Gẫm & Bình

Viện đến chân tình và cháy lòng thì miễn bàn

SOI: Đây là ý kiến của Ngô Lực cho bài “38 tác phẩm, 38 tác giả, tất cả đều yêu chất liệu đầy mê hoặc ấy“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. Bây giờ mà người ta còn mê hoặc theo cách của một người làm việc kỹ thuật […]

Ý kiến - Thảo luận

0:03 Monday,15.6.2015

Đăng bởi:  SV Mỹ Thuật SG

" Bây giờ mà người ta còn mê hoặc theo cách của một người làm việc kỹ thuật với kiểu nhìn hạn hẹp này thì không biết Việt Nam đến bao giờ mới khẳng định được vai trò của mình trong con mắt thế giới chứ? Với cách nghĩ này thì cho dù có 50 năm nữa cũng thế mà thôi.

Đành rằng kỹ thuật rất quan trọng nhưng mình nghĩ rằng nó đã được các nghệ nhân và họa sĩ thời Đông Dương giải quyết xong rồi có gì gọi là sáng tạo ở đây?” Chưa kể bản thân kỹ thuật trong hội họa không phải là dùng nó để diễn tả, mà kỹ thuật của bức tranh là một phần không thể tách rời với quan điểm của cái nhìn về thế giới của nghệ sĩ."
Chẳng hiểu ông Ngô Lực tài giỏi đến đâu khi nói ra những điều trên, hay anh ấy quá thông thạo kỹ thuật sơn mài, sơn dầu rồi chăng ? Nói riêng về sơn mài, ngay cả các cụ Trí, cụ Vân, Hoàng Tích Chù ... khi đọc các ghi chú và tài liệu của các cụ, chưa bao giờ thấy các tiền bối của chúng ta nói là đã thông thạo, nắm vững được hoàn toàn về chất liệu sơn ta và kỹ thuật sơn mài vì sơn mài là một chất liệu cực kỳ khó kiểm soát và khả năng phát triển vẫn còn chưa được khám phá hết, so với lịch sử phát triển của sơn dầu thì chưa bằng 1/10, mới ở những giai đoạn phát triển đầu tiên về kỹ thuật. " các nghệ nhân và họa sĩ thời Đông Dương giải quyết xong rồi " chẳng hiểu phát biểu mà anh có biết sơn mài là gì ko? Nói tiếp đến sơn dầu, Việt Nam mình có bao nhiêu họa sĩ thực sự hiểu và thông thạo kỹ thuật sơn dầu, tôi có quen những ông thầy học ở học viện Surikov, không tiện nêu tên ) được học 10 năm theo tiêu chuẩn hàn lâm của Nga, sau khi về nước tiếp tục làm việc và nghiên cứu thêm 5 năm nữa mới dám nói là mình biết vẽ sơn dầu. Cái nhìn đúng là cũng quan trọng, nhưng nó mang tính chủ quan của từng cá nhân nghệ sĩ, còn kỹ thuật là cái nền tảng và cực kỳ quan trọng để anh phát triển trên con đường nghệ thuật của mình. Nghĩ lại cũng thấy buồn cho nghệ thuật nước nhà, cứ đua đòi chạy theo cái lạ cái mới, vẽ những bức tranh nguệch ngoạc trong vài phút, hét giá trên trời, vẽ không xong thì lao ra trình diễn, làm những thứ dị hợm và nhếch nhác, chẳng đâu vào đâu mà cứ nghĩ mình đang sáng tạo, đi tiên phong. Trong khi các trường nghệ thuật trên thế giới: Pháp, Ba Lan , Nga, gần hơn là Nhật Bản, Trung Quốc cũng đưa nghệ thuật hàn lâm vào trường mỹ thuật để dạy làm nền tảng giáo dục thì bên mình, sinh viên và các họa sĩ chỉ thích làm theo cái tôi cá nhân, những giá trị, tiêu chuẩn của các tiền bối được thay thế bằng cái mới, khác biệt và xấu xí.
"Tôi không hiểu sao do cách giáo dục nào mà ở Việt Nam các họa sĩ cứ trầm trồ nhau những bức tranh giống nhau đến lạ, thậm chí phản động hơn là có rất nhiều người tin vào một cái gọi là phổ quát của cái đẹp, chỉ đứng trên một góc nhìn hạn hẹp để đánh giá về cái đẹp." ??? Lại một bằng chứng vê cái nhìn rất phiến diện của anh Ngô Lực, anh nói người khác góc nhìn hạn hẹp và đánh giá người khác nhưng ở đây tôi thấy anh mới là người hạn hẹp và hẹp hòi, anh thích khác lạ, khác người đó là chuyện của anh. Anh đứng trong góc nhìn của mình và và đánh giá cách nhìn người khác thì ai là người hạn hẹp hả a ??
Các họa sĩ nước ngoài thì đánh giá đồng nghiệp dựa trên thái độ làm việc chuyên nghiệp và chất lượng của tác phẩm, còn anh thì đánh giá nhóm Sơn ta bằng những cái rất mơ hồ : phải sáng tạo, cách nhìn phải thật khác biệt. Tôi đã từng xem triển lãm xà bần của nhóm anh, riêng là của a, nói xà bần là hốt về một xe xà bần, đạp là mang tranh mình ra đạp thẳng vào tranh của mình vẽ ra, nhìn chỉ thấy sự nhếch nhác và cẩu thả, cũng đúng thôi, xà bần nhặt về thiếu gì, còn tranh pháo thì xưởng chép tranh của anh muốn thì 30p là có ngay ấy mà. "đến bao giờ mới khẳng định được vai trò của mình trong con mắt thế giới chứ? Với cách nghĩ này thì cho dù có 50 năm nữa cũng thế mà thôi. " vâng, với cách nghĩ và làm việc của anh thì đúng là điều này sẽ xảy ra thật đấy.
Nhân tiện tôi xin chia sẻ với anh ghi chú của Pierre Auguste Renoir ( do bac Nguyễn Đình Đăng dịch ), một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa ấn tượng, trường phái mà anh dẫn chứng về sáng tạo trong nghệ thuật ở trên
Pierre Auguste Renoir (1841 - 1919) từng là một trong những hoạ sĩ tiên phong của trào lưu Ấn tượng Pháp (Impressionism) - trào lưu mở màn cho hội hoạ hiện đại và cũng dẫn đến sự suy tàn của hội hoạ sơn dầu kể từ t.k. XX.
Nhưng Renoir chỉ trung thành với phong cách Ấn tượng trong khoảng 10 năm kể từ triển lãm đầu tiên của các hoạ sĩ Ấn tượng tại Paris năm 1874 tới giữa những năm 1880. Sau đó ông đã thử quay lại với phong cách Cổ Điển.
Điều gì đã làm ông đổi hướng?
Năm 1881 - 1882 Renoir tới Ý xem tranh của Titian và Raphael.
Sau khi được nhìn thấy bản gốc kiệt tác của các bậc thầy Phục Hưng, Renoir nhận ra mình đã đi sai đường.
Ông viết:
- Raphael không đi vẽ ngoài trời, vậy mà ông đã nghiên cứu ánh sáng mặt trời và vẽ với hiệu quả y như vậy - các bức bích hoạ của ông tràn đầy ánh sáng.
- Bên ngoài ánh sáng đa dạng hơn trong xưởng, nhưng chính đó mới là điều phiền toái: ta bị ánh sáng lôi cuốn và không thể hiểu mình đang làm gì nữa.
- Tôi đã tới ngắm bức họa này (Madonna della Sedia của Raphael ở Florence) chỉ để cười sảng khoái, bởi tôi thấy mình đứng trước một bức hoạ phóng khoáng một cách tuyệt vời nhất, vững chãi nhất, giản dị và sinh động nhất trong tất cả những gì có thể tưởng tượng nổi - chân tay bằng xương bằng thịt thật, sự biểu hiện tình mẹ thật xúc động làm sao!
- Nghệ thuật của Raphel đẹp thực sự. Đáng ra tôi phải được thấy nó sớm hơn. Nó chứa đầy kiến thức và sự thông thái. Raphael không cố làm cái bất khả, như tôi. Nhưng nghệ thuật của ông đẹp. Về sơn dầu tôi thích Ingres hơn, nhưng các bức bích hoạ của Raphael thật tráng lệ bởi sự giản dị và vĩ đại.
- Cái gọi là "các phát minh" của các hoạ sĩ Ấn tượng không thể không được các bậc thầy cổ điển từng biết đến; và nếu họ không dùng đến chúng là bởi vì các hoạ sĩ vĩ đại không thừa nhận việc tạo ra các hiệu ứng. Bằng việc giản dị hóa tự nhiên, các bậc thầy đã làm tự nhiên vĩ đại hơn.

15:12 Friday,19.7.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Lại vấn đề mới và cũ. Phong cách, chất liệu cũ mà thể hiện được "tinh thần thời đại" thì sẽ là mới. Ngày xưa cụ Phan Khôi khi bình thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trần Tế Xương thì cho rằng cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể nổi tiếng như một nhà thơ, mà chỉ như một người có những câu sấm ứng nghiệm thôi. Trong khi đó Tú Xương mới là một nhà thơ thật sự. Mặc dù NBK có tập thơ "Bạch Vân thi tập" với những câu thơ trau chuốt rất điêu luyện nhưng chỉ quanh đi quẩn lại hoa, lá, trăng,... mà ứng vào đời nào cũng đựơc, thời nào cũng hay. Trong khi đó, thơ Tú Xương cho ta sống với từng hơi thở của thời đại.
Cái thiếu của bộ sưu tập này phải chăng là hơi thở của cuộc sống?

10:31 Friday,19.7.2013

Đăng bởi:  ngô lực

bạn trần trọng viết ơi bạn nói về tính xây dựng nhưng tối chắc chắn là bạn chẳng hiểu gì về từ xây dựng cả, không lẽ cứ xây dựng là phải các bạn hay lắm chúng ta đều rất hay, đất nước của chúng ta rừng vàng biển bạc, con người của chúng ta anh hùng bất khuất, nghệ thuật của chúng ta tuy non trẻ nhưng đầy hứa hẹn tương lai cái này tôi nghe nhiều quá rồi đâu đâu cũng biểu ngữ sáo rỗng cả tivi đài và báo chí, nghe đến mức phải mắc ói xin lỗi những thứ đó nên vứt vào cái đống xà bần rác rưởi của khoan cắt bê tông là vừa ...!!
ps mặc dù bút danh nặc danh cũng không quan trọng nhưng thiết nghĩ nếu bạn đưa ra tên thật của bạn thì chúng ta xây dựng qua lại cũng vui và bổ ich chứ còn không thì chúng ta nên bám vào chủ đề những gì tôi nói và phân tích nếu có gì sai tôi sẵn sàng nhận lỗi, còn nều bạn thích đem những vấn đề cá nhân của tôi để phản biện tôi trong khi tôi không được phép biết bạn là ai thì cách đó hèn lắm ;-) 


 

9:19 Friday,19.7.2013

Đăng bởi:  Trân Trọng Viết

Tôi tuy không thấy thích những bức tranh trong triển lãm này, nhưng tôi thấy đằng sau nó là lòng yêu nghề, những cố gắng và công sức không nhỏ. Với tôi các bạn ấy đáng được chân trọng cùng sự hy vọng vào tương lai.
Nói thực lòng, tôi cảm thấy những ý kiến ở đây đa số là thiếu xây dựng một cách khó hiểu, sao vậy nhỉ?!!!. Là một người trong nghề, tôi cho rằng việc vẽ là tự nhiên, mới hay cũ, vẽ chì hay sắp đặt chẳng có gì khác biệt. Việc cứ nghĩ là phải đao to búa lớn nhân danh đương đại (đôi lúc là để giấu đi tài hèn mà thôi), ngoài một số hay ẩn nấp trong đó vô số những kẻ giấu dốt và thiển nghĩ như Ngô Lực vậy.
 

7:52 Friday,19.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Nguyễn Ngọc: Cmt của bạn, Soi sẽ đưa lên thành bài vào tối nay. Bài dự định sẽ có tên: "Từ đống xà bần vụt dậy, Ngô Lực chống lại tất cả những gì KHÔNG là rác rưởi". Từ đây tới 4h, nếu bạn muốn bổ sung gì, thêm hình ảnh gì thì gửi về soihouse giúp. Cảm ơn bạn.

0:40 Friday,19.7.2013

Đăng bởi:  ngô lực

hihi ngô ngọng ơi !  bởi vậy mấy thằng mà phát minh sáng tạo trên thế giới này về việt nam là ngọng luôn hehe vì những người như bạn sẽ nói rằng chúng mày ngu quá đi mặc dù chúng tao không thể tự sản xuất được cái đinh ốc nhưng chúng tao hiểu biết cả vũ trụ này làm sao mà tụi mày chui vào đầu tao mà biết được? tao không thích chứng minh có sao không? tao không thích dùng não suy nghĩ thì đã sao nào? tao không cần biết là tao đang nói gì nhưng tao vẫn nói được không? hihi bó tay .com .vn

15:17 Thursday,18.7.2013

Đăng bởi:  Ngô ngọng

Ngô lực ơi, dẫu biết rằng sự thực nó là như vậy, nhưng cái giọng nói này, câu chữ thế này nghe nhiều quá rồi, nguoi nói trước bạn nhiều... ông không  cần phải nhai lại.Ngườ ta phải hiểu hiểu mà từ nội tâm bên trong người ta cứ thích thế thì đã sao, không thích đương đại có sao không, không cần cập nhật có sao không.  Ông cũng làm tranh để nuôi sống cái bản thân ông thì ai nói ông...họ cũng đang kiếm tiền, làm cái gần giống với ông đấy...

14:22 Thursday,18.7.2013

Đăng bởi:  QUÁCH HẢI THẢO

Một tác phẩm cực thực của Richard Estes, “Broadway and 68th St.” =>Tranh vẽ như ảnh chụp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả