Kiến trúc

Giải pháp của Uyên Lê cho nhà 32m

Góp tiếp cho căn nhà mà Lê Phương nêu, theo tôi, cần ưu tiên chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên. Hơn nữa, như vậy sẽ tiết kiệm điện, đảm bảo sức khỏe, nhất là các bác lớn tuổi. Diện tích căn hộ quá nhỏ, nếu ngăn phòng ra thì diện tích sinh hoạt không […]

Ý kiến - Thảo luận

3:43 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  Linh

Mình hỏi bạn Uyên 1 câu : " Đồ đạc như chăn màn ,quần áo bạn tính cho người ta để vào đâu thế ???"

2:28 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  Linh

- Nhà đã chật rồi lại còn 2 bộ bàn ghế: bàn ăn và sô pha. Bỏ bộ bàn ăn đi, mang đồ ra sopha mà ngồi ăn xem TV. Chỗ bộ bàn ăn để trống mà ngồi. Vào nhà là đập ngay phải bộ bàn ăn. Bộ sofa thì quay ngược lại hướng ra phía ban công, TV treo lên tường phía đang đặt bộ sofa hiện tại. Vậy khi đi vào từ cửa sẽ nhìn thông thẳng 1 mạch vào nhà, không gian sẽ thoáng và không có vật nào cản mắt cả. Còn bàn làm việc tốt nhất là nên chọn loại bàn nhỏ hoặc dạng kệ đặt ngồi bệt
.- Cửa ban công mở trực tiếp từ phòng khách sẽ tốt hơn. Còn giặt quần áo chịu khó bê chậu qua phòng khách 1 tí là được. Chứ muốn ra ban công hóng gió lại phải qua 2 lần cửa thì ngại chả muốn đứng dậy luôn. Nếu là mình mình sẽ đập luôn tường ngăn phòng khách và sân phơi để đấy làm hệ cửa kính toàn bộ. Cảm giác về Không gian sẽ rộng ra rất nhiều.
- Nhà vệ sinh đã bé còn tắm bồn lại thêm cửa nữa. Quá chi là mất diện tích. Giải pháp là tắm đứng bình thường gắn hoa sen lên tường thôi.

15:00 Saturday,8.6.2013

Đăng bởi:  Tran

Đọc qua mấy cmt thì thấy mọi người góp ý cho bạn khá là chính xác, chỉ là hình như bạn chưa hiểu nên cứ giải thích hoài, thôi thì cho mính nói 1 câu công bằng nhé.

Phương án của bạn đúng thật là chưa tốt và khó mà phát triển được, nói chung là cách bố cục không gian của bạn quá chặt đúng như kiểu QH phân lô nên mặc dù chỉ là phương án chưa đi vào chi tiết nhưng những người có kinh nghiệm thì đều thấy rằng chẳng thể nào phát triển được gì ở phương án của bạn.

Cách nhận định về QH quảng trường hay công viên của bạn là rất chủ quan phiến diện, vì không phải cứ khu vực y tế, hành chánh giáo dục thì tương 1 cái quảng trường vào rồi cho là hay thì thật là ấu trĩ quá, không hiểu tính chất hoạt động của quảng trường là như thế nào nên mới bảo để quảng trường ở đó là hợp lý. Vì đã là quảng trường thì sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động mang tính chất ồn ào náo nhiệt không chỉ trong những ngày lễ mà ngày thường cũng có, nên không thể để gần y tế giáo dục là điều hêt sức hợp lý, chỉ những người thiếu hiểu biết và bảo thủ thì mới cho rằng những ý kiến mình đưa ra toàn đúng.

11:46 Saturday,8.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

@Tiến:
Cửa trượt trong tình huống đó thì luôn là mở về 1 bên mới rộng ra được chớ. Đó là vẽ theo dạng ký hiệu thôi. Trong kiến trúc cửa  và một số thứ khác người ta chỉ vẽ ở dạng ký hiệu mà. Ký hiệu cửa trượt. Có thể là trượt hẳn về 1 phía (cái này thế giới làm cũng nhiều rồi), có thể nhiều cánh như từng tấm cửa kiot về nguyên lý  đóng mở (thế giới cũng có nhiều, nhưng tiện lợi dễ sử dụng và đẹp hơn hẳn), chưa tính. Còn hình thức cụ thể, phải ở giai đoạn thiết kế chi tiết. Đó là một cái cửa đặc biệt. Bạn chấp vặt quá.

Về chuyện sơ sài, thì đúng. Mình vẽ sơ bộ mà. Chỉ là không gian sử dụng thôi. Mình đã nói từ đầu rồi. Hình dung tiếp của bạn là không gian sẽ đơn điệu hả?
Mình thấy mọi người vẽ đưa lên, nghĩ rằng một căn hộ quá nhỏ mà chia nhiều phòng (ngay cả vách ngăn thoáng) cho đầy đủ như  căn hộ bình thường thì không bình thường lắm. Mà lại đẩy cái giường ngủ về cái cửa sổ lấy sáng duy nhất, đọc lại đầu bài, thấy đó là ý muốn chủ nhà. Lại chợt nghĩ, các KTS quên mất rằng KTS ở vai trò tư vấn. Không thấy ai bàn nên là phù hợp, hay nên là ý thích chủ nhà. Và dung hòa mọi thứ lại ra sao.

Mình thích nội thất đơn giản, gọn gàng. Khi sống trong đó nếu có lôi thôi một tí thì không đến nỗi, còn đã rườm rà rối rắm mà thêm một chút bề bộn thì như giọt nước tràn ly. Đầu tiên là khổ cho đôi mắt. Và sự đơn giản, đôi khi có vẻ như đơn điệu, như thiếu, nhưng thử hình dung, khi người ta sống trong đó, lâu lâu lại thích mang về một số vật trang trí, đồ lưu niệm, ... còn có chỗ mà thể hiện cá tính chủ nhà. Lại thêm chút mới lạ. Còn về mặt trang trí mà đủ đến mức không nên thêm bớt, mình nghĩ là không nên.

Còn chuyện công viên hay quảng trường, đó là hai thể loại khác nhau, nên bạn nói  "nếu cho rằng quảng trường có hồ nước cây xanh thì cũng chẳng thể nào bằng công viên được" là tầm bậy. Mình thấy khu đất đó làm quảng trường thì phù hợp hơn, nên bảo rằng tốt hơn. Nếu thay quảng trường Ba Đình thành công viên Ba Đình thì sao bạn? Và nói như bạn, thì thay thế hàng loạt quảng trường thành công viên thì tốt hơn hả?

Mình chưa bảo diện tích cây xanh xung quanh là đủ hay không, cũng là bạn tự bịa đặt nốt!), nhưng giờ nếu nói về điều này, thì mình khẳng định rằng diện tích cây xanh khu vực đó là rất lớn, sẵn có do sẵn hồ Mang Cá hiện hữu, dải đất quanh hồ là cây xanh công viên thì đẹp, ai làm QH cũng thường giữ mảng xanh ven hồ cả. Diện tích cây xanh trong đô thị nhiều thì không kinh tế, đủ chuẩn là được, người ta thường tăng mảng xanh bằng kiến trúc xanh bạn ơi. Tấc đất tấc vàng. Đủ ở đây tức là đủ chuẩn, thừa tức là vượt chuẩn, và thiếu là thiếu chuẩn. Trước mình chưa nói đến, nhưng là vậy.

Câu nói “quy hoạch đưa bất cứ mẫu nào cũng hợp pháp và kiến trúc sư công trình cứ theo mẫu mà làm” là của bạn tự biên tự diễn, rồi đóng ngoặc kép nhằm bóp méo sự thật chớ gì? Khi mình làm quy hoạch, đưa ra một cái mẫu mực nào đó, là để KTS công trình dựa trên cơ sở đó mà nghiên cứu sáng tạo chớ. Mình thuyết minh, ghi chú rõ ràng vậy đó bạn. Mình quan điểm như vậy. 

Con người ta, khi đưa ra quan điểm của mình, thì đối diện với những thắc mắc, ý kiến... của những người khác, có những điều người khác hiểu sai ý mình thì mình nói lại cho họ rõ, là bình thường bạn à. Ai lại đi bảo như vậy là không khiêm tốn, không biết tiếp thu(?).

Mình nói rằng mình làm quy hoạch, cũng như bà bán bánh mì bảo tôi bán bánh mì, ông thầy giáo bảo tôi dạy học vậy. Nói vậy mà các bạn gọi là vỗ ngực, là không khiêm tốn,... thì bó tay. Nói điều đó, thẳng thắn, ngẩng đầu lên với nghề nghiệp của mình, không lẽ thập thò núp lén như thằng ăn trộm?
 

19:33 Friday,7.6.2013

Đăng bởi:  Tiến

@Uyên Lê: Theo mình thấy thì phương án của bạn chưa tốt lắm, về phần không gian thì quá đơn giản, trông thì gọn nhưng không phải là không gian đẹp vì nó đơn điệu quá so với các phương án khác, thực ra thì có thể là do bạn làm quy hoạch nên cách hiểu về không gian kiến trúc của bạn còn sơ sài quá. Cũng đã có mấy người nói rồi đấy nhưng bạn vẫn không thấy…

Riêng không gian bếp của bạn thì chật là đúng rồi, bạn đã không nhận ra điều mà bất cứ 1 kiến trúc sư công trình nào cũng dễ dàng thấy được: đấy chính là 2 cánh cửa bếp theo tỉ lệ trên hình thì bạn đẩy cánh bên trái làm sao cho hết tường đây? Vậy thì vô hình chung cánh cửa bên trái chính là bức tường giới hạn không gian nấu nướng rồi, bạn làm sao có thể mở ra được hết mà bảo là không chật. Đừng bảo bừa là đẩy 2 cánh về một phía nhé (nên tham khảo trên google vì sao). Bao nhiêu người góp ý bạn về không gian bếp rồi mà bạn cứ khăng khăng là mở ra sẽ thoáng, đấy là do kinh nghiệm về không gian thực tế của bạn toàn làm trên giấy nên không thể nhận ra cái sai ngay lập tức được, cũng là điều dễ hiểu.

Về vấn đế quy hoạch quảng trường gì đấy của bạn, mình không biết rõ nên không bàn tới, chỉ góp ý với bạn rằng, nếu cho rằng quảng trường có hồ nước cây xanh thì cũng chẳng thể nào bằng công viên được và tăng diện tích cây xanh thì chẳng bao giờ gọi là thừa, cho rằng diện tích cây xanh xung quanh khu đấy là đủ là một cách nhìn rất phiến diện và ấu trĩ. Theo bạn đủ là như thế nào? Có tiêu chuẩn không? Và tiêu chuẩn theo Việt Nam đã thực sự chính xác?

Tuy bạn làm quy hoạch nhưng cách hiểu về quy hoạch của bạn còn nông cạn quá, ví dụ như: “quy hoạch đưa bất cứ mẫu nào cũng hợp pháp và kiến trúc sư công trình cứ theo mẫu mà làm”. Những mẫu mà kiến trúc sư quy hoạch các bạn đưa vào chỉ là cho đủ thành phần là chính và hầu hết kiến trúc sư công trình đều binh lại từ A-Z chỉ giữ lại số chiều cao giới hạn và khoảng lùi trước sau nếu có, như thế gọi là làm theo mẫu sao bạn?

Làm người thì phải biết khiêm tốn học hỏi, đối với ngành quy hoạch làm việc chỉ mới vài năm thì chỉ được xem như mới nhập môn thôi bạn. Khiêm tốn thì mới mau tiến bộ còn không biết tiếp thu thì chính cái non nớt không sửa sẽ giết chết bạn một ngày không xa.

12:58 Friday,7.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

@Tùng: Bạn nói sai rồi. Có liệt kê cũng không hết. Mình nói một số cái vậy.
1. Cái khu đất cây xanh nằm trong quy hoạch tổng thể gồm rất nhiều mảng xanh (không tin, cứ xem lại bản đồ quy hoạch tổng thể xã Long Sơn, Vũng Tàu của VNCC mà xem)! Và đặc biệt là nó lại nằm bên cạnh hồ lớn (hồ Mang Cá) cùng dải công viên lớn nữa! Nhìn vào quy hoạch phải với tầm nhìn rộng ra khỏi khu vực quy hoạch của mình là vậy.
Thêm nữa, công trình hành chính, y tế thì chỉ xây dựng 40%, còn lại là cây xanh, sân, đường. Không phải các dãy nhà phố xây hết đất.
2. Nếu là quảng trường (vốn thường có trước công trình công cộng, hành chính, y tế, và để làm gì - nói thì dài dòng - bạn nên tra google xem vậy - để cho biết mà nói cho đúng) mà thêm tượng đài, điêu khắc,... vào, thì có tốt hơn nhiều không?
3. Bộ quảng trường thì không được có cây xanh sao bạn? Và vòi phun nước nữa chẳng hạn. 
4. Khu y tế đó cũng có một mặt giáp hồ Mang Cá và dải cây xanh công viên ven hồ.
5. Không ai quy định y tế đặt bên cạnh công viên. Bạn biết y tế đặt ở đâu không? (để biết chắc bạn phải tra google - mình đoán vậy!)
6. Và công viên đặt ở đâu trong đô thị (lưu ý: phân biệt công viên với mảng xanh - bạn nghe)? Cái này bạn tra google - nói thì dài dòng!
7. Khi mình copy một đoạn phố ở Phú Mỹ Hưng (cùng một loạt ví dụ khác cùng một lúc - luôn là như vậy) đưa vào phương án, với ghi chú: một đoạn nhà phố mang tính nhịp điệu ở PMH nhịp điệu ở đây là nhip điệu mái) thì đó là gì? Đó là ví dụ về một số cái hay mà các nơi đã làm, đề nghị KTS công trình khi làm nhà phố thì xem xét học hỏi mà sáng tạo.
8. Nói quy hoạch như mình làm là copy từ nước ngoài, là sai trầm trọng, kiến trúc có thể copy về xài, còn quy hoạch không copy được (vì sao thì bạn không biết rồi)! Quy hoạch, sau phân tích, thì đưa ra giải pháp, chứ ở đâu có sẵn tình trạng đô thị như VN, mà lại đúng y sì đúc cái mình làm, với hiện trạng, bối cảnh, văn hóa, con người, nhu cầu của dân khu vực, yêu cầu của CDT, sếp, quy hoạch chung,... mà mình gặp hả bạn? 
Còn copy block khi vẽ công trình, kiểu như block WC, bếp, block phòng khách, vốn là những kiểu bố trí quá phổ biến, với quy hoạch là được, không cần giấu diếm với bạn, vì là minh họa cho giải pháp sử dụng không gian. Không phải thiết kế nội thất. Và còn giai đoạn thiết kế từng căn nhà phù hợp với yêu cầu chủ nhà. Vẽ một cái mặt bằng nhà điển hình và thông dụng, thường gặp, mình bảo mình copy, bạn đi tìm nguyên bản, bạn sẽ gặp 1001 nguyên bản giống như vậy. Đó là phù hợp với nhiều người. Mình vẫn có thể nói mình copy từ phòng khách của hàng ngàn căn hộ, để minh họa cho định hướng. Đôi khi có cái phù hợp, bỏ vào khỏi mất thì giờ, còn không có thì mới binh sơ bộ. Và thường là không có.
Quy hoạch đưa bất kỳ căn nhà nào làm kiểu mẫu cũng hợp pháp, kiến trúc sau đó cứ dựa trên mẫu đó mà sáng tạo ra cái mới. Tựa như người ta đưa Phú Mỹ Hưng ra làm đô thị kiểu mẫu của VN, quy hoạch VN nên học hỏi (cái hay) mà sáng tạo (không phải copy).
Bạn đã từng xem các dự án nước ngoài làm cho VN, họ cũng dẫn ra một số hình ảnh copy từ các dãy phố Việt, kèm ghi chú? Cho nên mình nói bạn tầm bậy lắm.
Quy hoạch không thiết kế cho bạn từng căn nhà, bạn nên hiểu như vậy. Quy hoạch là làm gì - Chắc bạn không biết - nói thì rất dài. 
9. Quy hoạch thế giới xưa nay cũng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, ai dại mà không học hỏi, để đưa ra giải pháp cho mình. Các lĩnh vực khác cũng vậy, việc kế thừa, học tập và phát triển là đương nhiên (không phải bắt chước đâu). 
10. Trong quy hoạch, mọi thứ đều tương đối, ai chọn được cái phù hợp kiểu như thiết kế và may riêng cho bạn bao giờ. Không lẽ có một bản sao y sì đúc nào của bạn để người ta đến mà copy về cho bạn? Và chọn để định hướng, không phải chọn để xây dựng. Quy hoạch có rất nhiều giai đoạn. 
Mình định hướng, không sợ sai bao giờ. Chuyện thiết kế xây dựng thế nào nằm ở khả năng của KTS công trình. Ví dụ, không gian nhà ở đa năng, khi phát triển có thể phân hóa thành các không gian chuyên biệt nếu có nhu cầu, hoặc điều kiện. Bố trí đơn giản có thể phát triển thành cầu kì, phức tạp nếu muốn. Ít có thể phát triển thành nhiều,... Mọi sự phát triển ở thế giới này đều vậy mà. 
11. Khu vực quy hoạch cái công viên đó và xung quanh nó, công trình rất ít, toàn cây xanh. Hình chụp hiện trạng và google earth cho thấy điều đó. Khu vực lại có hồ Mang Cá. Chuyện có đập phá giải tỏa hay không, lý do không phải vì cải thiện vi khí hậu. Đây là điều bậy bạ  bạn nói mà mình nghĩ không cần biết quy hoạch người ta cũng có thể biết. Bạn ở đâu, bạn thiếu mảng xanh thì có thể, chứ khu vực này không thiếu mảng xanh. Nếu làm công viên ở đây thì không nên bê tông hóa bề mặt, nên ưu tiên cho thảm thực vật, còn làm quảng trường, lại là vấn đề khác. 
11. Trở lại với chiều rộng cái bếp, bạn không hình dung nổi sao, khi kéo các cánh cửa cặp sát vào tường (bạn có thấy mấy cánh cửa trượt chưa, hoặc cửa của mấy cái kiot hồi xưa (nhà mình ở Dalat xưa bán hàng tạp hóa ở 1 kiot như vậy) thì không gian mở ra hoàn toàn, nối với khu vực ăn.
 
 

20:47 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Tùng

@TNXP: ông bà ta có câu “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, câu nói này thật là rất đúng với trường hợp của bạn.
1/ Mình đọc cmt của bạn Tuấn thì hiểu rằng ý bạn Tuấn là đang nói về quy hoạch của Việt Nam mà theo khẳng định của bạn Uyên Lê thì nghành quy hoạch ở Việt Nam thì chỉ mới được đào tạo gần đây, còn trước đây thì toàn là kts công trình làm quy hoạch, nên đối với Việt Nam thì ngành quy hoạch là ngành mới là đúng rồi, xưa cái gì mà xưa?
2/ Nói "quy hoạch là kiến trúc ở tầng vĩ mô và sản phẩm đòi hỏi 100% kiến thức của ngành kiến trúc" là chứng tỏ bạn chẳng hiểu gì về quy hoạch hoặc là đang nói như vẹt ra vẻ hiểu biết theo một số bài báo hoặc phát ngôn của bậc tiền bối nào đấy mà không hiểu được bản chất của quy hoạch là gì. Ở nước ngoài 1 đồ án quy hoạch không phải là sản phẩm của kts mà nó là sản phẩm của một tập hợp các ngành từ kinh tế. xã hội học, kiến trúc, cảnh quan, văn hóa,…
3/ Chính bác cũng từng trải và khẳng định rằng quy hoạch hầu hết là do quyết định của những người không biết gì, thế thì quy hoạch hiện nay không sai tới 90% thì đúng tất à (?) nói thế chứ chắc bác cũng chẳng ngộ ra cái gì đâu nhỉ. Lần sau cái gì hiểu thì nói không thì thôi, “đang nói bậy còn nói bự không” là dành cho TNXP đấy.

@Uyên Lê: bạn là người làm quy hoạch mà lại là quy hoạch của Việt Nam nên cho dù có tâm bạn cũng không đủ tầm để thoát ra khỏi cái khuôn khổ mà ai cũng chán và chính vì không thoát ra được nên tư duy của bạn lại bị tim nhiễm ngược cái cung cách làm quy hoạch ở Việt Nam.
1/ Làm cho có rồi từ từ sửa tiếp, nếu sai quá thì cho là đang định hướng sẽ sửa sau cái này áp dụng đúng vào phương án của bạn. Bạn nghĩ sao khi không gian bếp của bạn là rất nhỏ và với cách cơ cấu các khu chức năng giống như quy hoạch phân lô như thế thì không thể nào mở rộng thêm được, tôi đố bạn mở rộng ra mà hợp lý đấy. Đã là kts thì thừa biết rằng kéo dài bếp không phải là cách giải quyết vì không gian bếp của bạn hiện nay thiếu chiều rộng chứ không phải thiếu chiều dài.
2/ Công viên mà bạn nói tôi cũng biết, người ta không làm quảng trường chỉ bởi nó không tốt bằng mảng xanh công viên, nằm giữa các công trình hành chính, y tế giáo dục thì càng phải đưa mảng xanh vào, chúng ta đang thiếu mảng xanh mà, trong khi làm quảng trường thì buổi trưa nắng bạn có sử dụng được không, bạn có biết nó sẽ làm tăng nhiệt độ của khu vực không? Trong khi tạo thành mảng xanh thì cải tạo được vi khí hậu khu vực mà không cần đập phá cái gì hết. Bạn là người làm quy hoạch mà bạn không hiểu không biết về thực tế về nhu cầu cần thiết của con người thì bạn vỗ ngực định hướng cái gì (?)
3/ Trong phương án của bạn và của tất cả các phương án khác chẳng có phương án nào gọi là chi tiết cả, tất cả đều là phương án sơ phát định hướng. Có những người bới lông tìm vết thì mới soi vào các chi tiết chẳng hạn như bạn Tú soi vào cái giường 1,5m của bạn Nhung hay cái bàn sao chỉ có 600, cái ghế sao vẽ chỉ có 300… đấy mới là chi tiết. Trong khi không gian của bạn quá đơn giản mà chắc chắn rằng chẳng thể sửa được vì phân lô như thế là nhét lắm rồi, khó mà nhét thêm hay dôi dư ra cm2 nào, trừ phi lấn sang nhà khác. Ai cũng đưa mặt bằng lên nhưng phương án của bạn Nhung và Trịnh Lữ thì được khen nhiều hơn chê, còn của bạn và bạn Tú thì chê nhiều hơn khen. Nên thực tế đi bạn đừng ngụy biện khó tiến bộ lắm.
4/Quy hoạch ở Việt Nam toàn là copy ý tưởng của nước ngoài, nên chẳng trách gì mà bạn cũng copy để đưa vào phương án của bạn. Tuy nhiên khi copy  hay sao chép gì thì người có đẳng cấp cũng đều chọn những cái phù hợp chứ chẳng ai lại nói là do copy nên  chưa được chính xác, chưa được phù hợp, rất là vớ vẫn bạn à. Cách làm ẩu tả này tất nhiên chỉ xuất hiện ở các tư duy quy hoạch ở Việt Nam.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

16:54 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

@Phong Nguyệt: nói về cái công viên đó mà bảo mình ở vai trò KTS quy hoạch gì chớ, thêm xấu hổ. Họ muốn làm cái gì họ làm, cứ vẽ thuê cho họ, họ bảo gì làm nấy cầm đồng lương chết đói rồi sau này xã hội chửi te tua thì còn gì tệ hơn.
Quy hoạch là vậy, không dùng ngôn ngữ bóng gió kiểu văn chương, mà phải trực quan, trong quy hoạch và kiến trúc VN và nước ngoài thường dùng ngôn từ rất khoa học, không chứa những kiểu ví von vốn rất hay trong văn chương nghệ thuật, vì dễ gây hiểu lầm. Bạn thử tưởng tượng những điều luật đô thị rất văn chương, nhiều ẩn ý, thì sao? Khả năng tất cả mọi người hiểu đúng để chấp hành là bao nhiêu phần trăm?
Khi đọc tiểu thuyết, thì mình còn nghĩ đến ẩn ý, bóng gió,... còn khi ai nói đến quy hoạch, kiến trúc xây dựng thì mình chỉ hiểu theo nghĩa trực quan. Trừ khi bàn đến tính hình tượng, biểu tượng của công trình, tượng đài điêu khắc trong không gian quy hoạch thì khác, đó là chuyện khác. 
Mà bảo rằng như người  kiến trúc sư như thợ may, và ngược lại nữa không chỉ kích thước, mà còn kiểu dáng, hoàn cảnh, địa vị, sở thích, ... để may cái phù hợp thì phải là sáng tạo ra cái mới, thật sự mới là phù hợp về mọi mặt... thì mình xách dép chạy trước, thợ may và kiến trúc sư rất đông! Mình nghĩ kiến trúc có lẽ giống nhà thiết kế thời trang kèm đo may riêng cho 1 người nổi tiếng nào đó hơn. 
Bạn cho rằng mình may cái mặt bằng, mình nghĩ cũng không phải đâu. Quy hoạch không chỉ cái mặt bằng, còn kiến trúc thì không chỉ mặt bằng mặt đứng mặt cắt. Đó chỉ là phần thể hiện thôi.
 

13:27 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  TNXP

@Tuấn, bác có có biết bác đang nói bậy còn nói bự không?

Bác ơi là bác, quy hoạch nó có từ xa lắc rồi ngành mới cái gì mà mới. Quy hoạch nó chẳng qua là kiến trúc ở tầng vĩ mô, nó đòi hỏi 100% kiến trức của ngành kiến trúc để cho ra sản phẩm. Cũng như kiến trúc công trình nó đòi hỏi có các phụ tá giải quyết các yêu cầu mà nó đưa ra, giải quyết chứ không thỏa hiệp.

Cũng như xây cái nhà vậy thôi, chủ nhà có tâm tầm hay không mới là yếu tố quyết định đề bài như thế nào. Quy hoạch cũng vậy, cũng từ đầu bài do cấp có thẩm quyền đặt hàng sẽ tính toán và cân đối các định mức chỉ tiêu để cho ra đồ án đúng và sát nhất với đề. Có không ít đề bài thực tế và cũng không ít đề bài "dốt nát" mà kiến trúc lắm lúc chỉ biết lắc đầu.

Không biết bác nói về cái sai tới 90% là cái sai của ai? Nếu của Việt Nam chung chung thì xin thưa bác gõ đầu kiến trúc sư là cái sai thứ 2 nhá.

Không biết ở SOI có ai được tham gia bảo vệ đồ án quy hoạch chưa? đã từng chiêm ngưỡng kiến thức của "hội đồng các chủ nhà" chưa? Nếu chưa thì có cách này dễ hình dung nè: Các bác sỹ vừa trình bày xong về một bệnh nhân mang căn bệnh lạ lần đầu có phác đồ điểu trị trước những vị không phải là bác sỹ và sau đó phải trả lời những câu hỏi như: vì sao tóc anh ấy xoăn lọn màu đen, móng tay cắt như này chưa sành điệu, đồ bệnh nhân gì mà đẹp lạ có mắc không? con virus nó có nhậu được không... Sự thực 100% là như thế, vì có biết cái gì đâu mà chấm với phê! Từ chỗ không biết là gì, thế nên mỗi cây mỗi hoa mỗi cha mỗi phán, bung bét hết tất cả!!!!!

Vậy thì bất cập ở đây không phải do kiến trúc sư không có trình độ mà do cơ chế đặt quá nhiều quyền vào tay những người không có trình độ! Hoặc cho những bạn mù chữ chấm bài thằng viết văn vậy.

Bác Tuấn ngộ ra chưa bác?

12:18 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Phong Nguyệt

Uyên Lê nói rất hay nhưng hình như bạn không có khả năng hiểu nghĩa bóng của từ ngữ, cái tên bài của Nghêm Toàn "Kiến trúc như người thợ may" mà cũng nhất quyết hiểu theo nghĩa "đo ni đóng giày" thì mình cũng sợ luôn. Trong khi bạn lúc nào cũng xưng "mình làm quy hoạch" mà còn không hiểu nghĩa "thợ may" trong hoàn cảnh này thì mình cũng hiểu cái tình cảnh quy hoạch VN lắm. Như bạn nói trong vụ ông giám đốc và công viên đấy, rõ ràng là bạn đã cân đong đo đếm hoàn cảnh để "may" được cái mặt bằng tốt nhất cho ông ấy, thế mà đến câu của Nghiêm Toàn thì bạn lại đe là anh Võ Trọng Nghĩa sẽ "chửi".
Ối anh Nghĩa! Tôi đang chết trong mớ nhà tre lúc đầu thì đẹp, về sau thì mục của anh đây!

12:10 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  admin

@ Lim Dim: Cmt thứ hai của bạn, Soi vẫn không đưa lên được, vì không hiểu sao bạn thù hằn với các kiến trúc sư Việt Nam đến thế. Bạn có thể đăng lại trên fb hay trang riêng của bạn. Về chuyện "dọa" bỏ Soi và "xin chào" thì Soi đành chịu thôi. Chúc bạn thượng lộ bình an và trong đời sống cũng đỡ hằn học hơn. Có bớt hằn học thì mới góp được cho đời thứ gì đó Lim Dim nhé. Mong gặp lại bạn trong một tâm trạng tươi tốt hơn.

11:55 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

@Nguyễn Văn Thắng: :) Mình không vỗ ngực tự hào, đừng nói tầm bậy, nhưng quy hoạch vẫn là một nghề đáng tự hào, và quy hoạch treo thì thường là do không có kinh phí thực hiện, để hàng chục năm thì phải có quy hoạch mới cho phù hợp với hiện tại. Quy hoạch là vậy, điều chỉnh là bình thường. Quy hoạch hồi xưa toàn do các KTS công trình làm, lúc đó làm gì có chuyên ngành quy hoạch. Ngành quy hoạch đào tạo đảm bảo cho người làm quy hoạch định hướng được kiến trúc cảnh quan mà. KTS Công trình VN ta thì cứ muốn cãi lại làm hỏng quy hoạch, đưa đô thị vào tình thế không quản lý được. Hệ lụy của nó thì nhiều người biết.


Làm quy hoạch dạo sau này rất sướng, cứ phân tích SWOT, và các phân tích khác, ra phương án trên cơ sở lý luận đó rất logich, ai cãi được, loại trừ kiểu cãi bừa kiểu như nhiều KTS VN và nhiều người trong xã hội.


Mình đi làm, gặp một cái công viên bé tí teo, tổng giám đốc - vốn là 1 KTS công trình mười mấy năm kinh nghiệm (ở một công ty có vị trí trong ngành kiến trúc) bắt làm 2 cái trục, vì ổng bảo đi công viên bao giờ cũng có trục, như công viên Lê Văn Tám, rồi lại có 1 cái đường chạy bộ lòng vòng quanh khu đất. Mình - người làm thuê trong thời buổi BĐS khó khăn, cãi sếp thì không có việc làm. Nhưng nếu có quyền nêu ý kiến, thì khu vực đó, nằm giữa các công trình hành chính, y tế, giáo dục thì nên là 1 cái quảng trường thì đẹp và phù hợp. Và phải mạnh dạn dẹp bỏ cái ngân hàng trong khu đất. Quảng trường thì phải ra quảng trường. Công viên thì phải tạo được cảm giác công viên. Không phải người làm kiến trúc trên 5 năm là làm quy hoạch tốt hơn là học quy hoạch ra, ngay cả định hướng cho kiến trúc cảnh quan trong khu QH (cần phân biệt với định hướng cho kiến trúc VN, như ông Võ Trọng Nghĩa định hướng, rằng phải là KT xanh v.v... thì KTS VN nên theo rồi! Nhưng không phải ai cũng theo được - ai mà bảo kiến trúc như thợ may (mình thì chỉ xét ở khía cạnh đo ni đóng tấc) ổng nghe được ổng chửi chết, với ổng kiến trúc phải là thiết kế sáng tạo, như trên thế giới), đó là điều đáng nói! KTS công trình làm quy hoạch, như mình đã gặp thì hết ý kiến (không phải là hết ý đâu). 


Bên công trình, nếu như biến đổi khí hậu diễn ra, chưa chắc công trình không cần cải tạo, hoặc khi thay đổi nhu cầu sử dụng không lẽ cứ khư khư với nội thất cũ. Mọi thứ không phải là bất biến.


MB đó là 1 hướng sử dụng không gian, còn bố trí vật dụng gì, kiểu dáng thế nào, trang trí, chiếu sáng ra sao, mình không làm vì không phải là điều mình muốn bàn. Sử dụng toàn block, trong thư viện autocad, vì không phải là mẫu vật dụng bán ngoài thị trường với kích thước và mẫu mã cụ thể, là cách làm mà kiến trúc vẫn làm để minh họa giải pháp sử dụng không gian trong nhà. Mà cũng không có block thật sự phù hợp, thư viện mà. Chỉ là không gian sử dụng thôi.


Trong kiến trúc có thiết kế sơ phác, mọi thứ chỉ ở mức sơ bộ, bước này ai dại gì mà đi vào chi tiết, trong quy hoạch gọi là đảm bảo cái tổng thể trước khi đi vào chi tiết đó bạn. Trong giai đoạn sơ phác mà ai bắt lỗi chi tiết thì quả là không biết. Mình đưa lên, copy block từ công trình ngoài và trong nước vào, như một kiểu minh họa vẫn thường dùng trong quy hoạch chẳng hạn như copy nguyên dãy phố kèm tên và địa chỉ (làm quy hoạch thường copy, vì nhiều lý do, trong đó có lý do là KTS công trình thường bắt lỗi những cái vẽ sơ bộ), thì lại có dịp nói câu này. 


Nói chung là mình gặp điều gì trong quá trình hành nghề, khi thấy diễn đàn thảo luận về điều đó thì vào cmt. Còn không thì không bàn.


Mình chính biện chớ không ngụy biện như một số người. 

11:46 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  admin

@ Lim Dim: Soi không đưa cmt của bạn lên, vì cmt của bạn không đóng góp được gì cho bài viết, ngoại trừ những lời bình luận vô bổ, gây hiềm khích
Nếu không quan tâm đến kiến trúc, không hiểu gì về kiến trúc, và chỉ nghĩ đến kiến trúc Việt như một thứ đáng ghét, đáng coi thường thì chuyển sang mục khác mà đọc Lim Dim ạ.

11:45 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Tuấn

Quy hoạch là một ngành mới và rộng, đòi hỏi tập trung nhiều nguồn lực, chất xám của xã hội chứ không phải của riêng ông kiến trúc sư hay ông kỹ sư...Chính vì quy hoạch nó mới và bao trùm nên với cách làm của Việt Nam từ trước đến nay là sai tới 90%, sai từ cách hiểu cho đến cách làm, dẫn đến cái sai trong cách đào tạo cũng là điều dĩ nhiên.
Sản phẩm của nền quy hoạch Việt Nam hiện nay và tương lai gần là những thứ mà trên thế giới đa số người ta không làm nữa hoặc nó gặp nhiều bất cập.

8:51 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Thắng

Trên thế giới kiến trúc sư quy hoạch thường có xuất phát điểm là 1 kiến trúc sư công trình có kinh nghiệm trên 5 năm thì mới chuyển sang làm quy hoạch. Ở Việt Nam ta thì rất chi là ngược đời khi kiến trúc sư quy hoạch lại được đào tạo ngay từ đầu, nhưng cách đào tạo thì chỉ có Chúa mới hiểu nổi. Kết quả của sản phẩm được đào tạo ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân khiến cho quy hoạch bị treo từ năm này qua năm khác, mới làm xong thì lại phải điều chỉnh, chỉ vẽ cho có mà chẳng biết bao giờ mới làm được...


Một kiến trúc sư quy hoạch ngoài các kiến thức về kinh tế-xã hội còn phải là một người am hiểu hết tất cả các thể loại công trình kiến trúc, từ nhà ở tư nhân cho đến các công trình công cộng bệnh viện, trường học, công sở, thương mại....nhưng lại một chữ “nhưng”... Ở đời cái gì muốn giỏi thì cũng đều phải đòi hỏi sự chuyên sâu, chẳng ai lại vỗ ngực tự hào cái gì ta cũng biết và cho đấy là sự uyên thâm của bản thân thì thật là một cách suy nghĩ thiển cận quá.


Trở lại phương án của bạn Lê Uyên, tôi đã xem phương án này cách đây khá lâu nhưng thấy nó amateur quá nên nghĩ rằng đây chỉ là đóng góp của các bạn sinh viên vào căn hộ của bạn Lê Phương nên cũng chẳng vào cmt. Nhưng hôm nay vào lại thì thấy tác giả là một người làm công tác quy hoạch, lại được một số cmt góp ý nên có vài lời dông dài trong thời gian rãnh rỗi.


Tôi cũng có cùng chung quan điểm như bạn Bình và khuyên bạn Phương nên cân nhắc kỹ khi quyết định đi theo hướng phương án này, ngoài những khiếm khuyết như bạn Bình đã nêu tôi muốn bổ sung thêm một điều: đã là không gian cho 2 vợ chồng trung niên thì cứ phải nên ngăn phòng ngủ lại bạn à, vì đây cũng chính là kinh nghiệm của bản thân đã từng trải qua, thời gian có con sẽ không kéo dài ở các cặp trung niên nên các phương án không phòng ngủ rất nhanh chóng bộc lộ những bất cập. Tâm lý chung của các bà mẹ thường hay bị ám ảnh bởi tiếng khóc của con trong thời gian đầu nhưng lại không muốn rời xa con của mình nên việc ngăn chia làm phòng ngủ là điều hết sực cần thiết và là một nhu cầu rất thực đối với các vợ chồng mới cưới. Dĩ nhiên điều này chỉ có thể nhìn thấy bởi những người đã từng trải và đã từng cảm nhận chứ khó mà có được ở những người chỉ chuyên định hướng cho người khác theo cách chủ quan và ngụy biện.

8:32 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

@Binh arc: Mình tự hào điều gì? Nếu có, chắc thì phải là tự hào về nghề quy hoạch của mình, một việc có ích cho xã hội và rất tuyệt. Mình làm quy hoạch, thường gom những cái mà cá nhân mình nhìn nhận là hay, tốt rồi đưa vào để định hướng cho khu mình lập quy hoạch. Nay thấy diễn đàn thảo luận toàn những vấn đề liên quan ít nhiều đến mình, thì vào và mang theo một cái mặt bằng lắp ghép (đầu bài là do Soi đặt, gọi là giải pháp của mình e không đúng) để xem thiên hạ thảo luận.

Còn định hướng cho kiến trúc trong quy hoạch, là khu này làm công trình dạng gì, công cộng hay ở, cụ thể là công trình gì, như thế nào, sau khi đưa vào thì viễn cảnh tương lai sẽ ra sao. Khi làm thì lọc ra những cái phù hợp đưa vào. Công việc mà người làm quy hoạch nào cũng làm, nhưng mấy ông KTS công trình không bắt bẻ ai, mà rõ ràng là kiếm chuyện với mình.

Bạn nói  thiếu chiều sâu là chiều sâu gì, cứ đi sâu vào mà mổ xẻ để mình xem. Không gian phụ theo mình nghĩ phải đảm bảo phục vụ tốt.

Còn nếu muốn có yếu tố kích thích thị giác và bất ngờ không gian, thì không phải kiểu bố trí đơn giản không tạo nên được, mà trái lại. Bạn có thể xem ở các công trình nội thất nước ngoài. Lên google search cũng có. 

Kiến thức thì đã có trường lớp, sách vở, tài liệu nước ngoài, internet. Mình vẫn lên mạng và xem quy hoạch, kiến trúc, nội thất khắp nơi mỗi ngày. Mọi người học 5 năm, mình học hỏi cả đời. Trước hết là vì thích. 

Mình không ham làm kiến trúc như các kiến trúc sư công trình VN ta vẫn làm. Nhà phố, nội thất, công trình công cộng kiểu phần đông KTS VN vẫn làm, không hứng thú gì với mình. Nhất là kiểu bố cục đối xứng chiếm đa số trong các thiết kế kiến trúc VN, vốn là kiểu bố cục dễ nhất mà chúng ta đều học ở trường, nhiều quá, mình nhìn thấy chán mắt lắm. Nhất là khi bản thân công trình, về công năng, và những thứ khác, không để sinh ra bố cục đối xứng mà ép vào bố cục không khéo, sinh ra những thừa thiếu đắp điếm miễn cưỡng thì lại càng khó coi. Làm quy hoạch mình vẫn cảm thấy thú vị hơn nhiều.

Mình thì thích sự đơn giản, gọn gàng trong nội thất lắm. Tối giản thì quá tuyệt rồi. Vì càng đơn giản khi sử dụng và dọn dẹp rất khỏe bạn à. Những ngóc nghách chỉ dễ bám bụi và côn trùng, muỗi mòng ẩn nấp. 

23:47 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  Binh arc

Bạn Uyên Lê có vẻ tự hào quá nhỉ, trong khi kts mất 5 năm chỉ để chuyên tâm nghiên cứu các không gian kiến trúc, còn bạn chỉ có 2 năm học kt còn 3 năm sau vừa cái này vừa cái kia thì làm sao bạn có thể so sánh với kts công trình chính hiệu được nhỉ, chính vì QH của các bạn ôm đồm nhiều quá nên sản phẩm của các bạn làm ra rõ ràng là rất thiếu chiều sâu, công bằng mà nói thì phương án của bạn tốn diện tích phụ nhất trong tất cả các phương án và cách bố cục không gian quá đơn giản, rất giống phương án của bạn Tú, không gây được ấn tượng thị giác cũng như kích thích sự tò mò của người xem. Nếu như muốn tất cả không gian là một mà không phải ngăn chia thì phương án của bạn Trịnh Lữ là ưu việt nhất, còn đã thay đổi vị trí wc và cần có sự riêng tư trong sử dụng thì mình thấy chưa có phương án nào vượt qua được bạn Nhung . Các bạn có thể tự do đưa ra sản phẩm theo ý đồ của mình nhưng đồng thời cũng nên nhìn nhận những cái hay của người khác và cái dở của mình để rút kinh nghiệm cho bản thân.

17:53 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

@ Lê Phương: Công việc của quy hoạch là định hướng (cho 1 khu quy hoạch, phạm vi rất nhỏ so với tổng thể đô thị VN). Việc chắt lọc cái gì hay của kiến trúc Việt để đưa vào, những người thiết kế công trình trong khu QH đó học hỏi và sáng tạo, hay kế thừa và phát huy. Hoặc đưa những cái nước ngoài nhưng phù hợp vào, với hy vọng tương lai sẽ có những món mỳ pờ ghét ti - kiến trúc. Đó là mong mỏi của người làm quy hoạch. Cũng là góp phần phát triển, và xây dựng bản sắc đô thị VN.

16:15 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi bạn Uyên Lê
Có hề gì quy hoạch với công trình, quan trọng là đưa ra được đáp số hay thôi.
Chẳng giấu gì, bản thân tôi cũng không hiếm lần cóp nhặt không gian để đưa vào công trình của mình nếu như nó phù hợp (lưu ý không gian thôi nhé). Bởi vì có một số công trình thì cũng chỉ có 1 vài không gian tối ưu thôi, nếu có sẵn và là cái tốt nhất thì hà cớ sao lại từ chối. Chí ít cũng để an ủi rằng sách kiến trúc không mắc tiền cho lắm. Cứ làm tới tới đi bạn.
 

14:36 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

À, mình bổ sung, khi làm bếp kéo hai cánh cửa lùa giấu vào tường khu vực khách, hoặc kẹp sát cạnh tường, bếp sẽ được rộng ra. Còn bình thường nếu kéo cửa lùa lại, bếp như một cái tủ tường. Bạn hình dung được không?

13:58 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

Mình không binh, chỉ ghép lại và đưa lên để hy vọng mọi người rộng chiều thảo luận. Còn khi làm dự án, cái nào sao chép, thì nguyên xi, và kèm tên người thiết kế, tên công trình. Ví dụ: "Một số mẫu nhà phố ở X." chẳng hạn. Và đôi khi cũng vẽ lại nguyên xi block của người ta để nghe những KTS trong công ty nói này nói nọ, như là xem thử VN và nước ngoài khác nhau thế nào, rồi bỏ, cho nên nhiều kẻ bảo thay đổi ý tưởng liên tục. 
Phòng khách và ăn như vậy là 1 cách bố trí điển hình của chung cư đó bạn. Phòng ăn và phòng khách nhập chung lại, để sử dụng linh hoạt hơn. Khi nhập lại ta có một không gian rộng hơn, khi nhà có đông khách thì đó là không gian tiếp khách, khi có cúng giỗ tiệc tùng thì ưu tiên cho ăn uống, khi dẹp gọn cái bàn tiếp khách lại thì là phòng làm việc,... khi có nhu cầu làm việc ngoài giờ hoặc ở nhà kiếm thêm tiền kiểu VN, như may vá, gia công... thì vẫn được. Đó là không gian ở mang tính đa năng rất Việt Nam. Bạn có thấy ở VN ta, cái nón thì vừa để đội, vừa để đựng đồ, vừa để quạt. Cái đình làng thì không chỉ để thờ cúng, cái lễ hội thì gồm phần lễ và phần hội,... Và vô vàn những cái khác nữa. Cái bếp bố trí như vậy có thể mượn không gian bên ngoài, khiến nó rất rộng và thoáng khi nấu nướng. Mình thấy cách bố trí này hợp lý nên đưa vào. Kiểu bố trí phòng tắm, WC như vậy rất phổ biến, hình như trong cuốn tiêu chuẩn Nơ-phe (dữ liệu kiến trúc sư) cũng có.  Nhiều công trình bố trí kiểu đó lắm, từ phương Tây sang phương  Đông. Nói chung là mình tập hợp lại những cái mà mình cho là hợp lý, từ các phương án kiến trúc nước ngoài và trong nước. Sân phơi rộng là để phơi đồ, hỗ trợ bếp kiểu Việt, như nồi bánh chưng ngày tết, thùng rác, vại dưa, hũ mắm, một số đồ linh tinh vì nhà này không có kho, lại không có bếp khép kín hoàn toàn để thoải mái bỏ đồ đạc linh tinh và quan trọng là cái bếp nên gọn, nhằm làm phần ngăn ước lệ giữa ăn và tiếp khách hợp lý, ăn+bếp không nên choán chỗ nhiều. Bạn cần xem thêm các mẫu bếp trong chung cư, thường khiêm tốn thôi, vì diện tích eo hẹp.
Không biết bạn nghĩ gì khi bảo cái bếp cần dài ra, logia ngắn lại, lúc đó không gian bếp+ ăn choáng hết căn hộ, còn phần bé xíu gộp lại cho khách (sẽ là giường ngủ ban đêm) và làm việc, lướt Web trong khi người ta ăn và nấu nướng thì ít, còn các hoạt động khác thì chiếm hầu hết thời gian. 
Cái bếp quy mô thường có trong biệt thự nhà giàu, có người giúp việc, phục vụ các bữa ăn thịnh soạn. 
Nếu đặt con người thật vào đó, thì chắc chắn rất thoải mái trong thao tác, không tin, cứ thử mà xem.
Mình theo chuyên ngành quy hoạch, 2 năm đầu toàn học kiến trúc, 3 năm sau vừa học quy hoạch vừa học kiến trúc, từ tương quan giữa con người và công trình, tiêu chuẩn, nguyên lý thiết kế kiến trúc, lịch sử kiến trúc đến các trường phái kiến trúc, ôi thôi cũng đủ cả.
 

8:50 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  phi

Cách bố trí căn hộ của phương án này làm cho không gian chính hẹp và dài, không gian bếp thì quá nhỏ, gây khó khăn trong thao tác cũng như bố trí vật dụng bếp.
Phòng tắm nhỏ mà bố trí thêm bồn tắm thì chật chội và khó mà thư giãn khi bàn cầu ngay trước mặt.
Tác giả của phương án này hình như không nắm nhiều về các kích thước hoạt động trong kiến trúc nên bố trí không gian thiếu hợp lý, cái cần to thì lại nhỏ cái cần nhỏ thì lại to ra. Chẳng hạn như chỗ phơi thì lớn quá chẳng biết để phơi cái gì, trong khi các không gian khác như bếp thì lại thiếu.
Xem ra phương án này không bằng phương án của bạn Nhung, của Nhung hợp lý và đầy đủ hơn.

21:29 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

Đôi khi, copy nguyên cái nhà của một công ty kiến trúc nước ngoài nào đó tại Việt Nam bỏ vào ở bước lập nhiệm vụ quy hoạch, những kts công trình làm việc trong công ty đi qua đi lại chê bai, nào là xấu, nào là thua thẫm mỹ kiến trúc,... rồi tới đòi sửa bài!

20:36 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  Uyên Lê

@Lê Phương: Mình bố trí sơ bộ, cái block bếp và WC là lấy từ 1 căn hộ nước ngoài, nhưng phù hợp với căn hộ này. Mình làm quy hoạch, nhiều khi không có thời gian đi sâu vào các mẫu nhà, nên làm sơ sơ thôi để ai thiết kế nhà ở thì giải quyết. KTS công trình vẫn thường bắt lỗi, đôi khi là lấy block ở nhưng công trình vốn được đánh giá rất cao.
 

16:58 Thursday,30.5.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi bạn Uyên Lê:
Phương án của bạn bị một lỗi, nhỏ thôi, giống bạn Lưu Anh Tú đó là vị trí đầu giường nằm trên tia nhìn thẳng từ cửa ra vào. Dĩ nhiên là có cách hóa giải đó là sử dụng bức bình phong. Đây có lẽ là nhược điểm duy nhất của 1 phương án hay, theo tôi đánh giá. Ở chỗ, các phần công năng phụ bạn xử lý khéo léo đó là ép và những góc xấu trong căn hộ và dành những nơi đẹp nhất cho công năng chính, góc nhìn được mở rộng, căn hộ bỗng dưng vuông vức mà không méo mó, mọi thứ được xếp đặt khéo léo. Riêng với tủ lạnh và máy giặt, thì hiện nay tủ lạnh đang khá cao làm hạn chế bán kính thao tác của người đứng bếp, thế nên tôi sẽ hoán đổi vị trí giữa chúng. Dĩ nhiên mặt bếp phải nâng cao hơn bình thường, khoảng 950 và đó là máy giặt cửa trước.
Một điểm khá trùng hợp đó là hiện nay phương án "có lẽ là chung kết" của tôi với chủ nhà lại hơi hơi giống cách quy hoạch mặt bằng của bạn. Ý tưởng lớn gặp nhau chăng.
Cảm ơn bạn Uyên Lê nhiều nhé!

18:25 Wednesday,29.5.2013

Đăng bởi:  Uyen Le

candid: Mình chụp printScr (chụp ảnh màn hình trực tiếp), vì vẽ bằng Autocad cho chính xác mà lại không có photoshop, không chuyển file PDF sang JPG được. Mà chỉ vẽ sơ sơ chớ đâu làm bài bản. 

15:54 Wednesday,29.5.2013

Đăng bởi:  madam

Em đóng góp chút xíu về cái vụ sofa bed và nhà chật, em thấy ở trong Vincom B trong Sài Gòn có một công ty bán các modul nội thất thông minh rất gọn và khoa học, không phải di chuyển đồ đạc luôn, gập lên là không gian làm việc hay bàn ăn bàn uống gọn gàng ngăn nắm... cực thuận tiện, hạ xuống thành giường hoặc chuyển đổi chức năng khác, bác Phuong có thể tham khảo. Cty tên là Zip : http://noithatzip.com/

9:51 Wednesday,29.5.2013

Đăng bởi:  candid

Góp ý mỗi cái là cách trình bày bản vẽ xấu quá, đen ngòm ngòm làm người ta không tập trung được. Bản vẽ mang lên đây thì nhiều người ngoại đạo xem, chủ đầu tư thường cũng là người ngoại đạo nên trình bày thế nào để sáng sủa dễ xem.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả