Gẫm & Bình

Đừng biến ca trù thành trình diễn

    Đêm qua nghĩ lan man về ca trù, thấy nó là một hình thức “hát thơ” rất đúng với quan niệm “Ngôi Lời” của mình, đã định hình với một hệ thống kí hiệu trừu tượng mạnh mẽ tác động tới tiềm thức của những người tham gia thú chơi này. Nó không […]

Ý kiến - Thảo luận

17:03 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  candid

Cái này nó cũng giống như múa rối nước, ngày xưa đi xem múa rối quốc doanh chỗ rạp Thăng Long thì nghĩ rối nước chỉ đến thế. Đến khi có cơ hội về gặp các cụ phường rối ở gần chùa Thầy, ở Thái Bình... mới biết rối cổ nó khác xa.

16:47 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  kim kim

Di sản được tồn tại.

14:48 Wednesday,3.7.2013

Đăng bởi:  Lê Thăng Long

Vấn đề muôn thuở của bảo tồn di sản? Thế giới tranh cãi mãi rồi, mà chưa có hồi kết, đúng hơn có lẽ là sẽ không có một kết luận cuối cùng, và vấn đề tiếp tục tồn tại với dòng chảy của cuộc sống. Nhiều kịch bản, nhiều lựa chọn được đưa ra. Cá nhân tôi thích một sự tồn tại và phát triển đồng thời của những bản "gốc" (đúng hơn là phiên bản "cổ nhất" mà thế hệ hiện nay biết được) và những phiên bản "mới hơn" - những sản phẩm chứa đựng những yếu tố "gốc" ở những mức độ khác nhau bên cạnh những yếu tố mới tuỳ thuộc vào sự "gia giảm" của các đầu bếp nghệ thuật thời hiện đại. Như vậy, bản "gốc" được duy trì, tiếp tục tồn tại với hình hài và Nội dung "cổ" của nó thông qua cách bảo tồn truyền thống (giữ nguyên trạng bản gốc) đồng thời tiếp tục "sống" qua những cách bảo tồn hiện đại (tân cổ giao duyên) để những yếu tố gốc tiếp tục được tiếp thu, cảm thụ bởi một bộ phận khán giả khác bên cạnh nhóm khán giả trung thành tuyệt đối với bản gốc.
Ý nghĩ trên đến với tôi khi chợt nhớ đến món phở Hà Nội mà nhiều người bảo không còn tìm thấy hương vị của nó cách nay vài thập niên. Thực ra, vẫn có thể tìm lại hương vị đó, nhuwng không phải ở các quán phở (càng không phải ở những tiệm Phở 24), mà ở nhà của nhIều Bà, nhiều cô nấu phở theo thời đó. Tôi đã từng nghĩ bát phở thời đó ăn với quẩy nóng mới là phở chứ, cho đến khi chợt nghe một cô Việt Kiều trở lại Hà Nội sau nửa thế kỷ thắc mắc rằng "sao giờ ở Hà Nội lại ăn phở với quẩy?". Hỏi Mẹ mới hay rằng thời của mẹ (đầu thế kỷ 20), dân Hà thành không ăn quẩy với phở. Ngẫm ra, cái mình cho là 'đích thực' chỉ có tính tương đối, đúng với mình (hoặc một số người như mình). Tôi vẫn thích nhất loại 'phở của mình' (và thưởng thức nó trong gia đình mỗi khi có thể) nhưng từ đó không thấy 'Dị ứng' ghê gớm với những loại phở "cải biên" hiện đại, với ý thức rằng thế hệ trước mình cũng say mê và tự hào về loại phở và cách dùng phở khác mình.

0:11 Tuesday,2.7.2013

Đăng bởi:  nguyễn cường

Đây là một tiêu đề ư? Có lẽ thay là: Đừng biến ca trù thành một nghệ thuật trình diễn cho có nghĩa chứ nhỉ!

17:35 Monday,1.7.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Miền Tây sông nước có món đờn ca tài tử, ai mà lỡ ghiền rồi thì ngày nhớ đêm trông thèm dữ lắm, a ma tơ mà bấm đờn gõ chén điệu nghệ. Người cất lời ca kẻ phím dây đờn dạo lối cứ như theo cặp trời sanh vậy, bắt cặp khác là lạc giọng trật điệu phô ngay.
Có lần du lịch miệt vườn, thấy cũng mến cô nọ, đang ca chưa đứt câu thì thấy mắt cô nhìn xuống tay thì quẹt điện thoại. Chán, rũ chân  đứng dậy bỏ ra ngoài, cũng hên bữa khá đông khách nên không ai để ý. Về nghĩ lại, âu cũng là cái nghề, họ cũng phải sống chứ, đờn mãi ca mãi mà được à!.
 

16:30 Monday,1.7.2013

Đăng bởi:  dilettant

"thành một tấm thân hài hòa vóc hạc xương mai mỏng mày hay hạt." Không phấn khởi lắm cách tác giả để nhiều tính từ không nghịch nghĩa, gần gần nhau, và không ngắt câu.
Ngược lại, tác giả có lạm dụng cấu trúc "đấy A... đấy A ngang" trong đó A và A "ngang" là hai tính từ nghịch nghĩa?
Nhân tiện, có bạn nào còn text của bài "Khóm trúc như tuôn dòng lệ cũ". Đây chắc là khuôn thước của phong cách tản văn của tác giả bài về ca trù này?
Tuy thế, không phủ định rằng tác giả khá hiểu giao diện văn hóa "tom chát", thường được các cụ nhắc đến, với những từ hôm nay khó hiểu, như "ứng thù" (kiểu như nghệ thuật "chiêu đãi" bằng nghệ thuật, giữa một bên cung cấp dịch vụ kiểu Geisha, một bên biết đánh giá dịch vụ đầy nam tính mà tinh tế. Nhưng bao trùm lên tất cả, là một sự ẻo lả của âm nhạc kiểu ca trù, và cả quan họ, chèo nữa, một phong cách mà bọn nhóc hay lang thang ở chốn Mai Dịch những năm 60 - 70 (gồm cả tôi) gọi là "cò lả".
Nhưng nếu đã phải có màn "mây mưa", thì cái sự mày râu cầm chịch mà tác giả nói trên là duy ý chí. Khi các liền anh dã mất dương, mà khí âm, như thường lệ, vẫn thịnh? Vậy thì: "thả hết đó mà cũng kìm hết đó" là thuộc về những vị đã có tuổi, có kinh nghiệm (cao bồi già), cũng chẳng còn đủ tinh binh cho "hiệp phụ"...
 
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả