Gẫm & Bình

Khen và chê quanh Modigliani

Nhân triển lãm Modigliani et l’Ecole de Paris ở Thụy Sĩ (từ 21. 6 đến 24. 11), tạp chí Mỹ thuật Pháp số mới nhất có bài viết sau: Cũng như Chagall, Soutine hay Utrillo, Modigliani (1884- 1920) là một trong những nghệ sĩ có phong cách riêng hiện đại mà người ta chả biết xếp […]

Ý kiến - Thảo luận

22:54 Friday,5.7.2013

Đăng bởi:  Mở ngoặc

hic, lại gõ sai nữa rồi, dạo này mắt mũi kèm nhèm thế không biết ! Là "apache mondain" và "kabbaliste converti" ạ . Vâng,  đến lúc 4 mắt cũng không đủ rồi. Kỳ này mua hẳn kính lúp đeo cho chắc vậy :-)

15:44 Friday,5.7.2013

Đăng bởi:  Mở ngoặc

Trời, bác Hòa hay thiệt ! Bác nói câu nào em chịu bác câu đó luôn. Lại còn nhìn ra cả cái khen trong lời chê nữa. Thế mới thấy mình rõ là người trần mắt thịt thật ! Nghề chê cũng lắm công phu bác nhỉ :-) . Bài này đúng như bác nói, xương lắm ! :-) Em đọc qua thấy hay nên muốn dịch. Nhưng lúc vào dịch rồi thấy quả hóc búa với tất cả những cái khó như bác nói... Không yêu thích đúng là khó mà làm xong. Có lẽ hơi khác với những bạn khác dịch bài để luyện tiếng Anh hay Pháp, em lại dịch chủ yếu để luyện tiếng Việt ạ :-) Bác thấy đó, có mấy đọan em cũng chả biết tiếng Việt nó dịch thành thế nào, nên đành để vậy, ngồi chờ thị rụng, xem bác nào biết thì giảng dùm , chả hạn như là “apache mondaine”, “kabbalist converti”, may có mấy câu quanh đó giúp lờ mờ hiểu ra một tí ti .Nhưng hóc nhất là mấy đọan chê Modi ý, định nhắm mắt nhắm mũi dịch cho xong, nhưng không được, vẫn phải mở to mắt (như anh Thomas khuyên đấy ạ), giữ đầu lạnh, bám sát ý và giọng văn nguời viết để bài đuợc trọn vẹn, và cái chính cũng tò mò xem “nó nói gì” :-)
Thêm tí thông tin từ nguồn  khác: trước khi chết Modigliani còn dồn hơi cuối  nói: Cara Italia ! (ôi nước Ý thân yêu)  ! Nhưng trong phim thì không thấy có tình tiết này , mà câu cuối cùng ông nói với vợ là: đã đến lúc thóat khỏi sự điên rồ  rồi đây !  Kết như vậy cũng hay và rất Modi !

4:48 Friday,5.7.2013

Đăng bởi:  hoạ sĩ Đức Hoà

Trả lời câu hỏi của bạn Mở Ngoặc. 
  Tôi vốn rất yêu tranh của Modigliani - sáng tạo của ông luôn ở trong trái tim tôi - vì vậy tôi thích cả 2 luồng ý kiến về ông. Tưởng như trái chiều mà thực chất không phải vì tôi nhận thấy ý chê chỉ là cái vỏ, trong ruột vẫn là khen đấy chứ. Thiên tài này là một độc đáo rất khó lẫn trong rừng thiên tài hội hoạ châu Âu, ông có số phận riêng, cả hay lẫn dở, cả may lẫn rủi, dù ai đặt ông lên tầng trời thứ 7 hay hạ ông xuống tầng thấp hơn... 
  Tuy nhiên, để đọc và hiểu hết bài viết này thì không đơn giản. Người đọc cần phải có sẵn trong đầu không những kiến thức lịch sử mỹ thuật châu Âu mà còn phải cả kiến thức lịch sử châu lục này, nhất là 2 giai đoạn đều dài 20 năm đầu các thế kỷ 16 và 20. Không chỉ hiểu tên và sự nghiệp các danh hoạ, nhà triết học, nhà văn được dẫn mà còn phải hiểu các ám chỉ kiểu Tây nữa. Rất hay nhưng khá mệt khi đọc. Tuy nhiên đọc hiểu rồi thì mệt tan biến. Cảm ơn bạn và Soi.

0:46 Friday,5.7.2013

Đăng bởi:  Mo ngoac

Để fairplay, em cũng nói luôn em thuộc phe ủng hộ Amadeo, nhưng nếu anh không thích thì cũng cứ phê bình thoải mái nhé, em cũng muốn nghe các nhận xét khác nhau. Cá nhân em rất thích phim Modigliani.

15:38 Thursday,4.7.2013

Đăng bởi:  Mở ngoặc

Nhìn lại còn thấy Soi tranh cả lỗi của mình nữa, liều nhỉ  :-)

15:01 Thursday,4.7.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

À mà Otto Dox là do em gõ sai chứ không nghĩ tới tôn giáo nào ạ. Lần sau em sẽ chú ý hơn các lỗi anh nêu nhé. Trân trọng. Nhân tiện, anh thấy thế nào 2 ý kiến về Modigliani?

14:37 Thursday,4.7.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Rất cảm ơn anh Đức Hòa. Những cái anh nói đều chính xác. Đấy, pro nó phải kỹ như vậy mới được, dù hầu như các bạn ở đây cũng đều biết tiếng Pháp cả. Nhân tiện cũng cảm ơn thêm Soi đã sửa thêm một vài chi tiết cho bài đuợc tốt hơn. Chả hạn đọan về De Chirico, trong bài gốc mình ghi là “trong hồi ký của mình tay này ám chỉ...”, Soi đã sửa lại là “trong hồi ký của mình vị này ám chỉ..”, thấy hay hơn hẳn. Hoặc Elégance mélancolique, mình dịch là “Một phong cách lịch lãm bi ai”, Soi sửa thành “Một phong cách lịch lãm buồn bã”  mình cũng thích  hơn. Đấy, cứ phải cmt như thế, Mở ngoặc mới có động lực dịch tiếp các bài khác :-)  Chúc  tất cả một ngày vui vẻ nhé.

7:37 Thursday,4.7.2013

Đăng bởi:  admin

Anh Đức Hòa ơi, cảm ơn anh đã góp ý. Soi đã sửa lại rồi. Trong những lỗi mà anh góp là có lỗi của Soi nhiều đấy, vì Soi đọc chính tả bài trước khi đưa lên mà, nhưng lại không nhìn ra.

(Mở Ngoặc: bạn chưa vào đọc cmt kịp, Soi xin phép sửa trong bài các lỗi mà anh Hòa nói nhé)

0:46 Thursday,4.7.2013

Đăng bởi:  hoạ sĩ Đức Hoà

Tôi rất thích và đánh giá cao bài này. Đây là những kiến thức mỹ thuật chuyên nghiệp không dễ gì có được. Cảm ơn bạn Mở Ngoặc đã dịch. 

Tuy nhiên tôi muốn góp ý một chút về mấy lỗi chính tả. Xin nhấn mạnh là góp ý chỉ vì muốn bài này Đẹp hơn chứ không phải vì có ý gì xấu. 

1/ (đoạn phía trên ảnh chụp đầu tượng) ..." hay những bức toiles của Parmesan hoặc Pontormo"... Nên dịch là "hay những bức tranh của Parmesan hoặc Pontormo" vì từ toile trong tiếng Pháp có mấy nghĩa là vải, vải để vẽ, tấm tranh, bức tranh; thậm chí các hoạ sĩ VN còn Việt hoá gọi luôn là toan Pháp hay toan Nga để vẽ... Parmesan và Pontormo là 2 hoạ sĩ tiêu biểu của hoạ phái Manierisme, tức phái Kiểu cách, một thoái trào của mỹ thuật Phục Hưng; ở đây có lẽ ý nói Modigliani có vẻ khéo tay, mỹ miều hoá. 

2/ (vẫn đoạn văn phía trên bức ảnh đầu tượng) "sở hữu vẻ đẹp của vùng địa trung hải...khi thì chơi với nhóm fauvisme, lúc lại có mặt ở Bateaux - Lavoir, nơi ra đời trường phái lập thể, lúc lại thấy loáng thoáng bên hội futurisme..." Theo thiển ý của tôi thì nên viết hoa các từ Địa Trung Hải, Fauvisme, Lập thể, Futurisme vì đó là các tên riêng, đành rằng trong tiếng Pháp ở các trường hợp này người ta không viết hoa nhưng cũng vậy thì trong tiếng Việt lại phải viết hoa. Ví dụ như từ le francais sẽ được dịch là tiếng Pháp chẳng hạn... và từ les vietnamiens sẽ được dịch là những người Việt Nam chẳng hạn... 

Mặt khác, nếu đã dịch là Lập thể thì phải chăng cũng nên dịch là Dã thú thay cho Fauvisme và Vị lai thay cho Futurisme. Dã thú Vị lai là tên những trường phái đã quá quen với các hoạ sĩ VN hiện nay nên khỏi lo họ không hiểu. 

3/ (đoạn văn bên dưới tranh "Nu couché aux cheveux denoues" và trên phần P/S) ..."hãy xem trước đó Otto Dox làm gì,..." Dù đã biết, tôi vẫn cẩn thận tra lại để chắc chắn không có hoạ sĩ Otto Dox mà chỉ có Otto Dix, hoạ sĩ Biểu hiện Đức, chuyên vẽ tranh đả phá chiến tranh. Cũng có thể người dịch bị vội, quen với từ Orthodox, nghĩa là Chính thống giáo ở Hy Lạp, Nga, Bul...

4/ (đoạn cuối) ..." Tới năm 1923, ngứơi anh cả của hoạ sĩ..." Xin sửa lại là ...người  anh cả của hoạ sĩ. 

Dù sao cũng cảm ơn người đã dịch bài này, một thông tin mỹ thuật chuyên nghiệp rất quý báu. Tôi góp ý chỉ vì muốn hoàn thiện hơn chứ không có ý xấu gì khác. 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả