Gẫm & Bình

Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng

  Vấn đề dân tộc tính là một câu chuyện muôn thuở trong kiến trúc, nó cũng giống như cái cá tính, cái khác biệt trong nghệ thuật. Thực ra nếu đã có khái niệm “dân tộc tính”, cho dù có định nghĩa thế nào, thì cũng sẽ gắn liền với một số sự cứng […]

Ý kiến - Thảo luận

12:37 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  Lê Thành

@ Phó Đức Tùng

Vấn đề không phải là ai nói, mà vấn đề câu ấy đúng hay sai. Vấn đề không phải là người ấy "xấu" (tiểu nhân) hay tốt (đại nhân, quân tử), mà vẫn đề người ấy đã có hành vi sai/phạm luật, hay đúng/ hợp luật, và phải bị trừng trị bởi pháp luật, không phải luật của "thiên tử".

Hay bạn lại dẫn: Lễ bất hạ thứ dân, hình bất thượng đại phu (thấy bảo của Khổng Nhị) để làm "lý luận".

Tôi bắt đầu vô cảm với những nỗ lực ngu dân! Vì có những vị cứ cho mình là ở giữa, là trên, xung quanh là Man Di Mọi Rợ (câu này tôi lấy ý ở tạp chí đối ngoại của Nga) nên nói với họ giống như (câu này tiếng Việt) với đầu gối.

11:54 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Lê Thành
thứ nhất, câu nói trên là của Khổng Tử, hoặc như bạn nói là của ai đó tự xưng Khổng Tử, không phải của tôi. Bạn có thể cảm nhận được nó hay không là tùy ở bạn. Nhưng nếu bạn bảo lý do nó sai là do người ta không thể chia thế giới làm hai thì tôi e rằng không muốn tranh luận với bạn, cho dù bạn tự tin có giỏi hơn cả loài Tầu và đánh thắng Tầu ngay trên sân ngôn ngữ của họ. 
 

10:58 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  Lê Thành

Tùng bảo, "Khổng tử nói 'Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa'. Người quân tử sở dĩ hòa thuận được với nhau là do không đồng nhất, mỗi người một vẻ, mỗi người một việc, giống như vạn vật trong vũ trụ, các tòng tùy loại. Ngược lại, tiểu nhân sở dĩ bất hòa là do đồng nhất, cùng bản chất như nhau, dẫn đến cạnh tranh, đấu đá."

Câu trên của bạn sai từ gốc, không cần phải tranh cãi, vì như tôi nói, bạn không thể chia thế giới ra làm hai mảnh như vậy. Chưa nói đến chuyện vì bản chất (xấu) như nhau nên cạnh tranh đấu đá. Với người dân thường thôi, ai cũng hiểu là những khác về chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, lợi ích... là nguồn gốc muôn đời của xung đột và chiến tranh, chứ không phải do bọn tiểu nhân giống nhau gây ra.

Xin trả lời tiếp không bằng lý luận (vì tôi thấy bài của bạn lập luận linh tinh cả, xin lỗi), mà bằng kinh nghiệm sống vậy:

Tôi có thời gian ở Tàu khá lâu (họ hàng lại có nhiều người Tàu bất đắc dĩ: Phan Bội Châu, rồi Nguyễn Ái Quốc đưa họ sang TQ để phục vụ hạ tầng cơ sở cách mạng, ít nhất vì họ là con nhà Cần Vương, lại biết nhiều thứ tiếng...). Tôi nói thế không phải khoe, chỉ để nói là học thường học giỏi ngang ngửa với người nước ngoài, bằng thứ tiếng của họ.

Ý kiến của chúng tôi (tôi, và một số họ hàng sinh trưởng ở Trung quốc) là: người Tàu (hay gọi Trung quốc đi, cho chính trị), họ khá cứng nhắc. routine, nên họ làm sản xuất giỏi (đánh nhau kém, do chiến tranh là xảo quyệt), người Việt thì ngược lại, quá linh hoạt, đến mức mạnh ai nấy làm. Tôi nói thế để chỉ ra câu:

"Trong đời thực, người Tàu cũng tỏ ra linh hoạt, biết tùy cơ ứng biến, biết học cái của người khác hơn hẳn chúng ta, vậy e rằng tiêu chí này khó lấy làm bản sắc Việt được." là rất gây tranh cãi. Tóm lại cái nền bạn đứng trên là không ổn, vì vậy ta khó thể tranh luận tiếp bằng lập luận.

Người viết bài này có thời kỳ khá dài đi đặt cùng một món hàng cho một vài doanh nghiệp "lớn" ở Việt Nam cho công nhân Nga, Việt, Trung quốc gia công, chắc tạm đủ để hiểu người nước nào "linh hoạt", hay không.

Câu cuối: thương gia Nhật họ bảo người Việt học nhanh lắm (ý nói hơn 1 nước khác nói trong bài này) nhưng hay ăn bớt công đoạn. Cái này là một bản sắc rất đáng buồn, vì hết thời tinh tướng bằng chiến tranh rồi, nay ai làm được sản phẩm bán được là kẻ mạnh, linh hoạt hay không chỉ là tactic thôi. 

10:22 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

sieunoob
ý bạn nói về mục đích của sự linh hoạt là ý hay, chỉ e rằng không làm rõ được bản sắc Việt. Chẳng dân tộc nào, lý thuyết nào nói rằng sự linh hoạt, năng động của mình là để áp chế người khác, mà ai cũng nói là để hài hòa với vũ trụ, tự nhiên.
Và nếu nói đến thực tế thì e rằng dân tộc kinh ta rất có xu hướng muốn áp chế người khác, mặc dù tự mình không mấy có bản sắc. Hãy xem cách chúng ta đối xử với văn hóa 54 dân tộc thì biết. Người Pháp làm nhà thờ trong tây nguyên, cũng cố lấy bản sắc kiến trúc Ê đê để làm cho họ thấy gần gũi. Chúng ta làm trường học, nhà văn hóa, ủy ban v.v. cho tất cả các bản làng, các dân tộc trên đất nước này, ở đâu cũng một khối nhà vàng chóe, vô cùng xấu. Quảng bá văn hóa không thấy đâu (hy vọng đó không phải là mục đích quảng bá văn hóa, không thì buồn cho cái văn hóa Kinh quá), nhưng mà áp đặt thì rõ quá rồi.

9:24 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

@Anh Tùng: Theo tôi dân tộc nào đã phát triển và tồn tại đến ngày nay đều cần sự linh hoạt nhất định. Cái quan trọng không phải là có hay không có linh hoạt, hay linh hoạt nhiều hay ít. Cái mấu chốt là linh hoạt "vì mục đích gì". Có thể linh hoạt là để trấn áp, cai trị người khác. Hoặc linh hoạt để thay đổi, khuất phục thiên nhiên. Lại cũng có linh hoạt để đạt đến sự hòa đồng với môi trường, xã hội mà mình sống. Cái mục đích cuối cùng của sự linh hoạt ấy sẽ khiến nó trở thành bản sắc của một dân tộc.

8:40 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Lê Thành
Lập luận của tôi gồm những bước logic như sau*
1- Luận ngữ, Kinh Dịch đều có những nhận định rất rõ ràng, súc tích về nguyên lý linh hoạt, tùy thời ứng biến.
2- Tứ thư, ngũ kinh là sách giáo khoa quan trọng nhất của Nho giáo, có ảnh hưởng tới tư duy nho giáo suốt hơn 2 ngàn năm qua.
3- Nho giáo lại là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến văn hóa, tập quán của người Trung Quốc.
4- từ 1-3 suy ra rằng người Trung quốc về lý thuyết phải quá quen với khái niệm linh hoạt, tùy thời ứng biến.
5- ngoài ra, quan sát thực tế trên cả diện rộng lẫn một chuyên ngành kiến trúc trong thời gian gần đây đều cho thấy người Trung Quốc rất có sự linh hoạt.
6- Tất cả những điều trên không chứng minh là người Việt không có khả năng linh hoạt, mà chỉ muốn nói rằng những dân tộc khác cũng có năng lực đó, vì vậy đó không phải là bản sắc Việt.
Phản biện của bạn bao gồm:
1- Lời của Khổng tử chưa chắc đã do chính ông Khổng tử viết
2- Nho giáo còn nhiều vấn đề triết học chưa giải đáp, chẳng hạn như bản thể luận
3- Người Việt cũng có triết học hay ho
Bạn có thấy là những phản biện của bạn chẳng liên quan gì đến những điều tôi nói không? 

13:00 Tuesday,9.7.2013

Đăng bởi:  không cam phận ngu dân

"Đại Đồng là khẩu hiệu của nhiều chế độ toàn trị, và thực tế đã cho thấy đại đồng dẫn tới bất hòa."


Câu này cũng cực kỳ gây tranh cãi. Tôi trộm nghĩ không đại đồng cũng bất hòa. Nó cũng ấm ách như cách chia thiên hạ thành quân tử hoặc tiểu nhân, đầy áp đặt ngu dân, không tôn trọng nhân phẩm.

Xin tạnh đi bài hát truing thần mặt đỏ, nịnh thần rậm râu sâu mắt. Kể từ trước cách mạng Tân Hợi ngời Trung quốc đã đả Khổng là "Khổng nhị", nay có nhu cầu cướp đất của dân lại vẽ chuyện hài hòa...

Hết thuốc rồi?

12:54 Tuesday,9.7.2013

Đăng bởi:  Lê Thành (bút danh)

"Riêng về lý thuyết cho sự linh hoạt, tùy thời thế, hoàn cảnh mà ứng xử, e rằng nước ta cũng chưa có ai giáo huấn được đích đáng, súc tích như Khổng Tử, chưa nói đến Phật hay Lão, Trang."
Câu này không ổn: có những chứng cứ lịch sử nào chứng tỏ những tín điều Khổng giáo là hoàn toàn do Khổng tử phát ngôn, hay là còn do đời sau cài cắm thêm vào.
Bản thân tôi có một số nghiên cữu (phê bình) về Khổng tử. Một số được đăng. Số còn lại ngồi đó, nhưng không ai muốn tranh luận với tôi về những phê phán của tôi về Khổng Tử. Hiện tôi thấy có một số vị "đồng ý" với tôi, hẳn vì tôi cũng ảnh hưởng bởi họ: Cao Xuân Huy, Đăng Thai Mai, (và có lẽ cả Đào Duy Anh)...
Khi tôi "hậm hự" với những tác hại kinh khủng mà "giáo huấn" của Khổng tử. gây tác hại không kể xiết cho đất nước tôi hôm nay, có vị Bắc học (Hán học) bỏa rằng: dành cho lũ bay (Nam) Man, Di. Mọi, Rợ, không phải là chính thư, chỉ có Ngụy thư thôi!
Tôi cũng nói thẳng: các "hảo" Hán thực ra cũng chẳng có chính thư gì. Chỉ có mớ nhì nhằng về cách đối xử kiểu thủ đoạn (cũng chẳng phải mưu lược), có cần dẫn các học giả Việt đã lý luận, chắc là đủ chắc chắn, khoa học (do tôi xem các bài bình) về việc Khổng giáo không có bản thể luận, thậm chí không lập luận biện chứng pháp trong khi trình bày cái đống hỗn đôn của mình. Tốt nhất là anh P. Đ. Tùng nên xem các sách như tư tơngr Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, hoặc đọc về minh triết Việt của các tác giả Pháp (đã dịch kha khá sang tiếng Việt).
Nhân đây tôi có thể gửi các bài phê Khổng qua Soi để anh Tùng chỉ giáo thêm. Đa tạ.

9:15 Tuesday,9.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Meo architecto: Soi sẽ đưa cmt của bạn lên thành bài riêng nhé. Bài dự định lên vào đêm nay, có tên là: "Làm sao nói chuyện bản sắc, hay tranh luận với anh Tùng vài điểm". Nếu Meo có bổ sung gì, điều chỉnh gì thì gửi về soihouse cho bọn mình trước 4h chiều nay nhé. Cảm ơn bạn.

14:44 Saturday,6.7.2013

Đăng bởi:  trịnh lữ

Tùng chịu khó đọc kĩ lại bài của cậu, và cả bài của Tùng nữa nhé. Nếu thấy là "à, mình hiểu sai ý của cậu Trịnh Lữ rồi", hoặc "ồ, mình viết thế này thì chưa rõ ràng, người đọc có thể cho là mình nhầm lẫn khái niệm hoặc câu chữ diễn đạt không rõ ý" thì chắc Tùng sẽ có vài lời "đính chính" cho bài của mình cho mọi người thấy. Cậu sẽ không phải làm gì nữa cả. Còn cậu thì thấy rằng Tùng đang có cả hai vấn đề cậu vừa nói, mà đang bận quá chưa có thời gian "feed back", hì hì...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả