Nhiếp ảnh

Ảnh chỉnh sửa của Paul Hansen có phải trả lại giải World Press?

Một  cơn bão đang nổi lên trong giới nhiếp ảnh báo chí sau lời tiết lộ rằng tấm hình đoạt giải ảnh World Press 2012 được thêm thắt một chút công nghệ, chứ không chỉ đơn giản là ảnh rửa từ phòng tối. Tác phẩm lớn của nhiếp ảnh gia Paul Hansen người Thụy Điển […]

Ý kiến - Thảo luận

4:10 Tuesday,21.5.2013

Đăng bởi:  SA

Một ủy ban điều tra của Israel ngày 20/5/13 vừa công bố kết quả điều tra của họ về thước phim tài liệu của đài France 2 cho thấy 1 em bé bị bắn chết là 'dàn dựng'. Trước đây, Israel đã công nhận việc này nhưng sau khi 'điều tra kỹ lưỡng' thì rút lời lại. Chính quyền Israel cho đây là việc 'vấy máu', là 'chiến dịch gian láo' của truyền thông quốc tế v.v. và em bé không chết vì thấy em 'còn cử động 1 tay và lúc lắc đầu'! Phía France 2 đòi mang ra một ủy ban điều tra quốc tế cho rõ chuyện.
Trong chuyện được giải Paul Hansen này, nếu là chụp ảnh nạn nhân của khủng bố Palestine thì hẳn đã không có 'ai' nêu ra vấn đề sáng tối, mỹ thuật, đạo đức săn tin gì hết. Ngược lại với phát biểu của Th t Netanyahu, ảnh hưởng của Israel với truyền thông quốc tế 'gian láo' là lớn nhất, không ai bì.
http://www.guardian.co.uk/world/2013/may/20/israeli-inquiry-film-aldura-death-gaza?INTCMP=SRCH

17:05 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  candid

Về bản thân em thì không thấy vấn đề gì trong việc chỉnh sửa vì bản thân việc chọn góc chụp cũng đã là 1 sự chỉnh sửa (cắt cúp rồi).
Còn về kỹ thuật buồng tối analog, tráng phim, phóng ảnh, dodge and burn, thêm thắt này nọ thì cũng y hệt kỹ thuật buồng tối digital thôi. Khác nhau ở chỗ digital thì nhanh hơn.
Nhưng trong nhiếp ảnh hay trong hội họa thì bao giờ cũng có sự tranh cãi giữa sự Duy Mỹ hay là không.

14:59 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  SA

Cỗ máy tuyên truyền của Israel làm việc tốt và hiệu năng cao.
Khi 'gây' tin về 1 ảnh được giải, người đọc lướt mạng hay lướt báo sẽ nhớ loáng thoáng (nếu không có quan tâm thật sự và tìm hiểu) là có ảnh World Press bị tước giải (hay nghi vấn) là phản ánh không trung thực cuộc tấn công Gaza, trình bày sai lạc trẻ con nào đó trúng bom chết bằng xảo thuật HDR này nọ. 
Tức là, từ nghi vấn về 'đạo đức' chụp ảnh, cỗ máy này gây ra nghi vấn về bắn tên lửa chết trẻ con (bắn tên lửa chết trẻ con thì không hề sử dụng HDR nên hoàn toàn đạo đức).
Phao lăng nhăng không phải là không có kết quả, 9 năm sau khi xâm lăng Iraq, 31.8% người Mỹ vẫn nghĩ là Saddam có vũ khí hủy diệt (lý do Hoa Kỳ 'phải' can thiệp) và 25.6% tới giờ vẫn chưa biết là có hay không (câu hỏi 63)! Hay 31.2% tin rằng Obama sinh ra ở nước ngoài và 18.5% không rõ hoang mang (câu 64).
http://www.dartmouth.edu/~benv/files/poll%20responses%20by%20party%20ID.pdf
Năm 2006, một phóng viên làm việc cho Reuters đã mất việc vì photoshop thêm khói vào 1 ảnh Israel oanh kích Lebanon. Ông này vi phạm đạo đức nghề nghiệp thật vì vẽ thêm vào hình tuy Israel có oanh kích thật và có oanh kích ra khói cẩn thận. Giờ, đẩy thêm Hansen vào cùng rọ thì rất khéo, đã có tiền lệ chụp ảnh gian để bêu riếu Israel, một bọn chúng mày.
http://www.nbcnews.com/id/13165165/ns/world_news-mideast_n_africa/t/altered-images-prompt-photographers-firing/#.UZnXipzqXAs
 
Phải biết, trước bất cảnh cảnh nào hay 'tin' nào, mỗi người chụp đều có một cái nhìn cá biệt. Đơn giản là đưa máy lên mắt, nếu Hansen cao 1m90 thì máy ở tầm 1m75, nếu ông cao 1m50 thì máy ở tầm 1m35. Tầm đè và tầm nâng đã khác nhau, chụp ảnh nạn nhân ta chụp từ trên xuống, chụp ảnh lãnh tụ ta chụp từ dưới lên. Xin miễn nói đến những chọn lựa khác của người cầm máy, góc độ, ánh sáng, khẩu độ, tốc độ, đàu kính, tác động, kính lọc v.v.


Trước đây, phim về đến phòng tráng, pha thuốc, thuốc nào, pha ít pha nhiều, lắc nhanh trong 10 phút khác với lắc chậm trong 9 phút. Khi in ảnh ra giấy, thợ in chọn độ sáng tối và tương phản, độ cứng hay độ mềm của hình. Thời điểm đó phải dùng tay hay dùng 'mặt nạ' để chỗ tối quá làm cho sáng ra khi in hay chỗ sáng quá (như trời trong hình) sẫm lại (dodge/burn) là tiền thân của kỹ năng số HDR.


Trong kỹ thuật số, sensor ghi hình của Sony khác với sensor Fuji, Sigma. Hình được ghi xong dưới dạng gọi là nguyên thuỷ (RAW) còn phải qua công đoạn nén thành JPEG của máy, hoặc là 'tráng' bởi lựa chọn nào đó của người chụp, để chỉnh màu, tối sáng, tương phản... Cho nên, chẳng có gì là ghi nhận trung thực cả. Một con khỉ cầm máy bấm, tùy máy nào còn ra những kết quả khác nhau, có khỉ biết đâu được giải và có khỉ bị đánh hỏng.


Nếu Paul Hansen vẽ thêm râu cho người cha ôm xác thì mới nói, còn nếu ông chỉ sử dụng HDR cho cân xứng phần sáng tối thì đó là quyền trình bày của ông. Giờ, cân sáng có thể dùng flash (giữa ban ngày) chẳng hạn. Vậy dùng flash khi săn tin có đạo đức hay không? Thế nào là 'dàn dựng', hẳn không phải ông Hansen xui Israel bắn tên lửa chết người cho ông chụp được hình.


Về 'dàn dựng', nhiếp ảnh gia W. Eugene Smith từng có câu "Tôi không phải là người làm ra các điều lệ, tại sao tôi lại phải tuân theo"
http://lens.blogs.nytimes.com/2013/01/03/w-eugene-smith-i-didnt-write-the-rules-why-should-i-follow-them/
 
 

11:08 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  candid

Cái này có lẽ là người ta cảm thấy vấn đề về đạo đức, trước nỗi đau đó thay vì chỉ là 1 bức ảnh đưa tin, tác giả lại muốn có 1 bức ảnh đẹp, tỉa tót từng chỗ sáng tối để nhằm đoạt giải chăng?
Có lẽ vấn đề cũng tương tự với 1 số nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer khác.

11:03 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  candid

Trong số ảnh bị tráng hỏng của Capa hình như chỉ vớt vát được 5 kiểu gì đấy những ảnh đó đều trở thành nổi tiếng. Những bộ phim như về D-Day như Giải cứu binh nhì Ryan đều có cảm hứng từ những bức ảnh của Capa.
Truyện rằng, sau khi tráng rửa xong, in thành ảnh Trưởng bộ phận kỹ thuật của Magnum mới phê vào bên cạnh là Slightly out of focus nghĩa là bị Out nét nhẹ. Capa rất cáu khi những bức ảnh phải trả bằng máu mà bị xem nhẹ thế nên sau này khi ra cuốn sách ảnh ông dùng câu này để làm tiêu đề: Slightly out of focus.
 
https://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&cad=rja&docid=JG51EoWIeNutLM&tbnid=dWndH9n61NekWM:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fwww.vincentborrelli.com%2Fcgi-bin%2Fvbb%2F107191&ei=UKCZUZ_WIq2higef_YHwCA&bvm=bv.46751780,d.aGc&psig=AFQjCNEdkW7GEuZRWVA8iooxXyQ5gcyT1g&ust=1369108939617553

10:15 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  SA

Những thắc mắc thế này, chữa hay không chữa, xuất phát từ quan niệm là ảnh nói chung và đặc biệt ảnh phóng sự ghi nhận và phản ánh 'sự thật' nào đó khách quan. Ảnh trên này, chỉ có một sự thật là đám tang của hai em bé đi qua con ngõ hẹp này vào lúc trời sáng. Nếu Paul Hansen ngồi thụp xuống đất, hay dùng một đầu kính khác, rộng hơn (nữa) hay chật hơn, đưa máy sang trái thay vì sang phải như ở đây thì ta đã có một 'sự thật' và ánh sáng, gốc độ khác. Nếu ông bấm máy mà quên không gỡ nắp kính thì ta đã có một 'sự thật' tối mò và khỏi chỉnh sửa luôn. 

Nếu loạt ảnh đổ bộ Normandy 1944 của Robert Capa không gặp tai nạn trong phòng tráng thì đã mất nhiều ấn tượng hay là gây một ấn tượng khác.
Ngày đó chưa có phần mềm lung linh trên màn hình vi tính mà chỉ có thuốc hắc D76 pha với 1 phần nuớc và đứng đó lắc 9 phút 30 giây để tráng cho nên 'sự thật' được tôn trọng?

Chùm ảnh vô tình bị chỉnh sửa của Capa ở đây

(Người thợ tráng gây ra tai nạn hỏng phim này tục truyền là Larry Burrows, về sau trở thành 1 nhiếp ảnh gia hàng đầu của cuộc chiến tại VN và tử nghiệp tại Lào 1971)

8:02 Sunday,19.5.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ơ nhìn từ đầu là biết ảnh này có dùng kỹ thuật chỉnh ánh sáng rồi mà. Với lại cái HDR này bây giờ phổ biến như không khí. Nhiều máy có chức năng cài đặt sẵn luôn rồi. Chuyện bình thường như việc ống kính có lắp thêm filter.
Cái quan trọng là sự kiện đã diễn ra như thế và nhiếp ảnh gia đã bấm máy như thế.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả