Điện ảnh

Mạng xã hội đang làm “đần hóa”
công việc phê bình phim?!

  Quên đi nhé bỏng ngô với nước ngọt, đi xem phim bây giờ là phải lên facebook, twitter bình xét ngay về bộ phim mình vừa xem để tỏ cho thiên hạ rõ mình thấy phim hay phim dở thế nào. Mạng xã hội hiện nay trở thành một không gian hoàn hảo cho […]

Ý kiến - Thảo luận

21:09 Tuesday,30.4.2013

Đăng bởi:  phale

Thực tế thì nhà phê bình Ebert có facebook, có twitter; cũng không chê bai người nghiệp dư bình phim. Ông ấy chỉ khuyên là nên xem càng nhiều phim càng tốt để viết bình phim tốt hơn thôi. Có vài bé thích phim, xem phim từ nhỏ và tập bình nghiệp dư, gửi lên Ebert và Ebert cũng khen trên blog của ông. 
Mạng xã hội được cái là nhanh gọn, và chọn lọc. Ví dụ như nếu có bạn "cùng gu" trên facebook, thì phim người ấy thích sẽ có nhiều khả năng là mình cũng thích. Bạn mà khoái thể loại giả tưởng, ghét phim lịch sử, thì có khả năng là bạn sẽ không thích Lincoln dù bản thân cũng biết rằng phim này hay; còn phim Star Trek thì dù không bằng Lincoln nhưng kẻ mê sci-fi sẽ mê nó hơn là Lincoln. Còn người bình phim thể nào cũng phải khách quan, nên đôi khi lên Facebook nghe bạn bè cùng hội bình nó lại hợp khẩu vị. 
Rồi người nào mà mê hoạt hình Nhật là toi! Ebert có phê bình vài phim của Miyazaki thôi, chứ còn hàng chục series và phim hoạt hình Nhật rất hay nữa, Ebert đâu có xem để mà bình với luận, cuối cùng vẫn phải nhờ vô net để đi kiếm mấy phim này. Chưa kể đến những phim "không phải của Mỹ"; mấy "nhà phê bình phim kỳ cựu" trong bài đa số là xem phim Hollywood hoặc phim kinh điển xưa, họ có xem những phim quốc tế (như Ebert rất thích đạo diễn Ozu), nhưng chẳng thể nào bao luôn các phim mới cập nhật của Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran... họ chỉ xem những phim tiêu biểu của nước ngoài thôi, nên nếu muốn biết phim mới của anh Jang Dong Gun nó ra làm sao thì cũng phải facebook vậy. 
Không biết ông Barry Norman thế nào, chứ Ebert có vẻ  không quan tâm lắn, ai bình gì ở đâu thì bình, ông cứ viết bài cần mẫn theo kiểu của ông, chẳng để ý nhiều lắm đến thiên hạ đang chê khen cái gì. 

20:13 Tuesday,30.4.2013

Đăng bởi:  bị đấm vào tai

@ Vũ
Tôi nghĩ ai đó "khó chịu", hay "đồng tình" thì là chuyện cảm tính (cảm tính quan trọng chứ). Nhưng lực lượng (lý luận) phê bình ở đâu yếu thì văn hóa (nghệ thuật) ở đấy tậm tịt, dễ "mắc bệnh".
Ý tôi là trong mọi lĩnh vực, nhất là nghệ thuật, tiếng nói chuyên nghiệp là quan trọng bậc nhất. Lý luận thanh nhạc ở Việt Nam gần bằng không (có 1 cuốn của bà Hồ Mộ La) nên bài hát của ta hôm nay như một thứ tra tấn (nghĩa đen). Nghệ thuật VN đang thụt lùi vì sáng tác để chào mừng dịp gì đó, và sáng tác theo kiểu tự biên tự diễn, các nghệ sĩ đeo đủ danh hiệu kiểu "ngồi nhầm lớp". Tình trạng này kéo dài lâu rồi (hơn 20 năm, chắc thế).
Riêng ý của bạn về việc đưa bài cho báo VN thì tôi rất đồng tình. Đồng bệnh tương liên!
Mỹ thì họ chưa làm sao đã kêu toáng lên. Ta lên The New Yourk Times chẳng hạn, sẽ thấy họ nắn nót bình từng cuộc công diễn vở mới, phim mới ra sao. Trang văn hóa trên báo này hấp dẫn lắm, thật đấy. Có điều họ không sa đà, không quá "thày đồ" (học thuật) để ai cũng xem được. Xin góp vài ý, ý để ngoài lời. Thân ái,

19:43 Tuesday,30.4.2013

Đăng bởi: 

Đọc bài “Mạng xã hội đang làm ‘đần hóa’công việc phê bình phim?!”, tôi chắc có nhiều người khó chịu, đồng thời, sẽ có những người thấy đồng tình. Và nếu để trình bày, thì hai bên đều có lý ngang nhau.

Thế giới hôm nay là thế, mọi chính kiến, lý do đều có cơ hội để trình bày, ít nhất là trên các mạng xã hội. Ít nhất cũng tốt hơn “ngày xưa.

”Cũng thế, những ý kiến về một sản phẩm (văn hóa hay không phải văn hóa) giờ đã thôi là độc quyền của những chuyên gia. Đợi cho chuyên gia lên tiếng thì đã muộn: họ còn ì ạch vì phải cư xử sao cho xứng với tiếng tăm và bề dày kiến thức. Những người bình luận nghiệp dư, cảm xúc còn hôi hổi trong lòng, bèn ra tay ngay.

Nhất là ở nước mình, khi một bài phê bình phim không phải viết xong là báo chí vồ lấy đăng ngay, không cắt xẻo. Phải đợi, phải xếp hàng, hồi hộp cho đến lúc báo ra hoặc báo lên. Lại còn không biết tờ báo ấy cánh hẩu hay không cánh hẩu với phim ấy, đạo diễn ấy… Thế thì tiện nhất là đưa lên trang cá nhân – lên mạng xã hội.

Vậy thì có gì là sai?

Chẳng có gì sai cả, nếu có là ở những người chỉ tin tuyệt đối vào lực lượng này. Nhưng sẽ càng sai hơn, nếu bỏ qua lực lượng này, chờ đợi các chuyên gia đốt trầm, mài mực, chiêu trà… đợi lòng lắng xuống rồi mới phát biểu.

Phim làm ra là để công chúng xem, càng nhiều người đến rạp càng tốt, vậy sao việc phê bình lại chỉ nên tin vào vài người? Chưa kể là các vị chuyên gia xem mãi vẫn một nhãn quan, một gu. Còn hàng trăm người vô danh bình luận thì góp lại cũng thành một khối quan điểm đa dạng, lấp lánh. Trong đám người “vô danh” ấy thì đa dạng ngành nghề, tất cả tập hợp lại sẽ xem xét bộ phim theo trải nghiệm riêng đa dạng. Còn nhà bình phim chuyên nghiệp cả đời chỉ mỗi một nghề, làm sao thấy được hết cái vô lý hay cái hay ho trong những cảnh tả về phi công, bác sĩ…? Trong khi ấy, một khán giả bình thường lại có thể phát hiện ra.

Coi thường mạng xã hội, bỏ qua tiếng nói phê bình trên những diễn đàn công cộng, đánh dập nó xuống là “không chính thống”, chính là một thái độ rúc đầu vào cát (không phải để nghe ngóng như đà điểu) mà để khỏi phải thấy mình đang tụt hậu, yếu thế so với đám đông vô hình khổng lồ kia.

Ừ, cũng không nên tin tất cả vào số đông. Nhiều trường hợp cả cái khối đông đặc ấy chẳng nói được một lời nào hay ho, nhưng đa phần thì, đông là tốt, đa dạng là tốt. Người xưa chẳng đã nói sao: “Tam ngu thành hiền” (Ba người ngốc cộng lại thành người khôn). Nữa là trong đám này rất nhiều người khôn, có điều họ không bình luận trên báo, mà bình luận trên mạng xã hội. Còn trên báo, và trong cả cái giới gọi là chuyên gia ấy ở Việt Nam, thì đông đặc những kẻ “ngu”, suốt ngày rình rập trên mạng xã hội để chôm ý kiến, tập hợp lại thành bài để đọc lên nghe như là của thánh hiền.

18:47 Tuesday,30.4.2013

Đăng bởi:  admin

@ Bùi Trà My: Cảm ơn My, Soi đã sửa các lỗi My nói rồi. Nếu có thêm hình thì My gửi về Soihouse nhé, nhớ chỉ cho Soi biết chèn vào vị trí nào. Thân mến,

18:39 Tuesday,30.4.2013

Đăng bởi:  Bùi Trà My

Khi dịch xong Trà My có hơi đoảng xử lý nhầm một vài thông tin không khớp với bài gốc. May nhận được phản hồi của các anh chị nên đã kịp nhờ Soi sửa. Xin cảm ơn và mong mọi người lượng thứ ạ. (2 lỗi to nhất là nhầm phim The Impossible thành Mission Impossible và tuổi nghề thành tuổi đời của McDonald). Đây là link bài gốc trên Metro.
(Gửi riêng Soi: Hôm trước My chưa tìm được bài online, hôm nay có rồi có nên đổi ảnh cho đèm đẹp thêm không Soi?)

13:47 Tuesday,30.4.2013

Đăng bởi:  Ước mơ được mọt sách

Tất nhiên ở Mỹ chuyện này có xảy ra. Tôi nghĩ nó thật là ‘man rợ’."
Dùng từ thế này mới đáng đồng tiền bát gạo. Nhớ đọc sách có bà mẹ (Anh ở Úc, thì phải) bắt con phải đọc sách kinh điển, viết chính tả như xưa. À đây là đoạn cuối:
"Nhìn lại 6 tháng thực nghiệm ngắt bỏ mọi tiện ích thông tin ở nhà, các cháu đều hoàn thành bài vở, thi cử hiệu quả hơn, nhanh hơn, biết tập trung tư tưởng hơn. Trên một tiến trình chậm, nhưng chắc, đã định dạng kỹ năng suy luận lô gích và khả năng tư duy vừa tập trung cao độ, vừa vượt lên tầm của vấn đề cụ thể (ý nói giải phóng khỏi thói quen mà Việt Nam gọi là đơn thuần sao chép/copy and paste)."
Mạng giúp tra cứu nhanh, nhưng để nghiên cứu - phê bình, thì vẫn phải là chế độ off line thôi.
 

10:29 Monday,29.4.2013

Đăng bởi:  M – Q đưa lối, dẫn đường

Cảm ơn Trà Mi đã kỳ công. Và quý cái hiền của bạn. Tôi cũng là tay hay dịch (không phải thợ) nhưng hay bị dẫn vào chốn đoạn trường...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả