Gẫm & Bình

Chuyện bản sắc: "tiếp biến" hay là "tạo dựng"?

Trong chuỗi tranh luận về bản sắc, với các bài: Thái độ kiến trúc Việt: tinh giản, hòa hợp, chứ không cầu kỳ, áp chế (Trịnh Lữ), Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng (Phó Đức Tùng), Làm sao nói chuyện bản sắc, hay tranh luận với anh Tùng vài điểm (Meo […]

Ý kiến - Thảo luận

9:38 Friday,28.2.2014

Đăng bởi:  Ha Anh Tu

Chào cả 2 anh!
Tôi đã đọc rất kỹ bài viết cùng với những chiêm nghiệm cá nhân! Thú thực tôi không dám chắc về "bản sắc" Việt có hay không, nhưng ít ra tôi đọc bài viết còn thấy hiểu. Với bình luận của anh TL thì thú thực là như đi ngang 1 cái chuồng lợn đang buổi chờ ăn cám!!

1:22 Monday,15.7.2013

Đăng bởi:  Tùng Lâm

Trong dân gian và cũng chính trong diễn đàn này mình có từng đọc được 1 câu “nói như vẹt” tìm hiểu mãi thì mới hiểu được nó ám chỉ những người chỉ biết nói theo mà chẳng hiểu gì. Trong trường hợp này thì không đúng như thế, bạn vẫn hiểu nhưng cái hiểu của bạn chưa căn cơ lắm, dẫn đến việc ngộ nhận trong quan điểm nhận xét cũng là điều dễ hiểu.
Đúng ra tác giả bài viết phải là người nắm rõ, biết rõ mình viết cái gì hơn bất kỳ người nào khác nhưng ở bài viết này thì gần như là ngược lại, nên mình đành phải dông dài thêm tí nữa vậy.
Việc phân chia một hình vẽ là hết sức dễ dàng và tùy ý, nó không như 1 cơ thể sống muốn chia sao thì chia. Trong bất cứ vật thể hữu cơ hoặc vô cơ nào cũng đều có tỉ tỉ những chi tiết, bộ phận nhưng để dễ quản lý cũng như nắm bắt, thông thường vẫn phải được chia ra thành những phần lớn tùy vào tính chất và cách hiểu của người chia sao cho nó hợp lý, nhưng điều quan trọng là vẫn phải hiểu rằng. nó chính là một. Chia ra rồi cho rằng nó là 2 hay nhiều hơn một cách độc lập thì anh chính là 1 trong 5 thầy bói mù xem voi.
Mình chẳng có nhầm lẫn gì ở đây khi các khái niệm này là khá rõ ràng, chỉ tiếc cho tác giả vẫn còn mơ hồ kiểu thầy bói xem voi khi tách vấn đề thành 2 bộ phận riêng rẽ mà vẫn không nhận thức rằng chúng nó chỉ là 1.
“Tiếp biến” theo bạn là tiếp nhận và biến đổi, vậy sau khi biến đổi thì nó phải tạo ra cái gì chứ nhỉ? Chẳng lẽ chỉ biến đổi rồi dừng à? Bạn đã biến đổi thì kết thúc quá trình biến đổi là bạn phải tạo ra cái mới khác cái cũ và cái mới này chính là cái bạn “tạo dựng” được qua quá trình “tiếp biến” chứ còn gì nữa.
VD: bạn mua 1 chiếc xe máy rồi “độ” lên, chế thêm vào những bộ phận khác mà chiếc xe nguyên bản không có, để làm gì? Dĩ nhiên là để tạo ra 1 cái xe mới khác với cái xe cũ rồi. Đây chính là quá trình “tiếp biến” và kết quả cuối cùng là để tạo ra 1 cái xe mới khác với cái xe cũ, đây không phải là “tiếp biến” để tạo dựng ra cái mới thì là cái gì(?)
“Tạo dựng” tức là sáng tạo, tạo tác, xậy dựng, dựng lên. Đọc xong mà muốn té ghế, từ nào bạn cũng cứ tự tiện tách ra để giải thích như thế này thì … bạn xem ngôn ngữ Việt Nam tầm thường đến thế cơ à. Mình tạo ra 1 tác phẩm nhưng mình không hề sáng tạo vì mình sao chép của người khác, nên “tạo” ở đây không phải là sáng tạo đâu HIếu ơi.
VD: Bạn nhìn thấy 1 con ngựa. Bạn mong muốn tạo ra 1 phương tiện đi lại nhanh như nó. Bạn có trong tay sắt, thép, cao su, dầu khí…bạn có kỹ thuật hàn, cắt, khoanBạn tìm tòi rồi hiểu biết phương pháp chế tạo động cơ…Sau những nỗ lực nhất định, bạn sáng tạo ra 1 chiếc xe máy. Hãy nhìn những dòng bôi đen xem bạn đã cố gắng lèo lái để hợp thức hóa “tạo dựng” theo suy nghĩ của bạn nó mâu thuẩn và ngây ngô như thế nào(?) “sáng tạo” là dùng để chỉ ý tưởng không thể sờ mó bằng tay được, để đúng từ, đúng nghĩa bạn nên nói rằng sau những nổ lực nhất định, bạn “tạo” ra 1 chiếc xe máy thì nghe nó thuận và hợp lý hơn là “sáng tạo” bạn nhỉ.
“Bạn tìm tòi rồi hiểu biết phương pháp”  há đây chẳng phải là quá trình tiếp nhận hay sao?
“Từ sắt, thép, cao su, dầu khí…bạn sáng tạo ra 1 chiếc xe máy” từ những cái vô tri bạn tạo nên 1 chiếc xe máy hữu dụng đây chẳng phải là quá trình biến đổi hay sao? Kết thúc của quá trình biến đổi này là gì? 1 chiếc xe máy ra đời. Sản phẩm cuối cùng là chiếc xe máy được tạo ra không phải là kết quả cuối cùng của quá trình “tiếp biến” à(?)
Nếu đã hiểu thế nào là “tiếp biến” thì chắc bạn cũng không còn phải tự phân nó thành là hệ thống hay là nhỏ lẽ nữa chứ nhỉ.
Ông Picasso tạo ra tranh lập thể là do quá trình tiếp thu và biến đổi những cái vụn vặt để tạo thành tác phẩm lập thể, chứ chẳng phải tự nhiên ông tạo dựng được tranh lập thể như thế mà không qua quá trình tiếp thu và biến đổi tức là “tiếp biến” để tạo dựng nên trường phái tranh lập thể.
VD: khi bước vào 1 căn biệt thự với nhà cửa, nội thất, tài sản, vườn tược… khi được khách tán dương tỏ vẻ khâm phục trước sự giàu có của chủ nhân nhưng có tí thắc mắc về cấu trúc của căn nhà, thì chủ nhân có học thức, hiểu biết sẽ dõng dạc tiên bố rằng cơ ngơi này là do 1 tay tôi tạo ra, nhưng ngôi nhà này là do công ty abc gì đấy xây dựng.
Qua ví dụ trên rõ ràng “tạo dựng” có tính bao quát hơn “xậy dựng” nhưng nó vẫn là kết quả của một quá trình chứ không phải từ dưới đất chui lên như cách hiểu của tác giả HIếu.
Hy vọng với giải thích căn kẻ, thấu đáo như thế này tác giả sẽ không còn nhầm lẫn và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ Việt trên con đường viết lách của mình. Nguyên tắc của Tùng Lâm là chỉ bảo và giải thích cho bất kỳ đối tượng nào cũng chỉ 3 lần thôi, sau 3 lần mà không hiểu thì xem như vấn đề đi đến vô tận, tốt nhất không nên tranh luận vấn đề này nữa để giữa hòa khí anh em trong diễn đàn.
 

22:35 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  bận và không nói lấy được

Tôi chỉ muốn nói thế hệ maoist ở Việt Nam nếu còn, thì xưa nay hiếm. Hay đang hình thành một lớp mới?
Cái chỗ còm này thì lý luận vừa thôi. Tôi ngợ rằng về phương pháp tiếp cận của chúng ta khác nhau (chẳng hạn, tôi không phân biệt Tây - Ta như anh). Tôi chân thành thì anh lại châm chọc, cũng được. Nhưng như anh hơi thô thiển, và xin lỗi nhé, không đàn ông. Hãy nhận lấy sự chân thành của một người lính cũ từng chứng kiến ba cuộc chiến tranh gần đây, là tôi.
Tôi luôn cảm ơn người chỉ những nguồn hay cho mình đọc. Vì : đàm luận (có tính xây dựng) làm giàu kiến thức, nhưng tĩnh mịch là trường học tài năng (tôi không ngụ ý tôi tài).
Tôi cố không than phiền, kêu trời. Vì lý thuyết véc tơ lợi ích... Xin đừng hỏi tôi nó là cái gì. Có google đấy. 
Chụp mũ, như tôi đã nói, chỉ là tactic thôi... Nói chung tôi quá bận để tiếp tục những câu chuyện thế này. Không đi đến đâu cả.

17:46 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

@ hết bận nhưng hết muốn nói: Không hiểu tôi chụp mũ bác ở chỗ nào, bác chỉ giúp tôi được không? Còn tôi lại thấy bác chụp cho tôi cái mũ mao-ịt. Nó to quá, đầu tôi nhỏ, không đội vừa đâu.

Nếu lý lẽ và luận cứ cụ thể không thuyết phục được bác, thì đó không phải là lỗi của tôi. 

Có một điều nhân thể tôi muốn nói với mọi người. Người Việt mình hay lấy chuyện tuổi tác hơn kém ra để bịt mồm người tranh luận. Đối với tôi, đó là một thói xấu. Khi tranh luận, điều đáng quan tâm không phải là chuyện tuổi tác, học hàm, học vị, chức vụ nọ kia. Cái quan trọng là các luận cứ, luận điểm, dẫn chứng phản ánh quan điểm và tư tưởng của người tham gia tranh luận.

Trong tranh luận, phải sòng phẳng. Không có "ai" đang tranh luận với "ai" cả, chỉ có các quan điểm, tư tưởng tranh luận với nhau. Cái thói cha áp đặt con, ông áp đặt cháu, cứ đuối lý thì quát ngay "trứng khôn hơn vịt" là một nét đặc thù của văn hóa Á Đông, nhất là các nước xung quanh Trung Quốc. Ở nhà thì các vị cứ tùy nghi, nhưng ra ngoài, nhất là trong những cuộc thảo luận tri thức, thì các vị không có quyền đòi hỏi người khác phải đối xử với mình như con cháu của mình.

Với thói quen như thế, với đặc sản văn hóa như thế, đừng hỏi tại sao Việt Nam không có thần đồng, thiên tài, không có các triết gia và nhà tư tưởng lớn!

Nhìn sang cái văn hóa I - YOU mà thèm!

Đáng buồn thay!

16:19 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Hi hi, Tùng Lâm có vẻ bình tỉnh lại rồi nhỉ, phản biện rất chi là trong âm có dương trong dương có âm!

Ngày xưa chả hiểu thằng cha vớ vẩn nào một hôm dở chứng cầm cái que vẽ một vòng tròn rõ tròn, rồi lại vạch vào đấy một nhát chia đôi đường tròn ra làm hai phần. Xong cảm thấy chưa đủ, hắn lại vẽ thêm hai cái vòng tròn nhỏ vào trong hai nửa vòng tròn đã phân! Đúng là lão dở người! Cái vòng tròn đang đẹp thế, trọn vẹn thế tự dưng lại còn đi vạch vào đấy làm gì không biết! Chia đôi chưa đủ lại còn chia tư, rồi lại chia tùm lum tà la làm loạn cả thiên hạ! Dở người!!!

Cái cơ thể con người vốn là một, thế mà có những kẻ hâm đơ phân biệt ra nào là: Đùi, chân, tay, đầu, mặt, mắt, mũi, mồm, lông mày, lông mi, lông nách, lông..., tóc, ngón chân, bàn chân, ngón chân cái, ngón chân út, ngón chân giữa (hai ngón còn lại gọi là gì nhỉ?), mu bàn chân, bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay cái, ngón tay trỏ, ngón tay giữa, ngón út, ngón áo út, móng tay, móng chân, lông chân, thịt, da, tim, phổi, lòng, gan, lá lách, bộ phận sinh dục, cơ đùi, cơ hông, cơ bả vai, cơ bụng, xương đòn gánh, xương bánh chè, xương quai xanh, xương hàm, xương gò má, xương sọ, xương chẩn, xương ngón chân, xương trụ, xương mác...ôi mỏi quá!!!

Hi hi, bạn làm tôi cười lăn từ ghế sa-lông xuống đất! Để cảm ơn, xin hầu chuyện bạn:

Bạn đừng nhầm lẫn giữa "tiếp biến" và "tiếp nhận", "tạo dựng" và "xây dựng", để rồi bảo rằng "tạo dựng là kết quả của quá trình tiếp biến". Tôi hiểu ý của bạn, bạn muốn nói: Sau quá trình tiếp thu, nhận thức, người ta xây dựng nên một cái ABC gì đó, cho nên tạo dựng mới là kết quả của tiếp biến.

Trong bài, tôi đã có định nghĩa một chút về hai khái niệm này, tuy nhiên, vì bạn, tôi sẽ nói rõ hơn:

"Tiếp biến" tức là tiếp nhận và biến đổi. Khái niệm này hàm ý là chủ thể tiếp nhận một mô hình hay hệ thống có trước, sau đó, biến đổi nó để phù hợp với nhu cầu của mình. 

VD: Bạn mua một chiếc xe máy, CD honda chẳng hạn, rồi "độ" lên, chế thêm vào những bộ phận khác mà chiếc xe nguyên bản không có. Đó gọi là hành vi tiếp biến.

"Tạo dựng" tức là sáng tạo, tạo tác, xây dựng, dựng nên. Khái niệm này nhằm chỉ khả năng tạo ra một hệ thống, một mô hình tổng thể, nhất quán từ những yếu tố đơn lẻ, rời rạc, chưa thành hệ thống hay tách rời những thành phần của một tổng thể, hệ thống cũ kết hợp với những yếu tố khác để tạo dựng một hệ thống, một tổng thể mới.

VD: Bạn nhìn thấy con ngựa. Bạn mong muốn tạo ra một phương tiện đi lại nhanh như nó. Bạn có trong tay sắt, thép, cao su, dầu khí...Bạn có kỹ thuật hàn, cắt, khoan...Bạn tìm tòi rồi hiểu biết phương pháp chế tạo động cơ...Sau những nỗ lực nhất định, bạn sáng tạo ra một chiếc xe máy (đầu tiên). Đó là Tạo Dựng.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy cả Tạo Dựng lẫn Tiếp Biến đều phải có những yếu tố cho trước. Khác ở chỗ, trong khi yếu tố có trước của Tiếp Biến là một hệ thống, một tổng thể thì ở Tạo Dựng là những yếu tố nhỏ lẻ, rời rạc hay các thành phần đã được tách rời khỏi hệ thống cũ.

Nếu bạn là Họa sĩ thì có thể lấy Picasso làm một ví dụ Tạo Dựng. Ông ta nhặt nhạnh những yếu tố tạo hình từ tượng, mặt nạ châu Phi - vốn thuộc một tổng thể khác, kết hợp với nghệ thuật Phương Tây và cách nhìn mới mẻ của mình để tạo ra Lập Thể. 

Hy vọng với những giải thích này, bạn sẽ không còn nhầm lẫn và hiểu hơn về bài viết nhỏ này! Nếu thắc mắc gì cứ tiếp tục nhé, thảo luận với bạn rất vui! :)

15:59 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  hết bận nhưng hết muốn nói

Định thôi không nói nữa vì Hiếu bảo tôi có ý tỏ ra biết hơn người khác. Riêng tôi thì có lẽ 40 năm nay rồi luôn nhớ câu tiếng Nga: cậu biết nhiều quá, chết được rồi đấy, nên chả dại. Con còn chưa lớn, cha mẹ già cần phụng dướng.
Nhưng  câu "yếu tố bản sắc của người Việt, nhưng xương cốt không phải là cái mà Nguyễn Du có thể tạo ra được." Là HỎNG.
Không nói chuyện Tây nữa, vì bạn Quang Hiếu này (không rõ bao nhiêu tuổi có vẻ thích tactic chụp mũ kiểu maoist), chỉ nói chuyện Việt: bao nhiêu đời nay rồi, Truyện Kiều vừa kinh điển vừa dân gian, và còn bao nhiêu điều phải học trong đó.
Những "thằng bán tơ", Sở Khanh, Tú Bà... là sản phẩm Việt, việc bạn bảo đó là hồn cốt Trung quốc làm tôi giận.
Những phê phán kiểu "ghế trên ngồi tót sỗ sàng", "nghìn vàng đổi một trận cười như không", có ba trăm lạng việc này mới xong... từng giáo dục nhiều trong thế hệ chúng tôi, như tạo sức đề kháng. Rồi hình ảnh Từ Hải đứng chết giữa trận tiền, không gục ngã trước kẻ thù lươn lẹo...

12:54 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  Tùng Lâm

@Hiếu: quả thật ban đầu rất muốn nói thẳng tưng cho bạn dễ hiểu và khỏi thắc mắc, vì mình thấy rằng đây là sai lầm từ trong nhận thức của một con người, nên việc để họ hiểu được và nhận ra cái sai của chính bản thân là một điều hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi. Để giết thời gian trong quá trình chờ đợi 1 người bạn nên mình đã viết hơi nhiều và quả thật đúng như dự đoán, bạn cmt gần đúng những gì mình đã dự kiến.
Tiếp biến và tạo dựng là một quá trình liên tục không thể tách rời vì tạo dựng chính là kết quả của quá trình tiếp biến. "tiếp biến" và "tạo dựng" là 2 từ độc lập có thể đứng riêng mà vẫn đầy đủ ý nghĩa nhưng không có nghĩa là tự tiện tách nó ra làm 2 phần để bàn như Hiếu được đặc biệt là trong vấn đề văn hóa. Bản chất của nó là diễn tả một quá trình, nên 2 từ này chính là một "cơ thể" hoàn chỉnh. Tách 1 cơ thể hoàn chỉnh ra làm 2 phần rồi bảo rằng sao anh chỉ có phần chân mà không có phần thân là rất tầm bậy, phi thực tế. Một cơ thể hoàn chỉnh cho dù đẹp hay xấu thì phải luốn có 2 phần nôm na là phần chân và phần thân (thân ở đây phải đeo các bộ phận khác rồi, khỏi phải bàn) anh chỉ chọn phần chân vì nó dài còn phần thân thì anh tự tiện bỏ đi vì nó xấu rồi anh bảo là sao không có phần thân...buồn cười.
Riêng về vấn đề văn hóa, bất cứ 1 dân tộc nào, một cộng đồng nào dù nhỏ hay lớn dù to hay bé đều có một bản sắc riêng. Chỉ khác nhau là sức ảnh hưởng của bản sắc đó như thế nào đến cộng đồng và xã hội và một vài cá thể nào đấy trong cộng đồng đấy có cho đấy là bản sắc hay là một thứ vớ vẫn cần phải loại trừ.
Trong vấn đề về bản sắc văn hóa, không có cái "tạo dựng" nào mà không trải qua quá trình "tiếp biến" và cũng không có cái tiếp biến nào mà không "tạo dựng" ra được cái gì.
Tóm lại vấn đề của tác giả chính là không nắm được, không hiểu được bản chất của "tiếp biến" và " tạo dựng" nên nhận xét về bản sắc văn hóa e là hơi quá sức và khó mà đúng được.

11:42 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Vâng, chắc là bác "bận quá nói lấy được" nên tôi không thấy bác đưa ra luận điểm gì thuyết phục ngoài sự khẳng định mạnh mẽ của bác. Thế này ạ, khi tôi đưa tác phẩm của Nguyễn Du ra làm ví dụ về sự tiếp biến, tôi căn cứ vào những điểm sau:
-Truyện gốc có tác giả là người Trung Quốc.
-Nguyễn Du dùng chữ Nôm, vốn biến tấu từ chữ Hán.
-Bối cảnh truyện Kiều là ở Trung Quốc.
-Các điển tích dùng trong câu chuyện là của Trung Quốc.
-Nguyễn Du được giáo dục theo tư tưởng Nho gia cũng của Trung Quốc.
Da thịt mà Nguyễn Du đắp vào có thể đẹp hơn Thanh Tâm Tài Nhân, có thể thêm vào vài yếu tố bản sắc của người Việt, nhưng xương cốt không phải là cái mà Nguyễn Du có thể tạo ra được.
- Tôi cũng khẳng định với bác là người Việt có khá nhiều cái unique, tuy nhiên đó chỉ là "sắc" chứ không phải "bản".
- Còn việc người Việt tại sao thế này thế kia, tôi e rằng bác mới chỉ ra được phần ngọn.
- Tôi không đọc được bài viết của bác, có lẽ do link hỏng. Tuy nhiên, việc bác viết nhiều hay có nhiều mối quan hệ trong ngoài nước hay ngay cả tuổi tác không bảo chứng cho cái việc bác "biết mình biết người" hơn tôi.
- Chả lẽ người nước ngoài dùng chữ "vay mượn" thì tôi cũng phải bắt chước họ? Khái niệm "tiếp biến" không phải do tôi tạo ra. Tôi chỉ dùng những từ ngữ nào cảm thấy thích hợp, chính xác nhất có thể với điều mà tôi suy nghĩ và cảm nhận.
Vài lời với lòng tôn trọng!

10:59 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  con nhà Trạch Văn Đoành

A. Hiếu hỏi "Vấn đề chúng ta không ăn nên làm ra là do chúng ta." Vì sao?
Dạ, còn ní zo nữa: Đào dau má phá mịa nó đường tàu...
 

10:15 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  bận quá nói lấy được

Bạn Hiếu viết: "dấu ấn văn hóa của nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc"... rồi bạn nói người Việt "thêm thắt" vào - để thành những thứ như Truyện Kiều. Bạn còn nói các nét nhập ngoại là đại cương trong những gì mếch in VN.
Tôi khẳng định: Truyenek Kiều là cái vò của Tàu đựng rượu Việt Nam. Còn nếu rượu này có cái gì giống rượu của TQ thì lại là một chuyện nữa. Ở cạnh nhau, cùng theo Khổng giáo, Phật giáo... thì không khỏi có "bản sắc" giống nhau. Tôi vẫn khẳng định nhiều tính Việt là unique, nều không biết mình biết người,s ẽ phải trả giá.
Tại sao người Việt không ăn nên làm ra? Nói gọn, vì người Việt thích nhàn, thích "ngồi chơi vẫn ra tiền" (cũng là một nét unique).
Nhiều người Việt còn "khinh" những ai chân chỉ hạt bột...
Tôi có nhiệm vụ phải viết về các thương gia cổ kim trên thế giới. Tôi đã viết được đôi chục ông. Trong họ khó tìm được ai làm giàu "nhàn" hạ. Nếu có, theo tôi còn nhớ, chắc là những cách làm giàu lừa đảo, lấy cắp của công, như thời loạn lạc cuối Liên Xô cũ...
 Một "đại gia" đầu tiên làm giàu nhờ chế tạo máy bơm, từ thời Hà Tí tồ, bảo tôi: Đừng bao giờ mong người V... làm ăn thật thà, chuông chữ tín".
Tôi lang bạt một thời làm ăn ở Trung quốc đầu 90 (úc đó còn gần ngang Việt Nam), một tay lái xe gốc Hoa ở Việt sang từ 1979, gặp tôi, giơ một cái ống tre vót nhọn đầu: bọn Khựa ngố lắm, còn em chỉ có cái ống này nuôi một vợ mấy con (khi chở đậu, ngô, chọc vào bao tải để nó chảy vào túi)...
Chuyện thế này nhiều lắm. Đưa đôi ví dụ cho khách quan. Sợ làm mất thời gian chung. 
Bạn có thể đọc bài này
cho thời sự:
"Thiếu cảm giác trách nhiệm cá nhân trong kinh tế thị trường dẫn đến tình trạng: hàng cho người nhà thì tốt, hàng chợ thì “khuất mắt trông coi”. Bước vào kinh tế hàng hóa đã nhiều năm nhưng vắng teo chữ tín, chẳng xây được mấy thương hiệu, sản xuất gần đây như giật lùi về tự cấp tự túc, do hàng nhái, rau bẩn, “gia cầm phương Bắc”, hoa trái “trường sanh bất tử”...
Đang tâm dùng các chất bảo quản có hại cho người tiêu dùng là sự vô cảm đáng căm giận, nhưng đang được “bình thường hóa”?
Câu cuối: tôi thấy học giả nước ngoài đơn gản dùng chữ "vay mượn" không dùng chữ tiếp biến. Ví dụ: 
The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam by Samuel Popkin chỉ ra một thế mạnh của người Việt, so với lân bang, là ở khả năng vay mượn văn hoá...
Mong Hiếu tự tìm hiểu lấy, nó sờ sờ trước mắt ta. Bận quá xin dừng ở đây. 

9:25 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

BẬN QUÁ NÓI LẤY ĐƯỢC:
Về tác phẩm của Nguễn Du, tôi không thấy mâu thuẫn gì với câu viết mà bác trích dẫn. Nếu bác thấy, xin chỉ giùm tôi!
"Vấn đề chúng ta không ăn nên làm ra là do chúng ta." Cụ thể là do cái gì ạ? Do gien của người Việt kém chăng?

9:08 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Tùng Lâm: Nản nhỉ! Muốn phản biện thì trước tiên phải đọc kỹ để hiểu người ta nói gì đã. Chứ mớ câu cú và lý lẽ lộn xộn của bạn không làm cho tôi được học hỏi thêm điều gì.
Tôi không cho rằng bạn kém cỏi hay thiếu hiểu biết đến độ không hiểu những gì tôi viết, mà chỉ cho rằng bạn đang ở trong một trạng thái mất bình tĩnh, bức xúc. Do tình cảm tự tôn dân tộc đang dâng trào chăng? Nếu vậy thì tôi hoàn toàn thông cảm với bạn!
Tôi đề nghị thế này: Bây giờ bạn ngồi xuống, nhắm mắt lại, hít thở sâu vài lần, buông lỏng toàn bộ cả cơ thể và tinh thần, hãy để cho mọi tình cảm lắng xuống trong một vài phút. Rồi, bây giờ mở mắt ra. Hãy đọc lại bài viết như một người ngoài cuộc, như bạn không phải là người Việt và không có trách nhiệm gì với dân tộc Việt. Sau khi suy nghĩ kỹ mà vẫn không thấy đồng ý quan điểm của tôi, cũng bình tĩnh như thế, hãy chỉ cho tôi thấy những sai lầm của mình!
À, đùa chút, hôm nay trời không nắng, cũng không mưa, gió hiu hiu thổi,  nhè nhẹ xoa cái đầu trọc lóc của tôi. Tôi thấy thích thú và không cảm thấy có nhu cầu đội mũ, xin bạn lấy lại cái mũ mà bạn định chụp lên đầu tôi! Cảm ơn! :)

17:48 Saturday,13.7.2013

Đăng bởi:  Tùng Lâm

Nói rằng dân tộc Việt không có bản sắc rõ ràng là nói bừa, nói theo trào lưu nói chỉ để có cái để nói, nói để chứng tỏ nhưng thực chất thì chưa hề có nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc về dân tộc Việt.” Tiếp biến” là cái mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều phải có và “tạo dựng” là thành quả có được trong quá trình tiếp biến. Chính vì thế mà cho rằng dân tộc Việt chỉ “tiếp biến” mà không có “tạo dựng” là hoàn toàn sai lầm, duy ý chí.

Thử hỏi xem trên thế giới này có nước nào đặc biệt như nước Mỹ hay không? Họ không có lịch sử hào hùng như các dân tộc khác, họ không có cái gọi là “bản sắc dân tộc” vì ở họ là một tổng hòa các bản sắc từ khắp nơi trên thế giới. Qua một quá trình “tiếp biến” họ đã “tạo dựng” nên nước Mỹ như ngày hôm nay.

Còn dân tộc Việt thì sao? Nước Việt Nam hiện nay chính là thành quả được “tạo dựng” qua một quá trình dài “tiếp biến”. Còn cái “tạo dựng” được tốt hay xấu, tiến bộ hay tụt hậu là một vấn đề hoàn toàn khác. Tác giả bài viết nên phân biệt rõ các khái niệm này để tránh việc có những quan điểm, nhận định rất sai lệch về cái gọi là bản sắc dân tộc.

Trải qua quá trình dài tiếp biến, bản sắc Việt ngày càng bị quốc tế hóa bởi một bộ phận lớn các thế hệ hậu sinh nhưng khả ố, rất thích “tạo dựng “ nhưng toàn những thứ cóp nhặt, lai tạp từ những nền văn hóa khác và đây cũng chính là hậu quả của sở thích “tạo dựng” của một bộ phận mang tư tưởng “ta đây” nhưng năng lực và hiểu biết thì cực kỳ hạn chế. Chính vì thế, việc “tìm kiếm bản sắc” là cực kỳ cần thiết để xóa bỏ đi một quá trình “tiếp biến” lai căng “tạo dựng bản sắc” mơ hồ như hiện nay.

16:25 Saturday,13.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Anh Trịnh Lữ: Ý kiến của anh, Soi xin được đưa lên thành bài vào đêm nay. Bài có tên: "Đừng nhầm bản sắc với bản tính". Nếu anh có bổ sung gì thì email giúp Soi, hoặc cmt thẳng vào đây, nhưng dặn bên trên là "gửi Soi, đừng approve". Cảm ơn anh.

11:42 Saturday,13.7.2013

Đăng bởi:  bận quá nói lấy được

Hiếu nói: "những nét nhỏ, phụ trợ, thêm thắt vào do biến tấu để phù hợp với đặc điểm địa phương hay thời cuộc."
Tôi không nghĩ Truyện Kiều là một đuôi nối dài của văn hóa Trung quốc. Nói riêng (không biết có lộ bem không) có lần tôi viết bài xong, biên tập họ bảo: anh viết thế này động chạm quá, nên tìm một chuyện tương tự "ở bển" rồi dịch, thì may ra mới đăng được.
Hiếu nói: "hay nói một cách phũ phàng hơn như người Phương Tây đã nói: văn hóa Việt chỉ là một dạng văn hóa Trung Hoa thứ cấp?!"  
Tôi có dịp làm với một số học giả phương Tây, có những người khá nổi tiếng. Tôi nghĩ không ai trong họ đồng ý với ý kiến trên của anh Hiếu. Tôi tin rằng một số trong họ (kể cả những ngưởi "chống cộng") thậm chí cảm thấy bị sỉ nhục khi nghe điều này.
Theo chỗ tôi được biết, McNamara (và hinh như cả Kissinger) không phản đối khi nghe thấy: người Việt đối đầu thành công (theo nguyên bản, là chiến thắng) là nhờ nền VĂN HÓA...
Ngược lại, Việt Nam có những nét văn hóa rất unique, mà tôi, xin lỗi, có lúc đã tiếp cận một cách châm biếm, là "không giống ai", nhưng đây là một chủ đề dài, dù có liên quan đến những gì ta đang nói.
Tôi nghĩ Việt Nam không chú trọng việc làm ăn (mà thường "làm thơ và đánh zặc) không phải là do hiểm họa Tàu sẽ đánh bất cứ lúc nào. Vấn đề chúng ta không ăn nên làm ra là do chúng ta. Về phương pháp luận, không thể loại trừ láng "riềng" phương bắc xâm lấn. Nhưng xưa nay, chỉ có kẻ yếu mới hay bị đánh, bị tìm cách thôn tính.
Thời đại này, (tôi e làm độc giả Soi chán, vì đã nói tới lần thứ 3 trên diễn đàn này) là của những người làm ra các sản phẩm bán được. Bản chất của thương mại là kỵ binh đao. Nếu làm ăn giỏi, người ta khắc tìm đến mình, hoặc ít nhất, đến sản phẩm - dịch vụ của mình (tiếng LÀNH đồn xa).
Câu cuối: vấn đề của văn hóa Việt Nam hôm nay là để mặc thần tượng đồng tiền nô dịch đến mức mất phẩm giá, không cố chống lại một cách có phương pháp... và không tạo dựng, hay thậm chí tiếp biến các giá trị văn hóa phù hợp với nền kinh tế thị trường.
 

10:44 Saturday,13.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

:) Cảm ơn Soi!

10:39 Saturday,13.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Phạm Quang Hiếu: phần bổ sung Soi đã cho vào bài rồi nhé. Có bỏ một đoạn nhỏ. Cảm ơn Hiếu

8:56 Saturday,13.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

A! Cảm ơn Soi! Để mình suy nghĩ rồi viết tiếp cho trọn ý. Bức tranh hay nhỉ :P

22:36 Friday,12.7.2013

Đăng bởi:  QUÁCH HẢI THẢO

Ngưỡng mộ người vẽ bức tranh...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả