Khác

Nghe Phan Việt nói về "Bất hạnh là một tài sản". Đọc "Chúa ở đâu?"

  18h ngày 9. 7 này, tạI L’Espace, Hà Nội, sẽ có một tọa đàm rất hay: “Một mình ở châu Âu hay cuộc hành trình nội tâm dai dẳng”. Vì sao chưa dự mà đã biết hay? Vì nhân vật chính của tọa đàm là một người rất thú vị, tài năng và vô […]

Ý kiến - Thảo luận

23:06 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Mai Ngoc: Nói như bạn đã dẫn, thì 1775 nước Mỹ ra đời (lúc ấy họ vẫn chưa "phải" tin vào Thiên Chúa), đến 1848 ông Marx viết Tuyên ngôn Cộng sản, thế là vào 1864, do "sợ cộng sản quá" nên nước Mỹ phải "bịa" ra một thứ "quyền lực trừu tượng" để cân bằng, đó là Chúa?

Nếu Mai Ngọc cũng thấy là buồn cười, thì sao trong một cmt, bạn lại dẫn ra như một căn cứ để nói rằng, "Người Mỹ tin ở Chúa Trời nhưng không giống như ta tin vào một đấng nào đó hiển hiện và tồn tại thật sự. Ngược lại, họ tin ở Chúa như tin vào một thứ gì đó không tồn tại hiện hữu, nhờ đó mà những thói xấu và quyền lực không kiểm soát đựơc của con người có thể được kiểm soát. Còn những tiếng gọi Jesus chỉ là những lời cảm thán kiểu ta nói: Trời đất, Trời ơi..." ?

Nhưng thôi, Soi e rằng chúng ta đã đi quá xa, đến hai lãnh vực mà chắc cả Soi, cả Mai Ngoc đều mù tịt, là Mỹ và tôn giáo. Chỉ nên tóm lại một kết luận: Soi thích truyện ngắn này của Phan Việt, còn Mai Ngoc thì không, thế thôi nhỉ?

Thân mến,

23:00 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

Nghe các bạn tranh luận kịch liệt thì lại càng thấy hoang mang về khả năng cảm thụ của bản thân mình. Không biết có phải là mù quá rồi không. Mình chẳng thấy Phan Việt chế nhạo đức tin nào ở đây như Mai Ngọc nói cả. Cũng như không thấy vấn đề gì liên quan đến người thú/thú người như Minh Hương nêu ra.

Đọc câu chuyện này mình chỉ thấy nó cho một cái nhìn nhân bản về sự hiện hữu của Chúa. Mà theo mình hiểu ở đây là tính thiện hiện hữu trong mỗi con người. Mình thấy Chúa/cái thiện xuất hiện ở cuối câu chuyện. Khi nhân vật chính ôm lấy cậu bé. Đấy là lúc Chúa/thiện đã xuất hiện trong người anh ta. Cái thú vị là anh chàng này là người vô thần, và trong khoảnh khắc ấy, anh ta không ý thức được sự xuất hiện của Chúa, anh ta chỉ hành động một cách vô thức. Đặc biệt hơn nữa, cậu bé da đen là người mộ đạo, nhưng trong khoảnh khắc ấy cậu ta cũng không nhận biết được là Chúa đã xuất hiện đẻ bảo vệ cậu. Và tất nhiên những người xung quanh cũng không ý thức được điều này. Nhưng mình tin là sau đó tất cả bọn họ sẽ nghiệm ra.

Mình cảm nhận câu chuyện như vậy đấy. Xin nói thêm là mình là người vô thần nhé. Mình thấy truyện hay, nhưng nói thật là rườm rà, lan man, và ngôn ngữ thì đúng như bạn Mai Ngọc nói, rất là "lộ cộ" :)

22:49 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

À, vì là nó liên quan đến câu "In God we trust" trên đồng đola của Mỹ. Theo Wiki thì dòng chữ này xuất hiện do người Mỹ lo sợ ảnh hưởng của cộng sản (một thứ quyền lực hiện hữu) nên đưa ra một quyền lực "trừu tượng" để kiểm soát. Nghe buồn cười nhỉ?

22:33 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Mai Ngoc: Vâng, mỗi tác phẩm đều có người thích, người không thích, và Soi đưa lên cũng không định thuyết phục ai phải thích theo. Soi chỉ muốn "khoe" tác giả, tác phẩm mà Soi thích.

Nhưng Soi vẫn đợi câu trả lời của bạn cho câu hỏi mà Soi xin được nhắc lại ở đây, vì hình như nó cũng là khởi đầu cho việc bạn thấy truyện của Phan Việt "không đúng".

Câu hỏi của Soi là: "Soi không rõ Mai Ngoc căn cứ vào đâu mà nói người Mỹ 'tin ở Chúa như tin vào một thứ gì đó không tồn tại hiện hữu'? Dẫn cho Soi biết những điều bạn dùng làm căn cứ nhé"

Nếu Mai Ngoc không thích trả lời cũng không sao hết :-)

22:24 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Đây chỉ là những cảm nhận ban đầu khi đọc truyện Chúa ở đâu của Phan Việt đựơc Soi post lên. Đức tin là một đề tài khá nhạy cảm và cách viết của Phan Việt mà Soi khen là thông minh với cả tài năng hoàn toàn không thuyết phục tôi, ít nhất là trong chủ đề này. 
 

22:13 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Mai Ngoc: Soi chẳng thấy có gì liên quan đến việc Phan Việt phải chế nhạo L.Tolstoy hay Leskov về đức tin. Phan Việt đâu có chế nhạo đức tin ở đây đâu Mai Ngoc... Và chẳng lẽ phải chế nhạo hai ông kia thì mới công bằng hả bạn?

Quan trọng nhất, Soi không rõ Mai Ngoc căn cứ vào đâu mà nói người Mỹ "tin ở Chúa như tin vào một thứ gì đó không tồn tại hiện hữu"? Dẫn cho Soi biết những điều bạn dùng làm căn cứ nhé. Cảm ơn Mai Ngoc.

22:06 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Phải nói thế nào nhỉ? Mỗi dân tộc thể hiện đức tin một kiểu. Người Mỹ tin ở Chúa Trời nhưng không giống như ta tin vào một đấng nào đó hiển hiện và tồn tại thật sự. Ngược lại, họ tin ở Chúa như tin vào một thứ gì đó không tồn tại hiện hữu, nhờ đó mà những thói xấu và quyền lực không kiểm soát đựơc của con người có thể được kiểm soát. Còn những tiếng gọi Jesus chỉ là những lời cảm thán kiểu ta nói: Trời đất, Trời ơi... 

Nếu nói về đức tin thì phải nói về người Nga và văn học Nga. Không rõ tác giả Phan Việt có dám chế nhạo L.Tolstoy hay Leskov về đức tin không nhỉ?

17:45 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ mai ngoc: Soi không biết Mỹ nó thế nào, nhưng xem phim thì thấy hở ra là "Jesus!", "Oh my God", toàn là lỗi gọi tên Chúa lòng lành vô cớ. Soi ở xóm đạo Việt Nam, mọi người mở miệng là "Lạy Chúa tôi", "Giê-xu"... đến cháu Soi nửa đêm tỉnh dậy thấy mất bít tất mà đang ngái ngủ còn kêu lên: "Lạy Đức Mẹ, tất của con đâu rồi!" :-)
Soi thì rất thích truyện này Mai Ngoc à.

17:01 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Eo, Soi giới thiệu hay thế. Nhưng truyện này thì không hay lắm đâu. Hình như người Thiên chúa người ta không tự vỗ ngực và gọi Chúa ông ổng, cứ như ta hô ai đó... muôn năm muôn năm. Nhiều người Mỹ rất mộ đạo nhưng họ không thể hiện ồn ào như vậy. Ngoài ra ngôn ngữ của truyện này cũng rất là lộ cộ, bố cục thì... nói chung là chán.

9:32 Monday,8.7.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

Ôi mình chỉ nói câu chuyện này nỏ rườm rà, hay là "lan man" thôi. Chứ không bảo nó không hay đâu :). Xin lỗi nếu làm mất hứng của bạn Lan man nhé. Nhưng mà nếu có cảm xúc mãnh liệt thì nghe lời bình "mù văn học" của mình có hề hấn gì.
Mình thấy bạn Phúc thì kinh cái đoạn mấy người xung quanh cười khi cậu bé sắp ngã. Một bạn khác thì gọi họ là thú người. Cá nhân mình chỉ quan tâm đến việc nhân vật chính cố giữ cậu bé ấy lại thôi. Và vẫn tin là nếu anh sinh viên hay cậu bán đĩa CD ngồi cạnh ban công thì họ cũng làm vậy đấy.

23:46 Sunday,7.7.2013

Đăng bởi:  Lan man

Ui giời nghe SiêuNoob bình mà toàn bộ cảm xúc sau khi đọc truyện như bị dội một gáo nước lạnh vô tri vô giác. Chán đến mức chả buồn đánh giá bạn nữa SiêuNoob ợ

22:14 Sunday,7.7.2013

Đăng bởi:  Phúc

@ SiêuNoob: Mình thấy kinh khủng nhất là đoạn hai người vật lộn và khả năng cậu bé Sumo rơi xuống là rất cao thì những người khác cứ ngồi một chỗ mà cười, mở miệng một câu là gọi Chúa một câu, trong khi mới trước đó họ sẵn sàng thách thức cậu bé chứng minh sự tồn tại của Chúa bằng cú nhảy chết người.

Vì thế SiêuNoob à, làm sao hai người này có thể giữ lại cậu bé kia được nếu họ ngồi cạnh ban công? Nếu SieuNoob đọc truyện rồi mà vẫn không nhận ra thì đúng là "mù" văn học rồi (mình đùa thôi :-)

Mình cũng thích truyện này. Nhà văn Việt Nam ít người viết được như thế, trừ Đoàn Minh Phượng và Phạm Thị Hoài. Nguyễn Huy Thiệp cũng tuyệt vời nhưng lại ở một dạng khác, so sánh thì khó.
 

22:06 Sunday,7.7.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

Mình mù văn học nhưng có cảm nhận câu chuyện này thật rườm rà. Các bạn cho hỏi thêm, giả sử trong câu chuyện, không phải là nhân vật chính mà là anh sinh viên hay anh bán đĩa CD ngồi cạnh ban công thì anh đó có giữ cậu bé không? Và ý nghĩa câu chuyện có khác gì không?

19:54 Sunday,7.7.2013

Đăng bởi:  Minh Hương

Trời đất, truyện hay quá sức. Mình phải vào nhà tắm khóc khi đọc xong truyện. Một truyện tuyệt hay về những con thú người. Cảm ơn Phan Việt.

19:07 Sunday,7.7.2013

Đăng bởi:  Hoàng Ly

Muốn có ngay cuốn này ngay khi đọc những dòng đầu tiên. Tiếc là không ở Hà Nội để có thể dự buổi tọa đàm tối mai. 

14:17 Sunday,7.7.2013

Đăng bởi:  QUÁCH HẢI THẢO

BÌNH MINH KHÔNG TẮT trên đất nước Việt Nam...!

14:16 Sunday,7.7.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

Trên thực tế, chắc là "Chúa" ở khắp nơi. Ờ Đại  Kồ chẳn hạn, cũng luôn có những xưng tụng, lễ lạt ai đó, hoặc đơn thuần là "nâng bi" lẫn nhau (kiểu như Paul Mus viết về dân Đại Kồ: il ne travaille pas, il officie – họ không làm việc, họ thờ phụng/thực thi công việc với vẻ trịnh trọng); dưng mà anh không tham gí không khéo bị oánh bỏ mạ. Công nghệ này phát triển cao trên đà "tôn giáo là nha phiến của cư dân" (Marx) sẽ thành các cuộc lên đồng, làm phát sinh các công nghệ "bồi đồng","hầu đồng" mà ta đọc thấy qua các thứ tiếng Nga, Hoa, Việt... Chưa nói đến các sách kiểu "cậu giả vờ làm việc, tớ giả vờ trả lương" (Post war của Tom Judt, nói về Đông Âu). Làm được các tế tụng kiểu này cần một nồng độ cao của hỗn hợp từ các chất khác kiểu là cuồng tín/giáo điều và thực dụng (thấy bảo trộn với nhau hơi bị ngon). Có thể tự sướng là bệnh "nhìn thấy chúa ở mọi nơi" khá phổ cập... Bi ơi đừng buồn.

10:02 Sunday,7.7.2013

Đăng bởi:  Kẻ vô thần mê tranh thánh

Tôi cũng là một kẻ "máu lạnh" về chuyện tin vào thánh thần, dù ngày thường thuộc diện máu nóng, thậm chí hồi nhỏ bị xem là "màng nhĩ mỏng" (những kẻ màng nhĩ dày về sau sẽ trở thành con, hoặc chính là, những kẻ tiền bôn sê vích, hậu vơ vét/prihvatizator - tiếng Nga).
(Nhưng tôi nhận thấy một điều: kẻ vô thần là tôi lại hay thân với những người thực sự sùng đạo của nhiều tôn giáo khác nhau - có vẻ nghịch lý, nhưng không quá khó hiểu.)
Quan trọng là tôi nhận thấy người Việt không cuồng tín, điều này đem lại một lượng may mắn nhất định. Ít nhất để tôi còn tin "bình minh không tắt" trên đất nước tôi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả