Kiến trúc

Kinh tế sẽ quyết định bầu hay ống

“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Nhà ống không phải là đặc thù ở Việt Nam. Khi cách 30 mét mới có một con đường, một con ngõ hay một con kênh, thì ở đâu cũng vậy, chiều sâu một lô đất phải là 30 mét (hai mặt đường) và thường là 15. […]

Ý kiến - Thảo luận

10:06 Friday,7.6.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

@bác SA: ở phương Tây nếu bàn đến phương thức sản xuất là ngườ ta nghĩ đến hình thái kinh tế xã hội, và nghĩ ngay đến Mác, vì đây là học thuyết của ông ấy. Thêm nữa, nói đến kinh tế (nhất là mối quan hệ giữa kinh tế và nghệ thuật) cũng làm ngươì ta liên tưởng đến Mác, khổ vậy. Nếu đọc Kant và Hegel sẽ thấy kinh tế không có một tí gì liên can đến cái đẹp

23:14 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  SA

Mai Ngọc à,
Đâu có ai bàn đến chủ thuyết Mác ở đây, chỉ nói là du mục thì ở lều, và săn bắn ở Bắc cực thì không ở nhà lá mà ở nhà đá, Amsterdam đất chật người đông, khi doanh thương phát triển thì đổ nhau về đấy mà xây nhà ống, đó là những điều kiện khách quan. Nhà ống ở VN, cũng thành hình phố thị những nơi khác Đông Nam Á cùng một hoàn cảnh kinh tế và một giai đoạn lịch sử thuộc địa.
Nói qua về Mác, thì ông này không có quê hương nhất định hay là nhất định không có quê hương và có thể dông dài thú vị mà bàn ở một lúc khác và chỗ khác.
Tôi đồng ý là iphone 5 về VN hơi sớm vì chưa sử dụng được chức năng sóng 4G. Nhưng ông Mác không phải là Apple, nếu ép phải sành điệu thì như thế e là thái quá. Nhưng thế thì đạo Hồi không theo được ở Nam Dương vì không có lạc đà?
Để trả lời câu hỏi của Mai Ngọc, thượng từng ở VN là việc đến đền thánh xin săm xin lộc, còn hạ từng là xe con xe máy chở cán bộ tốt nghiệp trường Đảng đến xếp hàng.
Trở lại đề tài của chúng ta, hạ từng là nhà ống, còn thượng từng là xây dựng xấu đẹp thế nào. Trong ví dụ hành nghề mãi dâm cá nhân và độc lập ở Anh, Hong Kong, Hàn quốc, Amsterdam thì hạ tầng là hộ 2m trên 3, còn thượng từng thì phải lại gần mà nhìn hay gõ cửa và tuỳ người đối diện ;-D

15:47 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Ôi, cụ Mác mà còn sống thì hẳn cụ sẽ coi VN là quê hương thứ hai. Xin hỏi các bác: Vậy bây giờ VN đang ở giai đoạn hình thái KTXH nào ạ? Học thuyết hình thái KTXH của Mác chỉ áp dụng đúng với thực tiễn châu Âu mà thôi. Nếu áp dụng cho châu Á và VN thì có khi rơi vào tình trạng đo giày gọt chân.
Đã nó về hình thái KTXH là phải nói vê cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cả hai thứ ở VN đang là những oẳn tà roằn, chả gọi được tên đâu.

11:17 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Sáng Ánh à.
Nhìn nhận căn nguyên để không đổ lỗi ẩu cho ai đó hoặc ấm ức dằn vặt cũng là quan trọng anh à. Đầu óc mà không trong sáng thì thiết kế nhà ống hay nhà bầu cũng khó đẹp :D.
Việc của em là chỉ biết phét lác, việc thiết kế nhà ống mà vẫn đẹp, vẫn duyên thì chỉ có thể trông cậy vào anh Lê Phương mà thôi :D.
 

10:28 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  SA

@ Phi
Chính xác!
Mấy ngày nay nghĩ mãi không ra cụm từ "phương thức sản xuất" này, cảm ơn bạn! Nào là tôi phải vòng vo văn minh lúa nuớc, kinh tế du mục (sic)!
Chẳng những phương thức sản xuất là yếu tố mà còn là điều kiện. Nhưng đó là xương, còn phần da phần thịt, lúc ốm lúc núc ních.
Chẳng hạn cụ thể (để khỏi đọc lại Chống? hay Phản biện? Duhring, phần 2) thì không có nước ngoài thì sao có đầu tư nước ngoài. Không có đầu tư nước ngoài thì sao có khu chế xuất, không có khu chế xuất thì làm sao có quy hoạch. Nhưng có quy hoạch, có khu chế xuất, có đầu tư nước ngoài và có nước ngoài (ở đây là Nam Hàn, không hẳn nước 'ngoài'), vẫn có thể mời các anh ra khỏi Kaesong và trở về bên kia vĩ tuyến để chúng tôi bắn thử hoả tiễn.
Nhưng ta đã đi quá xa khỏi nhà ống và Amsterdam của bạn Nghiêm Toàn :-)

8:30 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  phi

Theo tôi thì không phải kinh tế quyết định "bầu" hay ống mà là phương thức sản xuất mới là yếu tố quyết định.

7:07 Wednesday,5.6.2013

Đăng bởi:  Candid

Em đồng ý với bác SA về việc kinh tế quyêt định. Khi xã hội thay đổi hình Thái kinh tế thì các thói quen sinh hoạt sẽ phải thay đổi theo. Ví dụ món fastfood em không thích lắm nhưng không phủ nhận được vai trò của nó đáp ứng cho cuộc sống công nghiệp.

Vấn đề là ta phải làm sao để nó thích ứng hơn, phù hợp hơn. Ví dụ như những căn hộ mảnh đất nhỏ đã được post trên Soi, người ta vẫn có cách để biến chúng thành những ngôi nhà, căn hộ đẹp mắt, tiện dụng.

21:43 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Không biết ngày xưa các cụ xây chùa thì khi đó kinh tế thế nào, các cụ nghèo hay giàu hơn thời hện đại. Nhưng quả thật tôi không thấy một cái chùa nào xấu. Một cái làng dù nghèo mấy cũng dựng lên được một ngôi chùa tươm tất, hài hoà với cảnh quan, thiết kế và đường nét xây dựng đều hoàn chỉnh, không bị phô, mà cũng khó tìm ra chỗ nào cẩu thả.

18:23 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  SA

Cám ơn Lê Phương cho dịp để nói lại về 'kinh tế' (xin xem cmt bổ túc đầu)
Kinh tế ở đây theo nghĩa rất rộng chứ không phải là nghĩa 'ống'. Cũng mảnh đất đầu nhọn và 5 m trên 50 gì đó giữa hai đại lộ ở New York, kinh tế công nghiệp thị trường thế kỷ 20 thì có Flatiron, ở Paris mấy thế kỉ trước, kinh tế nông nghiệp phong kiến giữa hai ngã sông Seine thì có công viên đặt tượng Henri 4.
Kinh tế du mục Mông cổ hay săn bắn Eskimo thì có nhà bàu, nông nghiệp ở 1 giai đoạn nào đó thì mới có nhà ống (nếu không là nhà sàn) và Amsterdam không thành hình trong 1 đêm (ngay cả khu đèn đỏ) và Paris thể kỉ 19 mới là thủ đô ánh sáng (khi có đèn ga) còn trước đó tối mò.
Nhưng trước những điều kiện khách quan nào đó của kinh tế, lịch sử, chính trị bao giờ cũng có những lựa chọn chủ quan chứ, của cộng đồng, nhà nước hay là cá nhân. Cũng nhà ống bê tông 4 tầng, cái tum trên mái của ta có thể sơn màu đỏ trong khi hàng xóm là màu xanh.
Trừ phi mậu dịch năm nay chỉ bán có cho mỗi nhà 5 lít sơn màu xám.

16:59 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi bạn Sáng Ánh
Câu chuyện về việc hình thành nhà ống trong đô thị hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác. Thật vậy, nhà ống hay bất kỳ loại nhà nào nó chỉ là một góc nhỏ trong lời giải mà bài toán quy hoạch yêu cầu. Trong bài toán đó có nhìều các yếu tố chi phối mà kinh tế chỉ đóng một trong những thành phần mà thôi. Thậm chí kinh tế là thứ yếu nếu so với mục tiêu chính trị, hoặc định hướng phát triển ở tầm vóc vùng lãnh thổ hay rộng hơn nữa là quốc gia. 
Nếu chỉ nhìn ở khía cạnh kinh tế để nói về một đặc thù đô thị nào đó hoặc tại sao có kiểu nhà này hay kiều khác thì e còn phiến diện.

14:18 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  MÂY

Hihi ... vấn đề là cái đẹp hay xấu ấy sẽ bị "tròn hoặc méo", sẽ bị "dài hoặc ngắn" và đương nhiên cũng bị "bầu hoặc ống"!!!
 
Phải làm thế nào để không "bị" gì cơ!?
 
Theo mình biết, để không bị gì nên mới sinh ra cái gọi là quy hoạch. :) Không phải chỉ đơn giản là MỘT anh kts quy hoạch hay gì đó nhé mà là đủ cả kinh tế, chính trị, lịch sử ... gần đây có thêm cả "nhân dân" nữa. :) Thì ngồi lại với nhau xem làm thế nào để kiến trúc, đô thị được ĐẸP mà không BỊ gì hết. :)

13:51 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

@Sương: đúng rồi bác nhỉ, kinh tế quyết định bầu hay ống, lịch sử quyết định tròn hay méo, chính trị quyết định dài hay ngắn, kiến trúc sư mới là người quyết định đẹp hay xấu

11:35 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Mai Ngọc: Vậy mới phải nhờ tới kiến trúc sư, để trong cái rọ kinh tế, lịch sử ấy vẫn làm ra được những căn nhà đẹp, tiện dụng. Còn dĩ nhiên định hướng chung chung của gia chủ khi làm nhà là phụ thuộc vào kinh tế, lịch sử lúc làm rồi. Thí dụ như bạn nghèo, bạn sẽ chỉ làm nhà bé. Đang có chiến tranh, bạn làm nhà tạm, thậm chí không làm. Còn nhờ được kiến trúc sư nào để biến cái bé, cái tạm ấy thành đẹp được, trong những thứ có sẵn, cho phép..., thì là tài của kiến trúc sư.

11:19 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Bài này có thể làm thay đổi cái nhìn của ối ngườiì. Nó càng chứng tỏ rằng không có nguyên lý cho cái đẹp. Nhà kinh tế thì nói kinh tế quy định bầu hay ống, nhà sử học có thê nói lịch sử quy định tròn hay méo. Nhưng nhìn thế nào thì nhìn, mấy cái nhà hình máy chém với cả toà bưu điện đứng cạnh hồ gươm trông vẫn giống Chí Phèo đứng cạnh Thuý Vân.

9:45 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  admin

@ (Ngoài lề một chút) Sáng Ánh dịch thơ dở òm nhe. Dịch thế này nghe chưa:
La tour Montparnasse elle est belle
Et moi j'adore la tour Eiffel
(Tháp Montparnasse tuyệt vời
Riêng tôi, tôi ái mộ người - Eiffel)
:-)

9:29 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  SA

@Nghiêm Toàn
Hehe, Mỹ là xứ sở của tư bản chủ nghĩa tức là tìm lợi nhuận maxi và phát triển vốn đã có, ở đây là mảnh đất cỏn con này trên 5th Avenue, chẳng lẽ để làm vườn hoa cho tình nhân :-) nhất là vào thởi điểm tư bản rừng rú đó (1902)
Tháp Montparnasse (1972, 57 từng) lúc xây dựng cũng gây tranh cãi ở Paris và có lẽ tháp Eiffel cũng thế vào thời của nó (tuy Eiffel là 1 công trình khoa trương kỹ thuật hiện đại chứ không thuần kinh tế). Renaud có bài hát:
La tour Montparnasse elle est belle
Et moi j'adore la tour Eiffel
(Tháp Montparnasse tuyệt vời
Và tôi tha thiết rạng ngời Eiffel)
 

9:08 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  SA

Kinh tế ở đây theo nghĩa rộng, điều kiện sản xuất, phân phối, trao đổi thu nhập của một nền kinh tế nào đó dựa trên thời điểm lịch sử, phát triển kỹ thuật, văn hoá v.v. Kinh tế Du mục thì không có nhà ống. Amsterdam, Venice thành hình trong một giai đoạn phát triển doanh thương đuờng biển vào các thế kỉ 17-18 và Cali có nhà ống mặt biển vì có nhiều người giàu thích chen nhau hóng gió Thái Bình Dương trong khi uống rượu vang Nappa Valley.
Nói cách khác, nếu không có nhà máy dệt thì không có London chen chúc công nhân và ám khói, nếu không có mỏ than, lò rèn thì không có những phố miền Bắc, miền Đông nước Pháp, nếu không có mỏ vàng thì không có những thị trấn Viễn Tây Hoa Kỳ.
Kiến trúc nào cũng có những lý do của nó, các nông trại Âu châu trước đây giống như những pháo đài nhỏ vì không có an ninh ở nông thôn. Các hộ buôn hương ở những nơi đã kể (hay Anh quốc, Bangla Desh…) có 6 mét 1 người là vì luật pháp muốn tránh bớt nạn bảo kê giang hồ, buôn người và cấm việc tập trung. Các hộ mini này tại Hong Kong chỉ mới phổ biến sau khi ban hành các điều 137 và 141 Hình luật, anh chị và má mì chuyển sang nghề cho thuê hộ, cách bán phấn độc lập này được gọi là 141 sex.
 

8:19 Tuesday,4.6.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Flatiron Building theo em là điển hình của sự kệch cỡm kiểu Mỹ, ở Hà Nội nếu có, em sẽ chửi đứa nào cấp thỏa thuận PAKT - cấp phép xây dựng cho nó.
Không phải cứ Tây là thơm, hằng hà sa số những dị hợm kiểu này là bài học đỡ phải trả giá cho quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, tiếc rằng, chúng ta học được từ nó khí ít.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả