Kiến trúc

Ưu và nhược của nhà container

Chào bạn Phan Pheo và các bạn, Đọc xong bài của bạn Phan Pheo, tôi thấy nhiều điểm chưa sáng tỏ lắm nên đành hý hoáy để ngõ hầu có thêm một góc nhận định về công trình này. Về cơ bản công trình hoàn thiện có thể “show” hàng hoặc đưa vào sử dụng […]

Ý kiến - Thảo luận

0:05 Sunday,16.4.2017

Đăng bởi:  Phan Tuấn

Giá can này bao nhiêu vậy? Đang quan tam
Sdt :0936 99 88 34

8:14 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Đức

Công ty Solog Corporation ( www.solog.vn ) chuyên bán và cho thuê container các loại tại Bình Dương,Hồ Chí Minh , Đà Nẵng và các tỉnh lân cân:
- Container rỗng
- Container văn phòng
- Container hoán cải theo yêu cầu
Vui lòng liên hệ: 0981613347

23:12 Wednesday,3.8.2016

Đăng bởi:  Hoang Thi Hue

Rất sẵn lòng đón tiếp mng tham quan mô hình nhà container tại HN. Lh chủ nhà: 0975451369
https://m.facebook.com/kts.cuong

9:29 Monday,1.8.2016

Đăng bởi:  Container sao bn

Hiện nay bên mình chuyên thiết kế container, gia công theo ý của khách hàng, Nhà container, coffer container, shop.... Bên mình đã làm nhìu dự án rồi.
Bạn nào muốn làm bên mình báo giá giúp cho.
Liên hê: 0973 082 928

20:57 Friday,24.6.2016

Đăng bởi:  Dinh thi mai

Mình muốn mở một chổ để bán hàng diện tích là 9×20
Chỉ một trệt thôi. Hết khoản bao nhiêu tiền vậy chỉ làm đơn giản thôi. Mục đích là cho thuê

21:25 Friday,22.4.2016

Đăng bởi:  Cao thuận

Xin chào! Tôi có diện tích 6*20 muốn xây nhà côngtenơ bạn có thể tư vấn giúp không. Xin cảm ơn

9:39 Wednesday,27.1.2016

Đăng bởi:  hura

Chi phí cho 2 nhà công tương tự hình bao gồm mọi thứ khoảng 350tr nhé bạn. Liên hệ: 096 999 96 90 để biết thêm chi tiết.

16:39 Tuesday,26.1.2016

Đăng bởi:  châu thị thúy hằng

Cho mình hỏi tí. Mình có lô đất 4.00 x15m
Mình đặt một nhà công hai nhà công như hình đuợc không ạ
Và giá thành khoảng bao nhiêu
Ghi chú: không lắp máy lạnh chỉ trang trí nội thất. Nhà vệ sinh. Phòng ngủ.
Cảm ơn anh/chị
Khi nối lại thì hai công phải thông nhau. Anh/chị có thể cho bản vẽ.
Và có thể tính phí vẽ cho mình. Cảm ơn anh/chị

22:08 Friday,31.7.2015

Đăng bởi:  Nguyenthanhviet

Chào anh/chị
Cho mình hỏi tí. Mình có lô đất 4.00 x14.80
Mình đặt một nhà công 80f
Và một nhà cũng 80f nhưng chiều ngang nối vào nhau
Ví dụ chiều ngang 2.5, thì nhà còn lại 1.5 = 4.000 có được không anh/chị
Và giá thành khoảng bao nhiêu
Ghi chú: không lắp máy lạnh chỉ trang trí nội thất. Nhà vệ sinh. Phòng ngủ.
Cam ơn anh/chị
Khi nối lại thì hai công phải thông nhau. Anh/chị có thễ cho bản vẽ.
Và có thễ tính phí vẽ cho mình. Cảm ơn anh/chị

18:29 Sunday,5.7.2015

Đăng bởi:  võ thị pho

tôi muốn làm nhà container trên diện tích 45m2. Nhà trệt đơn giản khoảng 3 phòng. thì giá khoảng bao nhiêu và thời gian sử dụng khoảng được bao lâu. nhờ chỉ giúp.

22:22 Tuesday,14.4.2015

Đăng bởi:  Hoàng Thị Huệ

công ty chồng mình mới ra mắt mô hình nhà container tại Nam Trung Yên - Hà Nội. Mọi người có nhu cầu tham quan, thiết kế hoặc tư vấn thì có thể liên hệ mail: inspiration.arc@gmail.com

15:57 Wednesday,8.4.2015

Đăng bởi:  Hahq

Xin chào!
Tôi có dự định làm 1 căn nhà 2 tầng lắp ghép container trên lô đất 7.6 x 17m, thiết kế 3 phòng ngủ (có phòng tắm + wc khép kín). Tầng trệt chỉ bố trí phòng khách, phòng bếp, phòng ăn wc chung và gara để xe. Tầng trên đặt 3 phòng ngủ, phòng thờ và sân trời. Yêu cầu là nâng trần và mở vách để có không gian rộng. Kính nhờ các KTS thiết kế và báo giá dùm tôi!
Trân trọng cảm ơn!!!

8:48 Wednesday,10.12.2014

Đăng bởi:  Phạm Thành Luân

Tôi thiết nghĩ đánh giá theo tiêu chí công năng, thẩm mĩ,kết cấu và tiền thì hợp lí....Đối với nhà container thì ta bỏ qua tiêu chí nào, đẩy mạnh tiêu chí nào.tác giả quên mất điều đó.
Bản chất của container homes là sử dụng container cũ, xây đụng nên ngôi nhà mới nên giá thành phải rẻ hơn bình thường, kết cấu dễ giải quyết hơn, thời gian thi công nhanh hơn.Về thẩm mĩ thì với việc sử dụng vật liệu tái chế nên cho ta cảm giác lạ mắt thích thú. Hạn chế và khó khăn trong việc thiết kế nhà container là không gian bị khống chế (2,4m X 2,6m X ...) nên để tổ chức không gian thế nào cho hợp lí sẽ làm mất rất nhiều thời gian của người thiết kế. Nhược điểm khác của container là vật liệu dẫn nhiệt nên rất nóng vào mùa hè, nên phải có giải pháp hợp lí và cũng làm tốn thêm một ít kinh phí,\. Về độ bền thì trong điều kiện lí tưởng bản thân container chịu dc 50 năm, nhưng các cấu kiện mình bố trí đi kèm e rằng sẽ ko chịu dc, phải sữa chữa thường xuyên

12:14 Thursday,27.11.2014

Đăng bởi:  Thanh Thủy

Nhà kiểu này mình Google đã thấy có công ty đem về Việt Nam. Giá phải nói là tương đối và rất rẻ so với nhà truyền thống. Tính ra thì cũng không tệ. Và mình nghĩ cao 2,4m cũng không phải là khó đối với người Việt mình vì 1m9 đã là hiếm, tuy nhiên cảm giác bức bí chắc cũng khó tránh nhưng có thể áp dụng thêm cách gì đó chăng? Ngoài ra mình thấy có cả căn biệt thự container ngoài Thủ Đức trông vẫn chẳng khác gì nhà thường. Các KTS có thể phân tích thêm được không? Như trên thì mình thấy theo KTS nhược hơn ưu, nhưng mình thấy thực tế thì ưu vẫn nhiều hơn nhược và 1 số nhược như giá cả là khỏi cần bàn rồi đấy. Vì công ty Tân Thanh đã đưa ra giá chỉ từ 100 - 300 triệu cho 1 căn nhà 1 tầng trệt, 1 tầng lầu với 2 phòng ngủ. Xây được trên nền đất yếu. Như vậy có thể dùng đất trồng cây canh tác không hẳn đất thổ cư (đất rẻ) như vậy tiết kiệm được hơn hẳn 1 căn nhà thông thường. Mà độ bền cũng hơn 50 năm. Và vì giá rẻ nên có muốn thay đổi sau 20 năm cũng khá dễ dàng.

9:18 Sunday,23.11.2014

Đăng bởi:  pham dang

Phải nói rõ ràng giá bao nhiêu/m2 còn tính mua chứ

15:14 Friday,21.11.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàn

Chà chà, đọc các thảo luận của các KTS thực sự tôi rất ngưỡng mộ, thấy mở mang ra rất nhiều về lĩnh vực của các bạn. Tôi không được học về kiến trúc, chỉ chuyên sản xuất-kinh doanh những sản phẩm container (container văn phòng, container toilet, container kho, container lạnh, nhà ghép container...), không nghĩ rằng chỉ 2 cái container kho hoán cải-ghép lại, thêm phần mái che và nội thất bên trong... để làm thành một căn nhà rất ấn tượng-phá cách mà làm các KTS thảo luận xôm thật, rất thú vị. Cảm ơn tất cả.
Và nói theo chuyên ngành của tôi (Quản trị kinh doanh) thì: Nếu các KTS có công trình nhà container nào đó khu vực miền Bắc và miền Trung hay bất kỳ nhu cầu nào về container, rất vui được cộng tác cùng quý vị.
Mọi nhu cầu, liên hệ:
Nguyễn Hoàn - P.Kinh Doanh & Khai Thác, Công ty TNHH Hưng Đại Việt Container - Đông Hòa - Tp Thái Bình:
Di động: 0936.75 4689
Web: http://www.hungdaivietcontainer.com
https://hungdaivietcontainer.blogspot.com/
https://hdvcontainer.blogtiengviet.net/
Email: hungdaiviet.container@gmail.com

21:53 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  nguyenthithao

Nói chung tôi thì lại rất thích ngôi nhà nhưng xem ra để sở hữu được nó thì chắc không có vẻ và Việt Nam cũng chưa thể làm được để mà mua. Mình thích nhà nhỏ như vậy đó.

15:22 Wednesday,8.5.2013

Đăng bởi:  Người qua đường

Nguyen Van Thuan trong bình luận trước, cả 5 quan điểm đã bị tôi bẻ gãy, nên tránh đi và tiếp cận theo hướng khác, kèm theo rất nhiều tính từ rất có văn hóa nhưng vô nghĩa về mặt lý luận, chắc là để chữa thẹn, như là “tư duy bầy đàn”, “ếch ngồi đáy giếng”, “không biết thì nên dựa cột mà nghe, phát biểu linh tinh”, “tầm nhìn và tư duy ở lại cùng thời gian “, “không hiểu gì về điện nhưng lại rất thích đi sửa ống nước”,… Qua những câu bình luận thiếu lý lẽ nhưng lại thừa những từ miệt thị người khác của Nguyen Van Thuan, chắc cũng giúp các bạn đọc khác nhìn rõ thêm về năng lực và tư cách của một bộ phận không nhỏ các “kiến trúc sư” ở VN hiện nay.
Bây giờ xin đi vào chi tiết.
1. Nguyen Van Thuan viết: Những khuyết điểm về công năng sử dụng trong bài hoàn toàn là chủ quan như chính tác giả của bài viết, vì chính tác giả cũng như bạn không hề nhận thức được rằng đấy là một công trình được xây dựng dựa trên ý tưởng tận dụng những vật liệu phế thải, không phải là hoàn toàn xây mới, đã là tận dụng  thì khó mà đạt được trạng thái lý tưởng khi làm mới hoàn toàn là điều dĩ nhiên.
(1a) Như vậy những khuyết điểm này của tác giả bài viết nêu ra là đúng hay sai? Nếu sai yêu cầu chứng minh.
(1b) Công trình này tận dụng những vật liệu phế thải nào ngoài cái vỏ container? Toàn bộ nội thất bên trong bài trí thế nào là do người thiết kế, đúng không? Còn nếu bảo vì bị giới hạn không gian do kích thước của container, thì càng chứng minh điều tôi đã nói rằng, KTS đã hy sinh công năng để ưu tiên cho thể nghiệm của anh ta.


2. Nguyen Van Thuan viết: Trường hợp căn nhà container này không phải là ví dụ điển hình để có thể chứng minh điều người qua đường muốn nói, vì hầu hết những khuyết điểm mà chính tác giả cũng như người qua đường bày ra hoàn toàn rất chủ quan, thích như thế là chính mà không hề có tì gì gọi là khoa học cũng như sự hiểu biết sâu sắc về không gian kiến trúc. Chính vì sự phân tích một chiều, thiếu tư duy nên những khiếm khuyết có phải là khiếm khuyết thực sự hay không thì còn phải xem lại. 
(2a) Đọc lại nguyên văn những gì Nguyen Van Thuan  đã viết khi trước nhé "Và thực tế đã chứng minh chưa ai khóc hận vì các thể nghiệm mới mẻ của kts, vì các công trình mang tính thể nghiệm đã tồn tại hàng trăm năm nay và tới bây giờ vẫn còn tồn tại theo đúng bản chất ban đầu của nó" à Và bây giờ thì công trình này Nguyen Van Thuan không cho rằng nó là một thể nghiệm? Tự cắn lưỡi rồi nhé!
(2b) “Hoàn toàn rất chủ quan” là thế nào? Bài viết đã lý giải các lý do rõ ràng, thế còn Nguyen Van Thuan có phủ nhận được những quan điểm đó không, hay cũng chỉ nói chung chung là “một chiều, thiếu tư duy”? Đừng lạm dụng những sáo ngữ như là “nghệ thuật” hay “khoa học”, không có lý lẽ đi kèm thì những thứ ấy chẳng lòe được ai đâu. Chủ quan hàng đầu là cái thể loại KTS chỉ biết nói chung chung đấy!  

3. Nguyen Van Thuan viết: Xin nhắc lại là cho dù cái bong bóng có phình to như thế nào thì cũng phải có lúc nó nổ vì quá giới hạn, căn nhà cũng vậy, với diện tích như thế thì chỉ dành cho 2 người là thoải mái, dành cho 3 người thì vẫn tốt nhưng dành cho 4 người thì bắt đầu chật chội không đến mức phải đập đi đâu bạn. Ví dụ nhà có 2 phòng khi chưa có con thì trống 1 phòng dành cho khách, khi có 1 đứa con thì 2 vợ chồng 1 phòng, 1 phòng dành cho con, khi có 2 con thì 1 phòng vẫn là 2 vợ chồng còn 1 phòng dành cho 2 đứa con, vượt qua ngưỡng này thì phải nâng tầng hoặc chuyển nhà thôi, nếu tiếp tục nhồi nhét thì vẫn được nhưng không còn thoải mái nữa bạn ạ. Đô thị Việt Nam tan nát là do tầm nhìn của các cấp lãnh đạo chứ không phải kts bạn à, không biết thì nên dựa cột mà nghe, phát biểu linh tinh. 
(3a) Đoạn này thì Nguyen Van Thuan đã tỏ ra biết điều hơn, vì nếu so sánh lại phát ngôn trước đó sẽ thấy cậu ấy đã biết uốn lưỡi một chút "Tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đều đã được kts tính tới 99%, nhà kiến trúc sư thiết kế cho 2 người thì là chỉ có 2 người ở thôi, khi tăng lên 3 người thì nên tìm cái nhà khác to hơn, còn nếu có nhét vào thì cái đấy là ráng chịu vì ý đồ ban đầu của kts là chỉ thiết kế cho 2 người" à Tuy nhiên xét về tranh luận thì thấy cậu này thay đổi quan điểm xoành xoạch, chẳng nhất quán tí nào cả!
(3b) Đô thị Việt Nam tan nát là do tầm nhìn của các cấp lãnh đạo chứ không phải KTS -> cái này có lý 50%, nhưng KTS phủi tay thì cũng phũ phàng quá! Nếu bảo Nguyen Van Thuan chứng minh thì SOI sẽ có một bài hot đấy nhé!

4. Nguyen Van Thuan viết: Mình chỉ cho bạn thấy điều này nhé, đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau trong một căn nhà ở có nghĩa là các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, vui chơi, tiếp khách... thì mới đúng gọi là nhu cầu và cái này mới là bài toàn khó về giải pháp đặt ra cho kiến trúc sư về cái gọi là nhu cầu đa dạng, chứ không phải nhồi nhét đông người vào ở được thì gọi là nhu cầu đa dạng nhé. Kiến trúc sư không phải là thánh nên trong một diện tích giới hạn thì chỉ giới hạn người ở thôi, không phải trong một diện tích giới hạn cho hơn giới hạn người ở được, nếu thế thì không cần kts làm gì, vì khi đấy người ta gọi là nhà ổ chuột rồi. Kts không phải đi làm những cái nhà ổ chuột nhé và đúng là đã làm nhà ổ chuột thì cần gì kts nhỉ? chỉ cần những người có tầm nhìn và tư duy ở lại cùng thời gian như của người qua đường là đủ rồi. 
(4a) “nhồi nhét đông người” ? Cái này là nhét chữ vào mồm người khác rồi. Vì trên kia cậu bảo là nhà 2 người thì quyết không cho ở đến 3, nghe trái tai quá nên tôi mới đặt ngược lại vấn đề, chứ tôi không có quan điểm phải cho ở đến 10 người, thế thì làm khó các cậu quá!
(4b) KTS không phải đi làm những cái nhà ổ chuột? Thế ý cậu là KTS chỉ làm nhà rộng, villa, penthouse thôi nhỉ? Còn những nhà hẹp, nhà ống, nhà góc xéo,… thì cậu không biết làm? Vậy tay KTS nào chui vào cái container đục khoét trong đó thì không phải là KTS nữa? Quan điểm hành nghề và đối tượng thiết kế của cậu, liệu có phải là tiêu biểu cho giới KTS VN hiện tại không? Mời bạn đọc phán xét!  

5. Nguyen Van Thuan: Việc ở trong một căn nhà trong 10 năm có than có sửa chữa hay không? thật là một câu hỏi ngây ngô đến dễ thương mà buồn dễ sợ cho cái suy nghĩ của người qua đường. Chính vì ban không xa lạ gì với kts và càng không xa lạ gì với việc phải tư vấn... nên bạn chẳng hiểu gì về kiến trúc cũng như công việc người kiến trúc sư.
(5a) Như vậy cậu cho rằng một căn nhà tuổi thọ xây dựng 100 năm, thì 10 năm mới sửa chữa cải tạo là quá lâu? Và các KTS như cậu có thể “bảo hành” trong mấy năm? Hay mỗi năm lại phải sửa, mỗi khi phát sinh nhu cầu mới là phải sửa, bất kể nhu cầu lớn nhỏ? Thế thì ở trên cậu bảo “các công trình mang tính thể nghiệm đã tồn tại hàng trăm năm nay và tới bây giờ vẫn còn tồn tại theo đúng bản chất ban đầu của nó” là thế nào? Hay trên đời này có hai loại KTS, một loại như cậu, và một loại trái ngược hẳn với cậu?
(5b) Chính vì ban không xa lạ gì với kts và càng không xa lạ gì với việc phải tư vấn... nên bạn chẳng hiểu gì về kiến trúc ??? Quan hệ nhân quả kiểu gì vậy? Rất hy vọng Nguyen Van Thuan có thể đủ tự tin đưa lên SOI một công trình thiết kế tâm đắc của cậu. Khi đó chúng ta sẽ xem cậu hiểu kiến trúc đến đâu!

11:01 Saturday,4.5.2013

Đăng bởi:  admin

@ Lê Phương: cmt của bạn thì Soi đã đưa lên thành bài riêng. Bài có tên: "Vì sao thế này lại không an toàn". Soi tìm thêm hình chèn vào nhưng chắc là không đúng ý Phương. Nếu Phương có hình khác thay vào thì gửi Soihouse để thay vào nhé. Cảm ơn bạn.

10:35 Saturday,4.5.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Giải thích thêm cho các bạn vì sao tôi nói đặt tấm kính ở bồn tắm như vậy là không an toàn.
 
Trước hết ta phải nắm được nguyên lý cấp thoát nước của bồn tắm và cấu tạo bồn tắm.


Bồn tắm có nhiều kích thước, từ bồn có tư thế ngồi đến tư thế nằm lơi. Theo hình thì bồn này có tư thế người nằm lơi. Tổng chiếu dài phủ bì 1m7 nhưng lòng bồn chỉ có 1m45 mà thôi. Lỗ thoát nước và vị trí cấp nước sẽ ở phía chân người nằm. Phần lưng dựa có độ nghiêng. Để cấp nước được thuận lợi, tránh vòi cấp quá dài người ta cấu tạo vị trí lòng bồn dời sát về phía chân còn phía lưng thì lại khá dư với nhiều mục đích.
Cũng theo hình, tấm kính có chiều ngang vượt quá điểm giữa của bồn tắm như vậy khỏang trống để người trong lòng bồn bước ra trừ đi phần tựa nghiêng còn được rất ít. Tôi ước còn khoảng 0,4m. Như vậy muốn ra khỏi bồn bắt buộc người đó phải nghiêng người và 2 tay thì bám vào tấm kính để giữ thăng bằng. Trong tư thế như vậy không thoải mái lắm nhất là mọi thứ vẫn còn ướt.
 
Về liên kết kính, chắc không cần phải bàn lại kiến thức Cơ kết cấu cũng thấy tấm kính này được bắt trên 2 cạnh hay 3 góc (nút). Góc (nút) thứ 4 còn lại hay 2 cạnh còn lại bị "lơ lửng" và dao động. Muốn không dao động bắt buộc tấm kính phải đủ cứng và liên kết 2 cạnh phải thực sự bền. Tuy nhiên trên thực tế không có gì là tuyệt đối và nhất là luôn phải chịu lực cưỡng bức dao động từ động tác vịn tựa của người sử dụng.
 
Vậy nếu phải sửa thì cần làm gì. Thứ nhất chiều ngang tấm kính không vượt quá điểm giữa "lòng bồn" và đảm bảo khoảng bước ra tối thiểu 0,65m. Tấm kính phải được liên kết sao cho không có góc (nút) nào tự do, tức là phải có 3 cạnh được cố định "ngàm".
Để hiểu thêm về cấu tạo bồn tắm, các bạn có thễ tìm trên mạng.
 
@ Bất Bình, bạn mở đầu comment đối thoại Bất lịch sự quá. 
 

18:16 Friday,3.5.2013

Đăng bởi:  Bình Giã

Tôi thì thấy các bình luận của Lê Phương rất có lý. Cái vách kính nhà tắm này, với cảm nhận của cá nhân tôi, thì trông rất đáng sợ, nghĩ bụng thể nào cũng ôm đầu máu vì cái này. Cũng có thể có các bạn khác thích vì vách kính không ngăn cản tầm nhìn, nhưng mà nói chung là tùy mức độ cảm nhận về an toàn của từng người thôi.
Về điểm nhấn của căn nhà này, tôi thấy nó diêm dúa. Cách tạo điểm nhất rất giống các phòng trưng bày sản phẩm. Cũng có thể do người chụp ảnh thôi. Tôi cũng từng bị thế rồi: tạp chí đến chụp ảnh nhà tôi, mang theo đủ thứ lỉnh kỉnh trang trí, lên báo rồi không nhận ra luôn, như nhà của một anh kép hết thời.

17:58 Friday,3.5.2013

Đăng bởi:  kiếm thành

Bổ sung thêm cho bạn Bất Bình, vách ngăn phòng tắm rất rất là hợp lý và được sự tính toán hết sức chu đáo của người kts thiết kế, vừa có ý nghĩa ngăn chia ướt lệ 2 không gian khô và ướt, điều độc đáo và tác dụng chính của vách kính là tạo 1 không gian tắm đứng hết sức tiện dụng và cực kỳ sáng tạo, hãy để ý vòi sen trên trần nhà nhé. Riêng vách kính không chỉ liên kết với bồn mà còn liên kết với bức tường nữa nếu để ý kỹ gần cái lá cao nhất của bình hoa sẽ thấy rất rõ.


Mình cũng không hiểu tại sao những cái gọi là ý tưởng độc đáo của người kts thiết kế thì đều bị tác giả Lê Phương xếp vào nhược điểm (?). Chưa kể cho dù là nam hay nữ thì khi bước vào bồn tắm cũng đều phải bước chân vào cả, chẳng có ai mà đi ngồi rồi từ từ xoay lại, trừ khi đấy là ở nơi hồ tắm matxa, công cộng…vì thành hồ rộng mới ngồi được.


 

16:32 Friday,3.5.2013

Đăng bởi:  candid

Em cũng đồng ý với bác bất bình về tạo điểm nhấn. Ngay cả cái ảnh đầu tiên thấy xung quanh khung sắt tông màu xám là màu cam của cái container nổi lên nhìn rất bắt mắt. 
Trong phòng khách thì từ cái lọ hoa, cái gối đến mấy cái ghế bar có cùng tông màu để làm điểm nhấn nhìn rất thích. Nhìn tông 1 màu trắng với xám u ám lắm.
 

13:28 Friday,3.5.2013

Đăng bởi:  TNXP

Admin nói đúng đó, các đồng chí KTS không được hiếu chiến, có ai làm gì đâu nào, chúng ta nên dùng kiến thức để tranh cãi cho nó đàng hoàng con người.  

12:58 Friday,3.5.2013

Đăng bởi:  admin

Đề nghị các bạn kiến trúc sư làm gương cho các bạn khác nhé :-). Khi vào tranh luận thì các bạn cứ việc nêu ý kiến, quan điểm của các bạn, đừng tấn công người khác bằng những tính từ miệt thị hoặc chế giễu, quy chụp động cơ. Mất công Soi lại phải biên tập.
Cảm ơn các bạn.

12:50 Friday,3.5.2013

Đăng bởi:  bất bình

Chờ hoài mà vẫn chưa thấy tác giả cmt, thôi thì mình cmt vậy.


Khái niệm mềm cứng của tác giả thật là tầm bậy quá đi à, cứng là phần khung thì mềm phải là phần không gian được tạo bởi phần cứng và các vật dụng phụ trợ.


Tiêu chí công trình là tiết kiệm, nên kts đã tận dụng tối đa các vật liệu được mổ ra từ 2 container, nếu nâng cao thêm thì phải cắt thêm phần trên và phá vỡ tính ổn định bộ khung của container, tại sao không giữ nguyên đỡ tốn công tốn sức mà thực tế thì chiều cao vẫn ổn, tác giả nên tìm hiểu kỹ chiều cao của container loại lớn là bao nhiêu thì mới khỏi thắc mắc vấn đề này, kể cả cao chỉ 2,4 như tác giả tự suy luận thì cũng chẳng sao, vì người ta sống trong những túp lều cao chỉ 2m thôi vẫn được mà.


Có lẽ nên tìm hiểu kỹ về không gian tối thiểu trong kiến trúc trước khi bàn, vì kiến trúc sư thì phải linh động và hiểu, trần nhà bếp chỉ nên 2,5m thôi, phòng ngủ chỉ tối đa là 2,8m. Bạn biết để làm gì không? Để tiết kiệm năng lượng bạn à.


Ý kiến của Lê Phương cho rằng nên tốn công tốn sức cắt phần trên ra, nối sắt vào, sau đấy hàn lại thì mới hợp lý mình nghe thì thấy buồn cười quá.
Trong một căn phòng toàn màu trung tính, một lọ hoa màu đỏ, một, hai cái gối màu nóng vừa tạo điểm nhấn cho không gian vừa có tác dụng làm ấm căn phòng, theo mình thì đó là một ý tưởng không thể chê vào đâu được.


Trong khi đó, kiến trúc sư để toilet ở vị trí cuối hướng gió thì bạn bảo rằng sao không mang vào giữa nhà (để cho nó thơm?).


Thấy bạn bàn về phong thuỷ ghê lắm mà sao lại tư vấn để bếp và phòng ngủ kẹp wc ở vị trí trung tâm nhà vậy? Bạn không thấy nhà đặt ngay giữa thảo nguyên à? Các con thì cần gì phải đi toilet nhà nhỉ, đi wc thiên nhiên nó thú vị hơn  nhiều.

18:24 Thursday,2.5.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi bạn Nguyen Van Thuan
Bạn có viết: "viết lách như thế này thì chỉ tổ nhồi nhét những kiến thức lệch lạc vào đầu những con người lệch lạc cũng không kém".
Bể học là mênh mông thế nên tôi gặp được những ý kiến như thế này thực lòng rất vui.
Bạn nói đúng, tôi chỉ dựa trên quan điểm chủ quan của mình để viết bài, thật vậy, quan điểm này tôi tự tích lũy mà có, nếu kiến thức nào mà mình chưa hiểu rõ hay nôm na chưa phải của mình thì trước sau cũng lòi đuôi nói bậy ra thôi.
Có lẽ tôi sai ở chỗ nào đó mà không biết, rất mong bạn bớt chút thời gian chỉ cho tôi thấy ở trong bài này kiến thức của tôi bị lệch lạc ở chỗ nào. Cảm ơn bạn trứơc nhé.
 
Bạn có nói về việc tận dụng phế thải thì khó đạt được trạng thái lý tưởng... Riêng cái này tôi không tranh cãi, mà chỉ muốn bạn xem lại tác giả (người thiết kế) đã phanh thây chiếc container đến mức độ nào và hàm lượng sử dụng lại là bao nhiêu?. Đã làm đến như vậy thì có cần đặt vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý hay không mà thôi. Tôi nghĩ là cần.
Nói rõ thêm: Tác giả đã mổ xẻ đến như vậy thì sao không làm tới bến luôn, chẳng hạn như cắt và nối vách cao thêm để nâng chiều cao thông thủy là một, sử dụng vật liệu container dư thừa làm thêm 1 phòng vệ sinh dùng chung (vị trí có thể đặt giữa bếp và phòng ngủ nhỏ để cho trẻ con và khách đến chơi nhà có chỗ đi vệ sinh mà không phải đi qua phòng ngủ chính là 2. Và còn một vài chi tiết nữa nhưng có lẽ bị khống chế bởi hình thức bề ngoài mà phải gạt đi sự tiện lợi trong sử dụng.
 

11:13 Thursday,2.5.2013

Đăng bởi:  nguyen van thuan

@ người qua đường: vậy là bạn cũng đã đọc cmt của mình rồi à? Trông bạn có vẻ ấm ức nhỉ? nhưng thôi trách sao được, tư duy bầy đàn là thế mà. Định là không chấp nhất gì những người như bạn, nhưng do yêu cầu của 1 số người bạn cũng như sau khi đọc các phân tích về ưu nhược điểm của căn nhà này mình mới thấy cái tầm của người viết nó cao như thế nào? viết lách như thế này thì chỉ tổ nhồi nhét những kiến thức lệch lạc vào đầu những con người lệch lạc cũng không kém (lúc trước chỉ đọc cmt mà không đọc bài)
- Những khuyết điểm về công năng sử dụng trong bài hoàn toàn là chủ quan như chính tác giả của bài viết, vì chính tác giả cũng như bạn không hề nhận thức được rằng đấy là một công trình được xây dựng dựa trên ý tưởng tận dụng những vật liệu phế thải, không phải là hoàn toàn xây mới, đã là tận dụng  thì khó mà đạt được trạng thái lý tưởng khi làm mới hoàn toàn là điều dĩ nhiên. Khi nhận xét về cái gì thì cũng phải đặt mình trong một bối cảnh chung chứ không thể như con ếch ngồi đáy giếng nhìn bầu trời chỉ to bằng cái vung như chính tác giả của bài viết và người qua đường hiện đang thấy.
- Trường hợp căn nhà container này không phải là ví dụ điển hình để có thể chứng minh điều người qua đường muốn nói, vì hầu hết những khuyết điểm mà chính tác giả cũng như người qua đường bày ra hoàn toàn rất chủ quan, thích như thế là chính mà không hề có tì gì gọi là khoa học cũng như sự hiểu biết sâu sắc về không gian kiến trúc. Chính vì sự phân tích một chiều, thiếu tư duy nên những khiếm khuyết có phải là khiếm khuyết thực sự hay không thì còn phải xem lại.
- Có quá thiển cận khi đặt câu hỏi, "vợ chồng làm nhà xong, sinh 1 đứa con thì đập nhà xây lại à? Sinh thêm đứa nữa lại đập nhà lần nữa?... "cái này tùy thuộc vào diện tích căn nhà, nhu cầu và tầm nhìn của chủ nhà khi làm nhà. Khi nhu cầu vượt quá giới hạn thì phải nâng tầng hoặc chuyển đến nơi có không  gian phù hợp hơn. Xin nhắc lại là cho dù cái bong bóng có phình to như thế nào thì cũng phải có lúc nó nổ vì quá giới hạn, căn nhà cũng vậy, với diện tích như thế thì chỉ dành cho 2 người là thoải mái, dành cho 3 người thì vẫn tốt nhưng dành cho 4 người thì bắt đầu chật chội không đến mức phải đập đi đâu bạn. Ví dụ nhà có 2 phòng khi chưa có con thì trống 1 phòng dành cho khách, khi có 1 đứa con thì 2 vợ chồng 1 phòng, 1 phòng dành cho con, khi có 2 con thì 1 phòng vẫn là 2 vợ chồng còn 1 phòng dành cho 2 đứa con, vượt qua ngưỡng này thì phải nâng tầng hoặc chuyển nhà thôi, nếu tiếp tục nhồi nhét thì vẫn được nhưng không còn thoải mái nữa bạn ạ. Đô thị Việt Nam tan nát là do tầm nhìn của các cấp lãnh đạo chứ không phải kts bạn à, không biết thì nên dựa cột mà nghe, phát biểu linh tinh.
- Mình chỉ cho bạn thấy điều này nhé, đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau trong một căn nhà ở có nghĩa là các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, vui chơi, tiếp khách... thì mới đúng gọi là nhu cầu và cái này mới là bài toàn khó về giải pháp đặt ra cho kiến trúc sư về cái gọi là nhu cầu đa dạng, chứ không phải nhồi nhét đông người vào ở được thì gọi là nhu cầu đa dạng nhé. Kiến trúc sư không phải là thánh nên trong một diện tích giới hạn thì chỉ giới hạn người ở thôi, không phải trong một diện tích giới hạn cho hơn giới hạn người ở được, nếu thế thì không cần kts làm gì, vì khi đấy người ta gọi là nhà ổ chuột rồi. Kts không phải đi làm những cái nhà ổ chuột nhé và đúng là đã làm nhà ổ chuột thì cần gì kts nhỉ? chỉ cần những người có tầm nhìn và tư duy ở lại cùng thời gian như của người qua đường là đủ rồi.
- Kiến trúc sư là người làm công việc của nghệ thuật, đã là nghệ thuật thì luôn phải tìm cái mới cái tiến bộ hơn, nếu bằng lòng với cái mình đang có hoặc hiện có thì có còn làm công việc nghệ thuật nữa hay không? Việc ở trong một căn nhà trong 10 năm có than có sửa chữa hay không? thật là một câu hỏi ngây ngô đến dễ thương mà buồn dễ sợ cho cái suy nghĩ của người qua đường. Chính vì ban không xa lạ gì với kts và càng không xa lạ gì với việc phải tư vấn... nên bạn chẳng hiểu gì về kiến trúc cũng như công việc người kiến trúc sư. Hy vọng mình không phải cmt với những người không hiểu gì về điện nhưng lại rất thích đi sửa ống nước.

22:34 Sunday,28.4.2013

Đăng bởi:  Người qua đường

@Thuận: thấy bạn nhảy chồm chồm như vậy, chắc có lẽ bạn là KTS rồi. Thế cũng tốt, thông điệp đã gửi đến đúng địa chỉ.


1. "Nhiều công trình có thể không đẹp nhưng công năng sử dụng phải ổn, nếu có công trình nào không ổn thì chắc chắn 100% có sự can thiệp của chủ nhà trong quá trình thi công hoặc là kts chỉ là người vẽ lại theo ý chủ nhà"
--> Thế thì công trình trong bài báo này thì sao? Hàng mẫu nhé, và không có chủ nhà nào ở đây can thiệp vào nhé. Có đọc những khuyết điểm về công năng sử dụng đã được phân tích trong bài này chưa? Cái đó là gì? Hay đó không phải khuyết điểm? Nhổ cái gì ra giờ nuốt lại vào đi nhé! 

2. "Và thực tế đã chứng minh chưa ai khóc hận vì các thể nghiệm mới mẻ của kts, vì các công trình mang tính thể nghiệm đã tồn tại hàng trăm năm nay và tới bây giờ vẫn còn tồn tại theo đúng bản chất ban đầu của nó"
--> Cái này nổ kinh quá, theo nguyên tắc lý luận thì tôi chỉ cần chứng minh một trường hợp là đủ bẻ gẫy luận điệu này đúng không? Vậy thì tham khảo lại điều 1 nhé.

3. "Tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đều đã được kts tính tới 99%, nhà kiến trúc sư thiết kế cho 2 người thì là chỉ có 2 người ở thôi, khi tăng lên 3 người thì nên tìm cái nhà khác to hơn, còn nếu có nhét vào thì cái đấy là ráng chịu vì ý đồ ban đầu của kts là chỉ thiết kế cho 2 người".
--> Ơ thế thì hai vợ chồng làm nhà xong, sinh một đứa con thì đập nhà xây lại à? Sinh thêm đứa nữa lại đập nhà lần nữa? Đấy gọi là tầm nhìn thiết kế của KTS đấy à? Tầm nhìn không cao hơn ngọn cỏ hèn gì các đô thị Việt Nam tan nát là vì cái thể loại KTS này đấy à? 

4. "Nếu đặt vấn đề 3,4,5 người thì kts sẽ có giải pháp phù hợp cho 3,4,5 người... Căn nhà không phải làm bằng cao su nên muốn nở muốn phình thế nào thì nở thì phình nhé"
--> Cuộc sống đâu phải là những thây ma nằm bất động trong nghĩa địa, chính vì nhà không phình ra, mà phải đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau. đó mới chính là bài toán khó phải giải về công năng sử dụng đặt ra cho các KTS; chứ mỗi lần phát sinh lại đập bỏ đi thì cần *beep* gì quý vị?

 5. "Tôi ước gì tất cả những người như bạn phải chịu lời nguyền phải xin lỗi tất cả các kts mình gặp sau khi đã trải qua những căn nhà được kts thiết kế."
--> Sẵn sàng thôi, nếu những KTS nào chịu vào ở trong những thể nghiệm của mình mà không than van không sửa chữa trong 10 năm, tôi sẽ xin lỗi người đó. Nếu mỗi một người trong số họ bỏ cuộc trước, thì nguyen van thuan sẽ phải xin lỗi tôi nhé? Chẳng hiểu bạn là cái thể loại KTS gì mà viết câu nào là sai câu đấy, đọc lên nghe trái khoáy bất chấp đạo lý như đấm vào tai! Cũng xin nói thêm tôi không xa lạ gì với các KTS, và càng không xa lạ gì với việc phải tư vấn như thế nào để khắc phục những thiết kế bay bổng trên mây của một số bạn KTS học hành không đến nơi đến chốn!

18:07 Saturday,27.4.2013

Đăng bởi:  nguyen van thuan

@Người qua đường: biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe, toàn nói càn, công năng sử dụng là một trong những tiêu chí hàng đầu của kiến trúc sư, cái gần như bắt buộc. Nhiều công trình có thể không đẹp nhưng công năng sử dụng phải ổn, nếu có công trình nào không ổn thì chắc chắn 100% có sự can thiệp của chủ nhà trong quá trình thi công hoặc là kts chỉ là người vẽ lại theo ý chủ nhà. Người qua đường đúng là không biết gì về kts nên nói ngược quá. Và thực tế đã chứng minh chưa ai khóc hận vì các thể nghiệm mới mẻ của kts, vì các công trình mang tính thể nghiệm đã tồn tại hàng trăm năm nay và tới bây giờ vẫn còn tồn tại theo đúng bản chất ban đầu của nó. Tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đều đã được kts tính tới 99%, nhà kiến trúc sư thiết kế cho 2 người thì là chỉ có 2 người ở thôi, khi tăng lên 3 người thì nên tìm cái nhà khác to hơn, còn nếu có nhét vào thì cái đấy là ráng chịu vì ý đồ ban đầu của kts là chỉ thiết kế cho 2 người. Nếu đặt vấn đề 3,4,5 người thì kts sẽ có giải pháp phù hợp cho 3,4,5 người... Căn nhà không phải làm bằng cao su nên muốn nở muốn phình thế nào thì nở thì phình nhé. Tôi ước gì tất cả những người như bạn phải chịu lời nguyền phải xin lỗi tất cả các kts mình gặp sau khi đã trải qua những căn nhà được kts thiết kế.

10:46 Tuesday,23.4.2013

Đăng bởi:  TNXP

Mình nghĩ đây cũng là một thí nghiệm hay và chắc chắn thời gian thi công chế tạo bộ khung nhà (do có sẵn) sẽ nhanh hơn, khối lượng nhẹ hơn, móng cũng nhỏ dễ làm. Hệ thống điện nước cũng đơn giản thôi đâu có gì phức tạp.
 
Nói chung mình thấy nên ủng hộ các ý tưởng mới, có thể nó không hay nhưng chắc chắn phải có người đi tiên phong, sau đó sẽ lần hồi hoàn thiện dần, do thời gian thi công nhanh nên có thể ứng dụng ở vùng sâu, biên giới hải đảo, vùng lũ Đồng Tháp Mười hay ven biển miền trung hay có lũ và sạt lở đất của Việt Nam.
 
Dĩ nhiên cấu tạo nhà cũng phải thật đơn giản gọn nhẹ thôi, nội thất chỉ cần lắp ghép vào là sài được thì may ra mới có giá thành rẻ và dễ dàng di chuyển trên xe kéo, chứ như công trình này thì gia công hơi bị nhiều khó mà phổ biến rộng rãi. Tốt nhất là trổ cửa lấy sáng 2 đầu, khúc giữa để nguyên vách là đẹp nhất, bên trong thì chế tạo vách bằng nhựa thích ngăn thế nào tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế.
 

16:04 Saturday,20.4.2013

Đăng bởi:  Người qua đường

Điểm mạnh nhất của các KTS là họ thiết kế mọi thứ nhìn rất đẹp, và đặc biệt lôi cuốn phụ nữ, chính xác hơn là các bà vợ hoặc sắp làm vợ, những người thường hay bị cảm tính chi phối vì những gì nhìn thấy. Điểm yếu nhất của các KTS là họ ít quan tâm đến công năng sử dụng, kết quả là những thể nghiệm mới mẻ của họ sẽ khiến cho những người sống bên trong cái sản phẩm ấy khóc hận. Màu sơn chói chang như thế, vật liệu mỏng như thế, nếu đặt vào bối cảnh một xứ nắng nóng quanh năm, còn phát sinh các vấn đề về cách nhiệt, về cách âm, tiêu âm, về các vấn đề phát sinh khác trong quá trình sinh hoạt bên trong căn nhà này khi thay đổi hoặc bổ sung nhu cầu sử dụng. Tôi ước gì tất cả các KTS đều phải chịu lời nguyền là chỉ được sống trong những căn nhà thế này! Tôi cực kỳ tán thành câu kết của bài viết này! 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả