Thiết kế

Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 3: từ 11 đến 15)

Các bạn thân mến, Sau đợt phát động thi sáng tác logo cho Nhà hát Chèo Hà Nội, đến nay các bài dự thi đã được gửi về. Ban Tổ Chức xin giới thiệu với các bạn các mẫu dự thi. Lời diễn giải về logo là do các tác giả tự viết. Hiện các […]

Ý kiến - Thảo luận

1:04 Tuesday,21.5.2013

Đăng bởi:  Phương Linh

bạn bdesign không biết là freelance hay có dạy ở trường nào không nhỉ ? Bạn làm mình nhớ lại hồi sinh viên, cũng phải nộp phác thảo rồi cũng đẩy bài. Trong số tác giả chắc cũng có các bạn sinh viên nhỉ, mang tâm lí dự thi để "cọ sát" thì mức độ đầu tư nó cũng chỉ đến thế, làm việc quyết liệt hơn thì đã có kết quả khác rồi.

10:32 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  admin

@ Gialang: Cảm ơn bạn đã giải thích (và lại còn khen Soi nữa chứ! Soi đúng là không vượt qua ải thông thường của con người, nghe khen là hết hùng hổ ngay :-)


Còn tới hơn 50 bài thi nữa, Soi nghĩ mọi người nên đề dành sức để bình luận, phân tích. Nếu bạn nào có bài viết về kinh nghiệm thiết kế logo đẹp thì nhân dịp này post luôn lên Soi nhé. Cảm ơn Gialang và mọi người.

10:00 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  gialang

Chào Soi
Bạn rất tâm lý, và có tầm xét đoán sự việc và khéo giải quyết mọi khuất tất trên Soi... [bài viết của Soi khá chí lý]

Khi Soi cho đăng bài của tôi, là tôi biết Soi đã lưỡng lự rất nhiều [nên cắt hay nên đăng], nếu cắt thì trang web nào làm cũng được và vẫn đúng, nhưng Soi vẫn cho đăng bài, có nghĩa là Soi rất cao nghiệp vụ và khéo léo trong tâm lý, tôi nể bạn ở điểm nầy

Về phần cuối bài của Soi, hình như Soi có phần hiều nhầm câu nói cùa tôi thì phải, cái từ “tranh luận tréo ngoe chỉ có trên Soi” là tôi khen trang Soi chứ không phải chê Soi, Một trang web tập trung những phản biện trái chiều là trang web mạnh và hay, tập trung những nhà hùng biện để có những lập luận đối nghịch, soi ra những điểm yếu mạnh của từng tác phẩm văn chương, hội hoạ, điêu khắc. Tréo ngoe chỉ có trên Soi ở đây là Soi gần như một phiên toà công khai tập trung và thu hút các nhà hùng biện, các luật sư sẵn sàng đưa ra các quan điểm đối nghịch, để cuối cùng có 1 kết quả tốt nhất, ý của tôi nói là vậy, chứ Soi đừng hiều nhầm là chê Soi hay chê bai ai.

Thân chào Soi và độc giả

7:34 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  admin

@ Gialang: Soi rất không tán thành cách tranh luận của bạn. Bạn yêu quý logo số 2 là việc của bạn, người khác không yêu nó là việc của người ta, cũng như người yêu của bạn, bạn yêu là được rồi, cần quái gì phải đứng ra bảo vệ cô/cậu ấy đến mức cay cú, chụp cho người chê lắm cái mũ thế.

Nothing Unusual khen logo số 2 thì liên quan gì đến việc Bdesign kêu logo về nghỉ khỏe mà bạn phải chì chiết "kiểu phản biện tréo ngoe và đầy kịch tính như thế nầy chỉ có trên SOI"? Tất cả phải đồng lòng nhất trí khen logo số 2 như bạn khen mới là không tréo ngoe à? Làm việc trong lãnh vực mỗi người một sở thích mà không chịu để ai chê, coi người chê là kẻ thù, thì nên chuyển sang làm việc trong môi trường máy tính cho nó được chuẩn hóa đi bạn, đỡ khổ hơn không?

Thành thực, bạn đừng làm cho mọi người ghét lây logo số 2 vì cách bảo vệ của bạn.


 

23:57 Sunday,19.5.2013

Đăng bởi:  gialang

Một phát hiện thú vị và đầy kịch tính chì có trên SOI
 mời độc giả cùng tham khảo bảng thang điểm do
Nothing Unusual  nhận xét
1: Có sự đầu tư về hình và typo, bố cục nhưng dường như cách điệu hình vẫn chưa đủ tốt. Ý nghĩa khá tuy nhiên những gì liên quan đến hoa sen đều hơi... sến. 2: Hình và chữ đủ tốt, nếu phát triển thêm sẽ tốt thêm, nhưng màu sến. Ý đủ tốt. 3: Hình xấu. Typo xấu. 4. Ý lạ, hình hay, nhưng khi nhìn vào tôi vẫn không chắc đó là một nghệ sĩ chèo vì thiếu điểm đặc trưng. Và một lần nữa tôi vẫn thấy bông sen nó sến và không liên quan tí gì tới chèo. 5. No comment.
--------------------------
6: Hình xấu, thành phần không liên quan, trông như 2 logo ghép lại. Typo không có sự đầu tư. 7. Ý đồ rất khiên cưỡng nên tôi không bình luận về hình. Typo thành phần tranh chấp. Màu xấu. 8. Hình rất xấu, giống như một cách điệu cây thông Noel xấu. Ý đồ khiên cưỡng. Không có sự đầu tư vào typo. 9. Sến, quá nhiều thành phần. Hình không gọn. Typo không có sự đầu tư. 10. Hình vẫn chưa có sự hoà hợp giữa hai thành phần (mặc dù đã có đầu tư phần hoa văn trong quạt kết nối với mái của Khuê Văn Các). Riêng ý có nhiều tiềm năng, và về mặt cách điệu, hình quạt và hình khuê văn các có rất nhiều cách kết hợp đẹp với nhau.
-------------------------------------------
11: Khi nheo mắt lại, tôi không thấy hình. Khi mở mắt ra, tôi cũng không thấy hình. Khi nhắm mắt, tôi cũng không tưởng tượng được hình. Như vậy thì có thể kết luận là hình yếu được rồi nhỉ.  Về ý thì cái này tham ý và không chọn lọc. Chấm hết. 12: Cái này thì no comment.  13: Cái này lấy làm logo cho sân khấu kịch, cải lương, tuồng,... đều được, không có đặc trưng của chèo. Typo chữ H cũng không đẹp. Hình cũng xấu nốt.  14: Cái này là cái tốt nhất trong số 15 logo, nhưng quả thật quá giống logo của khách sạn Mandarin Oriental ở Hương Cảng nơi anh Leslie Cheung aka Trương Quốc Vinh thần tượng tôi đã gieo mình xuống. Khi nhìn vào logo này tôi không khỏi có cảm giác đau lòng :( Cái quạt cách điệu kiểu này tôi thấy cũng không ổn lắm. Nó hơi... thô, không phải thô do cố ý cách điệu mà do cách điệu nhầm cái quạt thô, không phải cái quạt tinh tế của các nghệ sĩ chèo đâu. 15. Nhìn vào vừa thấy cờ quân phiệt Nhật vừa thấy giống logo con công của hãng truyền hình NBC là thế nào? Chưa kể typo vừa xấu (chữ bị bóp bẹp), vừa gây hiểu lầm về ngữ nghĩa nữa.----------------------------------------------
 như theo nhận xét của bác nothing Unusual thì logo số 2 ngoài khía cạnh màu sến
thì hình và chũ đủ tốt  phát triển thêm tốt thêm, ý đủ tốt... tuy là chưa phải logo hoàn  hảo ddưới cái nhìn của bác nothing Unusal  nhưng tạm thời đến bây giờ logo số 2  nằm  ở thang điểm khá cao trong tổng sắp , nếu không muốn nói là cao nhất trong số nầy [ ngoại trừ logo số 14 ]
 
---- còn theo nhận xét của bác bdesign : hầu như toàn bộ số logo nầy có thể chỉnh sữa thậm chí làm mới lại cái khác rồi vào chung kết [ cái nguyên tắc làm lại logo nầy lấy  ở  đâu ra vậy tro8i2 ] , riêng logo số 2 và vài cái quà tệ được  về hưu nghĩ dưỡng cho khoẻ , chứ đừng  thiết kế nữa...
Phản biện tréo ngoe và đầy kịch tính như thế nầy chỉ có trên SOI _
 
 
 
 

22:29 Sunday,19.5.2013

Đăng bởi:  gialang

theo gialang nghĩ tác giả số 2 và số 13 không trùng nhau đâu, bạn hãy nhìn vào co chữ bên dưới thì dể phân biệt hơn, vì thường thì mỗi tác giả có chữ khác nhau
nếu phun cũng đồng ý với bdesgn cho tác giả số 2 nghỉ về hưu, nhưng nhỡ cơ quan hay nhà nước không chấp nhận đơn đề nghị của phun và bdesgn cho tác giả nghỉ hưu thì sao đây ???  hay, phải tìm mọi kế cho tác giả số 2 nghỉ hưu
gialang đã gần 50 năm làm nghề hát hò, hôm nay nghe lớp trẻ trổ tài, gialang thấy vui quá

22:09 Sunday,19.5.2013

Đăng bởi:  Phun

Mình thì thấy hãi logo số 2 lắm, cũng như các logo do tác giả của logo số 13 này làm ra (mình đoán thế vì có chung một hệ màu rất loạn: đỏ và tím). Logo số 2 dù cho gialang có diễn giải hay ho như thế nào thì mình mãi mãi vẫn không thấy đẹp nổi. Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bdesign về những logo nên về nhà nghỉ sớm :-)

21:52 Sunday,19.5.2013

Đăng bởi:  gialang

danh sách logo bị bdesgn loại bỏ là logo số 2 và số logo khác thì được bdesign hướng dẫn làm lại để vào chung kết [ngay cả tác giả logo số 14 được cho là đạo logo cung được khuyến khích thiết kế lại cái khác dễ coi hơn, miễn đừng đạo logo nữa...] 


Như vậy chúng ta thử tìm hiểu cái xấu của logo số 2 đến mức độ nào mà được bdesign xin cho về nhà nghĩ hưu?
Thứ nhất: bố cục logo số 12 quá chặt chẽ: chặt chẽ ở mức độ chiếc quạt nan, cây đàn nguyệt, chiếc trống chầu phía trên đều ở dạng mỏng và nhẹ [có vẽ như hư không ], tất cả những vật dụng trên được đặc trên 1 bộ giá đở phìa dưới cứng cáp vững chãi, [dù có phong ba,bão táp thì chiếc quạt không rợi, cây đàn không rớt, chiếc trống không đồ...]
Bố cục theo theo kiểu hút tầm nhìn vào tâm: chiếc quạt, cây đàn, chiếc trống chầu cùng 1 tâm điểm [bố cục nầy gọi là chuyển động của hệ mật trời - tạo ra âm dương hoà hợp trong chèo]
 Bố cục liên kết vòng khép kín: Nếu rút chi tiết biều tượng HN thì ngay lập tức đàn nguyệt, trống chầu biến mất [có nghĩa là HN không có trong logo nầy thì âm hưởng, nhạc nhã chèo cũng không còn nữa]
 Logo HN đưa vảo logo số 2 không hề khiên cưỡng hay rời rạc riêng lẻ, mà nó là cái giá đỡ, cái bệ phóng, cái nền tảng cho nhà hát chèo bay cao vả phát triển vững vàng
Hình ảnh logo số 2 quá biến thiên, biến thiên từ 1 chiếc quạt thành 2 chiếc quạt, biến thiên cây quạt thành cây đàn thành cái trống – khi quạt xếp lại thì đàn trống biến mất tạo nên một không gian lặng trên sân khấu – và ngược lại quạt bung ra, đàn trống trỗi lên… [vì chiếc quạt, cây đàn, trồng chèo là cùng 1 nét]
 Nhưng sâu lắng hơn cả vẫn là lúc đàn không kêu, trống không đánh nhưng trên sân khấu người nghệ sĩ chèo vẫn biểu diễn đầy cảm xúc nhờ vào chiếc quạt nan, chi tiết nầy nằm  ở chồ khi chúng ta thử tưởng tượng bỏ chi tiết đàn, bỏ chi tiết trống, nhưng chiếc quạt vẫn còn nguyên không hề mất theo…
Phải chăng logo số 2 bố cục quá vững, tâm trạng chèo quá sâu xa, logo nói lên định hướng phát triển vào ngày mai của chèo như buổi bình minh trên biển cả….
 ?????



 
 

17:28 Sunday,19.5.2013

Đăng bởi:  admin

@ bdesign: Khi nào bên Nhà hát gửi các bài dự thi logo về thì bên Soi đưa lên thôi bạn. Chắc nay mai thôi.

17:10 Sunday,19.5.2013

Đăng bởi:  bdesign

Không còn bài thi lần 4 lần 5 nữa à thưa SOI?

Một công ty thiết kế logo, sau khi có các phương án sơ bộ, thường sẽ phải sửa chữa nhiều lần trước khi trình khách hàng, và sau khi khách hàng yêu cầu sửa. Vì không phải thiết kế một lần mà đạt ngay. Còn không biết một cuộc thi thì chọn được là dùng luôn, hay có cho sửa chữa phát triển không? Các công ty thiết kế, nếu có nhân viên tự làm thì bắt nhân viên sửa, còn nếu thuê thiết kế tự do bên ngoài,mỗi lần yêu cầu sửa trả thêm ít tiền, chọn được đến bước nào trả tiền bước ấy, vào chung kết thì trả tiền cao hơn. Nếu tôi là phụ trách thiết kế, và đây là các phương án của tôi có được, thì trong số 15 cái đầu tiên này mà buộc phải chọn ra, thì dù sao cũng mới chỉ coi như phác thảo lần thứ nhất, và tôi sẽ chọn những cái sau để yêu cầu phát triển thêm, trong nhiều lần kế tiếp, rồi sẽ lại lọc dần ra đến khi còn 3 đến 5 cái cuối cùng để trình khách hàng. Những cái còn có thể phát triển vì nhìn còn thấy tác giả có thể phát triển được, chứ như các ông tác giả số 2 và số 5, 8, 11, 12 thì xin chào thua, đi về nghỉ cho sớm chợ:

Mẫu số 1 cũng trên ý này nhưng tìm lại hình cho đẹp, và cô đọng. Còn người cầm nón múa trên hoa sen hay cầm quạt múa trên hoa gì hay giải lụa gì hoa văn gì, thì đó là việc của tác giả. Nghiên cứu kỹ dáng của người hát chèo múa thế nào mà tạo hình. Chú ý cách múa của đôi tay chứ không chỉ là dáng người. Xem có thể bỏ ra khỏi hình tròn không, vì hơi bó buộc chật chội khi trong vòng tròn.

Mẫu số 3, số 6 chỉ cần bắt chước cách tối giản hóa logo thành các nét (line) của logo Hà Nội, thiết kế thành tổ hợp các lines. Không dùng chi tiết của logo Hà Nội vào đây, bỏ hướng suy nghĩ về hai cánh màn và ngôi nhà. Sân khấu chèo có thể chỉ là cái chiếu cói và cái quạt. Muốn gợi sự cổ kính thì thêm cái mái đình (chiếu chèo trước sân đình). Làm thế nào thể hiện việc này, đó là việc của tác giả.

Mẫu số 4 tìm lại hình tranh dân gian nào gần với chèo hơn. Bỏ hình vuông bên ngoài.

Mẫu số 9 tránh để gây cảm giác quốc huy, đơn giản hóa hình Văn Miếu, khai thác yếu tố vành khăn, quạt, giải lụa. Đã có vành khăn (là cái đầu người) và cái quạt thì nên có thêm đôi tay. Tránh làm cân đối quá vì gây tĩnh.

Mẫu sô 14 thì đẹp nhưng vì là đồ ăn cắp nên loại hẳn, tìm cách khác. Tìm hình động của cây quạt như Phó Đức Tùng đã nói. Thế nào là hình động trong trạng thái 2d? Một cái quạt gấp như cái roi thì không động. Một cái quạt xòe toàn bộ như đuôi chim hay xòe một nửa cũng không động. Một cái quạt gấp để chéo mô tả con ngựa cũng không động. Mà làm sao mô tả sự chuyển biến của nó, từ trạng thái nọ sang trạng thái kia, thì nó sẽ động. Làm sao mô tả được điều đó, là việc của tác giả.

Mẫu sô 15 là một ví dụ cho chỉ một trạng thái duy nhất là cái quạt đang xòe mà vẫn động, vì nó có sự chuyển màu. Nhưng nó vẫn quá cân đối và các nan quạt tìm hình chưa đẹp, phải tìm lại. Hình Văn Miếu xem lại vị trí khác, nằm chồng lên che cái quạt làm mất vẻ đẹp của quạt, và tối giản hóa nó hơn nữa.

Tất cả các mẫu phát triển, xem lại typography. Như trong mẫu số 14 là có typography tốt, nghiêm túc chững chạc, có cá tính của chữ, cổ điển mà vẫn hiện đại trang nhã. Toàn bộ cụm logo cũng nên chú ý thiết kế đặt trong khuôn khổ tỷ lệ vàng (1:1.618) cho thuận mắt.

17:54 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  Nothing Unusual

Về các logo trong nhóm này:
11: Khi nheo mắt lại, tôi không thấy hình. Khi mở mắt ra, tôi cũng không thấy hình. Khi nhắm mắt, tôi cũng không tưởng tượng được hình. Như vậy thì có thể kết luận là hình yếu được rồi nhỉ. 
Về ý thì cái này tham ý và không chọn lọc. Chấm hết.
12: Cái này thì no comment. 
13: Cái này lấy làm logo cho sân khấu kịch, cải lương, tuồng,... đều được, không có đặc trưng của chèo. Typo chữ H cũng không đẹp. Hình cũng xấu nốt. 
14: Cái này là cái tốt nhất trong số 15 logo, nhưng quả thật quá giống logo của khách sạn Mandarin Oriental ở Hương Cảng nơi anh Leslie Cheung aka Trương Quốc Vinh thần tượng tôi đã gieo mình xuống. Khi nhìn vào logo này tôi không khỏi có cảm giác đau lòng :(
Cái quạt cách điệu kiểu này tôi thấy cũng không ổn lắm. Nó hơi... thô, không phải thô do cố ý cách điệu mà do cách điệu nhầm cái quạt thô, không phải cái quạt tinh tế của các nghệ sĩ chèo đâu.
15. Nhìn vào vừa thấy cờ quân phiệt Nhật vừa thấy giống logo con công của hãng truyền hình NBC là thế nào? Chưa kể typo vừa xấu (chữ bị bóp bẹp), vừa gây hiểu lầm về ngữ nghĩa nữa.

12:40 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  coi

 
bố cục và màu sắc có vẻ giống cái logo này nhỉ: http://www.luxurytravelmagazine.com/images/article/Europe/Spain/Mandarin-Oriental-Barcelona_logo.jpg
 

12:08 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  Candid

Số 14 có vẻ giống 1 cái logo nhất

11:32 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  Còi

Em thích cái 14 và 15

11:27 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  Bưởi

Thích những logo nào nhìn cái hiểu ngay, các ý đan xen logic, độc đáo, nhìn vui mắt. Chứ như mấy mẫu ở đây ngồi mà giải trình hay chỗ này hay chỗ kia, nhìn quá chán

11:27 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  tran toan

logo số 15 nặng về địa danh quá, có nghĩa là hào quang bóng loáng phát lên từ Khuê văn Các, chưa thấy âm nhạc trong logo nầy, chỉ thấy chiếc quạt làm hào quang cho Khuê văn Các

ngược lại logo số 11 diễn tả là logo có âm nhạc [nhạc cụ đàn, trống], có ca từ trong logo nhưng chưa toát lên âm nhạc của dòng nhạc nào: chèo hay hát bộ hay cải lương

nếu kết hợp logo số 11 và logo số 15 thì hay quá, sau đó chia đều mỗi tác giả 25 triệu [giải thưởng 50 triệu] thì tốt hơn

11:12 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  Thanh Bình

mình thấy logo thứ 14 về màu sắc đến bố cục làm gợi nhớ đến logo khách sạn cao cấp Mandarin Oriental. 

10:44 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  Phạm Hưng Long

Thực tình mình nghĩ có cách sau dễ biết nhất là logo nào đẹp hay xấu trong cuộc thi này: logo nào làm xấu giao diện chủ của Soi thì logo đó xấu :-). Mình thấy các logo từ hôm ấy tới nay có mỗi hai cái không làm xấu giao diện Soi là logo số 4 và logo số 7 (cái mà đang tranh chấp giữa phượng với công ấy). Còn lại khi hiện trên giao diện của Soi đều rất thô rất xấu.

9:50 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Logo số 15: Nếu bố cục tách cụm từ "NHÀ HÁT CHÈO HÀ NỘI" làm đôi thì "Nhà hát chèo" là chính, phải liền thành cụm và lớn hơn so với "Hà Nội" chỉ mang tính địa danh vốn là yếu tố phụ. Nhỉ? :D

8:46 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Một công ty có thể lấy bất kỳ cái gì làm logo mà không cần giải trình, vì không ai có thể phàn nàn là logo không đúng ý tưởng của họ. Tuy nhiên ngay cả nếu bạn là người thiết kế logo cho một công ty, bạn vẫn phải giải trình tại sao bạn dùng hình ảnh này mà không dùng hình ảnh khác, và hình ảnh của bạn đề xuất phải phù hợp với thông điệp của chủ đầu tư.


Còn đối với một đơn vị công cộng có chức năng cụ thể như "nhà hát chèo Hà Nội" thì không thể lấy bất kỳ hình ảnh gì, mà phải có giải trình. Bản thân nghĩa chữ Logo bao gồm "reason".


Tất nhiên không cần "diễn nôm" từng chữ, mà có thể đưa ra một reason trừu tượng khác kiểu "phục sinh", "tương lai sáng lạn" v.v. Chẳng qua tôi thấy hướng của các logo đều theo kiểu thể hiện nội dung, nên muốn bàn xem nội dung nào là trọng yếu.


Bạn Lu


Đúng là về lý logo này cần 3 phần, nhưng như tôi đã nói, 3 phần này không quan trọng ngang nhau. đã đành là tỉnh nào cũng có nhà hát chèo, nhưng chèo Hà Nội chẳng có gì khác về cơ bản với chèo ở nơi khác, chẳng qua diễn ở Hà Nội thôi. Vì thế sẽ không có tính biểu tượng của thể loại "chèo Hà Nội", mà chỉ có "chèo và Hà Nội" thôi. Càng đưa nhiều nội dung, Logo sẽ càng khó tốt. Tất nhiên không loại trừ khả năng có ai đó kết hợp được cả 3 ý trong 1 logo, tuy nhiên thông thường logo muốn tốt chỉ nên tập trung thể hiện một ý cơ bản.

8:40 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  bình thạnh

bài thi số 14 từ màu sắc đến bố cục làm mình liên tưởng đến logo khách sạn mandarin oriental...tư tưởng lớn gặp nhau ở đây chăng?
 

7:45 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  hieniemic

Cái mặt khóc mặt cười là biểu tượng chình uỳnh của kịch Hy Lạp mà sao ai cũng lôi vào gán cho bảo là biểu tượng của chèo là thế nào nhỉ? 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả