Văn & Chữ

Đọc thơ Trần Mạnh Hảo, nhớ đến bộ tranh Liên Xô

SOI: Nhân đọc “Mình anh trong một thế giới” một tập thơ từ năm 1991 của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, bỗng nhớ tới bộ tranh Xô Viết thời chiến. Giờ thì người ta hay nhắc tới Trần Mạnh Hảo với các cuộc tranh luận nảy lửa về văn chương, chính trị; nhưng với Soi, […]

Ý kiến - Thảo luận

17:12 Sunday,30.6.2013

Đăng bởi:  Trịnh Lữ

Cảm ơn SOI - hai bài thơ và những bức tranh ấy là những nhắc nhở thật thao thiết và đẹp đẽ.

16:47 Sunday,30.6.2013

Đăng bởi:  Den gion

Tôi đang khóc đây, khóc ngon lành.

12:14 Sunday,30.6.2013

Đăng bởi:  Phạm Xuân Nghị

Trần Mạnh Hảo là nhà thơ Bộ đội nên anh có nhiều câu thơ rất hay. Anh luôn đứng về bên nghèo khó của nhân dân. Đến mức anh cũng khổ sở vì tính cực đoan của mình.

10:37 Sunday,30.6.2013

Đăng bởi:  dilettant

Phúc ơi,
Số phận dẫn dắt mình đến một học giả ngoại quốc, người muốn "thể hiện hình tượng anh hùng" của các nghệ sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, muốn đề cập tinh thần và thực tiễn kháng chiến (warfare) khác, kiểu tiếng hát át tiếng bom (dù câu này ở VN đã được dùng nhàm bởi đám đông đến mức mòn đi sự tinh tế)... Học giả ngoại quốc này còn hi vọng, bằng sách khôi phục lại một số loại hình nay bị "suy dinh dưỡng" ở Việt Nam, để các cố nghệ sĩ Việt Nam mà học giá này biết sẽ ngậm cười nơi chín suối. (Chưa biết dự án này rồi sẽ đi đến đâu...)

Vì thế, mình bất đầu hỏi những nghệ sĩ nay bán cà phê, foodstuff... Họ về vườn không còn vì cơn đói trong bụng (phải đi xuất khẩu lao động chẳng hạn), mà "trong đầu" (thơ Trần Mạnh Hào) - khi nghệ thuật của họ dường như không ai còn cần đến. Hôm qua một cựu diến viên kịch nói bảo dilettant: "ngày xưa" (thời kháng chiến - bao cấp) không có gì mà lại có (sáng tác) được tất cả, bây giờ có tất cả (kể cả tiền), nhưng chẳng có (chẳng sáng tác, công diễn được) cái gì (ra hồn). 

9:38 Sunday,30.6.2013

Đăng bởi:  Phúc

Mình cũng ứa nước mắt, Dilettant ạ, nhất là bức "Khi phát xít đi qua", "Bức thư cuối cùng", và "Vì tổ quốc". Lâu rồi xem các tác phẩm đương đại không có cảm xúc xúc động, chỉ thấy đẹp về màu, về kỹ thuật, xem những tranh này mình biết là xem tranh có thể khóc được.

Ở bức "Khi phát xít đi qua", dòng máu chảy từ đầu em bé và dáng con chó tru bên xác chủ, bên những bạch dương rất bình yên Nga, hay ở "Bức thư cuối cùng", người vợ thẫn thờ nhưng lưng thẳng băng, tư thế đã sẵn sàng gồng gánh một cuộc đời mới không có người đàn ông của cô nữa, bên đứa bé ôm chặt lấy mẹ, cũng như biết chỉ còn trông cậy vào mẹ; hoặc bức "Vì tổ quốc", với khoảng trống giữa hai nhân vật (một ra đi và một ở lại) mới là yếu tố chính... tất cả đều tài tình quá, họa sĩ chừng mực cho cảm giác của người xem bùng nổ.

Mình nhớ Trần Mạnh Hảo có một bài thơ rất hay là "Từ chiếc ô trời của mẹ". Khi nào tìm được mình sẽ gửi Soi.

9:25 Sunday,30.6.2013

Đăng bởi:  dilettant

Xem tranh bỗng ứa nước mắt. Quay lại đọc thơ một chút nữa... Vì bức tranh "Những năm gian khó"...
Do câu thơ: "Miếng bánh mì ăn còn dính mỡ, dính dầu..." nhớ các anh chị (và cô chú) nói sang Liên Xô đợt đầu (của VNDCCH) những năm giữa 50. Họ kể: xuống nông trang tập thể làm, buổi trưa ăn xúp: một ít nước lõng bõng vài củ khoai tây, thêm tí dầu mác ga rin, và mẩu bánh mì.
Trong bộ tranh còn "thiếu" một bức nữa, chắc là "quan trọng". Xin xem link này:
http://www.baomoi.com/Nguoi-Nga-dang-nho-lai-tinh-than-khong-duoc-dung-toi-VN/122/5972561.epi
Tiếc là còn một ảnh nữ cứu thương khoác súng vác một thương binh trên vai trong bài này không hiện.
Hỉnh như Soi đã xâu chuỗi đúng thơ của Trần Mạnh Hảo và tranh thời chiến và hậu chiến Liên Xô.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả