Gẫm & Bình

Về hai bức tranh giống hệt nhau trong triển lãm Sơn Ta: đừng nói dối chúng tôi

Thưa các bạn, Vừa qua tôi có tới dự triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Sơn Ta Việt Nam lần thứ nhất. Theo đánh giá của cá nhân tôi, triển lãm của nhóm đã quy tụ được khá nhiều nghệ sĩ trẻ, phản ánh tương đối cái nhìn của một bộ phận nghệ sĩ […]

Ý kiến - Thảo luận

20:50 Friday,12.6.2015

Đăng bởi:  nguyễn tài vị

xin lỗi được góp đôi lời đến chủ nhân bài viết này.Tôi không biện hộ ai chỉ muốn nói ý kiến của riêng mình để mọi người cùng chia sẻ với nhau...Về phía các độc giả yêu nghệ thuật hội họa nói chung và với tranh sơn mài (sơn ta) nói riêng...việc mua các tác phẩm mang trong mình những chân lý hay ý nghĩa nói chung là có giá trị Nghệ Thuật để thưởng lãm hay với bất kỳ mục đích tốt xấu nào thì các bạn cũng đã góp phần giúp cho mỹ thuật nước nhà và các nghệ sĩ được sống, cống hiến chút tài hoa của mình cho xã hội và cho đời sống tâm hồn mọi người thêm phong phú hào hoa thêm...Bạn không nên nhận định phẩm chất của ai đó khi bất chợt chỉ nhìn thấy họ đi ra từ một nơi không hào nhoáng cho lắm, điều đó là rất vội vàng theo tôi nghĩ...
Họa sĩ khi say mê chủ đề nào đó họ sẽ vẽ ra rất nhiều phác họa để làm tư liệu cho bức tranh hoàn chỉnh như ý muốn. Và khi thể hiện không đạt ý thì họa sĩ có quyền vẽ thêm một tác phẩm vẫn bối cảnh ấy nhưng màu sắc và không gian hơi khác nhau không đáng kể, có thể nhác qua sẽ giống hệt nhau. Điều đó trong hội họa luôn cho phép và không có gì là nghệ sĩ đã dối trá hay lừa ai cả thưa bạn... Nếu bạn hay tìm hiểu các họa sĩ lớn tên tuổi bạn sẽ hiểu ra vấn đề này và tôi tin bạn sẽ vẫn là một người bạn chung thành với các nghệ sĩ và hội họa nước nhà...
Chân thành...

20:33 Saturday,3.1.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

bức dưới kém hơn

19:13 Saturday,3.1.2015

Đăng bởi:  nguyen trong thuy

Tôi thấy chỉ như ảnh chép lại mà thôi, lòe người không biết bán nhanh kiếm lời, đùa sơn ta chứ toàn hàng mỹ nghệ dỏm.

11:43 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  hungtran

Tôi nhớ không nhầm thì đã có một ý kiến chỉ ra lỗi về mặt bố cục của bức tranh nắng thu, trong người góp ý đã đưa ra ý kiến cắt bớt bức tường thì bố cục bức tranh sẽ đẹp hơn, và theo tôi, họa sĩ đã nhận ra được cái chưa được đó vad sửa vào bức tranh thứ hai. Nhưng đó là lỗi sơ đẳng và nghiêm trọng của họa sĩ. Họa sĩ đã tự hại chính mình. Rất mong các họa sĩ trẻ khác sẽ không mắc lỗi như trên.

19:57 Thursday,25.9.2014

Đăng bởi:  Sơn ta

Không thể chấp nhận được đem một tranh hàng chợ đi triển lãm. Nói thật theo tôi tranh không có gì là đẹp chỉ phỏng theo 1 cái ảnh một cách cần mẫn của người thợ mà thôi. Tác giả Chu Viết Cường nên xem lại mình.

11:50 Monday,5.8.2013

Đăng bởi:  Tran Trong Viet

Tôi có biết một anh họa sĩ, khi còn là sinh viên thuê nhà ở gần đường Giải Phóng, vì thiếu tiền nên bất ngờ dọn nhà "bùng" luôn tiền nhà, với hy vọng ngu ngốc rằng chủ nhà không biết tìm anh ta ở đâu. Kết quả là chủ nhà đến tận trường mỹ thuật, và... Thật ê mặt.
 Tranh là thành quả của sự thông minh, tài năng và sự trong trẻo của tâm hồn, chứ tuyệt đối không thể đổi lượng thành chất (vẽ to tả kĩ..). Mỹ thuật là ma thuật trên một khía cạnh nào đó, nó cuốn hút người xem bởi một giá trị vô hình, đó là lý do người ta phải bỏ ra hàng trăm năm để giải mã một bức tranh chỉ vẽ mỗi khuôn mặt. Tác phẩm là kết quả của sự rèn luyện nhưng không có nghĩa đó là tất cả. Khi bạn yêu, ai đó hỏi bạn tại sao? bạn nói làm sao tôi biết được! chỉ đơn giản là tôi có một cảm nhận tuyệt vời khi nghĩ về người ấy!!!
Có một câu nói: " Nghệ thuật như tình yêu, chỉ cần bản năng là đủ", có lẽ đủ thì chưa, nhưng cũng đáng để chúng ta suy nghĩ.
 

3:29 Monday,5.8.2013

Đăng bởi:  Lều thị phóng

Loa loa loa! Gần sáng rồi,em có ý kiến thế này:
Để cho không khí bầu bạn, yêu thương, thanh lich, nhẹ nhàng như khi ta gặp nhau nơi triển lãm tác phẩm, em hiến một ý đặc biệt thế này. Các bác thử khen nhau đi xem nào bởi phương án chê bai hoàn toàn thất bại. Chúng ta hãy sống thật như thế đi, và giả dối cũng giả dối như thế đi. Vì khi vắng mặt" con quỷ ăn sự giận dữ" thì tự nhiên ta trở về là ta thực sự, người kém tự rút người hơn thì độ lương (tạm chế định phân định cao thấp như vậy vì các bác đang viết đang chiến đấu,đang thúc giục bởi cái Tôi tự ngã luôn luôn muốn giành phần ngon về mình) Chiêu này hay lắm! Em nói chỉ có chuẩn,bác nào có vợ là biết nhau ngay sự lợi hại.
Tin hay không tuy các bác nếu đúng có thể tặng quà cho em.

0:18 Monday,5.8.2013

Đăng bởi:  Mai duy Minh

Mà tôi để ý là cái mà bạn cho là nghệ thuật thì toàn những từ : có lẽ....một điều gì đó.....mơ hồ và không ổn định!.... Không thể diễn tả bằng lời được.... Không hiểu vì sao!
............
chà chà!
Rõ ràng là con đường theo đuổi nghệ thuật - quan điểm    cúa chúng ta khác nhau, mà như thế thì khác gì Tàu hỏa chê oto không biết đi đường sắt vậy.,  nên thứ lỗi cho tôi không phải tiếp chuyện với một cái bóng!

23:23 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  Mai duy Minh

Từ hồi triển lãm "miền đất hứa" đến giờ, tôi  mới trực tiếp nghe được một câu phản biện. Cảm ơn bạn Trân Trong Viêt.
Có vài ý mà bạn nói, mình hơi băn khoăn:
- Bạn ví dụ là "vẽ chiến tranh thì......" rất đúng, nhưng đó lá sự lựa chọn về phương án, và tôi có quyền lựa chọn cách khác bạn!
- Mình thì cho là có thể bạn đang nói tới cách đặt vấn đề của thời đại này  nó không Cần phải như thế!. Vậy chúng ta có thể lấy  cuộc triển lãm "phập phồng" đã diễn ra tại viện Goethe làm ví dụ không?
- "miền đất hứa" là minh hoạ khổ lớn! - là với bạn, còn với tôi, nó là sự tổng kết một hành trình! Nói về sự thô thiển, và minh hoạ, và ....haiz, hãy phân tích giúp tôi một số ví dụ sau: bức vẽ mang tên "Bùm" của hoạ sỹ Licteinstein (xin lỗi nếu viết sai), trình diễn " người cơm" của anh Trần Lương!
- Bạn nói "  tác phẩm hội hoạ.......mà không hiểu vì sao!"
Cái điều này thì e là ... Nói bạn bỏ lỗi, chứ  tôi xin ví dụ thế này:  một người đầu bếp, muốn nấu được món ăn ngon, đầu tiên anh ta phải hiểu về nguyên liệu và học cách tiết chế chúng. Khi được ăn món ngon, Anh ta cũng phải biết chế tác được lại, mà biết thế nào là hay, là dở. Một hoạ sỹ chuyên nghiệp mà không biết cái mình tạo ra  xấu đẹp ở đâu, hay dở thế nào, vì sao yêu thích, mà lại còn không diễn tả bằng lời được!!!!!!
- Vậy tôi - MinhKinh - xin nhường bạn từ Hoạ sỹ, mà tự nhận lấy từ Thợ vẽ nhé!
MinhKinh tham gia thảo luận là muốn cùng các bạn đi tìm những điều đúng đắn, mong là các bạn cũng comment một cách tri thức, để cho mỗi chúng ta đều rút ra những điều có lợi cho nghề nghiệp. Đừng tiếp tục - và tôi nghĩ cũng không nên - biến Soi thành một thứ chợ!

19:49 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  Trân Trong Viet

Nghệ sỹ khác với người thợ vẽ ở chỗ nào ư? Có lẽ nghệ sỹ vẽ ra tác phẩm nào đó thì mong người thưởng ngoạn có một xúc cảm về một điều gì đó về nhân sinh quan thế giới quan của chính họ, nhưng xúc cảm đó rất mơ hồ và không ổn định. Chân dung một em bé cũng có thể lột tả được bi kịch chiến tranh chứ đâu phải cứ là là súng ống khói lửa. Ở ta có những "họa sĩ" là thứ chân tay to khỏe, làm việc miệt mài, phô diễn kỹ thuật, nhưng sản phẩm lại là những bức tranh minh họa khổ lớn, gô cổ người xem vào những quan điểm thô thiển theo kiểu bát cơm, đôi đũa, với đôi bàn tay gân guốc là đói khổ, là bi kịch...mà người xem khi đã xem một lần thì chẳng cần quay lại để thưởng thức một lần nữa vì nội dung bức tranh có thể miêu tả bằng vài ba câu nói, đấy chính là thợ vẽ vậy. Tác phẩm hội họa phải là một sản phẩm của cảm xúc và nó cũng đem lại cho người xem một xúc cảm không thể diễn giải bằng lời được.
Với tác phẩm nghệ thụât chúng ta chỉ có thể yêu thích mà không thể hiểu vì sao.

18:52 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  dilettant

@ billy John
CMT của bạn gợi những suy tưởng lý thú. Nhưng tôi khó nhìn thấy liên hê giữa văn hóa đãi khách của người Việt (mà hôm nay không rõ lắm, mặc dù tôi tin là nhiều người Việt không giáu luôn cố mời khách những thứ chính mình cố để danh...) với cố gắng của anh Chu Viết Cường vẽ lại phong cảnh anh cho là đẹp. 
Nếu, như Billy chuyển tải ,quả thực đây là quá trình sáng tác đầy tính cống hiến của anh Cường thì điều này thực quý hóa. Nhưng nếu đã chân thành được như thế thì cũng có thể thông cảm cho người xem trong thế giới mà người tử tế bị lừa đến mức đâm cynic (quá hoài nghi).
Chúc anh Chu Viết Cường và người hâm mộ anh luôn giàu những cảm hứng lành mạnh.
Riêng bản thân tôi vẫn bám lấy quan niệm truyền thống: chỉ những bức tranh (và ảnh nghệ thuật) không thể lắp lại được mới có giá trị. Đa tạ. 

12:22 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  billy John

Trọng khách là một nét đẹp trong văn hoá người Việt. Khi có khách chơi nhà , họ sẽ lấy chiếu hoa mời ngồi. Khách ở lại dùng cơm thì họ tìm mua đồ ăn ngon, bát đũa lành để mời khách. Chu Viết Cường cũng thấm đẫm văn hoá đó.Nắng thu là bức tranh anh rất yêu thích và muốn trình làng .Nhưng lúc đầu do kinh phí hạn hẹp anh vẽ ở khổ nhỏ mặc dù bức tranh rất đẹp nhưng anh vẫn cảm thấy áy náy cho lần triển lãm đầu tiên của CLB Sơn ta.Anh đã cố gắng huy động các nguồn kinh phí để thực hiện bức tranh có kích thước lớn hơn, thỏa mãn hơn với thể loại tranh phong cảnh. Thay đổi một số chi tiết cho bức tranh được hoàn thiện hơn hòng đem đến cho người yêu tranh những gì tốt nhất trong khả năng của anh.Naò có ai hiểu điều  đó. Cái thế giới lộn xộn ngày nay đã làm cho nhiều người điên đảo và quên đi thứ đơn giản và đáng quí trong văn hoá của chúng ta. 

10:59 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  dilettant

Tôi cố xem hết các CMT đã có, tuy chưa thật kỹ, và có những ý chưa hiểu... Tôi cho rằng các nghệ sĩ (kể cả nhạc sĩ, văn sĩ) nên tránh rơi vào tình thế người ta cho là mình cố đi theo lối mòn của thành công. Vì trong quá khứ cũng đã có biết bao chuyện dở khóc dở cười xugn quanh nhái, đạo, cóp pi thành công của mình.
Có một khái niệm, xin nói thật mà không có ý lòe ai, tôi đọc được bằng tiếng nước ngoài: là có những nghệ sĩ, vô hình chung lắp lại những thành công trước đó của mình, được gọi là symptom "muốn lắp lại một thắng lợi dễ dàng".
Chuyện này xuất hiện khá sớm. Từ những năm 1960 - 70 thì phải có một cuốn rất hay của văn học xô viết "mũi tên xanh" gì đó... Tác giả cuốn này làm một cuốn khác có những đoạn giống với (tạm gọi) "mũi tên xanh", kết quả làn chôn luôn cả mũi tên xanh. Còn một câu nữa:
"một tác phẩm bán chạy là nấm mồ của một tài năng tầm thường". Kính cáo. 

10:05 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  ks. ti

Theo mình thấy thì LCK nói không hề sai, chỉ là nói hơi dư, xã hội ngày nay kiếm được 1 nghệ sĩ không phải con buôn đúng là mò kim đáy bể.
- Do đời sống kinh tế Việt Nam còn khó khăn, trong khi các nghệ sĩ đều là con người phải ăn và phải uống, không có thực sao vực được đạo? nên việc các nghệ sĩ là những con buôn là điều bình thường, thiết nghĩ không có gì là quá đáng.
- Do dân trí thấp, nên trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng VN nói chung còn nhiều hạn chế, bên cạnh đấy trình độ nghệ thuật của đại đa số họa sĩ Việt Nam cũng còn rất nhiều giới hạn, nên khó mà vươn tới tầm cao được, mà ở tầm trung trung thì không thành con buôn để nuôi sống bản thân và gia đình thì kể cũng lạ.
Thường thì thuốc đắng dã tật mà sự thật thì mất lòng, thay vì bài xích, xúc xiểm các ý kiến trái chiều thì nên bình tĩnh đón nhận và chiêm nghiệm, vì chẳng bao giờ có lửa mà không có khói. Có thể hiện tượng  nghệ sĩ con buôn không phải là tất cả nhưng nó là một bộ phận lớn trong giới nghệ sĩ hôm nay. Đấy là một thực tế cho dù có chấp nhận hay không chấp nhận.

9:42 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  Tân

Bạn Mai Duy Minh có đưa ra mấy ý, chuyện danh hoạ phương Tây không bàn vì xa quá, chuyện các cụ như cụ Phái cũng không bàn vì thời các cụ tranh có bán được mấy đâu . Nhưng chuyện các anh như Thanh Sơn, Hồng Việt Dũng, và còn nhiều nữa như Đào Hải Phong, Nguyễn Thanh Bình, Thành Chương . . .  Thậm chí có cả các hs đi sau nhái lại tranh các vị đó ? Lý do chủ yếu là do thị trường, ai bảo mua ? biết là giống nhau hàng loạt rồi vẫn mua, đua nhau mua kiểu ông có bức này thì tôi cũng phải có một bức như thế . Vào phòng tranh thấy cả loạt tranh na ná nhau vẫn cố chọn ra mà mua . Người VN cần cù mà, còn bán được thì còn làm .

1:19 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  art c.

Mai Duy Minh @ – tôi lấy 1 đơn cử để cho bạn dễ dàng nhận dạng nhé: Monet thường vẽ những bức hồ bông súng, nhưng khi chúng ta nhìn kỹ thấy mỗi bức tranh hồ bông súng có độ khác biệt, có thể khác về bố cục, khác về ánh sáng, khác về thời gian [sáng - chiều - mùa thu - mùa đông...]


Còn 2 bức tranh sơn ta nắng thu nầy thì không phải theo kiểu loạt tranh của Monet có nghĩa là từ ánh sáng đến bố cục giống nhau hoàn toàn – giống như đứng nguyên một vị trí, dùng máy ảnh chụp 2 tấm hình cách nhau vài phút đồng hồ: bức trước thì bà già cầm chổi ra quét sân, cũng tại vị trí đó bức sau thì em bé thế chổ bà già và đầu ngỏ kéo thêm xe rơm vào một cách gượn gạo… Trong thời gian nhân vật bà già biến mất thế vào em bé và đống rơm thì ánh nắng chiếu xuống đất không hề thay đổi tí nào cả – hãy để ý bóng nắng nơi vị trí bà già đứng qét sân thì chúng ta thấy một sự khập khiễng nếu so sánh hai bức tranh nầy với loạt tranh của Monet hay của Bùi Xuân Phái vẽ phố cổ Hà Nội

0:42 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  art c.

Công khanh hay kẻ bại danh ?
Oán đời , trách phận - Sao đành chửi cha
Chuyện tranh 2 bức sơn ta :
Giống nhau giọt nước - Đó là cá nhân...
 
Sao Khanh lại chửi toàn dân
Chém ông tổ vẽ - không cần tổ sư
Thọc bị gạo lũng cho hư
Khanh là dân Việt - tưởng như vô loài
 
 
 
 

0:03 Sunday,4.8.2013

Đăng bởi:  Mai duy Minh

......
Vậy là qua hàng loạt các còm- men ,mình thấy nổi bật mấy vấn đề:
1- chúng ta vẫn chưa làm rõ được sự giống và khác nhau  qua một số ví dụ ( tạm coi là tiêu biểu)
         - Loạt phác thảo ( mà trong sách in với tên riêng) và tranh  " chiếc bè Medusa" của danh hoạ Gericault.
         - Loạt tranh vẽ nhà thờ  của danh hoạ Monet
         - Loạt tranh vẽ Phố của danh hoạ Bùi Xuân Phái
         -Loạt tranh của các anh : Thanh Sơn, Hồng Việt Dũng...
2- chúng ta vẫn chưa giải quyết triệt để khái niệm: hoạ sỹ, thợ vẽ; tranh- tác phẩm,tranh- hàng hoá!
-mong các bạn cho ý kiến.
Hy vọng giải quyết vấn đề cho triệt để!

23:05 Saturday,3.8.2013

Đăng bởi:  art c.

+ Việc 2 bức tranh giống nhau như thế nầy : 1 bức thì triền lãm , 1 bức thì trong gallery ... Nói chung là không hay lắm , dù tác giả có biện minh gì đi nữa thì sự thật nhiều người cũng nghĩ đây là bố cục tranh dễ bán nên tác giả sao chép để bán vậy thôi . nhưng bậy 1 cái là đem tranh giống nhau như thế nầy đi triển lãm thì kỳ quá...
+ Phần thứ 2 là tôi muốn nói chuyện với Dương công khanh . Dương công khanh à : Có thể ăn bậy chứ không thể nói bậy nhé,
Dương công khanh là cái quái gì mà dám nói những nghệ sĩ VN là con buôn
 Tôi nói cho dương công khanh biết : chúng tôi là người VN , lớn lên trên đất nước VN , thuần phong mỹ tục của ông bà chúng tôi ,của dân tộc VN chúng tôi...Tất cả những điều cao quí đã được ít nhiều các bậc nghệ sĩ tiền bối ghi chép theo nhiều thể loại : lời ca ,tiếng ru , điêu khắc , hội họa... Và hiện nay chúng tôi là những người nghệ sĩ trẻ  chân chính VN vừa làm sao khắc họa lại những tinh hoa của dân tộc Việt kết hợp với luồn gió văn hóa thế giới để tạo thành những tác phẩm nghệ thuật trong chừng mực nào đó... Chính vì điều đó mà tôi lớn tiếng tuyên bố rằng Dương công khanh không có quyền và cũng không được lộng ngôn nói rằng ''Nói chung, các bạn họa sĩ-nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam hiện nay (tức các họa sĩ thành danh sau 1990 tại Việt Nam và vẫn còn đang sống..) cũng không phải “chạnh long” khi có ai đó gọi các bạn là “con buôn” hay “con buôn nghệ thuật” vì các bạn cũng chỉ là “những sản phẩm” của cái “cỗ máy-dây chuyền sản xuất siêu lớn” đó thôi. Hơn nữa các bạn cũng là những người đã nếm trải + hưởng thụ mấy chục năm của cuộc đời mình ở Việt Nam rồi còn gì nữa-có rất rất nhiều kinh nghiệm Việt Nam thứ thiệt!? Cho nên các bạn cũng thừa hiểu là tôi cũng chẳng có ác ý gì cả khi viết bài này, vì ở Việt Nam còn nhiều loại “CON BUÔN” khác khủng khiếp hơn nhiều ấy chứ.., so với bọn đấy thì “con buôn nghệ thuật” như các bạn vẫn còn tự hào chán, tôi nói có đúng không?''
Dương công khanh dù không phải là người VN đi nữa thì cũng đừng nên nói bậy nữa nhé - tôi cho phép Dương công khanh ăn bậy thỏa mái

21:58 Saturday,3.8.2013

Đăng bởi:  billy John

Ôi thương quá những người nghệ sỹ
Chân không tới đất cật không tới trời 
Hôm nay được bác D C K cầm cái thước ở đời
Đo đạc chi ly từ đầu tới đít
Bởi bác DCK là người hiểu biết
So sánh liêm xỉ của bôi gia với các bác L Đ
Rồi thì lấy những tiêu chuẩn rất to
Để vạch mặt các cao nhân tiền bôí
Và ý bác là một lũ con buôn
Nghĩ về bác tôi lại thấy buồn
Bởi bác đã cầm nhầm cái thước
 

21:00 Saturday,3.8.2013

Đăng bởi:  DƯƠNG CÔNG KHANH

  VÀI DÒNG GỬI CÁC HỌA SĨ NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM CÒN ĐANG SỐNG


 


Tôi thấy các họa sĩ-nghệ sĩ Việt Nam (đặc biệt là các họa sỹ thành công về mặt sản xuất tranh có chất lượng bình bình để xuất khẩu) rất hay lấy các họa sĩ có tên tuổi trong quá khứ (tại Việt Nam) ra để biện bạch cho hành động “con buôn” của mình, mà các bạn nhận là con người các bạn có nhiều tính “con buôn” thì đã sao???

Các bạn không thấy là các “đồng chí Lờ Đờ” vẫn đi sang các nước tư bản như đi chợ để kêu gọi đầu tư vào Việt Nam, xin viện trợ về kinh tế lẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến cho Việt Nam đấy hay sao…??? Người ta đứng ở những chỗ cao ngất cao ngưởng của dân tộc như thế mà người ta vẫn thấy “tự hào” nữa là mấy ông họa sĩ-nghệ sĩ ở Việt Nam “chân không đến đất cật chẳng đến giời” mà bị người khác gọi là “con buôn” đã nhẩy tưng tưng lên như bọn đỉa phải vôi thế là thế nào???

Ở đây có mấy ông còn lấy cố họa sĩ Lưu Công Nhân, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm… (và có thể sẽ có thêm một vài ông nữa…) ra để biện bạch cho “con người” của mình. Xin nói nhỏ với các bạn là những họa sĩ-cố họa sĩ đó (bao gồm cả các cố họa sĩ tên tuổi mà các bạn sẽ đem ra..) đã sinh ra và lớn lên trong một xã hội Việt Nam nhưng vẫn còn chút lương tri-tình người, không như bây giờ người Việt Nam đối xử với nhau (nếu các bạn theo dõi báo chí hàng ngày chẳng nhẽ các bạn không thấy hay sao – từ không khí-môi trường sống cho đến giáo dục, lập pháp-hành pháp, ngân hàng-đầu tư, quản lý nhà nước, trật tự-an ninh xã hội, an toàn-vệ sinh thực phẩm…vv).

Mà xin hỏi những người họa sĩ-nghệ sĩ-con buôn (tức các họa sĩ thành danh sau 1990 tại Việt Nam) hay lấy tên tuổi của các nghệ sĩ có danh tiếng thời xa xưa ra như cố họa sĩ Lưu Công Nhân, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, và các họa sĩ có tiếng cùng thời khác, là: Mấy ông cố họa sĩ nổi tiếng (hay được mang ra trích dẫn và giáo huấn các thế hệ họa sĩ-nghệ sĩ sau này) là HỌA SĨ nổi tiếng tầm cỡ thế giới-khu vực hay chỉ nổi tiếng xét theo những tiêu chí mang tính “bản địa” của Việt nam thôi???

Giả sử mấy ông cố họa sĩ nổi tiếng đó có tầm cỡ thế giới và khu vực thì xin hỏi:

Mấy ông đó đã có tác phẩm trong bảo tàng hay bộ sưu tập danh tiếng nào của thế giới và khu vực?

Các ông đó đã được những nhà phê bình mỹ thuật uy danh nào của thế giới và khu vực đánh giá, đã có những bài viết nào về mấy ông cố họa sĩ Việt nam đó trên những tạp chí chuyên nghành hàng đầu về mỹ thuật-nghệ thuật nào lừng danh thế giới và khu vực?

Các đầu sách đã xuất bản bởi các nhà sách tầm cỡ thế giới về các ông cố họa sĩ đó ???

Hiện nay trên thế giới và trong khu vực có những world-class A-list Galleries nào có lưu trữ những tác phẩm của mấy ông đó?

Giả sử mấy ông cố họa sĩ nổi tiếng (hay được những người họa sĩ-nghệ sĩ-con buôn, tức các họa sĩ thành danh sau 1990 cho đến hiện nay nêu tên và lấy làm “giá trị chuẩn” để quy chiếu) đó có tầm cỡ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay thì dựa trên những tiêu chí chuẩn mực nào và ai là những nhà phê bình mỹ thuật “đủ tầm”(chữ “đủ tầm” này phải xét cả đến uy tín-ảnh hưởng trong và ngoài nước, những tổ chức Văn hóa Nghệ thuật uy tín nào đã và đang cộng tác với các nhà phê bình mỹ thuật lừng danh đó).

Cũng nên nói thêm cả về tầm cỡ và uy tín của các Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lẫy lừng như thế nào tại Việt Nam và trong khu vực, rồi cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ-viên chức trong bảo tàng chuyên nghiệp ra sao???

Lấy những tiêu chí và chuẩn nào*(nếu theo chuẩn Việt Nam thì cụ thể như thế nào, nếu theo chuẩn quốc tế thì là QUỐC TẾ nào và ra làm sao???) để đánh giá đấy là những bảo
tàng bậc nhất ở Việt Nam?

Rồi cũng cần “cụ thể hóa” các tiêu chí A.B.C… nào để khẳng định đấy là danh họa Việt Nam, tên tuổi của những người đã đưa ra tiêu chí đó???

Nói chung, các bạn họa sĩ-nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam hiện nay (tức các họa sĩ thành danh sau 1990 tại Việt Nam và vẫn còn đang sống..) cũng không phải “chạnh long” khi có ai đó gọi các bạn là “con buôn” hay “con buôn nghệ thuật” vì các bạn cũng chỉ là “những sản phẩm” của cái “cỗ máy-dây chuyền sản xuất siêu lớn” đó thôi. Hơn nữa các bạn cũng là những người đã nếm trải + hưởng thụ mấy chục năm của cuộc đời mình ở Việt Nam rồi còn gì nữa-có rất rất nhiều kinh nghiệm Việt Nam thứ thiệt!? Cho nên các bạn cũng thừa hiểu là tôi cũng chẳng có ác ý gì cả khi viết bài này, vì ở Việt Nam còn nhiều loại “CON BUÔN” khác khủng khiếp hơn nhiều ấy chứ.., so với bọn đấy thì “con buôn nghệ thuật” như các bạn vẫn còn tự hào chán, tôi nói có đúng không?

16:20 Friday,2.8.2013

Đăng bởi:  admin

Bạn @Dương Công Khanh thân mến!
Soi sẽ đọc kỹ comments của bạn để xem có đặt thành bài hay không? Nếu bạn có hình ảnh minh họa hay bổ sung thêm gì thì bạn gửi vào hộp thư soihouse@yahoo.com.vn nhé.
Cám ơn bạn
Thân mến

20:47 Thursday,1.8.2013

Đăng bởi:  anhhong

Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm có vẽ đến 3 bức "Con nghé quả thực". Vẽ cho đến khi hài lòng thì thôi. Chưa hài lòng thì còn vẽ tiếp. Bạn Cường cũng có quyền thử nghiệm như vậy. Tranh càng đẹp thì càng quí.

11:09 Thursday,1.8.2013

Đăng bởi:  ạc ạc

Anh Nguyễn Thanh Bình nói kiểu hòa vốn, cái gì cũng không sao ..cái gì cũng không phải là đại diện, cái gì hễ làm dở và chậm tiêu thì lại nói rằng đó là giai đoạn khởi đầu là hạt mầm và thân cây chưa có cành lá rồi ra hoa. Cho tôi hỏi anh thế không là đại diện thì không cần phải nói à? cái gì cũng không sao thì cái gì mới là sao? Lúc nào cũng  thân cây chưa có nhánh thì bao giờ mới ra nhánh? Chưa kể  cái hạt mầm vốn đã yếu ớt mà lại được gieo trên cái mảnh đất tư duy khô cằn cái gì cũng không sao của những tư duy như anh  thì sẽ không bao giờ có thân cây và nhánh cành hoa lá đâu!
Không nên lẩn tránh cố tình tìm cái gì đó để khỏa lấp những thứ không làm được bằng những lời lẽ hòa vốn và tạo ra sự hứa hẹn hy vọng  đầy biểu cảm ..để tự lừa dối mình rồi sau đó lừa dối xung quanh …

9:42 Thursday,1.8.2013

Đăng bởi:  La Longue Marche

Tôi biết rằng nghệ sĩ VN mà làm tranh sơn mài là tốn rất nhiều sức lực, cần phải có một cơ thể khỏe mạnh, đôi chân đôi tay vững chắc, những ngón tay phải tỉ mẩn như những người thợ kim hoàn hạng nhất (nếu không sẽ hỏng hết VÀNG BẠC..). Nói chung cần một thể lực vô song để vững bước trên con đường nghệ thuật tranh sơn mài.

Tôi cũng là một người quan tâm đến nghệ thuật sơn mài nhiều năm nay, tiện đây xin cho hỏi rằng:
Nhiều năm trở lại đây họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài rất hay kêu ca về chất lượng họa phẩm để sản xuất tranh sơn mài, ví dụ như chất lượng vóc kém, vàng bạc bị pha chế nhiều nên chóng làm hỏng mặt tranh...nếu có vị nào biết thêm thông tin gì thì xin bổ sung. Xin các họa sĩ của nhóm SƠN TA cho một danh sách những nơi có thể tin tưởng được để mua họa phẩm sơn mài để các bạn sinh viên cũng như các bạn họa sĩ biết để liên hệ khi có nhu cầu.

Cuối cùng xin chúc các họa sĩ vẽ tranh sơn mài vững tin bền chí quyết chiến quyết thắng vững bước đưa nghệ thuật sơn mài Việt Nam lên tầng cao nhất của nghệ thuật VIỆT NAM và thế giới.

8:58 Thursday,1.8.2013

Đăng bởi:  linh cao

Hay quá, Mai Duy Minh - Chu Viết Cường. Người chuyên nghiệp làm sao thì ngôn từ sẽ tử tế như thế. Vote cho hai họa sỹ!!!

6:30 Thursday,1.8.2013

Đăng bởi:  chu viet cuong

Chào các bạn... Trước tiên xin cảm ơn các bạn quan tâm đến mấy cái tranh  của tôi. Theo tôi nghĩ, mỗi tranh tôi làm nó chỉ là một bài học để tôi hoàn thành bức sau cho tốt hơn thôi... Tại vì sơn mài là môt khía cạnh hoàn toàn khác so với sơn dầu, hoặc các chất liệu khác... Trong sơn mài mỗi khi pha một màu sơn chẳng hạn... thì mỗi lần pha là một màu sơn  khác nhau không thể giống nhau được... chứ không nói vấn đề khác... và về chất liệu vàng, bạc, ốc, trứng, trai... mỗi tranh thể hiện cũng khác nhau cách gắn cách mài... cách phủ cũng khác nhau và nhiều vấn đề nữa. Mong các bạn hiểu... Còn về vấn đề tôi vẽ hai bức tranh giống nhau... bức thứ nhất tôi vẽ năm 2012 kích thước là 600 x 120cm... còn bức thứ hai tôi vẽ năm 2013 kích thước 120 x 200cm là bức triển lãm nhóm sơn ta Việt Nam... tôi nghĩ là các bạn nghĩ thế nào là quyền của các bạn. Còn theo tôi, tôi là một người vẽ tranh  bằng chất liệu sơn mài. Tôi yêu chất liệu sơn ta truyền thống... và tôi vẽ những gì tôi thích. 


đặc biệt tôi chưa lừa dối ai cả... đính chính với các bạn là kĩ thuật và bút pháp có sự khác nhau nhé... bố cục cũng có sự thay đổi nhé... có bạn nào muốn thắc mắc và muốn xem kĩ về 2 bức tranh thật thì gọi điện tôi nhé... tôi nghĩ khác nhau nhiều đấy các bạn à. Cảm ơn các bạn đã có ý kiến... sdt của tôi là 01262221825  tôi tên Chu Viết Cường.
 

5:50 Thursday,1.8.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Bình

Cùng một tác giả thì không sao - Không phải là "lừa dối"...!
Ngày xưa, Cố họa sĩ Lưu Công Nhân cũng vẽ đi vẽ lại bức "Cỏ Lau" và "Bình dân học vụ" ... cho đến khi ông tự cảm thấy "nó ổn rồi"...
Điều này chính là một bước nhỏ của quá trình tự hoàn thiện mà thôi ...
Một điểm khác, bạn nói triển lãm này phần lớn tranh "na ná" giống nhau ... Tôi nghĩ cũng không có vấn đề gì, vì đây chỉ là một nhóm nhỏ - không mang tính "đại diện" - Nó "đồng thanh tương ứng" ... và ở đang đoạn đầu của một con đường dài, giống như cái cây phải có một đoạn thân rồi mới tẽ ra cành nhánh ...
 

1:31 Thursday,1.8.2013

Đăng bởi:  ngô lực

Có một nghệ sĩ người Ấn Độ tôi không nhớ tên, anh bị liệt, không thể đi được nên suốt ngày chỉ ngồi bên cửa sổ nhìn ngắm ngoài đường phố tấp nập. Sau một thời gian anh ấy phát hiện ra rằng chỉ với một khung cửa sổ mà mỗi khoảnh khắc đều khác nhau nên anh đã vẽ rất nhiều bức chỉ qua khung cửa ấy. Hiện nay bộ sưu tập của anh là một trong nhưng bộ rất đáng xem của thế giới.


Monet cũng thế, vẽ một bức tranh một góc nhìn mà nhiều thời điểm khác nhau trong ngày cũng là khuynh hướng trải nghiệm cảm xúc theo thời gian.


Còn bức tranh này thì sao? Có thể nó là bố cục dễ bán nên tác giả làm lại nhiều lần, chỉ vậy thôi không có gì phải bàn luận nhiều cả ...!!

23:13 Wednesday,31.7.2013

Đăng bởi:  Châm Hoàng Vũ

Cứ tưởng là tranh của 2 người giống nhau.... mới nên chuyện . Còn tranh của cùng 1 tác giả thì đâu có sao !

22:59 Wednesday,31.7.2013

Đăng bởi:  Mai Duy Minh

Hôm qua có anh bạn - hình như anh ấy là chủ của một trong hai bức này- có hỏi  ý tôi về sự giống nhau này. Nhân đây tôi cũng góp một vài ý kiến cá nhân:


- Hai bức tranh có sự đồng nhất về bút pháp diễn tả, đồng nhất về bối cảnh gốc xây dựng tác phẩm, đồng nhất về ý tưởng xây dựng bố cục, cũng như đồng nhất về tính truyền cảm của từng đối tượng  trong tranh (trừ đối tượng ánh sáng).


Do vậy: hoàn toàn không có cơ sở gì khẳng định bức nọ là phác thảo cho bức kia! Cho dù chính bản thân nghệ sỹ có nói thế đi nữa!


Cá nhân tôi cho rằng kết cấu bố cục ở bức thứ 2 ( mà có bạn nói là phác thảo?) còn đưa ra giải pháp tốt hơn khi đưa một mảng sáng xuống sát mép tranh dưới, đồng thời tạo ra dải sáng chéo góc dưới, bên phải: như thế đã phá đi sự đơn điệu của bố cục hai hình chữ nhật lồng vào nhau  hơi thô tồn tại ở bức thứ nhất!


-Có khả năng củ nghệ của chúng ta rơi vào trường hợp này: Cùng một phác thảo - hay một bức ản, sau khi anh ấy đã coi như hoàn  thiện xong bức thứ nhất, vừa ký tên xong thì chủ Gallery đến và OK!


Nhưng đến đêm, nhìn lại phác thảo, anh bỗng nhìn thấy bức tranh hoàn thiện dưới một dạng khác, lung Linh hơn! Và có lẽ anh tự nhủ - như các bậc master đã tự nhủ: đây mới là thứ ta cần!


Và do ý thức muốn hoàn thiện , anh lao vào bức "phác thảo" -  và do đó chúng ta được xem bức thứ hai.


NOTE: đây chỉ là chút phóng túng của trí tưởng tượng thôi, mình không có ý định biện minh gì cho ai hết!

22:00 Wednesday,31.7.2013

Đăng bởi:  Tuan Minh

- Trước tiên tôi cám ơn Soi đã cho chúng tôi xem những bức tranh đẹp. Tôi thấy tự hào về các họa sỹ trẻ của chúng tôi. Về kỹ thuật rất tốt ,bức tranh rất sống động và tình cảm.
- Thưa chủ bút. Tôi không đại diện cho ai cả. Tôi là người yêu tranh. Suốt 20 năm qua tôi gắn bó với hội họa. Khi bạn sử dụng ngôn ngữ chưa chính xác để phê bình bức tranh thì tâm hồn của bạn chưa thể cảm nhận đươc cái đẹp của tranh đâu.
 

19:03 Wednesday,31.7.2013

Đăng bởi:  Tuan Hung

@Tuấn Minh: chẳng hiểu bạn đại diện cái gì gọi là nghệ thuật lớn, trong khi 2 bức tranh giống gần như 2 giọt nước như thế mà còn ngụy biện. Nếu là phác họa như bạn nói thì tức là chưa hoàn chỉnh, đã chưa hoàn chỉnh thì trưng bày cái gì? đây chính là xem thường người xem chứ tôn trọng cái gì vậy bạn? người làm nghệ thuật chỉ là hơi điên điên thôi chứ đâu có bị ngu dốt đâu mà không nhận ra thế nào là tôn trọng người xem, thế nào là không tôn trọng người xem(?) đề nghị bạn nên xem lại tư cách của mình đã xứng đáng để chê bai những người xem tranh như chúng tôi chưa, trước khi đề nghị Soi phải thực hiện những điều vô lý thiết nghĩ chỉ có loại tâm thần hoang tưởng mới nói được như vậy.

15:02 Wednesday,31.7.2013

Đăng bởi:  admin

Tuan Minh thân mến!


Thứ nhất, Soi xin đính chính Soi không phải là đại diện cho một tổ chức lớn về nghệ thuật. 


Thứ hai, mọi người viết đều có quyền đưa ý kiến của họ về một bài viết hay triển lãm nào đó. Soi đưa lên để những người khác còn thảo luận, có thể cùng chiều, có thể trái chiều. Vì vậy, bạn không nên “xúi” Soi dập tắt ý kiến của người khác ngay từ trong trứng nước như vậy, bạn cứ tha hồ vào thảo luận, cho mọi người cùng nhau vỡ vạc. 

14:38 Wednesday,31.7.2013

Đăng bởi:  Tuan Minh

Tôi là một ngươi yêu thích tranh va sưu tầm tranh nghệ thuật .Tôi phản đối bài viết trên về việc 2 bức tranh giống hệt nhau trong triển lãm sơn ta.Nếu bạn là người Việt nam thì bạn nên suy nghĩ câu chữ sao cho chuẩn mực trước khi đăng bài .Tôi ngắm kỹ 2 bức tranh trên và không hiểu chủ bút nghĩ gì khi dùng từ (giống hệt )Theo tôi hiểu, để ra mắt công chúng một tác phẩm các họa sỹ phải tự họ cảm thấy hài lòng về tác phẩm của mình chính vì vậy họ phải làm phác thảo vì vậy bức tranh thứ 2 có thể là bức phác thảo trước khi họa sỹ llàm bức lớn .Điều đó nói lên họa sỹ rất tôn trọng công chúng .Các họa sỹ Đông Dương bậc tiền bối họ cũng phải vẽ những bức phác thảo khi làm tranh lớn.Vì thế không thể nói những tác phẩm lớn của họ là bản copy của những bức phác thảo như vậy nghe rất nực cười và kém hiểu biết. Là đại diện cho một tổ chức lớn về nhệ thuật tôi mong Soi hãy đọc kỹ bài viết trên về câu chữ khi đăng bài .Cám ơn 

7:43 Tuesday,30.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Vũ: Cmt của bạn, Soi sẽ đưa lên thành bài riêng. Bài có tên: "Nói như Đức Kiên, danh hoa nào cũng sẽ là lừa dối". Bài sẽ lên vào tối nay. Cảm ơn bạn.

22:20 Monday,29.7.2013

Đăng bởi:  billy John

Hơn một nghìn lần tôi vẽ đôi mắt em
Đôi mắt màu hồ thủy
Hơn một nghìn lần tôi pha màu xanh ấy
Nhưng cảm xúc mỗi lần lại khác nhau

21:30 Monday,29.7.2013

Đăng bởi:  billy John

Nghệ thuật quả là hấp dẫn bởi tính tự do của nó. Ngày nay ai quan tâm tới Mỹ thuật mới thấy các hoạ sỹ tha hồ hít thở cái không khí tự do đó. Các hoạ sỹ cùng khuynh hướng tha hồ sáng tác, tha hồ trưng bày. He he thích thú thật. Sáng tạo là thứ không giống thứ gì , không có công thức gì. Tự do là thứ không có thứ khác ngăn cản. Túm lại người nghệ sỹ cầm đôi bảo kiếm này tha hồ tung hoành trên cái thế giới nghệ thuật của họ. Anh ta có thể vẽ một nghìn bức khác nhau để ca ngợi một thứ anh ta thích hoặc cũng có khi cả đời chỉ vẽ gương mặt một người đàn bà mà anh ta ghét cay ghét đắng :)).Vậy mong các bạn yêu tranh hãy hưởng cái tự do và cái sáng tạo của người nghệ sỹ, đừng vì những thứ biết nửa vời mà tự khép cửa tâm hồn mình hì hì...

0:34 Monday,29.7.2013

Đăng bởi:  HC

Nhớ ngày xưa Monet có vẽ mấy bức nhà thờ gì gì đó...

14:47 Sunday,28.7.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

Đọc báo Aif của Nga, trong một bài chê Tàu đầy triết lý, thấy có câu đại ý: có họa sĩ Trung quốc vẽ bắt chước người rất giỏi, nhưng không tự vẽ được bất cứ cái gì...
"Я знаю китайских художников, которые превосходно передирают картины старых мастеров, однако ничего своего нарисовать не могут."
http://www.aif.ru/money/article/34358

Nhưng Việt Nam có nền nghệu thuật còn hành cháng hơn: tự nhái mình (nhờ kỹ xẻo tự sướng?)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả