Nhiếp ảnh

Leonid Tishkov: Khi người yêu là mặt trăng

Giống nhân vật trong truyện cổ tích, nghệ sĩ Nga Leonid Tishkov dường như không thể đi đâu nếu thiếu chị trăng khuyết to bằng người thật bên cạnh. Dù đó là Paris, Áo, hay Đài Loan, mọi người thường trông thấy chàng nghệ sĩ cùng với ‘bạn trăng’, họ lang thang trên mái nhà […]

Ý kiến - Thảo luận

23:59 Friday,31.5.2013

Đăng bởi:  Zee

Toẹt vời!!!! Cũng may nước họ ko có định luật về nghệ thuật như kiểu " án phạt cho kẻ gây náo loạn nơi công cộng và làm ảnh hưởng tầm nhìn chiêm tinh của quốc gia hay đại loại như kẻ trá danh thiên nhiên .. :D " làm mềnh nhớ đến vụ việc nghệ sĩ phương sinh "ân ái" vs cái cây của mình nhiệt tâm đến nỗi phải để dư luận "nhắc nhở" vì thiếu tính chất cực đoan trong làm nghệ thuật :3

11:27 Monday,27.5.2013

Đăng bởi:  Pham Huy Thông

 Lãng mạn phết. Tự nhiên nhớ tới Hàn Mặc Tử.
 

8:58 Thursday,23.5.2013

Đăng bởi:  admin

@ SA: Cmt của anh, Soi đã đưa lên thành bài riêng, có hình minh họa. Bài có tên: "Từ khi ông (Othman) là nguyệt". Cảm ơn anh.

4:07 Thursday,23.5.2013

Đăng bởi:  SA

Từ khi ông (Othman) là nguyệt:

Lạ là bạn này sắp đặt vầng trăng khuyết ở khắp nơi mà lại không nghĩ đến các chốn Hồi giáo nhỉ.

Người sáng lập ra đế quốc Ottoman (thế kỉ 13) môt đêm nằm mơ thấy trăng thay vì rụng xuống cầu thì lại rơi vào ngực, tức là điềm sắp làm cha thiên hạ (trong 600 năm liền từ Á sang Âu, Phi). Mặt trăng trở thành biểu tượng của đế quốc này, và bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo nên dần dà được đồng nghĩa với đạo Hồi (chứ bản thân Hồi giáo không có biểu tượng). 

Hội Chữ Thập (được đồng nghĩa với Ki tô) Đỏ, đến các nước Hồi giáo trở thành Hội Trăng Khuyết (lưỡi liềm) Đỏ. Mặt trăng này thường đi với ngôi sao nhưng không nhất thiết. (Trăng thường đi với bạn sao/ Hôm nay trăng dỗi, làm cao một mình?) và có mặt (thì mặt trăng) trên cờ của Tổ chức Liên minh Ả Rập và vô khối quốc gia Hồi trên thế giới. Turkey nhất định rồi, nhưng còn Pakistan, Algeria, Malaysia, Lybia, Tunisia, Mauritania, Maldives, v.v. và kể cả 3 quốc gia thuộc Liên xô cũ, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan.

Tuy biểu tượng này làm nghĩ ngay đến Hồi giáo, nhưng tất nhiên nào của riêng ai. Đề nghị Lý Nhã Kỳ làm đại sứ độc quyền cho Trăng trên toàn thế giới và đổi tên thành Thổ Nhã Kỳ.

Đạo Hồi theo âm lịch, tháng cử Ramadan chẳng hạn, bắt đầu từ lúc nàng trăng hé dáng ngọc ngà.

Cho nên có tranh có cãi trong thế giới Hồi giáo, trăng tháng Ramadan anh ở Saudi thì thấy mà anh ở Indonesia thì chưa. Cho nên hội đồng Hồi giáo ở một nước phải ấn định chính thức là ngày nào. Tuy nhiên có chuyện, tuy là hàng xóm với nhau, nhưng anh cứ theo Hội đồng Hồi giáo địa phương, trong khi tôi theo Saudi, thì sao đây?

Trong trường hợp này phải cử anh Tishkov đến, hay là chị Thổ Nhã Kỳ…

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả