Điện ảnh

Các nhà làm phim Việt: liệu họ có quyền lựa chọn?

  Nói linh tinh về bài viết Đừng đổ lỗi chính quyền, đừng tấn công cá nhân, đừng lờ đi là mình ngu dốt… 1. Thứ nhất, lý do mình viết bài này vì mình thích bài của Lê Hồng Lâm, nhưng mình viết bài này không phải để trả lời câu hỏi đầu tiên của […]

Ý kiến - Thảo luận

10:12 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Huỳnh Dũng

Lý luận ngụy biện thế này mà cũng viết ra được. Thử hỏi điện ảnh Iran, Trung Quốc, họ bị kiểm duyệt khắt khe thế nào, mà sao họ vẫn có các siêu phẩm điện ảnh? Còn đạo diễn ta chả biết làm gì, toàn đem thân thể phụ nữ, bạo lực chém giết, loạn luân, thủ dâm, người mẫu, thằng hề ra để mà câu khách rẻ tiền. Toàn dựa trên các yếu tố câu khách rẻ tiền hạng bét mà phim ảnh thế giới họ đã bỏ qua từ lâu rồi! 
 

15:58 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Cử Thọt

Tôi không làm điện ảnh. Có hiểu điện ảnh có lẽ cũng chỉ ở góc độ người xem.
Nhưng tôi thấy đổ cho một bộ phim (mà đã chiếu đâu?) là gây cái nhìn không tốt về Việt Nam là không thỏa đáng. Cảnh đâm chém của xã hội đen ngoài đời đâu có thua gì trong phim Hong Kong? phim Mỹ? Với lại, cái hội đồng kia nếu có tinh thần trách nhiệm đến thế thì tại sao không cấm luôn cả phim nước ngoài đi? Chiếu đầy ra trên TV kìa.
Còn phim dâm ô thì đầy ra như mọi người đều biết. Nào phim Nhật, Phim Mỹ, thậm chí cả phim.... tự đóng nữa. Thiếu gì nào? Sao cái hội đồng kia chẳng thấy cấm?
Về phim Việt nam, tôi nói thật là dở. Tôi còn lâu mới bỏ tiền ra đi xem phim Việt Nam.
Nhiều vị nói rằng điện ảnh Việt Nam đi xuống, tôi cho rằng chưa hẳn đúng. Theo tôi, thời kỳ trước là thời kỳ bao cấp. Công chúng chẳng có gì để xem ngoài những phim đó và phim Liên Xô (cũ) viện trợ. Thế nên người ta mới chen chúc nhau đi xem. Chứ bây giờ thì chưa chắc đâu nhé.
Còn đưa ra tiêu chí doanh thu để đánh giá một bộ phim thì chắc cũng chưa hẳn đúng. Nếu muốn ăn khách, nhiều doanh thu thì tôi chẳng cần nghệ thuật gì cả. Cứ phim cấp 3 phát hành, ở đâu không rõ chứ ở Việt Nam thì chắc chắn là thu bộn tiền. (Hồi lâu thấy nói có trang chuyên đánh giá số lượng truy cập vào các trang thấy người Việt Nam mình chịu khó truy cập mấy trang XXX lắm). Tiền đấy chứ tiền đâu?

12:08 Monday,15.4.2013

Đăng bởi:  Tamiyo

Theo tôi bài viết của bạn chỉ ra các lỗi sai trong quá trình lập luận khá tốt song lại chưa thực sự đi vào vấn đề cần bàn: Kiểm duyệt có ở mọi quốc gia và mỗi quốc gia có một nền văn hóa chính trị thương mại khác nhau nên kiểm duyệt như thế nào là hợp lý cũng khác nhau.
Thiên Lương có thể đưa ra ví dụ sai về Mỹ, nhưng chuyện kiểm duyệt có ở mọi quốc gia là có thật, theo các hình thức khác nhau. Ở Việt Nam với những đặc thù riêng nên việc này do chính quyền làm vì thế rất dễ đổ lỗi. Nói mô hình của Mỹ là hơn mô hình kiểm duyệt bởi chính quyền ở Việt Nam thì cũng chưa rõ ràng, hơn về khoản nào, hại về khoản nào, trong những điều kiện nào là những vấn đề cần bàn. Bạn chỉ ra rằng cơ chế kiểm duyệt của Mỹ cho phép nhà làm phim có sự lựa chọn, nhưng Việt Nam có thể theo được con đường đó không? Muốn theo con đường đó thì cần phải có những điều kiện gì?
Tôi thấy một điều: Mỹ làm rất tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của nó còn Việt Nam thì hiện tại sức cạnh tranh của các công cụ tuyên truyền để xây dựng các hình ảnh mong muốn về thành phố, về đất nước là yếu. Về lâu dài thì không thể dựa trên kiểm duyệt để ngăn chặn các hình ảnh không mong muốn nhưng cứ tính đến hoàn cảnh cụ thể: trong trường hợp này phim Bụi Đời Chợ Lớn nếu có tiếng vang có thể tạo ra hình ảnh về một thành phố, một quốc gia không an toàn và đó là vấn đề các nhà chức trách quan tâm vì hình ảnh đó không có lợi cho các công việc kinh doanh và đi lại khác. Tôi thấy nếu logic ngầm của việc kiểm duyệt là như vậy thì cũng có thể chấp nhận được và phải xem xét các cảnh cụ thể bị cắt. Có mâu thuẫn quyền lợi thì nhà làm phim cũng có trách nhiệm phải dung hòa. Tôi thấy việc cắt đi một số cảnh của phim Bi Đừng Sợ cũng là để phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Phim vẫn được chiếu, như thế đã là một sự dĩ hòa vi quý. Ai muốn xem các cảnh bị cắt đi đó thì vẫn có cách để mà xem chứ nhà nước khó có thể trực tiếp ủng hộ. Bỏ cơ chế kiểm duyệt của nhà nước đi thì lại là chuyện lớn phải bàn chứ không phải hiển nhiên là tốt. Cứ thấy kiểm duyệt là chửi rủa chính quyền thì tôi cho là không tôn trọng bối cảnh làm việc của mình. 
Bạn có nói là luật của người ta rõ ràng còn Việt Nam thì không. Luật rõ ràng thì dễ cho người làm phim hơn. Tuy nhiên cũng như chính bạn đã chỉ ra, luật mà chỉ chú trọng vào những cái tiểu tiết cụ thể thì cũng có thể chẳng có giá trị gì nhiều vì có thể lách luật. Với những vấn đề quan trọng thì người làm phim và nhà kiểm duyệt sẽ phải quan tâm suy nghĩ chứ không thể chỉ làm việc theo một danh sách đã liệt kê sẵn. Ở đây tôi không biết là những cảnh cụ thể nào bị yêu cầu phải cắt đi, và quá trình làm việc diễn ra như thế nào, tôi nghĩ nhiều người cũng không biết. Vậy nên cứ thấy chính quyền kiểm duyệt là lên án thì tôi cũng không thích kiểu phản ứng đó.
Sự phân biệt điện ảnh và văn học của bạn có giá trị, nhưng theo tôi điều quan trọng hơn là mục đích của tác phẩm. Nếu tác phẩm hướng tới thương mại trong trường hợp này thì rõ ràng vấn đề kiểm duyệt là quan trọng. Còn nói đến chuyện thiên tài thì ý của Thiên Lương không phải là không có lý. 
Bài viết của Lê Hồng Lâm với tôi không có gì là thuyết phục, sự tấn công những người trong hội đồng cũng làm tôi hơi ghê người, nhưng đó cũng là một ý kiến cá nhân để mà nghe. Cái tên bài thì quá đáng: "Xứ sở sợ hãi kì lạ và chốn tận cùng của thế giới". Tôi nghĩ bạn Lê Hồng Lâm quả thật là sung sướng vì chưa được biết sự hà khắc của những nền văn hóa khác. Tôi thì có một số kinh nghiệm cũng như kiến thức khác nên tôi không nghĩ giống như bạn ấy.
Bài viết của Thiên Lương có những phát biểu bạt mạng, nhưng tôi thấy cũng nói lên được một số vấn đề đáng quan tâm.
Bài viết của bạn với tôi thì hơn hẳn về sự tử tế của người viết. Tôi không phản đối điều gì bạn viết cả mà chỉ bổ sung quan niệm cá nhận của tôi rằng ngoài việc nhìn vào một điều mong ước, cũng cần nhìn vào thực tiễn cụ thể trước mắt. Cá nhân tôi không thích việc trông vào những hình mẫu và sỉ nhục hiện tại. Ý của tôi không phải là không nhìn xa hơn, nhưng thái độ khinh thường sỉ nhục hiện tại như bài viết của Lê Hồng Lâm và cả Thiên Lương nữa là điều tôi không thích. 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả