Nga có câu 
 
Спасение утопающих — дело рук самих утопающих
 
tức Cứu người đang chết đuối là việc của người đang chết đuối, có nghĩa là mỗi người phải tự giải quyết vấn đề của mình hoặc hợp tác với bạn bè cùng cảnh ngộ. 
 
Theo tôi, không có cái gọi là nền văn nghệ Việt Nam, mà chỉ có các tác phẩm của các cá nhân văn nghệ sĩ Việt Nam. Bạn thử nghĩ mà xem, nếu không có El Greco, Zurbaran, Velazquez, Goya, Picasso, Miro, Dalí thì có ai biết tới cái gọi là hội hoạ Tây Ban Nha? Nền hội hoạ Nga là gì nếu không phải là các tên tuổi như Andrei Rublev, Alexander Ivanov, Ilya Repin, Vasily Surikov, Issac Levitan, Valentin Serov, Kasimir Malevich, Wassily Kandinsky, Marc Chagall, v.v.? 
 
Tôi hiểu bạn nói về Nga Xô với nội dung châm biếm, song bạn cũng nên biết văn nghệ sĩ Nga đã chịu đau khổ rất nhiều. Từ sau năm 1917 giới trí thức Nga từng bị sỉ nhục, bị bắt bớ tù đầy, bị gọi là cứt. 
 
Năm 1921 thi sĩ nổi tiếng Nikolai Gumilev, chồng của nữ thi sĩ Anna Akhmatova, đã bị buộc tội âm mưu chống lại chế độ Xô Viết và đã bị xử bắn. 
 
Hàng loạt trí thức Nga đã bị trục xuất ra nước ngoài vào năm 1922 Cho tới năm 1991, nhiều văn nghệ sĩ và trí thức tiếp tục bị tống giam, trục xuất, đày ải, trong đó có những cá nhân kiệt xuất như thi sĩ Iosif Brodsky (Nobel văn chương năm 1987, bị trục xuất năm 1972), văn hào Alexandr Solzhenitsyn (Nobel văn chương năm 1970, bị bắt giam 11 năm tù 1945 – 1956, bị trục xuất năm 1974). Văn hào Boris Pasternak - tác giả tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago", tuy không bị bắt, nhưng bị ép phải từ chối giải Nobel văn chương năm 1958, bị trục xuất khỏi hội nhà văn Liên Xô, suýt nữa thì cũng bị trục xuất khỏi Liên Xô nếu thủ tướng Ấn Độ thời đó là Nehru không gọi điện cho tổng bí thư ĐCS Liên Xô Nikita Khrushev đe doạ sẽ kêu gọi quốc tế bảo vệ Pasternak.
 
Triển lãm tranh đầu tiên của nhóm 20 hoạ sĩ tiên phong của Moscow vào ngày 15/9/1974 đã bị chính quyền cho xe ủi đất cán. Nhờ lòng kiên trì đấu tranh của các họa sĩ và áp lực của cộng đổng quốc tế, 2 tuần sau triển lãm được phép mở lại tại công viên Izmailovo ngày 29/9/1974 trong 4 giờ đồng hồ 1ừ 12 đến 16 giờ với sự tham gia của 65 họa sĩ và 250 bức tranh. Có khoảng 15 ngàn người tới xem trong vòng vây của xe bus với công an cầm vòi rồng sẵn sàng phun nước vào tranh và người nếu có lệnh. Tôi đã từng tới xem triển lãm này tại công viên Izmailovo sau này diễn ra hàng năm vào muà thu, và tại một tầng hầm ở Moscow. Tầng hầm rất lạnh vì không có hế thống sưởi, khác hẳn các phòng triển lãm chính thống ấm áp, bày tranh cúng cụ tại các quảng trường. 

12:55 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

:D
@Nguyễn Đình Đăng
 
Đúng là không có gì buồn cười và rất bình thường trong trường hợp bạn đang giới thiệu, hay quảng cáo pr cho trang cá nhân cũng như bài viết của mình. Nhưng ở đây là đang trong cuộc tranh luận. Bạn có hiểu thế nào là tranh luận không? Lấy bài viết của chính mình ra như một dẫn chứng khách quan, để tranh luận với quan điểm đối lập với mình, thì có còn sự khách quan trong tranh luận không? Hay là ở Nhật người ta tranh luận như vậy hả bạn Đăng? Nếu là như vậy thì đúng là không có gì buồn cười thật. :D

12:16 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Tuấn Goldsun

Bữa hôm trước đọc bài của Lê Hồng Lâm tôi đã cười khẩy vì cái trò đanh đá ngụy biện và tấn công cá nhân rất vô văn hóa rồi. Không hiểu anh ta nghĩ sao mà chửi bới cá nhân những người đóng góp rất nhiều, lo lắng rất nhiều cho điện ảnh VN. Hôm nay lên đây đọc được bài của Thiên Lương thấy rất sướng, nói đúng những gì mình nghĩ! 

12:06 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Trần Quang Lu
 
Có gì buồn cười trong việc trích lại một phần hay toàn bộ các bài viết của chính mình hay của bất cứ tác giả nào khác, miễn là dẫn chứng đúng nguồn và phục vụ đúng chủ đề đang bàn tới? Nếu trích dẫn mà không ghi nguồn thì là đạo văn, kể cả đạo chính mình. Nếu không đúng chủ đề thì gọi là lạc đề.
 
Ngoài ra, những bài tôi đã trích dẫn không chỉ đăng trên blog của tôi mà còn trên vài trang web khác, cứ hỏi Google thì biết.

12:05 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Tran Gia Binh

Tôi thấy bài viết của Thiên Lương quá hay, lập luận chặt chẽ và ngôn từ khiêm nhường đúng mực. Tranh cãi nên tập trung vào quan điểm, chứ đi nhằm vào cá nhân như một số bạn thì thật là không nên. Văn hóa phẩm nó cũng nhiều loại, như phim Việt Nam thì là hàng chợ, chủ yếu để kiếm tiền dụ trẻ con vụ lễ tết. Cấm phim dở cũng là để xã hội mình lành mạnh trong sáng hơn. Mà tôi đồng ý với quan điểm chị Ghost là phim Việt mà không được nhà nước hỗ trợ thì chết tươi ngay. Bây giờ nhà nước vẫn bỏ tiền, vẫn giúp lập phim trường, vẫn hạn chế phim nhập. Chứ nếu bỏ hết các hàng rào đi thì thử hỏi ai đi xem ba cái phim mắc nhảm của Việt Nam làm gì chẳng hiểu nữa.

12:02 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Cu ly văn nghệ

@ M Lê
"Trong tranh luận, một trong những thứ tôi kinh ghét nhất là thói lôi lời của người khác ra tự ý thổi phồng rồi nhét lại miệng họ rồi "chửi" họ từ những điều hoang tưởng ấy."
Bạn làm cửu vạn lều báo như tôi vừa ức vừa sướng. Lại nhớ chuyện tiếu lâm nhà 5 tầng thời bao cấp không cần tua lét. Tầng 5 giành cho bọn lều báo: chúng nó ỵ vào mòm nhau. 

11:58 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  TNXP

@ Lu,
Bạn này lạ, bài nào miễn chính danh, không củ lạc, đọc thấy nội dung là được, bạn cứ như viết lấy được vậy, không thấy buồn cười à?

11:41 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Bạn Nguyễn Đình Đăng viết bài trên trang cá nhân (blog) của bạn. Giờ lại mang cái bài đó ra coi như một đối tượng khách quan để làm bình phong tranh luận, không thấy buồn cười à???

11:35 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Tran Gia Binh

Nói chung là làm gì cũng phải theo pháp luật, nghệ sỹ thì cũng là công dân, mà phim ảnh của các vị nào có phải nghệ thuật gì cho cam, toàn là hài nhảm, đánh nhau nhảm, kịch bản thì lai căng, xem vừa buồn cười vừa tức. Đội lốt nghệ thuật để kiếm tiền, chứ có ai có ăn có học đàng hoàng tử tế mà vào rạp coi nổi 90 phút phim VN không? Hội Đồng duyệt phim đối xử như vậy là quá tử tế, các vị còn không biết điều. Đúng là vì vài đồng bạc mà tối tăm cả mặt mũi!

11:22 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  mê Peng Slao

@ghost -nice
Tên "chị" nghe hơi bị kích động: nửa dọa nạt nửa sexy. Gợi chuyện ấy với ma ngày xưa của ông Tchya.
Gái VN mình trẻ thì xưng cháu, giề hơn thì xưng chị với làng, những tưởng làm bọn đực rựa không vồ vào. Nhưng xưng hô đâu có can dự gì vào cái bọn nam dzáy, cứ vài giây lại nghĩ đến sex. Vậy xưng hô các kiểu xa lạ, lại càng khiêu, chị nhỉ. 
Nhưng hôm nay: thứ 2 là ngày đầu tuần... Bèn thấy câu chúc mọi người tranh luận hòa nhã vui vẻ của chị hơi bị được. Càng mết "chị" hơn, một cách hơi bị lành mạnh nha.

11:00 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Kim Anh

Đọc những dòng tranh luận của mọi người, tôi chợt nhớ tới hình ảnh vua Nero - một nhà thơ bạo chúa...  Nếu được trao quyền lực vô biên, sẽ có những người , nhân danh nghệ sỹ, gây ra thảm họa cho xã hội.

10:38 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Trung

@Nguyễn Văn Tiền: Thực ra các bác surrealism rất thích vẽ các bộ phận nhạy cảm vào tranh của họ. Và chính phủ các nước Châu Âu vẫn thường xuyên tổ chức triễn lãm cho toàn dân xem. Tại Paris mỗi năm có khoảng 3-4 cái gì đấy, mình cũng có may mắn được đi xem nên mới dám nói thế này với bạn. Còn nếu chưa bao giờ được xem thì mình cũng không dám nói người khác là ngụy biện đâu...

10:37 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

@Nguyễn Đình Đăng
"Theo tôi cần giải tán mọi cơ quan kiểm duyệt văn hoá cũng như bãi bỏ việc bắt các nghệ sĩ phải xin phép xuất bản, triển lãm, trình diễn tác phẩm của mình. Hãy trả lại cho công chúng quyền tự đánh giá và phán xét."
Tâm phục quyết tâm của anh Đăng. Anh là dân "Nga Xô" đúng không. Ngày xưa ở đó có một ông kẹ, hoặc vài ông. Họ quyết tất: anh phó thường dân ăn gì, mặc gì, sex tiến hành ra sao, trồng cây gì luôi kon rì... Nhờ quyền này mà ông ấy có sổ A, đi mua "Tông Đản", mậu dịch quốc tế.
Đến thời Yeltsyn, mọi thứ được ném "cho dân", thực ra là các đầu nậu túm lấy, rồi nhập phim bừa đi, chủ yếu là sẽ và bạo lực. Sex bị các nhà nghiên cứu Nga lên án là dịch sex - minutka (tàu nhanh bệnh hoạn). Còn bạo lực thì giúp các anh Pù văn Tìn dọa nạt theo phong cách Sử Đại Lâm... Theo các học giả Nga, đã xảy ra hiện tượng các đại gia (độc quyền các kênh truyền thông, như ngài Bêrê vừa quá cố...) cùng với ba bộ đồng tình bóp con tôi...
Tới nay Nga có nhúc nhắc làm một số phẫu thuật thẩm mĩ, nhưng về cơ vản thì Vũ như Cẫn.
Dựa trên tổng quan mèng trên đây, đề nghị bộ óc điện tử có máu nghệ thuật Nguyễn Đình Đăng kê đơn khác cho nền văn nghệ Việt Nam, và cách kiểm duyệt (phải có thiết chế chứ ạ), chứ hô hào chung chung để "công chúng quyền tự đánh giá và phán xét", thây chưa thuyết phục lắm.
Vì ngoài nhiều tương đồng khác, dan Nga và Việt nhiều khi coi quyền tự do như thứ đồ chơi, chẳng biết làm gì với nó. Chuyện này dài nên xin tạm dứn ở đây vì còn 1 đống việc ạ.
Trên diễn đàn này từng có mấy ý kiến cho rằng đâu phải VN thiếu dân chủ, về một số mặt dân chủ quá trớn, đến mức vô chính phủ.
Chằng hạn (boomerang lại quay về): duyệt các dự án khoa học người ta đầu có nghe ý kiến bác học, mà thấy một chị Kế toán trưởng có chân trong chi ủy, dáng nửa nhà quê nửa con phe cầm chịch quá trình duyệt đề án. Ông chú tôi GS ở Pháp về lắc đầu: Việt Nam dân chủ quá hè! 
 

10:28 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

"Họa sỹ có thể vẽ cảnh người làm tình với động vật, và được một thiểu số chấp nhận, ca ngợi. Nhưng nếu đem cái tranh đó ra triển lãm cho số đông thì có nước nào chấp nhận hay không?" (sic)
 
Thiếu gì nước chấp nhận. Dưới đây là 3 ví dụ:
 
Tác phẩm "Giấc mơ của vợ ngư phủ" (蛸と海女)(năm 1814) của danh hoạ Nhật bản Hokusai vẽ cảnh một con bạch tuộc đang làm tình với một người phụ nữ được coi là một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh hoạ này và được triển lãm nhiều lần cho đại chúng tại Nhật cũng như trên toàn thế giới.
 
Danh họa Pablo Picasso từng vẽ nhiều tranh mô tả cảnh làm tình của con minotaure (quỷ đầu trâu) với phụ nữ, được triển lãm và in thành sách bán khắp nơi. Ví dụ tại đây hoặc tại đây.
 
Cảnh làm tình giữa người và động vật còn được khắc trên các đền đài Ấn Độ cố xưa bày giữa thanh thiên bạch nhật. Xem ví dụ một cảnh làm tình giữa người và ngựa tạc trong đền Kharujaho tại đây. Đền Kharujaho nằm cách thủ đô New Delhi 620 km về phía đông nam, là di sản thế giới của UNESCO, và được coi là 1 trong 7 kỳ quan của Ấn Độ. 

10:20 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Ghost_nice

Chị làm bên kênh phát hành phim đây này, không tiện nói là bên nào, nhưng nói thật là bọn chị cũng ngán phim Việt lắm, nhưng luật nhà nước hiện nay bảo hộ phim nội, nên vẫn phải làm. Rất đồng ý với các ý kiến của Thiên Lương, nhà nước đang rất hỗ trợ phim ảnh VN. Nếu để cạnh tranh sòng phẳng thì chị tin chắc là phim VN không có đất sống ở ngay các rạp VN đâu. Hiện nay còn chiếu được phim Việt vào lễ Tết do khách họ đi đông, xem phim không kén chọn, phim Việt mình làm ngắn hơn phim nước ngoài (đúng là nhà sản xuất bị ép chỉ làm có 90 phút thôi) để tăng được suất chiếu. Làm thế cũng không đúng, nhưng phải chịu thôi, do tình hình kinh doanh khó khăn mà. Chúc các bạn tranh luận hòa nhã vui vẻ nhé!

10:03 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

"Đầu tiên ta hãy nói về kiểm duyệt văn hóa phẩm. Đó là một thủ tục tất yếu trong bất kỳ hình thái xã hội nào. Nó có thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau nhưng chắc chắn phải có." (sic)
 
Khẳng định này không đúng. Nhật Bản nghiêm cấm kiểm duyệt văn hoá phẩm.
 
Điều 21 hiến pháp Nhật Bản viết:
Quyền tự do hội họp và lập hội cũng như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tất cả các hình thức khác của biểu hiện được bảo đảm.
Không được kiểm duyệt, cũng như không được vi phạm bí mật của  bất cứ phương tiện thông tin nào.
 
Bộ luật Hình sự của Nhật Bản chỉ có một điều luật, điều 175, liên quan tới văn hoá phẩm vi phạm luật hình sự, đó là:
 
Người nào phát tán, bán hay trưng bày ở nơi công cộng tài liệu, hình vẽ, hay các đồ vật khiêu dâm sẽ bị phạt tù lao động không quá 2 năm, phạt tiền không quá 2 triệu rưởi yen hoặc phạt nhẹ. Điều này cũng được áp dụng cho những người sở hữu những thứ trên để bán.
 
Trên thực tế ở Nhật có rất ít các vụ ra tòa hay bắt bớ vì văn hóa phẩm. Sách báo, video, băng đĩa, phim ảnh khoả thân, làm tình v.v. được bán công khai ở Nhật. Có nhiều hội nghề nghiệp như Nhật Bản video luân lý hiệp hội (日本ビデオ倫理協会), tổ chức về luân lý trong các phần mềm cho máy vi tính (コンピュータソフトウェア倫理機構) cung cấp hướng dẫn để tránh vi phạm điều 175. Những hội này đều là của tư nhân. Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động như vậy. Thông thường phim ảnh khoả thân, hay tả cảnh sex chỉ cần làm mờ các bộ phận sinh dục đi là thoát điều 175.
 

9:37 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Tiền

Tôi thấy ông Nguyễn Đình Đăng hết sức ngụy biện. Ông không thể đánh đồng phim ảnh (dành cho quần chúng) với hội họa được. Họa sỹ có thể vẽ cảnh người làm tình với động vật, và được một thiểu số chấp nhận, ca ngợi. Nhưng nếu đem cái tranh đó ra triển lãm cho số đông thì có nước nào chấp nhận hay không? Các ông các bà dù có căm thù chính quyền thì cũng phải tỉnh táo, chứ nói nhăng nói cuội còn phản tác dụng hơn! 

9:23 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Tiền

Nhiều quý vị ở đây cứ cố gắng bảo vệ Bụi Đời Chợ Lớn với quan điểm nó xấu hay tốt phải để cho khán giả đánh giá. Nhưng các quý vị quên mất một điều cơ bản nhất là: Hàng hóa phải đảm bảo một tiêu chuẩn nhất định thì mới được đưa ra thị trường cho khách hàng đánh giá nó tốt hay xấu. Hàng Hóa mà hư hỏng độc hại thì cơ quan quản lý họ chặn ngay từ đầu là đúng. Phim ảnh cũng là một loại hàng hóa, trước khi nó được đánh giá là hay/dở, thì nó phải tuân thủ pháp luật, phải đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng được pháp luật quy định. Các vị thử nghĩ xem nếu con cái các vị phải xem những bộ phim cưỡng hiếp, giết người, đâm chém, loạn luân, thì các vị tính sao? Luật Điện Ảnh VN hiện nay chưa phân loại phim theo lứa tuổi, nên ta phải sống theo Luật. Mà dù có luật chăng nữa thì cũng vẫn có những phim không thể được cho ra rạp do chúng không phù hợp với xã hội. Chuyện đơn giản thế mà còn cứ rúc đầu xuống cát cố gắng không hiểu! 

9:07 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Dưới đây là một đoạn trích từ bài "Âm nhạc, hội hoạ và kiểm duyệt" tôi viết năm 2009. Phẩn đầu của đoạn trích dẫn liên quan tới việc kiểm duyệt tranh khoả thân của một hoạ sĩ ở tp HCM. Phần sau liên quan tới kiểm duyệt phim thời chiến tranh chống Mỹ.
 
"Như vậy, việc tranh của ông XYZ có hợp cái gì gì đó của xã hội hay không, tranh của ông ấy đẹp xấu thế nào thì phải để cho công chúng tự do phán xét sau khi đã được xem. Đó là tự do biểu hiện. Anh hoạ sĩ Hà Nội nói trên, và nhiều người khác, có thể không thích (hoặc thích) tranh ông XYZ, song tôi và vài ba người nữa có thể thích (hoặc không thích). Mấy ông quan phụ mẫu hoàn hảo hơn chúng tôi ở chỗ nào về nhân cách, để tước đi quyền tự do thưởng thức tranh ông XYZ của chúng tôi?
 
Thời “chiến tranh chống Mỹ” tại Thăng Long ngàn năm văn vật kiểm duyệt diễn ra rất đơn giản như sau. Người ta không cần phải mất công cắt đi các đoạn phim có cảnh chăn gối, mà đến lúc đó người chiếu phim chỉ cần lấy tay che ống kính máy chiếu đi là xong. Màn ảnh đang sáng bỗng nhoáng nhoàng tối đen. Một số khán giả la ó, chửi thề. Không hề hấn gì: “thuần phong mỹ tục” đã được giữ gìn trong sạch! Xem ra bây giờ, sau 40 năm, cách thức kiểm duyệt cũng chỉ hơi bớt thô bạo đi một tí! Theo tôi cần giải tán mọi cơ quan kiểm duyệt văn hoá cũng như bãi bỏ việc bắt các nghệ sĩ phải xin phép xuất bản, triển lãm, trình diễn tác phẩm của mình. Hãy trả lại cho công chúng quyền tự đánh giá và phán xét."
 
 

8:54 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Tiền

Bài của Thiên Lương rất hay, xin cảm ơn. Cần có những bài viết thẳng thắn, trung thực và quyết liệt để bộ mặt văn hóa nước nhà sáng sủa hơn. Nhiều người đúng là chỉ biết ngồi chửi chính quyền, nhưng với trình độ của họ thì nhà nước thả ra cho cạnh tranh tự do báo chí, tự do phim ảnh,... chắc họ chết đầu nước. Rất thích và rất đồng ý với tất cả các quan điểm của Thiên Lương. 

8:45 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  admin

Hoàng thân mến,


Soi thấy bạn vào chửi phim Việt chung chung đã nhiều mà không có bằng chứng, do vậy còn 2 cmt nữa của bạn cũng có nội dung tương tự, Soi không đưa lên.
Có lẽ như bạn Sương đề nghị, bạn cũng nên có các nhận xét cụ thể cho các phim cụ thể, chứ không đến Soi cũng ngờ là bạn chưa xem hoặc chỉ xem trailer thôi :-)

8:32 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng

Tôi làm nhà báo mảng văn hoá nên phim nào chẳng phải đi xem. Ngang tra tấn. Nói thiệt lòng tôi mong các quý vị làm ít phim đi cho dân được nhờ. Chúng tôi (các nhà báo) vẫn nửa đùa nửa thật bảo nhau là làm cái mảng phim VN này phải xin sếp cho phụ cấp độc hại.

8:26 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Bạn Hoàng: Bạn cho mình biết trong năm vừa qua bạn xem phim nào của Việt Nam rồi? Mình thấy bạn nói một câu nghe chắc nịch "phim Việt có phim nào ra cái gì không" mà phục, rồi hơi nghi nên hỏi thế. Nếu bạn chưa xem chỉ nói cho mạnh thì không cần trả lời cũng được.

8:23 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng

Phim VN có phim nào ra cái gì không mà các vị còn bênh vực. Phim Bắc thì chẳng có ma nào xem, phim Nam thì hài nhảm, ăn trộm cả kịch bản, cả cảnh quay, tôi thấy nể hội đồng duyệt ngồi xem được hết cuốn phim VN, quá giỏi! Tôi xem phim Việt thấy ngang bị tra tấn. Quá tệ hại và quá dốt nát.
Báo chí bây giờ đa phần là lá cải. Ăn tiền chỗ này chỗ nọ rồi quảng cáo trá hình. Phim Việt nào cũng có vài chục bài khen rồi đến lúc chiếu thật thì toàn là thảm hoạ

7:37 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Lan

Tôi thấy hội đồng duyệt làm vậy là đúng. Tán thành với những quan điểm của Thiên Lương trong bài viết này. Phim ảnh không nên kiếm tiền bằng mọi giá bất chấp ảnh hưởng xấu lên xã hội. 

7:01 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  M. Lê

Trong tranh luận, một trong những thứ tôi kinh ghét nhất là thói lôi lời của người khác ra tự ý thổi phồng rồi nhét lại miệng họ rồi "chửi" họ từ những điều hoang tưởng ấy.
Ví dụ trong trường hợp bài viết này:- Bài "Xứ sở kì cục và chốn tận cùng của thế giới?" viết "Vai trò của nhà kiểm duyệt, là phân loại độ tuổi cho nó, để nó tự chịu trách nhiệm với chính mình trước công chúng, chứ không phải đưa ra những lý do ấu trĩ rồi tự cho mình quyền sinh quyền sát.".- Bài "Đừng đổ lỗi chính quyền, đừng tấn công cá nhân, đừng lờ đi là mình ngu dốt" này quăng gạch lại "Tự do không phải là anh muốn làm gì thì làm. Đừng mang danh nghệ sỹ ra để nói là chính quyền không có quyền kiểm soát tác phẩm của tôi.".
À, xong bồi tiếp "Cách tiếp cận vấn đề như thế là sai ngay từ đầu.".
Trời ơi mới điêu ngoa làm sao!
Mà đúng là chính quyền hay cái con bò gì nữa cũng chả có quyền kiểm soát tác phẩm của nghệ sĩ nói riêng và các sản phẩm sáng tạo của con người nói chung. Cái được phép kiểm soát ở đây là cách mà những sản phầm đấy xuất hiện trong đời sống của người khác ngoài tác giả (và trong vài trường hợp, cả phương tiện sử dụng để sáng tạo - tôi không có ý nói, ví dụ như, anh có thể... giết người vì mục đích sáng tạo cái gì đấy). Nói chung, kiểm duyệt hay kiểm soát gì là để đảm bảo một cá nhân không gây hại gì tới cá nhân khác hay toàn xã hội, nhưng mà ở mức độ nào? "Giết nhầm còn hơn bỏ sót" à?
Từ trường hợp cụ thể Bụi đời chợ Lớn này, liên đới tới Bi, đừng sợ ngày xưa, thứ tôi và nhiều người khác, xin nhắc lại - là một khung kiểm soát (độ tuổi). Chứ chúng tôi cũng chưa ngu ngốc và ấu trĩ tới mức hoang tưởng rằng, ví dụ như, ở Mỹ thì không tồn tại kiểm duyệt (phim) rồi đòi Việt Nam như thế. Chỉ cần mở HBO hay Star Movies gì đấy ra là thấy rõ Rating của từng phim được phân loại và thông báo đầy đủ trước khi phim bắt đầu rồi.
Cuối cùng... Cái đoạn "Tác giả bài viết có nói đến phim “Bi đừng sợ” với ý mỉa mai Hội Đồng, nhưng anh ta có xem bản gốc cuốn phim đó chưa, anh ta nghĩ sao nếu vợ anh ta, con gái anh ta xem được những cảnh loạn luân, thủ dâm trong đó?" làm tôi cười lăn lộn ra. Hồi đó, tôi tình cờ được xem đầy đủ phim này vào cỡ cuối năm 2010, hồi ấy tôi 19 tuổi, vâng, đủ 18+ rồi, tôi là nữ, và tôi chả hiểu tác giả Thiên Lương ý nói gì về cái sự "nghĩ sao nếu vợ anh ta, con gái anh ta..." kia. Giới tính tạo nên khác biệt về khả năng nhận thức và quyền được nhận thức trong các vấn đề liên quan tới... giới tính à?

4:50 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Thạnh

Quí vị nói có lý. Tuy nhiên, lịch sử VN đã có bài học đau thương từ sự kiểm duyệt của quí vị. Quí vị đã nhân danh điều tốt để bịt miệng tiếng nói trung thực, tiếng nói giá trị cho cuộc sống. Không biết bao nhiêu tài năng bị chôn vùi, không biết bao nhiêu giải pháp hay đã bị mai một ở các xó xỉnh trong khi cuộc sống bức bối đang cần đến chúng. Các vị cũng chỉ là con người, không phải các vị thánh chỉ hành động vì quyền lợi người dân. Lịch sử đã chứng minh các vị đã hơn một lần vì động cơ quyền lợi ích kỷ mà bán rẻ lợi ích nhân dân. Tốt nhất quí vị hãy ngưng ngay hành động kiểm duyệt, chúng tôi chấp nhận rủi ro là xem những sản phẩm có thể tồi tệ để bảo đảm một điều rằng mình không bị bịt mắt, bịt tai. Trân trọng

1:04 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Goldenrod

Hội đồng duyệt phim làm thế là đúng chức năng của mình, họ cũng giải thích rõ ràng lý do cấm, nhà sản xuất chính thức xin lỗi rồi. Ông Lê Hồng Lâm viết lách bôi nhọ Hội đồng thế là có ý gì? Phim VN gần đây có phim nào ra cái gì không, toàn là hài nhảm, vớ va vớ vẩn, suy cho cùng nó chỉ là món hàng thương mại, công ty tôi nhập hàng về nhà nước bắt tái xuất tôi cũng phải tái xuất. Làm phim gì mà toàn đánh chém nhau, cấm là đúng rồi còn kêu cái gì không biết. 

0:53 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Phim ảnh Việt Nam nói chung là không bằng phim ảnh của bọn tây. Nhưng thỉnh thoảng cũng có một vài phim xem cũng được. Hôm lâu lâu rồi mình tình cờ bật ti vi thì xem được bộ phim này :D, thấy được phết. Nói chung là các bạn cũng không nên bi quan về điện ảnh nước nhà quá.

23:19 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt

Mình hơi ngược với Nguyễn Tú một tẹo: mình lại thấy bây giờ phim nào cũng hai tiếng, hơn hai tiếng, dài quá xem mệt lắm. Sao mình nhớ phim cũ ngày xưa hình như chỉ có tiếng rưỡi, câu chuyện kể gọn gàng và dễ xem, thích hơn phim bây giờ. Nhưng mình không hiểu lắm, bạn nào trong ngành giải thích hộ: phim mà chỉ có 90 phút thì có lỗi gì? Sao lại coi là lừa đảo?

22:50 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Tú

TÔi thấy bài viết của Thiên Lương rất hay, xác đáng, công bằng, thuyết phục. Phim ảnh VN bây giờ nặng về PR, cấu kết với nhà báo bất lương, chất lượng kém mà la làng thì khoẻ. NÊN CẤM BỚT.
PHim Bụi Đòi Chợ Lớn này mà có ra rạp tôi cũng cấm các cháu nhà tôi đi xem.

22:35 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Tran Gia Binh

Tôi thấy tác giả Thiên Lương viết tuy hơi nặng lời với Lê Hồng Lâm nhưng cơ bản là đúng chứ sai gì?. Nhiều phim VN nhảm nhí muốn chết đi đươc, xem xong ra chỉ muốn... chửi thề. Vậy mà hội đồng cũng duyệt cho qua. Phim thì ngắn tẹo so với phim của thế giới, làm ăn vậy không gian dối thì là gì, tôi đồng ý với ý kiến kiến nghị nhà nước quy định phim VN đem chiếu rạp phải có thời gian ít nhất 120 phút, nếu du di thì thêm cộng trừ 10 phút là cùng, nếu không đủ 110 phút đề nghị cấm chiếu. Làm ăn cái kiểu coi thường khán giả vậy coi sao được? À mà còn cái Bụi Đời Chợ Lớn tôi thấy trong trailler trên mạng và ở rạp toàn chém nhau chứ có cái gì đâu, chém nhau đánh nhau từ đầu đến cuối trailler, có cho ra rạp thì cũng nên cấm con nít. Ai mà cho chiếu phim thế được?

21:04 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  nimmoHP

Cuối cùng vẫn là 1 bài việt nguy biện. Vì bạn chẳng nêu lên được bất cứ bằng chứng nào nói bên phương tây nó kiểm duyện văn hóa phẩm, và cuối cùng bạn đã đánh đồng giữa tự do trong khuôn khổ và 1 cái vòng kim cô của sự phát triển, bạn sai lầm hoàn toàn. Và cái bạn comment phía trên cũng xin đừng chém gió nhé, bên tây những phim porn, kinh dị và bạo dâm hoàn toàn không cấm miễn sao người đóng trên 18 và đồng ý đóng, việc bạn chọn xem  hay không là quyền của bạn. Đừng là 1 đứa bé để mỗi 1 sản phẩm văn hóa nào cũng đều có người chọn lọc, lựa chọn cho bạn. 

20:52 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Trung

@Cu Ly:Tôi vẫn giữ quan điểm của mình do ví dụ bạn đưa ra là không thuyết phục. Nga chưa bao giờ là một nước yếu. Pháp và Ý trong quá khứ từng là những quốc gia rất hùng mạnh với lãnh thổ lớn và tầm ảnh hướng văn hóa sâu rộng đến toàn Châu Âu. Còn Việt Nam từ trước cho tới giờ chưa bao giờ là một quốc gia hùng mạnh nên văn hóa Việt Nam ít được thế giới biết đến và công nhận.
@Nguyễn Văn Lượng: Kinh dị, bạo dâm, porno... nhiều khi cũng ẩn chứa nhiều thứ mà nếu cứ xem chúng với định kiến thì sẽ chẳng thể ngộ ra điều gì. Như phim của Lars von Trier và Haneke cũng có thể đánh giá là "bệnh hoạn" nếu như bạn không xem nó với thái độ mở. Nhưng việc bạn khăng khăng tôi "ngồi đáy giếng" với "VN dân chủ hơn Tây" (mà không có dẫn chứng) khiến tôi tin rằng bạn sẽ không hiểu những điều tôi vừa nói.

20:52 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Michael Tran

Tình hình cướp giật tràn lan thế này mà chiếu loại phim như Bụi Đời Chợ Lớn làm cái gì chả hiểu. Ủng hộ cấm vĩnh viễn. Mấy bài viết như của Lê Hồng Lâm toàn là vì lợi ích nhóm, có xem đâu mà biết nó thế nào mà khen, phải chăng do cánh hẩu với bên làm phim nên cố mà khen cho được??? Nhà nước họ có việc của họ, họ làm phận sự của họ, họ thấy phim không được thì họ không cho chiếu, cớ gì nhẩy lên chửi là sao? Mà cái kiểu chửi bới thiếu văn hóa như ông Lâm này, tấn công cá nhân như ổng, ở Mỹ nó kiện cho tù mục xương. Đừng tưởng tự do là gì muốn cũng làm được đâu nha. Có ở VN đang dân chủ quá trớn tự do quá trớn thì có. 

20:27 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

@khoancatbetong: Ừ, buồn nhỉ! Đọc xong cmt của bạn mình cũng rớt hết cả lệ. Mình vừa ăn cơm tối chan với nước mắt xong. Thôi, mình không cmt về vấn đề này nữa đâu, gái mình nó gọi rồi, mình phải đi "úp mặt vào sông quê" mà khóc tiếp đây. Buồn wá!

20:23 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Lượng

Bạn Trung viết vậy là sai rồi. Làm sao có chuyện làm phim gì cũng đem đi chiếu được có mà loạn à. Nói thế thì phim porno, phim kinh dị, phim bạo dâm thì sao? Cứ ngồi đáy giếng rồi phán như là ở Tây nó là thiên đường tự do làm gì cũng được ấy. VN nhiều cái còn dân chủ hơn tây. Ủng hộ quan điểm tác giả bài này.

20:19 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Huy Tùng

Bàn về cái sự "Gọt và Dũa" của các nhà kiểm duyệt. tôi đồng ý với ý kiến của tác giả Thiên Lương cho rằng: "...thậm chí họ có thể không cần biết làm phim cũng chẳng sao cả..." . (không hẳn cứ đưa toàn cây đa cây đề vào Hội đồng thẩm định là hay, là chính xác. vì nếu gặp phải các vị chỉ còn sống với quá khứ hào quang, hoặc các vị thiên tài bảo thủ thì đứa con tinh thần của ai đó bị cắt tai sửa mắt cũng là điều dễ hiểu thôi) nhưng tôi cho rằng nếu "không cần biết làm phim" thì ít nhất họ cũng phải có "cái đầu" thế nào đấy để làm cái tư cách được kiểm duyệt phim. Một nhà điêu khắc sau khi "gọt dũa" tác phẩm của mình không thể đưa cho một ông thợ rèn kiểm duyệt được, cho dù ông thợ rèn vẫn hàng ngày "gọt dũa' sản phẩm của mình. Có lần tôi mang tranh đi cho các ngài Hội đồng nghệ thuật thẩm định cấp tỉnh thẩm định tham gia triển lãm, bức tranh theo trường phái Trừu tượng của tôi bị gạt ra ngoài chỉ vì một "ngài" cây cao bóng cả phán một câu xanh rờn: "Tranh kiểu này thì tôi chỉ vẽ trong 15 phút là xong"(!?). Còn tranh của một họa sĩ khác thì được phán là "muốn được xét thì phải đổi tên tranh đi nhá", vì trong tranh của anh các nhân vật buồn quá. (bị nằm trong diện phải giải tỏa lấy mặt bằng cho các công ty nước ngoài làm khu công nghiệp, mồ mả ông bà bao nhiêu đời yên ấm cũng bị bốc lên. dù có bằng lòng tuân thủ chủ trương chính sách của nhà nước thì khi vợ chồng con cái dắt díu nhau đi, ngoái đầu nhìn lại nơi chôn rau cắt rốn, có ai hớn hở được không ?). thôi thì cũng đành "Dạ!" với các ngài ấy vậy...

20:14 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Cu ly

@ Trung
"Thế nên nếu Việt Nam là một quốc gia hùng mạnh như Mỹ với Trung Quốc thì tất nhiên là các loại hình dân tộc như quan họ, nhã nhạc... sẽ trở thành thành tựu văn hó có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới thế giới, các tên tuổi Nam Cao, Trịnh Công Sơn..."
Văn hóa Mỹ và Trung quốc, theo tôi nhận thấy, không có chỗ đứng sâu trong người xem đâu. Các nước "bé" hơn nhiều cực hùng mạnh về nghệ thuật: Ý chẳng hạn, nhạc họa cực mạnh. Văn học thì Nga, Pháp vẫn không mấy ai với tới. Riêng tôi nghĩ nếu Việt Nam có ăn nên làm ra về kinh tế đi nữa (điều hôm nay thấy xa với), thì quan họ, nhã nhạc và Nam Cao, Trịnh Công Sơn cũng chỉ được biết đến cho vui, cho thêm gia vị lạ vào văn hóa các nước khác thôi. Theo tôi được biết, hiểu đủ dùng thôi, các media VN như bạn đề cập (quan họ, nhã nhạc), và các tác giả như Nam Cao, là không mấy ai có ở đất nước này - khi thống kê chính thức cho biết người Việt không đọc nổi cuốn sách môt năm.
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/116946/giat-minh--mot-nam-nguoi-viet-khong-doc-het-1-cuon-sach.html 
(Những năm 70, mấy ông anh tôi đi bộ đội lên núi, tán mẫy cô Mường, định ấy người ta. Có cô bảo, khoan hẵng anh, em thấy cái  
Sếch pia (Kịch như Mác bét...) hay lắm, mình nói chuyện đã. Mới thấy ngày xưa dân Việt như trên đỉnh Olympia so với hôm nay.

20:11 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Mai Duy Minh

Mình rất thích xem phim ở cineplex, nhưng toàn phim nước ngoài, phim Viêt Nam thì có mấy tựa đề quen thuộc như: biệt động Sài Gòn, Vĩ tuyến 17- ngày và đêm, Dòng sông Hoa trắng, Nhiệm vụ Hoa Hồng, có lẽ là do nó gắn liền với tuổi thơ, nhưng gần đây khi xem lại một vài phim, tuy chỉ chiếu trên truyền hình, nó vẫn gây cho mình một nỗi xúc động như xưa, còn cảm thấy cuộc đời này đáng sống - cho dù cuộc sống đó có thể chỉ còn tồn tại trên phim ảnh!
Còn những phim Việt còn lại thì nói chung đôi khi hứng chí, mình cũng thử liều một phen,nhưng mà – dù rất yêu dân tộc- mình vẫn ít muốn thử thêm lần nữa (trừ những bộ phim về một thời kỳ hào hùng của dân tộc kể trên.)
Theo cảm nhận của riêng mình, thì cấu trúc phim nước ngoài (chung chung thôi nhé, còn cụ thể thì đa số là Mỹ) có cấu trúc giống như là đưa khán giả vào một con đường giàu tính phiêu lưu, có nhiều góc khuất hợp lý nhưng đủ để chẳng hoá ra dông dài, lê thê mà làm khán giả lãng quên chủ đề chính. Còn phim Việt thì đưa khán giả trên con đường thẳng, mà nhảm nhí, thiếu tính trí tuệ.
- Chính do suy nghĩ đó mà mình cảm thấy không hứng thú với việc bàn về việc cắt xén, ngăn cấm với bộ phim trên lắm! 
- Nghệ thuật  có bi kịch, nhưng hãy làm sao cho bi kịch trở thành sự tôn vinh đời sống,  chứ chỉ có đau thương suông mất mát một chiều thì ….ngoài xã hội cũng đầy rồi mà!
Mình chỉ là xem phim nghiệp dư thôi, nhân cuộc vui có đôi điều chia sẻ, các bạn đừng mắng nhé!

20:05 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Thúy An

Tranh cãi sao thì cuối cùng sự thật vẫn là phim Việt quá chán, không cắt xuống 90 phút thì sao mà cạnh tranh đánh nhau được với Tây, chấp nhận đi các bác. 

19:51 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Hải Miên 2

Cuộc tranh luận thật thú vị. Bài viết của Thiên Lương thực sự là hấp dẫn và chặt chẽ. Chúng ta đang cố gắng vươn lên, nhiều người mê đắm Mỹ và hệ thống dân chủ Mỹ. Nhưng... học cách sống trong dân chủ, trong đa nguyên,... khó hơn là các "nhà dân chủ" VN nghĩ rất nhiều. Chấp nhận tranh luận sòng phẳng, chấp nhận quan điểm khác biệt, không chụp mũ nhau, không tấn công cá nhân nhau, giữ một giọng nói chuyện kiềm chế,... quả là khó. Thật sự là nhiều khi thấy các "nhà dân chủ" quá cực đoan, cứ ai bênh chính quyền, hay phản đối ý kiến mình là chụp ngay cho họ cái mũ "cộng sản", "thân chính quyền", "dư luận viên", "tuyên huấn". Liệu họ cực đoan như thế thì khi họ (giả sử) nắm được quyền lực thì họ còn cực đoan gấp bao nhiêu lần những người mà họ đang cho là rất "độc tài", rất "cực đoan" nhỉ? 
Tôi đồng ý với ý kiến của một còm cho rằng tranh luận kiểu như Lê Hồng Lâm mà ở Mỹ rất dễ bị kiện, vì anh tấn công cá nhân quá là lộ liễu và xin nói thật là... khá thiếu văn hóa. Không biết ai chứ riêng về chị Lan, tôi biết chị là người có học, có tâm, có tầm, rất yêu quý điện ảnh VN và rất muốn giúp cho điện ảnh VN. Những phán xét chụp mũ của Lâm thật không công bằng. 
 

19:48 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Trung

@Phan Cinema:Ý của tôi là "cấm hoàn toàn" (không được tham dự festival, không chiếu rạp, không DVD...) chứ không phải cấm ở rạp không. Vì như ở EU và Nhật trước khi phim bị cấm hoàn toàn thì hoàn toàn có thể tham dự festival, một dạng thăm dò ý kiến công chúng, rồi dựa vào phản hồi của công chúng mới quyết là cho xuất bản ở những loại hình nào.Còn bạn vẫn không tin là ở đây được như vậy thì bạn có thể xem và tìm hiểu thêm về một số bộ phim như "A serbian film"...Thực ra lúc nói tôi cũng dựa vào những thứ mình biết chắc chắc, và còn tìm hiểu thêm nữa, cho nên có khi tôi cũng nhảy lên được tới miệng giếng rồi cũng nên! =)

19:21 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Phan Cinema 2

Bạn Trung viết: 
"ở đa số các nước Châu Âu và gần hơn là Nhật Bản thì việc có cấm hoàn toàn một bộ phim hay không phụ thuộc vào phản hồi của khán giả nhiều hơn là quyết định của các nhà crtics và viện hàn lâm."
Theo tôi là không chính xác, làm sao có chuyện vô lý thế được. Bạn thử làm phim moi ruột móc gan hãm hiếp trẻ em xem Nhật và EU nó có cho bạn ra rap không mà đòi khán giả quyết định! Nhiều bạn hình như chỉ ngồi đáy giếng VN mà cứ nói như đúng rồi, thật là ngộ nghĩnh! 

19:18 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Tuấn

Bài viết này rất hay, xin cảm ơn tác giả, cảm ơn BBT Soi đã đưa nó lên. Trong các ý kiến của độc giả bình luận tôi thấy rất thích ý kiến cho rằng phim VN gian lận về thời gian chiếu (chỉ có 90 phút chứ không đủ dài như phim Mỹ, Hàn, TQ,...) Quả thật chắc là dân trong nghề mới thấy điều này, khán giả như tôi đi xem chỉ thấy nó cứ hụt hụt, thiếu thiếu, không nghĩ là đạo diễn còn nghĩ ra chiêu... cắt xuống còn 90 phút nữa! Quả là bá đạo! 
 

18:53 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Trung

Điều đầu tiên là Mỹ thì tôi không biết, cũng có thể ở Mỹ thì đúng là họ kiểm duyệt khắt khe vì điện ảnh Mỹ là nền điện ảnh có tính định hướng và truyền thông cao, nhưng ở đa số các nước Châu Âu và gần hơn là Nhật Bản thì việc có cấm hoàn toàn một bộ phim hay không phụ thuộc vào phản hồi của khán giả nhiều hơn là quyết định của các nhà crtics và viện hàn lâm. Chứ đâu có kiểu một hội đồng nhỏ quyết định thay cho toàn thể công chúng.Nếu nói phải cắt nhiều cảnh trong "Bi đừng sợ" vì sợ vợ con xem được thì đó mới đúng là ngụy biện. Vợ thì tôi không nói vì nhận định này quá ngây ngô và gia trưởng ( =)) ), còn để tốt cho con trẻ thì tốt nhất là cấm hết phim chiến tranh, phim hình sự... toàn cảnh giết người súng đạn bạo lực, không hợp với xã hội nhân văn và ảnh hưởng đến sự ngây thơ của trẻ em. Thế mà có loạt phim cảnh sát hình sự với nhiều thủ đoạn giết người dã man và tinh vi hàng ngày vẫn được công chiếu trên tivi....Điều thứ hai là công chúng chưa được xem phim thì đã được các bác nói hộ luôn là phim này bạo lực lắm, vô nhân văn lắm, vớ vẩn lắm... rồi cấm xem luôn. Thế cho hỏi là ở đây ai đang dùng tư kiến của mình để quyết định thay cho người khác?Điều thứ ba thì tôi cũng không muốn tranh luận vì như tác giả nói ở trên là tấn công cá nhân là mọi rợ, thiếu văn hóa. Quan điểm của ông A và cá nhân ông ta không hẳn là đã liên quan đến nhau. Và câu cuối của luận điểm này là: " Mà thực tế mấy ông đạo diễn Việt Nam hay Việt Kiều hiện nay làm phim chất lượng thế nào, thì chúng ta cũng tự hiểu rồi, chẳng cần phải đao to búa lớn dưới danh nghệ thuật rởm làm gì."  =)))))Điều thứ tư là xin lỗi bạn là nghệ thuật của chúng ta sinh ra là để phù hợp với văn hóa của chúng ta, giống như người nghệ sĩ chân chính coi tác phẩm như đứa con tinh thần của họ nên họ chỉ làm những gì họ thích và phù hợp với họ. Việc họ có là nghệ sĩ giỏi hay không với việc công chúng có công nhận họ hay không là hai việc rất khác nhau, mà cái thứ hai phụ thuộc nhiều vào charisma của người nghệ sĩ và nhiều yếu tốt khác nữa. Thế nên nếu Việt Nam là một quốc gia hùng mạnh như Mỹ với Trung Quốc thì tất nhiên là các loại hình dân tộc như quan họ, nhã nhạc... sẽ trở thành thành tựu văn hó có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới thế giới, các tên tuổi Nam Cao, Trịnh Công Sơn... sẽ trờ thành những "danh nhân văn hóa" mang tầm vóc "thế giới" như tác giả nói rồi.

18:34 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  khoancatbetong

Dương Tuấn đọc ẩu tả qua loa mà cũng thích dùng từ căn cứ sao? Bạn nên đọc tiêu đề của bài viết này, và những phát biểu trong bài viết này, và những cmt của tôi, cộng thêm một chút kiến thức nhỏ nhặt về xã hội và quyền con người, sau đó hãy phát biểu. Một trong những kiểu phán xét chán nhât là chỉ xem trailer thôi mà đã kết luận là phim này quá nhảm nhí!!?? ( quá nhảm nhí!!??) Tôi tưởng tượng nếu bạn vào nhà sách, chắc bạn khỏi cần mua sách mà chỉ cần xem tiêu đề rồi về nhà thao thao bât tuyệt  rồi.
ps: tôi chưa bàn một từ nào về phim này ...!

17:26 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Tran Gia Binh

Cảm ơn tác giả đã có cái nhìn đúng. Phim VN lúc nào cũng quảng cáo hoành tráng vài trăm tỷ .... nhưng thực sự khi ra rạp hay công chiếu thì khiến cho khán giả thất vọng ê trề . Phim gì mà tự nói rồi lại tự cười , nói thật cá nhân tôi chưa bao giời đủ kiên nhẫn để coi hết một bộ phim có tên gọi made in VN :)
Tại sao lại đổ lỗi cho chính quyền, mà lờ đi sự ngu dốt của chính mình?

16:35 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Dương Tuấn

Tại sao bạn khoan cắt bê tông cứ cố gắng gán ghép chuyện Hội Đồng Duyệt Phim Quốc Gia không cho chiếu Bụi Đời Chợ Lớn là một chuyện tệ hại nhỉ? Căn cứ vào đâu mà bạn nói thế? Sao bạn không nghĩ rằng HĐ đã làm điều tốt cho trẻ em, cho thanh niên và cho tất cả mọi người vì không phải xem một cuốn phim quá bạo lực? 
Tôi xem các trailer quảng cáo thì thấy phim này quá nhảm nhí, đâm chém băng đảng kiểu Hongkong, máu me túm lum chứ có cái gì hay ho đâu mà bạn phải cố gắng bênh thế nhỉ? Phim này mà cho ra rạp tôi cũng cấm con cái mình không được đi xem. 
Tôi ghét phim VN vì nó thường là rất tệ, nhảm nhí, chọc cười vớ vẩn, nếu có cảnh quay hay thì thường là đi copy từ phim nước ngoài (như Giao Lộ Định Mệnh chẳng hạn). Ngoài chuyến đó ra nó còn ăn gian, thời lượng chỉ có 90 phút, thậm chí 80 phút, trong khi phim Mỹ thường là 120 phút, có phim đến 200 phút. Vậy mà giá vé thì như nhau? Theo tôi nhà nước nên nghiêm khắc hơn nữa với phim VN, yêu cầu nó phải có đủ một thời lượng chuẩn mực nào đó mới được chiếu, ít nhất là 120 phút chẳng hạn. 
Hành vi cắt phim còn 90 phút là rất đáng lên án. Gian lận. Đã có chất lượng kém còn gian lận thì biết bao giờ phim ảnh nước nhà mới khá lên được? 

16:05 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  khoancatbetong

;-) @ trần quang lu, không ai có thể đòi hỏi một người không có ý thức về trách nhiệm rằng họ phải trách nhiệm với lời nói và suy nghĩ của mình ...nhưng người ta có trách nhiệm phải buồn vì những điều tệ hại , và ít nhất nếu ta thấy từ trách nhiệm có vẻ to tát quá thì ta cũng có quyền được buồn chứ? Tôi không buồn tác giả nhưng tôi buồn vì cái tư tưởng ấy tràn lan trong cái xứ sở sợ hãi kỳ cục... này, tôi đề nghị bạn Thiên Lương xem lại cái từ sống được là do chính quyền hay sống được là phải theo chính quyền? mà nếu có sửa chăng nữa thì nó cũng mang đầy tính nô lệ ... Trần Quang Lu,  theo bạn thì bạn có buồn không??

14:55 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Huỳnh Trung Nam

Tranh luận mà tấn công cá nhân như ông Lâm làm là bậy bạ rồi. Ở nước ngoài họ có thể kiện những bài viết như dạng của ông Lâm. Phim Việt nói chung hiện nay chỉ nhằm kinh doanh câu khách, làm gì có phim nào nghệ thuật, mà đăng bài bênh vực nó làm gì. Phim Bụi Đời Chợ Lớn này xem trailer đã thấy nhảm, đâm chém bạo lực, cấm là đúng. Cách viết của ông Lâm như vậy là không nên, thiếu văn hóa tranh luận. 

14:53 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

@khoancatbetong: Buồn là việc của bạn, không phải là việc của người viết bài. Người viết bài không có trách nhiệm phải làm cho bạn vui. :D

14:19 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  khoancatbetong

Đọc bài này mà tôi thấy buồn vì cái giọng điệu của ban tuyên huấn của tác giả ...chưa cần bàn về vấn đề người ta ngu dốt là do chính quyền hay ngu là bản chất của họ là đúng hay sai, nhưng cái cách dùng từ kiểu như "nếu Việt Nam chưa có tác phẩm nào ra hồn thì đó HOÀN TOÀN  không phải do lỗi của chính quyền..." Nên nhớ  trong bất kỳ một vấn đề gì xảy ra trên thế giới này đều có liên quan và ảnh hưởng đến nhau, ví dụ như một điều rất xa xôi như nạn đói ở châu Phi không thể không ảnh hưởng đến đất nước Mỹ, hoặc là một nền chính trị tồi sẽ làm ra một loại văn hóa tồi, hay một nền văn hóa tồi sẽ tiếp nhận những thói quen chính trị tồi, ... Đành rằng không thể lấy nền dân chủ Mỹ áp đặt lên nền dân chủ Việt Nam, nhưng không phải vì vậy mà ta không thể học cái hay cái tốt của những dân tộc tiến bộ , có vô vàn những nền văn hóa khác nhau ,nhưng có những tâm lý văn hóa kích thích tốt  cho sự phát triển, có những nền văn hóa mà mầm mống của nó đã coi thường phát triển coi thường tiến bộ, và cũng như có những nền chính quyền cổ vũ chó phát triển và những cái mới,có những nền chính quyền không phù hợp cho những cái mới và phát triển, bạn chọn điều gì nó sẽ đánh giá văn hóa của bạn tới đâu!

11:33 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Gấu Mập

Hay. Thích nhất đoạn kết "Và thực tế theo tôi được biết, thì các danh nhân văn hóa lại hay sinh ra trong những thời kỳ tăm tối nhất của lịch sử. Tư Mã Thiên, Solzhenitsyn, Lỗ Tấn, Mạc Ngôn đâu có may mắn được sống trong nền dân chủ kiểu phương Tây? Tại sao lại đổ lỗi cho chính quyền, mà lờ đi sự ngu dốt của chính mình?"
 

11:06 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  “dân thế giới thứ bét”

Tôi thích bài viết. Nhưng e có sự chia tách giữa chính quyền và dân? (có thể vì tác giả chỉ còm, không định viết, nên có thể chỉ nhấn khía cạnh mình muốn phân tích). Các bạn chắc sẽ liên hệ đến câu: dân nào thì chính quyền ấy. Vâng, tôi cũng muốn thế, đồng thời không muốn tuyệt đối hóa câu ấy (đây cũng là tiến trình tư duy khá ổn của tác giả Thiên Lương: mạch lạc, có cân nhắc). Muốn được đọc bài kỹ hơn, để nghiền ngẫm...
Vẫn phải phê bình là bạn T Lương đưa Mạc Ngôn vào cạnh Lỗ Tấn, Soljenitsyn... tôi không phấn khởi. Mạc Ngôn có thể đã được nhận một đặc quyền nào đó (điều khó kiểm chứng ở một đất nước của đặc quyền đẻ ra vô chính phủ từ nội bộ... Chuyện này dài). Còn sử ký của Tư Mã Thiên thì. hình như, ta không có nổi một nửa bản gốc của ông, nên khó "xếp hạng" thầy này, nhất là ông viết văn học sử, không phải văn học. Dù sao họ cũng thuộc về những media không thật giống nhau. Chắc là vội nên T Lương chưa trình làng một danh sách mạnh hơn cho luận chứng của mình.
Vấn đề của Việt Nam ( và Á Đông trước) luôn kìm hãm cả chính quyền lẫn dân (thuần nông), trong chiều dài lịch sử hẳn là chỉ quan tâm đến khoa học (và triết học, văn nghệ) trên những khía cạnh ấy có lợi tầm ngắn cho mình, cho "nhóm mình". Hoạt động sáng tác văn học và nghệ thuật thì khác, không chịu chấp nhận những "trần thủy tinh". Nhiều chính quyền mất vô khối thời gian dụ khỉ đội vòng kim cô, kim cậu. Không treo được gươm Damocles thì còn phải tăng biên cho lực lượng nghe nhòm, nắn bi... 

10:53 Sunday,14.4.2013

Đăng bởi:  Nhân Thiện

Bài viết này nói đúng đấy, chia sẻ quan điểm tác giả, cảm ơn Soi và tác giả. Nhiều khi phải có các quan điểm đa chiều. Tôi thì rất gấp sợ phim thương mại VN.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả