Điện ảnh

Cuộc chiến điện ảnh
của Coralie Trinh Thi

Một mỹ nhân tuổi Thìn (sinh 1976) là Coralie Trinh Thi đã từng gây nên một sự kiện náo động điện ảnh Pháp và phương Tây, thay đổi quy chế quản lý văn hóa… Và thậm chí đã khởi một cuộc chiến của phái yếu, phái đẹp chống lại đàn ông, qua màn ảnh.   […]

Ý kiến - Thảo luận

7:18 Saturday,27.4.2013

Đăng bởi:  SA

Tại Pháp, phim X chỉ được phép trình chiếu vào năm 1976 tại các rạp hát 'chuyên', chỉ chiếu được loại phim này và đóng thuế VAT cao 16.08%. Trước đó (72-75), các rạp hát đều được chiếu lẫn lộn các loại phim, X hay không X, và chịu thuế chung là VAT 10,72%.
Pháp là 1 trong những nước hiếm hoi có chính sách nâng đỡ điện ảnh quốc gia (Hàn quốc là 1 thí dụ tương tự). Các rạp gọi là "Nghệ thuật và Thử nghiệm" (Art et Essai) thì lại ở thái cực 'chuyên' ngược lại, nghĩa là thuế thấp và được tài trợ bảo đảm 1 số ghế ngồi nhất định bởi nhà nước dù có khách xem hay không có khách, cùng với các quyền lợi khác từ các quỹ địa phương, thành phố... Các rạp này, không như trường hợp X, chỉ bắt buộc chiếu 1 số phim "Nghệ thuật và Thử nghiệm" nào đó mỗi năm, ngoài ra để kín phòng khi thường vẫn có thể chiếu phim có Tom Cruise leo tháp.
Do đó, việc được xếp vào hạng Nghệ thuật hay hạng X là việc sống chết của 1 bộ phim, từ sản xuất đến phát hành và của rạp. Vào thời điểm "Baise moi", các rạp chuyên X tại Paris chỉ còn 1 rạp (Le Beverley, quận 2 và 86 ghế ngồi). Năm 75 số rạp này khoảng 100 và đến năm 86 chỉ còn có 32. Ngày nay, rạp Beverley cố gắng sống còn bằng cách tổ chức đêm thì tấu hài đêm thì đọc thơ. Kỹ thuật số đã thay đổi bộ...mặt của phim X, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Số màn hình tại thủ đô năm 2000 là 369. Năm 2012, trên 88 số rạp (1 rạp có thể có nhiều màn hình), 38 được xếp hạng Nghệ thuật.
Tiên phong về diễn thật này là "Ai no Korida- In the Realm of the Senses- L'Empire des sens" của đạo diễn Nhật Nagisa Oshima (1976). Tất nhiên, Oshima hay là Imamura thì lòi lông vẫn là triết lý, chuyện này không ai tranh cãi cả, hay chỉ tranh cãi ở mức độ 'Lòi lông có phải mới là triết lý hay không?"
 

19:27 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  Lê Đỗ Huy

@ Tom Nguyen Cruise
Vấn đề không phải là ở số lượng khán giả 16 hay 18 tuổi... mà là ở chỗ đã tạo tác được một thể loại phim mới, gọi là "cấm dưới 18 tuổi" để các nhà làm phim thoát khỏi cái trần cũ, hễ thấy sex (nhất là đóng như thật...) là Hội đồng duyệt đẩy sang thể loại phim X. Nay các nhà làm phim có thể dấn thân vào những chốn "tanh" hơn (xin lỗi về cách dùng từ) để biểu đạt những thái cực mới của cuộc sống con người, hiện ngập trong tình dục, và nhất là bạo lực. Ở thể loại mới này, lưỡi hái của kiểm duyệt kém lơ lửng hơn là ở trần dưới 16 tuổi, các nhà làm phim có thể xông pha máu hơn...
Tôi đọc ở đâu đó, thấy nói Baise moi đã góp phần làm hình thành một trào lưu mới trong điện ảnh Pháp, gọi là "New French Extremity", theo wiki mô tả là:
(cả cách khai thác điện ảnh lẫn) New French Extremity "characterized in large part by their transgressive attitudes towards depicting violence and sex." 
Tôi viết bài này cách đây vài năm. Lúc đó còn tìm thấy một trang trên wiki mô tả sự khác biệt giữa cấm 16 và 18 tuổi, về pháp luật. hình như bằng tiếng Pháp. Tôi viết xong bài hồi đó có một trí thức Pháp gốc Việt xem lại nên khá vững bụng. Hôm nay tôi loạng quạng không tìm thấy trang nói trên trên wiki bình về quy định của Bộ văn hóa Pháp quanh các thiết chế 16 và 18 tuổi, nhớ là khá hay. Tiếng Pháp của tôi vốn lởm khởm, càng ngày càng ít dùng nên sắp phá sản... Hy vọng đã trả lời được câu hỏi.
 
 

18:20 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  Tom Nguyễn Cruise

Đọc bài này tôi thấy khá thú vị vì cung cấp nhiều thông tin về một thể loại phim mà ở ta có lẽ còn khá xa lạ, ít người biết tới.
Nhưng có một chi tiết tôi không hiểu lắm, xin tác giả làm rõ, đó là phần sau: "Trong vụ scandal điện ảnh này, khối nhà làm phim Pháp có lợi. Số là nền điện ảnh Pháp, sau những phim đầy rẫy cảnh tình dục, đã đặt ra thể lệ “cấm trẻ em dưới 16 tuổi”. Hạn mức này là chật chội cho các nhà làm phim, vì độ mạo hiểm trong hoạt động sáng tác và kinh doanh hơi bị cao. Nay nếu nhờ vào “cuộc chiến” của Trinh Thi mà nâng được “thừng chắn” lên 18 tuổi, sẽ rộng đường hơn cho những kịch bản “hầm hố” chui qua, đồng thời làm giảm khả năng bị lỗ do phim bị “đánh” xuống thể loại X, chỉ được chiếu trong rạp dành cho “phim heo”."
Theo tôi hiểu, nếu logique thì việc nâng "thừng chắn" từ 16 lên 18 tuổi thì làm sao các nhà làm phim Pháp lại có thể có lợi được khi mà đối tượng bị cấm xem phim tăng lên, khả năng bị kiểm duyệt khắt khe hơn, cũng có nghĩa là lợi nhuận của nhà làm phim giảm đi chứ?
 

14:43 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  Lê Đỗ Huy

@Black
Cảm ơn bạn vì sự tinh tế này. Người viết/dịch bài này đã không có đủ sự tinh tế này khi chạm đến khái niệm này. Nếu có thể biện hộ là do dư âm các bài viết (chắc cũng có phần rẻ tiền) về chủ đề này ở Liên Xô cũ, thường dùng từ masochism, trên thực tế muốn nói sadomasochism. Từ này xuất phát từ tên nhà văn Áo Sacher-Masoch (sinh ở đất nay thuộc Ukraina) người viết về đề tài gợi tình... Một lần nữa xin cảm ơn.
 

12:15 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  BlacK

Em chỉ có góp ý nhỏ là, masochist có nghĩa là khổ dâm, còn từ bạo dâm trong tiếng anh là sadistic 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả