Gẫm & Bình

Khác biệt và khác người

1.“Không giống người khác” là một tiêu chí khắt khe cho cái nghề sáng tạo. Vẽ hay viết khiến người ta chỉ xem lướt đã nhận ra đó là ai, có khi tác giả phải mài bút mất cả đời người mà không phải ai cũng thành công. Cho nên xem tranh hay đọc truyện […]

Ý kiến - Thảo luận

2:31 Sunday,9.6.2013

Đăng bởi:  Hương Thủy

Mình đồng ý với M.Coc rằng bình luận của chú Trịnh Lữ quá hay và rất chí lý. Trên thực tế, nhiều họa sĩ, nghệ sĩ bây giờ đang "gồng mình" để tạo ra cái khác biệt nhưng vì gồng quá mà lại quên mất cảm xúc cá nhân. Mình cũng đồng tình với Lê Phương khi nói khác biệt có mặt tích cực và tiêu cực và hoàn toàn ủng hộ sự khác biệt để tạo dấu ấn cá nhân. Song thiết nghĩ nếu cứ phải "nặn" ra cho nó khác như anh kia cạo trọc đầu để "thể hiện mình" rồi cứ quăng những câu nói kiểu "nghệ thuật là phải thế nọ, thế kia" là mình sợ lắm. 

20:28 Friday,7.6.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi anh Đỗ Đức
Tôi có cảm giác anh là người khá nhạy cảm và có chút bảo thủ thì phải. 
Theo tôi, khác biệt và khác người đều có những mặt tích cực và không tích cực. Ở mặt tích cực chúng giúp cho phổ màu cuộc sống được rộng và chi tiết hơn, thậm chí khác người đôi khi còn là một tiền đề cho cuộc cách mạng từ ngẫu hứng, hay chí ít nó giúp cho  những người giông giống nhau thấy mình có giá trị hơn kẻ khác người chưa biết chừng.
Cái khác người, dĩ nhiên phải tránh xa việc lười vệ sinh cơ thể là một, mặc quần áo không theo mùa là hai, ăn uống mất vệ sinh là ba, mặc dù sức khỏe bình thường nhưng đi đứng dặt dẹo hay trong một tư thế khó khăn là 4, đe dọa hủy diệt thế giới là năm, cuối cùng là bản sao của anh Đ.A.Khánh. Còn lại nếu thích khác người thì xin cứ tự nhiên.

15:20 Friday,7.6.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Huy

Theo tôi, Không phải "Nghệ thuật phải tìm ra sự khác biệt" mà là "Trong nghệ thuật mỗi cá nhân nghệ sĩ là 1 sự khác biệt", sự khác biệt ở đây là sự khác biệt tự nhiên của mỗi con người về tâm hồn, cảm xúc, về nhận thức, trí tuệ, môi trường sống và vì vậy mỗi 1 người nghệ sĩ có 1 sự sáng tạo riêng để tạo ra tác phẩm của mình.Cho nên các tác phẩm của anh ta tự bản thân sẽ có sự khác biệt với các tác phẩm của người khác. Người nào cố gắng giống người khác thì sự giống đó cũng chỉ là sự gượng ép.
Sự ảnh hưởng trong nghệ thuật cũng có rất nhiều, nhưng trong những tác phẩm bị ảnh hưởng đó vẫn tồn tại dấu ấn cá nhân của mỗi nghệ sĩ và vì vậy chúng vẫn có sự khác nhau. 
Chúng ta không nên cố tìm sự khác biệt trong nghệ thuật mà hãy tự nhiên sáng tạo 1 cách trung thực với chính bản thân mình,sáng tạo với cảm xúc chân thật nhất của tâm hồn mình, điều đó tự nhiên sẽ có sự khác biệt...

9:54 Friday,7.6.2013

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn M.Cóc, Soi đang tìm hình để đưa lên thành bài riêng đây.

9:52 Friday,7.6.2013

Đăng bởi:  M.Cóc

Comment của chú Trịnh Lữ thật tuyệt. Nếu có thể, mong Soi đưa thành một bài riêng để mọi người cùng thảo luận. Với cá nhân mình, lâu lắm trên Soi mình mới thấy một ý kiến thể hiện sự trải nghiệm và thấu hiểu sâu sắc như thế ( tất nhiên đây là nhận xét của riêng mình).

8:41 Friday,7.6.2013

Đăng bởi:  trịnh lữ

Tôi vẫn nghĩ "khác biệt" không phải, và do đó không nên là "sự khao khát trong sáng tạo của mỗi người nghệ sỹ". Muốn không giống ai, thì phải luôn để ý xem mọi người đang làm gì và như thế nào, và hễ thấy mình hơi có vẻ bị ảnh hưởng của ai đó là phải ngừng lại, tìm cách khác. Tìm kiếm sự khác biệt không phải là bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Thậm chí "đi tìm" cũng chưa chắc đã phải là con đường sáng tạo nghệ thuật. Picasso có câu nói nổi tiếng "Tôi không tìm, mà tôi thấy". Tranh Phố của bác Phái không phải là kết quả của việc cố vẽ khác với những tranh phố Paris của Pissarro hay phố Hà Nội của những người khác. Kadinsky  hồi còn học vẽ toàn bị điểm kém nhất về hình họa, mà lại có bẩm sinh nhìn thấy màu sắc khi nghe nhạc, nên tranh ông sau này như vậy. Picasso suốt đời "bắt chước" lối thể hiện của các nền văn hóa khác nhau, có nề hà gì đâu.

Sáng tạo nghệ thuật là thôi thúc của người có nhu cầu và khả năng diễn đạt mối tương tác nhận thức và tình cảm của mình với thế giới. Không phải là nhu cầu làm một món hàng khác lạ cho thị trường nghệ thuật. Hơn nữa, chả có gì nhàm chán bằng chuyện cứ nhìn tranh là biết ngay là của tác giả nào. Bản thân Picasso, một điển hình thiên tài hội họa của thế kỷ 20, đã sáng tác qua rất nhiều phong cách và đề tài khác nhau, và thời kỳ nào cũng vẫn cứ là Picasso, chứ không phải  thời kỳ sau mới là cái mà ông "tìm thấy" nhờ khao khát muốn "khác biệt".

Có một luồng ý tưởng tin rằng phong cách hay nhất là vô phong cách, hay chính xác hơn, là thoát khỏi cái phong cách của cá nhân người nghệ sỹ, cái dấu ấn khiến hễ nhìn thấy tác phẩm là biết ngay là của tác giả nào. Mà cái dấu ấn ấy thực ra rất nghèo nàn, chủ yếu chỉ là bảng màu và bút pháp, chân dung ai thì cũng là một kiểu vẽ thế này, tĩnh vật gì cũng là kiểu vẽ thế kia... Rồi phải nhờ những lời uyên áo vòng vo tán thưởng mãi mới "nhận ra là nó đẹp và có giá trị thật". Những người thích "vô phong cách" tin rằng chỉ nên có "phong cách của từng tác phẩm", là sự xứng hợp hiệu quả nhất giữa nội dung và hình thức. Đó cũng là phong cách của quá trình tiến hóa có bản chất là sáng tạo của sự sống ở thế giới này, với tác phẩm là muôn loài sinh sôi - chim bay trên trời, muông thú trên mặt đất, cá dưới nước, và vô vàn cây cỏ, mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi đổi thay, mà vẫn cùng nhau sinh hóa. Hãy sống chân thực và say đắm với bản thân và thế giới xung quanh, và tha thiết với thôi thúc phải diễn đạt mọi cảm thức của chính mình đối với sự sinh tồn muôn hình vạn trạng này, đừng câu nệ vào điều gì khác.

Đó mới là lí do chính đáng của nghệ thuật, là hạt mầm nẩy sinh nghệ sỹ.

Xin đừng khao khát sự khác biệt...

22:26 Thursday,6.6.2013

Đăng bởi:  Chưa ngộ đã nói

Những nhân cách được đưa ra trong bài này đều từng sống ở thời không phải chịu sức ép của việc mình cứ phải giống đám đông.
Thực nghiệm đầu tiên cho một xã hội chỉ có công nông (sau thêm trí thức XHCN cho thêm "bát đũa") đã đổ sau 70 năm. Nhưng bóng đen của nó vẫn trùm lên tư duy.
Tự hỏi cách đây ba chục năm ("đêm trước đổi mới") ô. Đỗ Đức viết bài này liệu có được đăng? Đồng thời, câu - (vì thế) được thế này là may cho ta rồi - là ngụy quân tử.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả