Gẫm & Bình

MỘT HÀNH TINH: một triển lãm đỉnh cao

    KVT KVT chọc đùa chủ đề hành tinh ở Manzi Một trong những triển lãm hay nhất mà bạn có thể xem trong năm nay vừa mở cửa tại Manzi. Đó là triển lãm của một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Nguyễn Mạnh Hùng và được sắp đặt đẹp […]

Ý kiến - Thảo luận

15:29 Saturday,27.7.2013

Đăng bởi:  art c.

@ạc ạc:
có 1 điểm như thế nầy để ạc ạc phân biệt ranh giới mong manh của việc tiếp đoạt tác phẩm của người khác: Leona de Vinci đã vẽ bức Bữa Tiệc Ly cách đây 500 năm – Hopper đã tiếp đoạt tác phẩm Bữa Tiệc Ly bằng cách giữ nguyên bố cục bức tranh của de Vinci nhưng dủng theo bút pháp mảng màu lớn quen thuộc của Hopper và các nhân vật trong Bữa Tiệc Ly cổ điển kia được thay thế bằng những nhân vật nổi tiếng đương thời, trong đó có vua hề Sạc-lô, vua nhạc pop, rồi minh tinh màn bạc M. Monroe ngồi nơi vị trí Chúa ngồi trong bàn tiệc ly… Theo tôi thấy đó là cách tiếp đoạt tác phẩm rất hay, biến tác phẩm của người khác thành tác phẩm của mình khá hợp lý…

Nếu Mạnh Hùng dùng 1 hình ảnh Mig21 thực tế bên ngoài để làm nên tác phẩm 3D thì tốt (dĩ nhiên ở đây tôi không bàn về nội dung, vì phần nội dung bạn Ac Ac đã phân tích rồi) hoặc từ một hình ảnh 2D của ai đó rồi Mạnh Hùng tiếp đoạt cũng tốt, hoặc thậm chí từ một mô hình 3D về B52 của một tác giả nào đó, Mạnh Hùng biến thành mô hình 3D Mig21 thì cũng tàm tạm chấp nhận… đằng nầy tác phẩm Mig21 ở dạng 3D là trước đó người ta đã làm rồi, cũng có khói bằng thạch cao y như mô hình Đi Chợ của Mạnh Hùng, thậm chí độ cong của khói máy bay cũng y chang nốt – chỉ có một điều là tác phẩm 3D đó không có mấy bịch nilon treo lủng lảng kia.

Quay lại vấn đề tiếp đoạt tác phẩm thì tôi thấy Mạnh Hùng chưa có khả năng tiếp đoạt tác phẩm một cách chín chắn, chiết lọc như câu chuyên Hopper đã tiếp đoạt tác phẩm Bữa Tiệc Ly của de Vinci kể trên… mà cái Mạnh Hùng làm là chiếm đoạt tác phẩm chứ không phải tiếp đoạt tác phẩm (Ac Ac hãy quan kỹ tác phẩm 3D Mig21 trên bàn thờ của anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều thì rõ).

Chào thân ái

13:13 Saturday,27.7.2013

Đăng bởi:  ạc ạc

Art C, chẳng biết mình đang nói gì nữa, nếu biết tiếp đoạt tác phẩm của người khác để tạo ra tác phẩm đỉnh cao thì đó là mơ ước của nghệ sĩ rồi. Tất cả những gì đang tồn tại trên thế giới này đều là tác phẩm của một ai đó, hoặc có thể là tác phẩm của tạo hóa, quan trọng nhất là nghệ sĩ có phát hiện ra nó hiểu được nó để biến thành tác phẩm của mình hay không…

Trong tác phẩm của Nguyễn Mạnh Hùng thì vấn đề không phải là những phần của Art C nói mà vấn đề chính vẫn là cái cách dùng hình tượng còn dễ thấy quá, đôi khi áp đặt hoặc gây cho người xem một cảm giác dễ dãi, và lạm dụng hình tượng; Ví dụ tôi không cảm thấy việc mà anh dùng bông để thể hiện mây khói… cái đó nếu vẽ thì được, chứ làm ra bên ngoài bằng không gian ba chiều thì không hay, bông cho một cảm giác khác, không thể nào liên hệ được nó với mây, trừ khi có chú thích.

Cũng với ý niệm của Hùng thì không nhất thiết phải dùng cách tả thực giả tạo như vậy. Thêm một ví dụ nhỏ cho sự áp đặt của anh trong hình tượng là: bức tranh vẽ phong thủy theo kiểu Trung Quốc thác nước chảy anh mua ở Nguyễn Thái Học hoàn toàn không phải là mục đích của một bức tranh, hoàn toàn không phải là một thị hiếu về thẩm mỹ trong những bức tranh ấy, mà nó là một bức phục vụ cho nhu cầu phong thủy (Trung Quốc). Người ta đem bức tranh ấy về nó có hai mục đích, một là nó giống như mô tả lại một thác nước gây cho ta một cảm giác dễ chịu cho căn phòng, hai là cho nhu cầu của những người mạng thủy; có những bức khác ở Nguyễn Thái Học kỹ thuật vẽ sắc sảo hơn bức này và rất rõ về ý tưởng ấy. Vậy vấn đề của Hùng là dùng một phong cách mà anh cho là sến kết hợp với những ông quản lý phường ăn mặc diêm dúa cũng sến, nếu bức này mang sang Trung Quốc thì người ta sẽ không hiểu, ở Việt Nam những người có nhu cầu về phong thủy cũng không hiểu, không có gì liên quan tới bức tranh này mà sến cả… Anh Hùng đã chọn sai hình tượng hoặc anh không hiểu gì về lịch sử của hình tượng mà anh đem nó ra diễu nhại.

Trong hàng loạt tranh của Hùng đều rơi vào tình trạng trên: sử dụng hình tượng một cách vô cùng áp đặt không có tính thuyết phục về mặt ý niệm và ý nghĩa.

Nói chung so với những họa sĩ vẽ chim hoa cá gái thì Nguyễn Mạnh Hùng là một người biết sử dụng công cụ và biết khai thác chất liệu theo cách nghĩ mới, nhưng nếu chỉ vậy thôi thì chỉ cần đọc vài cuốn sách về lịch sử và cách nghĩ của những nghệ sĩ tiếp đoạt, xem vài cách làm việc của nghệ sĩ pop thành công dễ bán là có thể áp dụng ichang cách đó bằng hình tượng của nước mình thế là có một số lượng tác phẩm đáng kể. Dù sao thì cũng có tiếng là người tiên phong cấp tiến, cuối cùng chỉ để lại những tác phẩm nhàn nhạt, và có thể qua mắt được những anh Tây phiến diện, nếu không khéo cũng chẳng khác gì thời kỳ “kỹ nghệ lấy Tây” là mấy…!

23:41 Friday,26.7.2013

Đăng bởi:  art c.

lê@ -bạn lê nghĩ là tác phẩm đi chợ trả lời cho vấn đế tại sao đất nước chúng ta đã trãi qua thời kỳ chiến tranh ác liệt - rồi sau mấy mươi năm kết thúc chiến tranh nhưng đất nước chúng ta vẫn phát triển trì trệ , lấy nông nghiệp làm chính... Nhưng theo tôi nghĩ thì tác phẩm nầy không nói lên vấn đề như vậy đâu ... Nhưng chẳng qua theo trảo lưu tranh sắp đặc 3d , tác giả mạnh hùng cũng muốn muốn làm 1 cái gì đó lạ mắt để chúng tỏ là 1 họa sĩ VN thức thời đương đại mà ít ai sánh kịp ... nhưng tiếc thay cái việc làm của mạnh hùng hơi kỳ cục hơn là đẳng cấp đỉnh cao - chứng minh điều đó là mạnh hùng đã bê nguyên tác phẩm '' Di ảnh của anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều và mô hình máy bay tiêm kích MiG-21.” trong web thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ... rồi sau đó treo vài bịch ni lon đưng trái cây lên những quả tên lửa ,,, rồi thành tác phẩm đương đại đỉnh cao ... Vấn đề là ở chổ mạnh hùng cứ lấy tác phẩm của người khác rồi thêm chút mắm muối thành tác phẩm đỉnh cao của mình

15:14 Friday,26.7.2013

Đăng bởi: 

Thắc mắc của Art C có lẽ cũng chính là câu trả lời về ý đồ của tác giả. Tranh của Nguyễn Mạnh Hùng thường dùng sự không tương xứng về hình họa, bối cảnh sự vật, để nêu ra một thông điệp nào đó. Chẳng hạn, người xem tranh có thể đặt ra câu hỏi: vì sao một quốc gia tham gia chiến tranh nhiều thế, đổ bao sức người sức của vào chiến tranh, để rồi ngày nay đạt được trình độ phát triển như thế nào? Vì sao vẫn là đất nước lấy nông nghiệp làm chính, lúa gạo làm mũi nhọn, miếng cơm manh áo vẫn đè nặng trong ám ảnh số đông xã hội.Đại khái tôi đoán ý anh Hùng như vậy!

21:21 Thursday,25.7.2013

Đăng bởi:  art c.

Khi nói về tranh nghệ thuật người ta không những nhìn hình thức bức tranh mà còn suy ngẫm bức tranh nghệ thuật đó nói lên điều gì
 bây giờ tôi đi vào vấn đề nội dung của bức Đi Chợ ;
- Bức Đi Chợ là nguyên mẫu của chiếc máy bay chiến đấu Mig 21 – 1 trong những loại máy bay chiến đấu hiệu quả mà quân đội việt nam đả dùng trong chiến trường…
 - tác giả treo vài túi ni lon đựng trái cây một cách nhếch nhác lên những quả lên lửa của máy bay Mig 21 rồi gọi là Đi Chợ????
Việc Đi Chợ, đi shopping bằng máy bay thì cũng không có gì xa lạ đối với những nước phát triển trên thế giới, nhưng người ta dùng đúng cách, đó là máy bay thương mại, hay máy bay vận tải…
Nếu máy bay Mig 21 quá lỗi thời, chỉ dùng cho những bà ci chợ mua mớ tôm mớ cá… thì tác giả hãy mở mắt thật to để nhìn vào khả năng phát triển khoa học kỹ thuật của chúng ta đã tới đâu, dù 1 chi tiết nhỏ trong máy bay Mig 21 tới thời điểm hiện nay chúng ta cũng chưa đủ khả năng chế tạo hoàn chỉnh được. Như vậy cớ gì lấy chiếc Mig 21 làm trò hề treo mớ tôm, mớ cá???
Chẳng lẽ tác giả không biết đâu là niềm vinh quang của 1 phi công quân đội lái Mig 21 đi chiến đấu và đâu là hàng tôm hàng cá hay sao? Tôi vẫn biết làm nghệ thuật có người nầy, người nọ, người cứng,kẻ yếu, người tự sáng tác, người copy… nhưng đều có cái tế nhị của nó cả.
Tôi lấy 1 ví dụ dụ gần nhất là bạn Ngô Lực dùng một mớ xà bần làm thành tác phẩm xà bần [dù tác phẩm Xà Bần của Ngô Lực xấu đẹp như thế nào thì tôi không bàn] còn tác giả nầy thì đi lấy một cái mà khoa học nước nhà đang từng bước học hỏi để chế tạo 1 mớ xà bần [Đi Chợ], Nhưng vấn đề đó là do ý thích của từng người mà
Ở đây tôi muốn nói tác giả quá yếu kém về mọi mặt, không nghĩ ra 1 tác phẩm nào khá hơn, nên ăn cắp nguyên xi tác phẩm ” Di ảnh của anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều và mô hình máy bay tiêm kích MiG-21.” trong web thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng … rồi sau đó treo vài bịch tôm cá lên mũi những quả tên lửa…
Bạn bôi bác hay làm trò cười cho thiên hạ vậy? cái nghệ thuật cao siêu gì đó phục vụ cho ai vậy?

18:29 Wednesday,24.7.2013

Đăng bởi:  art c.

cảm ơn Soi rất nhiều vì đã chuyển cmt thành bài -

18:25 Wednesday,24.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Art C: Như vậy Soi sẽ post cmt của bạn thành bài (dù ngắn), vì có chuỗi hình, mà hình thì không lên cmt được nhé. Bài sẽ có tên: "Một qui trình của đỉnh cao nghệ thuật"

22:42 Tuesday,23.7.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Huy

Nguyễn Huy thì ngược lại. Mình rất thích triển lãm của Nguyễn Mạnh Hùng. Cảm ơn bạn đã bộc lộ được chính kiến của mình trong xã hội đương đại này. Có thể triển lãm của bạn chưa đỉnh cao về nghệ thuật, nhưng bạn đã đỉnh cao về nhận thức trong cuộc sống quanh ta. Mình ấn tượng với cách đặt vấn đề của bạn. Chúc bạn thành công. 

22:04 Tuesday,23.7.2013

Đăng bởi:  Ngô ngọng

Tôi like bài của "Việt Nam của tôi ở đâu"

2:49 Tuesday,23.7.2013

Đăng bởi:  việt nam của tôi đâu ?

khi không hiểu nhiều về nó người ta thường cho đó là những điều quan trọng tôi nghĩ rằng nguyễn mạnh hùng chỉ là một trong những họa sĩ thức thời bắt kịp xu hướng nghệ thuật đương đại mang tính mở rộng hơn so với những họa sĩ cùng thời , cũng với cách tiếp cận này cách đây khoảng 15 năm các họa sĩ trung quốc đã đào bới xới nát lên những đề tài này ,cách tiếp cận này , cách dùng hình tượng xuyên suốt và suy luận này , trong khi dưới con mắt phê bình gia của phương tây thì bản thân trung quốc tất cả những nghệ sĩ trung quộc ý tưởng và cách thể hiện của họ hoàn toàn chưa vượt qua khỏi cái vòng luẩn quẩn thậm chí sao chép cách thức của andy walho , cộng thêm sự mâu thuẫn của tư duy cảm thụ , anh ấy vừa nguyền rủa mao nhưng cũng dùng tư tưởng mao để tiếp cận vấn đề ...điều đó tạo ra những thứ rởm trong nghệ thuật trung quốc ,cũng dùng những hình tượng công nghiệp và máy bay này những họa sĩ nhật đã ghép giữa quá khứ và hiện tại qua cách vẽ cũ và mới , cũng cách tiếp cận này họ đã dùng vô số những hình ảnh ghép lại đánh tráo và cắt dán ....vv nói chung lại phải ngả mũ chào với vô vàn tác phẩm mày bay và hình tượng con người lao động của anh  , nó có khác chỉ là khác về quần áo về nhân vật hay con người , và có khác ở chỗ kỹ thuật vẽ yếu hơn mang hơi hướm chép nguyên xi hình ảnh thực hơn , chỉ có vậy ..cắt và ghép , ghép và ná ná những câu chuyện không tên ...vv tuy nhiên  so sánh trong nghệ thuật là điều bất khả nhưng trên thực tế mà nói rằng nếu khi ta còn đói thi chỉ cần có miếng ăn vào bụng là chúng ta đã đủ no đủ thỏa mãn , nhưng đến khi ta đủ ăn chúng ta sẽ chọn những món ngon và độc đáo hơn nguyễn mạnh hùng có lẽ là một món ăn hơi sống sượng nhưng cũng có thể giảm chút cơn đói của nghệ thuật việt nam , có thể sẽ hiếm hoi và quan trọng trong bối cảnh này , thực chất thì xét về bối cảnh lịch sử và những su hướng phát triển mà đánh giá thì tôi tin rằng với một người được đi nhiều và có cơ hội hiểu nhiều như anh công việc này quá đỗi bình thường  thậm chí là quá dễ dãi trong cách đặt vấn đề của tác phẩm , dễ dãi , thực dụng , và cơ hội là cách của đa số những nghệ sĩ việt nam cả người có khả năng hiểu biết lẫn những người không hiểu biết , cả những người ở hải ngoại đến người trong nước , tôi một người ngoại đạo yêu thích nghệ thuật mỗi lần nhìn về nghệ thuật nước nhà chỉ thấy chạnh lòng cho những sĩ phu sinh ra ở nông thôn mặc dù đã thành học giả này nọ nhưng vẫn muốn quay về làng làm một ngôi nhà thật lớn với cổng cao hào sâu mặc áo lý trưởng để mong muốn được ngồi chiếu trên một lần cho thỏa mãn ..có nghĩa là thay vì họ phấn đấu để nhìn về phía trước thì họ lại quay lại và thụt vào chỉ để ngồi chiếu trên của cái ao làng ..không biết nên vui hay nên buồn ...mỗi lần đến những nơi triển lãm nghệ thuật hay ho trên thế giới thì luôn lầm rầm tự hỏi rằng việt nam của tôi đâu ??

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả