Nghệ sĩ Việt Nam

"Một hành tinh": không như lời rao

MỘT HÀNH TINHSắp đặt của Nguyễn Mạnh HùngKhai mạc: 18h30, thứ Bảy, ngày 6. 7. 2013 tại manzi art space, 14 Phan Huy Ích, Hà NộiKéo dài tới 28. 7. 2013 Một Hành tinh – One Planet, hóa ra không được như lời rao của Arlette Quỳnh Anh Trần. Vẫn là hai mô típ: nhà […]

Ý kiến - Thảo luận

11:19 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  madam

Em đã xem triển lãm này hồi bày trong Sài Gòn, chắc đợt tới mà ra Hà Nội kịp trước khi hết thì sẽ lại đi xem nữa. Cách đây mấy năm em có xem triển lãm tranh của anh Hùng cũng đã thấy rất thích rồi, thích cái câu chuyện anh ấy kể và thích cách anh ấy diễn đạt nó ra. Giờ anh ấy làm mô hình còn đẹp hơn, kỹ hơn nữa nên lại càng thích.Thật lòng mà nói rất ít tác phẩm của các nghệ sỹ đương đại bây giờ làm em có nhiều cảm xúc như thế. Hồi triển lãm trong Quỳnh, tranh và mô hình tổng cộng được 4 hay 5 món lọt thỏm trong không gian cực kỳ đơn giản nhưng đối với em lại có tạo ấn tượng mạnh vì sự rời rạc của nó. Đi qua mỗi một tác phẩm lại có một độ hẫng như nhẩy từ cảnh này qua cảnh khác như trong lúc mình mơ ấy :)). Cũng chẳng biêt tả thế nào nhưng cái bức " Ta đã ở đây" lúc xem và đọc thuyết minh làm em suýt khóc, kiểu như đó xộc thẳng vào tâm trí mình ấy, chả biết tại sao.

18:56 Tuesday,9.7.2013

Đăng bởi:  IQ ABC

@Sương: Đó là cảm giác cá nhân khi đọc xong bài của bác Trịnh Lữ nên nhận xét vậy. Đúng là mỗi người một cảm nhận và một quan điểm. Cá nhân em cũng thế, cũng có chút suy nghĩ riêng về triển lãm cũng như với bài viết này: cứ thấy nó ép ép sao ấy. Nên comment vài dòng như là ủng hộ, cảm ơn bài của bác Lữ (dù khác quan điểm với bác ý ) :)

11:24 Tuesday,9.7.2013

Đăng bởi:  dilettant

hừm. xem ba cái ảnh đầu thấy "xô cảm xúc" hống hộc lao lên miệng giếng của trải nghiệm như một thứ gầu. Cái ảnh đầu lại gây vô cảm, vì nhà tập thể nó là cái bệnh kinh khủng quá rồi. Nó là vấn đề hệ tư tưởng mất rồi, xem mà thấy thiên binh vạn mã của komunalka (căn hộ tập thể dành cho nhiều hộ, bếp chung, xin lỗi, đái ỉa chung - đã thành cả một bài hát nổi tiếng thời hậu Liên xô), cái cảm xúc này nó tằng tịu với các cảm nhận về căn hộ tập thể mình đang ở, đẻ ra một đứa vừa câm vừa điếc - do cơ thể đã không còn sức cảm ứng với các thế hệ hàng xóm đanh đá, đầu gấu, bán đứng láng giếng gần như không.
Cái ảnh thứ hai gợi đến một nối đau sâu trong lòng của tôi. Nó khủng khiếp. Bản cứ tưởng tượng thời chiến có phi công tử trận vì cố giữ máy bay khỏi đâm nổ (kiểu như tô Vính Diện - một chuyện có thực nay bị bôi bác, rất tiếc nhưng đó là sự thật). Để rồi hậu chiến, một thành viên tổ lái (một ngẫu nhiên của số phận) là tôi chợt nghe thấy hai máy bay khác hỏi nhau hàng X. ở Sài Gòn hôm nay giá bao nhiêu. Tôi chợt thấy xấu hổ, và không thấy may, là các thành viên khác của tổ lái đều là người nước bạn.
Hình thứ ba cũng ghê gớm, nói thực nó, còn hơn hình 2, dội lên tôi một đống cảm xúc, liên tưởng, từ lý thuyết nhà nước cảnh sát đến lãnh chúa cát cứ đời mới, đến hiện tượng ngày là quan đêm là giặc, thậm chí ngày là giặc luôn, hay hiện tượng oboroten/оборотень, khi xã hội đen chui vào mặc áo "nhà cầm quyền"... để còn dược gọi tên hay, là nhóm lợi ích.
Vâng, những sắp đặt tưởng chừng "ngu ngơ" của tác giả làm bùng một cơn giông trong đầu tôi. cảm ơn.

9:03 Tuesday,9.7.2013

Đăng bởi:  Sương

@IQ ABC: nghe bạn nói mà mình cũng thấy lạ, làm quái gì có chuyện khán giả đi xem lại còn có nghĩa vụ nếu không thấy hay, không thấy xúc động, thì phải cố thử hiểu tác giả đang nghĩ gì? Nếu người làm ra tác phẩm đã không làm cho một sợi dây thần kinh nào của người xem được động đậy thì có nghĩa là anh ta đã thất bại với người xem ấy (tôi nói là "với người xem ấy"). Chuyện không làm cho người này thích, người kia yêu là chuyện bình thường, nếu không nói là đương nhiên của các tác phẩm nghệ thuật. Khán giả khi đi xem cũng là dùng những trải nghiệm cá nhân để xem những thứ người khác làm. Có cái đồng cảm được  thì thích, không đồng cảm được cũng có khi thích, có khi không, nhưng không phải vì thế mà bị phê phán là chỉ biết "tìm kiếm một cái gì đó đồng quan điểm mà không cố thử hiểu tác giả đang nghĩ gì".

Hãy coi tranh, tượng, sắp đặt cũng như múa, hát, phim... Nói như bạn, sao lúc Thanh Lam hát nhạc Trịnh vẹo vọ, ta không "cố thử" hiểu vì sao chị lại hát như thế mà cứ chê? Sao lúc các đoàn múa các xí nghiệp múa kiểu nhảy tung chân phất cờ ta không cố hiểu vì sao họ lại múa thế mà cũng cứ chê? Vì sao một bộ phim ta thấy dở là ào vào chê ngay mà không cố thử xem vì sao họ làm thế?... Sao "nghệ thuật đương đại" lại có cái đặc ân của ông vua cởi truồng thế? Bắt người xem phải nhìn ra quần áo trên một cơ thể nhồng nhỗng chẳng có gì?

Tôi chưa xem "Một hành tinh" của Nguyễn Mạnh Hùng, nhưng rất khâm phục những mô hình nhà của anh, một cách ghi lại tỉ mỉ ngày hôm nay (đang đã trở thành ngày hôm qua). Tôi có tranh luận với IQ ABC cũng chỉ là trên ý phê bình của bạn, chứ không có ý gì với tác phẩm của Hùng (vì đã xem tận mắt đâu mà). Tuy nhiên qua nhận xét của Trịnh Lữ, tôi có cảm giác phòng triển lãm của Manzi hơi buồn và rời rạc?
 

8:20 Tuesday,9.7.2013

Đăng bởi:  IQ ABC

Cá nhân em thấy bác Trịnh Lữ hơi bị áp đặt trong cách thưởng ngoạn triển lãm này của Nguyễn Mạnh Hùng. Đọc cả bài, cứ như bác Lữ đang cố tìm kiếm một cái gì đó đồng quan điểm của bác chứ không (cố thử) hiểu tác giả đang nghĩ gì. Thành thử bài viết cứ như một sự thất vọng với triển lãm này trong lúc cách nghĩ của người viết cố áp đặt lên một vấn đề xã hội đương đại không đồng hành cùng NMH ý.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả