Nhiếp ảnh

Về chụp ảnh chính mình

Tôi chỉ mới bắt đầu yêu thích việc chụp ảnh khoảng dăm ngày nay nhờ vọc vạch cái iPhone xem có gì mới. Cái iPhone trước tôi cũng có chụp lăn tăn cho con gái, nhưng không hiểu sao lại không thích dù chất lượng ống kính cũng ngang nhau. Điều đó chỉ đến khi […]

Ý kiến - Thảo luận

22:28 Monday,27.10.2014

Đăng bởi:  congthanhmdc

Bác chụp ảnh quá đẹp, em thích phong cách ảnh quả bác quá !

9:34 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt

@ Phạm Huy Thông: Mình thấy có gì khó hiểu đâu nhỉ. Bài viết của Thuần cũng tương tự câu: "Tôi biết rằng mình đang nói dối. Tôi nhìn mình nói dối".
Chẳng phải chúng ta vẫn thường hay rơi vào trạng thái phân thân đó sao: chứng kiến mình làm một việc mà mình biết là không thật. Việc chứng kiến ấy là một hành động có thật, rất thật, tách khỏi cái việc mà mình đang làm, đang khiến mình phải chứng kiến.
Thuần chụp ảnh người ta hay chụp ảnh chính mình cũng thế. Những bức ảnh mà người ta nghĩ anh rất thật ở đây liệu có "thật" không, hay một sự "cố tình thật". Nếu như Thông nói, việc teen chu mỏ cute chụp cho xinh là "giả", thì việc méo mặt cho xấu của Thuần cũng là một việc "giả" tương tự, nhưng ở một cực khác. Và Thuần nhận ra hành động đó, anh gọi đó là một sự nói dối có toan tính.Chẳng có nghệ thuật nào là thật trăm phần trăm cả. Đã mông má, đã làm cho người khác xem (bây giờ hay sau này) thì đều không còn thật nữa. Vấn đề là còn bao nhiêu phần trăm tính thật của người làm trong đó thôi.

9:00 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tớ thích nhận định của bạn Thuần về việc khi ta đưa máy ảnh lên chụp là những người được chụp bắt đầu hành vi nói dối. Sự nói dối được tập luyện và trở thành phản xạ vô thức, chẳng hạn như động tác nở nụ cười đôi khi thành phản xạ trước máy ảnh.
Từ hồi có mạng xã hội, sự dối đó được thực hành nhiều hơn, nhất là ở các em các cháu teen teen. Chụp sao cho mắt to tròn, môi chúm chím, cằm thon nhỏ... Rất nhiều kỹ năng hay. Thậm chí xuất hiện loại cười mím môi trông rất ổn trên ảnh nhưng cười ngoài đời trông như lũ trẻ móm răng... Thể loại ảnh đó được gọi một từ chuyên môn là "ảnh lừa tình".
Nhưng giống như bạn Lê Anh Tú vừa comment, bạn Thuần đang viết về sự dối, lai quay ngoặt sang viết về sự chân thành, ở nhiều đoạn khác nhau. Đọc đi đọc lại chẳng hiểu gì.
He. Ít nhất hôm nay mới biết bạn Thuần là boy. :)

8:52 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  Hải Yến

@Lê Anh Tú : Khi được chụp ảnh, không phải nhiều người trong chúng ta đều vô thức vuốt lại tóc, chỉnh lại trang phục, tư thế để mình được chỉn chu, nhất là khi lên hình đó thôi. Đang lấm lem có thể trở thành sạch sẽ duyên dáng, đang cười thả ga thì phút chốc thành buồn bã như ý đồ ta muốn, hoặc như anh Thuần gọi là "huyễn hoặc về mình''. Tôi nghĩ, ''việc chụp ảnh cũng khiến tôi bắt đầu trung thực hơn'', vì ta sẽ thấy ra sự giả tạo của chính mình trong những bức ảnh. Mỗi khi tôi thấy sự giả dối của mình, tôi sẽ rất hổ thẹn nếu lân sau việc đó tiếp tục. Và phải bắt đầu học cách trung thực hơn với mình thôi. 

6:04 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  Lê Anh Tú

Vậy rốt cục, với tác giả, những bức ảnh tự họa chân dung là lời nói dối toan tính hay cuộc đối thoại chân thật với bản thân? Tôi cảm thấy có một sự mâu thuẫn trong những gì anh Thuần đã nói: "Tôi cũng nhận ra hành vi là một lời nói dối có toan tính. Khi tôi đưa máy ảnh lên là lúc tôi, bạn bắt đầu nói dối về mình. Bắt đầu huyễn hoặc về mình dưới tình trạng của một mong muốn, một giấc mơ, một hy vọng.
Và đó là giây phút tôi, bạn rời khỏi những hình ảnh của chúng ta, rời khỏi hành vi của chúng ta.
Việc chụp ảnh cũng khiến tôi bắt đầu trung thực hơn, hoặc ít ra tôi bắt đầu trung thực với chính mình."

11:24 Monday,6.5.2013

Đăng bởi:  Trà My

M. thích chữ "nói dối" của tác giả, như là một cách dịch rất nôm na đời thường của mấy thể loại "representation", "framing", "interpretation". 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả