Nghệ sĩ Việt Nam

LỘ: Trong 5 ngày, Phương Vũ Mạnh cùng Hắc Long "tấn công" hội họa

  Triển lãm hội họa Lộ Khai mạc: 18h, thứ Sáu, ngày 12 – 7 – 2013Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 – phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội.Thời gian trưng bày: từ ngày 12 đến ngày 17 – 7 – 2013 Triển lãm chung của Phương Vũ Mạnh – một […]

Ý kiến - Thảo luận

1:49 Friday,12.7.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Huy

MỘT SỰ HỒN NHIÊN ĐA CHIỀU

Tôi thật sự bất ngờ và thật sự ngạc nhiên với bài viết này. Thật sự là ở đâu đó bên trong một tác phẩm nghệ thuật là cả một quá trình rèn luyện kỹ năng và tư duy sáng tạo biệt lập của người nghệ sỹ. Tuy nhiên, quá trình rèn luyện và tư duy biệt lập là hoàn toàn khác nhau. Có người thì rèn luyện quá hóa nghệ nhân. Có người thì tư duy quá hóa rồ hay không muốn nói là hoang tưởng. Lại có một loại tư duy nữa là… tư duy ba phải, “gió chiều nào theo chiều đó” “Nắng nơi nào che nơi đó” và “cơm nơi nào ăn nơi đó’. Xin thưa rằng có vô vàn loại nữa đang tồn tại chung quanh ta và quấy nhiễu ta mỗi ngày. Một sự quấy nhiễu mà người bị quấy nhiễu hoàn toàn thụ động.

Nguyễn Huy hoàn toàn đồng ý với bạn Phượng Yêu về quan điểm. Thật tội nghiệp vô cùng khi một TCBC lại mang hơi hướng của một bài phê bình nghệ thuật. Nhưng khi xem xong người ta lại bấm bụng cười mà so sánh với một loại PR vang trời cho một sản phẩm tồi mà nạn nhân của trò PR này là những khách hàng chân chính với nhu cầu thật sự của mình.

Quay lại với tác phẩm của hai người, một là thủ khoa của trường đại học mỹ thuật, hai là võ sư mê vẽ. Tôi không biết là người viết có chuyên môn hay không nhưng tôi chỉ xin nói với tác giả TCBC một điều là: “Nên biết BÌNH và PHÊ”.
Bàn về những tác phẩm trong triển lãm, với tranh của họa sỹ thủ khoa thì cá nhân Nguyễn Huy thấy cũng bình thường. Bình thường về thủ pháp, bình thường về mặt tạo hình và bình thường cả về ngôn ngữ chất liệu. Nhìn chung là những tác phẩm trên không đọng lại một chút gì  ấn tượng hay cảm xúc cho người thưởng ngoạn bởi một lối mòn sáo rỗng.


Với tranh của võ sư mê vẽ thì không có gì để bình và phê bởi đơn giản không chỉ bôi màu cho kín vải là thành tranh hay cao siêu hơn là thành một tác phẩm nghệ thuật. Thật sự nếu vẽ tranh dễ như vậy thì ai cũng có thể trở thành họa sỹ mà chẳng cần có trường đại học mỹ thuật làm gì.

Tôi nói như vậy không để phỉ báng hay chê bai mà để cho để đời sống nghệ thuật này tươi sáng hơn và trong lành hơn.

Đọc TCBC trên ta  thấy toàn những từ đao to búa lớn, này thì ” hạ sơn”, này thì “có tĩnh có động”, này thì “tìm đến sự giác ngộ để tìm sự giải thoát”, này thì “hòa quyện giữa đạo và đời”, này thì…… Quá khủng khiếp. Trong khi xem loạt tác phẩm của …”họa sư” thì tôi tìm mãi và ngẫm mãi cũng chẳng thấy gì như tác giả đã viết cả. Có chăng chỉ là một miếng vải bố được bôi kín màu và ….hết. Nếu cứ như thế thì cũng chẳng sao nhưng để mà kungfu hơn thì phải cần kungfu thêm nữa chứ không thể đem ý tưởng của một bức tranh cổ động phòng chống ma túy làm tranh của mình (tay 2). Bởi ngôn ngữ của tranh cổ động và một tác phẩm tạo hình là hoàn toàn khác nhau.

Nhưng thôi cả thủ khoa mỹ thuật và võ sư mê vẽ cũng không có lỗi trong chuyện này. Có chăng là một sự bốc đồng của nghệ thuật mà thôi.
Cuối cùng Nguyễn Huy mong những người viết nên “biết viết” và những người phê bình nên biết bình và biết phê. Mong lắm!

Cuối cùng thì triển lãm “LỘ” đã lộ ra khá nhiều điều đáng “SUY” và “NGẪM”. Buồn thay!

14:20 Thursday,11.7.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

"Lửa 7, 10, 22" của bạn Mạnh là những tranh hay. Bạn vẽ hay hơn bạn làm những thứ khác. Chúc bạn nhiều tiến bộ. Bạn Hắc Long có nhiều tư duy văn học. Tranh của bạn kể lể hồn nhiên quá. Cứ vẽ hoa lá cho trong sáng có phải hơn không? Cũng chúc bạn thành công.

20:14 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  Phượng Yêu

Thúy ơi, bạn nói "buộc phải viết thông cáo báo chí" nghĩa là sao mình không hiểu. Tức là người viết thuê này bị dí súng vào mang tai và phải viết hả bạn? Mình cứ tưởng ngay cả thông cáo báo chí cũng phải có cảm xúc chân thật mới nên viết?

Đồng ý với Thúy là bài phê bình sẽ khác thông cáo báo chí, nhưng với Lộ thì thông cáo báo chí toàn bốc thơm, rât giống các bài gọi là phê bình ở Việt Nam. Nếu người viết không thích mà "phải viết" (cứ cho là vì tiền đi), anh ta chỉ nên viết như một lời giới thiệu: Phương Vũ Mạnh/Hắc Long từng làm nghề này, nghề nọ, chùm tranh này vẽ vào khoảng nào, kỹ thuật gì, các anh ấy tự tâm đắc thế nào, thổ lộ thế nào... Như vậy mình nghĩ sẽ đạo đức hơn.

Mình đã đọc lại chậm chậm như Thúy bảo và thấy càng buồn hơn, nếu đúng như bạn nói đây là một lời chê khéo hơn là một lời khen nồng cháy. Nếu thế mình thấy thương hai tác giả nhiều hơn. Mình không biết họ đã được nghe cái anh chàng viết TCBC bốc thơm những gì trước mặt... Mong là mọi việc không phải như Thúy nói: anh ta chỉ mauvais gout thôi.

18:41 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  Thúy

Phượng yêu à, có lẽ chẳng đến mức thế đâu! Mình nghĩ là khi buộc phải viết thông cáo báo chí thì người viết cũng phải tìm một cách diễn đạt nào đó mềm mại, chứ không lẽ viết như một bài phê bình thẳng thắn? Hai dạng viết này có chức năng khác nhau mà. Bạn có thể đọc chậm lại 1 chút nữa, hẳn sẽ thấy một chút ý tứ không điếm ở trong đó. Mình hi vọng vậy! 

18:14 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  Phượng Yêu

Thúy: Tôi không hiểu ý Thúy. Tức là bài này chê tinh tế nhưng tôi lại đọc ra là "khen cháy bỏng" hả Thúy? Nếu đúng như Thúy nói thì người viết cái thông cáo báo chí này quá "điếm" (xin lỗi chữ người Nam dùng chỉ những kẻ quá khôn ranh, muốn ăn cả hai đầu). Có lẽ nghệ thuật Việt Nam chêt vì những kẻ như thế đấy Thúy. Họ vẫn ăn tiền họa sĩ mà gặp ai chê thì họ nói tôi có chê đấy nhưng kín đáo quá chắc quí vị không nhận ra thôi... Buồn.

17:34 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  Thúy

Phượng yêu ơi, "chê" tinh tế lại thành ra khen cháy bỏng, hic!

15:42 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  Phượng Yêu

Thông cáo báo chí kiểu này thì hoặc được viết bởi một bồi bút, hoặc người viết có trình độ thẩm mỹ rất tệ. Dĩ nhiên tranh đẹp xấu là tùy người, nhưng những bức nguệch ngoạc không bố cục, nghèo nàn về tạo màu của Phương Vũ Mạnh, hoặc những bức không xác định được nên đi theo phong cách nào của Hắc Long, chỉ biết trát màu để khỏa lấp... thì không thể có những lời ca ngợi cháy bỏng thế này được.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả