|
|
|
|||||||||
Thiết kếDành cho dân sành rượu: từ cưa vỏ cây đến nút bầnDân sành rượu có nhiều bí kíp, nhưng bí kíp cơ bản đầu tiên nhất là: phải mua chai rượu có nút bần, làm bằng gỗ; chứ chai có nắp nhựa gì đấy là vứt đi. Thế họ làm mấy cái nút bần này như thế nào? Nhiếp ảnh gia Pablo Blazquez Dominguez chụp một […] Ý kiến - Thảo luận
5:00
Wednesday,13.9.2017
Đăng bởi: Lê Quyết ThắngXin báo giá cho tôi giá nút bần từ vỏ cây sồi trên đây với số lượng 10.000 nút và 100.000 nút. Nếu tôi đặt thêm nắp nhựa gắn vào nút bần này có được không và giá cả thế nào với số lượng như trên. Trân trọng.
9:30
Monday,29.8.2016
Đăng bởi: Nguyễn Thị ChínhChào bạn!
15:46
Thursday,25.12.2014
Đăng bởi: WAN BAWXin chào và thông cảm vì đã làm phiền. Tình cờ là có người vừa nhờ tôi giúp liên hệ với những công ty bên Việt Nam để tìm nơi nhận sản xuất nắp chai bằng gỗ (vỏ bần) nên nay tiếp nhận được trang website này thấy có giới thiệu về nắp chai bằng vỏ cây bần, tôi mạnh dạn liên hệ để nhở hòi là ở Sài Gòn có nơi nào nhận sản xuất nắp chai bằng vỏ bần như trang này nói hay không để giới thiệu cho họ liên hệ. Thông cảm vì đã làm phiền. Chúc khỏe.
14:26
Thursday,23.1.2014
Đăng bởi: Nguyễn Võ Duy TânXin hỏi bạn là vỏ cây Sồi hay là Xoài Bồ Đào Nha or Tây Ban Nha mà trên truyền hình nào đã phát sóng ,tôi thấy nên đính chính lại vì một số bạn đi chặt phá cây bần để làm nút bần trang trí và lấy gỗ tôi đang lo là hệ sinh thái của những khu vực sông ĐN sẽ bị hủy hoại bởi những cơ sở này ,xin đính chính là cây này không cho gỗ tốt được mà chỉ có tác dụng chắn sóng bảo vệ đê đều vì hệ rễ phát tán rất mạnh ...
16:16
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: candidVâng em cũng nghĩ là chịu lực tốt hơn vì dạng cấu trúc như vỏ trứng nhưng nghĩ vàng ko có áp suất lớn như Sâm panh nên không dám nói.
16:13
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: phó đức tùngbạn ruuo
15:11
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: TNXPDù sao chúng em cũng cám ơn bác Candid, mặc dù thông tin của bác cung cấp như chui vào hẻm cụt vậy. Chúng em mến mộ thầy "diệu" HH (cũng như thầy "đồ ăn" Pha Nê) nhưng đành phó thác số phận đầy đưa vậy ...hehe
13:52
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: ruuo@Tùng: thực tế không đúng như bạn nói đâu nhé. Tuỳ loại thôi, và loại để trao đổi với bên ngoài là rất ít nhé không chính xác lắm nhưng khoảng 3 loại trở lại thôi và hầu như không được lưu hành rông rãi. Chắc chắn cũng không có nhiều người thưởng thức được. Còn đa sô là đóng nắp 1 lần sau khi được xuất xưởng.
13:50
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: phó đức tùnghi Candid
13:43
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: candidEm cũng không nhớ rõ địa chỉ lắm vì em có tật không nhớ tên phố lắm. Hình như nó là Triệu Việt Vương. Hôm ấy được đi ké đến. Thấy giới thiệu là quán đặc biệt ở chỗ chủ quán hôm ấy nấu món gì thì ăn món ý không được gọi món. Rất nhiều loại rượu ngon. Giá cả thì rất đắt. Về được cho một cái card bé tẹo bằng ngón tay sau em cũng vứt đi mất vì nghĩ mình cũng chả đủ tiền để quay lại.
11:30
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: TNXPCái đít lõm chúng em có lý giải đơn giản bất ngờ, các bác công nhận hay không không quan trọng. Đít lõm có nhiệm vụ giúp đặt chai vào vị trí sang chiết, đóng nắp và dán nhãn được nhanh, chính xác. Hết ạ, chẳng có lý do mĩ miều hay sành điệu nào hết ráo. Em từng đột nhập nhà máy đóng chai nên em biết.
10:36
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: candidbác Tùng: Em cũng đồng ý với bác về chuyện vang ngon phải lên tuổi, cái này nó khác với rượu mạnh đóng vào chai rồi là khỏi lên tuổi. Còn chuyện trao đổi không khí thế nào thì em không biết cụ thể nên không dám bàn.
10:31
Friday,23.8.2013
Đăng bởi: candidEm nghĩ không ai có thể biết hết được cả. Bài viết của bác Hoài Hương em có đọc từ xưa và cũng rất phục vì kiến thức về rượu.
19:03
Thursday,22.8.2013
Đăng bởi: TNXPHiện nay theo chúng em nhận định ở Việt Nam chỉ có cụ Hoai_Huong ở diễn đàn filux (diendanvanhoathethao.net), người Hà Nội nhé có kiến thức về diệu rất uyên bác bậc nhất, dất tiếc diễn đàn này đã đóng cửa cuốn đi gần 900 bài viết về diệu các thể loại ở mức độ đặc sền sệt, vì cụ là dân buôn diệu mà. Chúng em chủ quan nền hem chịu chép lại lưu giữ, sau tiếc đứt duột. Các bác có thể sợt trên mạng một vài bài viết của cụ Hoai_huong về diệu nhá. Đảm bảo đọc đến đâu tự mắc cỡ về hiểu biết về diệu của mình đến đấy.... hehe
15:45
Thursday,22.8.2013
Đăng bởi: Giời ƠiBạn Phó Đức Tùng nói sắp đúng rồi. Rất đáng tin cậy. Rượu vang là một cơ thể sống. Điều này tửu đồ mới biết. Bợm nhậu thì không. Cái không khí mà rượu vang cần có là "tù hãm có tập thể dục". Tiếc thay không thể áp dụng cho người. Người Việt nào ở trong tù cũng tập thể dục. Nhưng ra tù phần lớn thôi không phải vì khỏe. Lợi ích trước mắt khi chọn một chai vang đít lõm nút bần đã làm ta không chọn được chai tiếp theo!!!
15:11
Thursday,22.8.2013
Đăng bởi: phó đức tùnghi candid
13:57
Thursday,22.8.2013
Đăng bởi: candidEm xin có ý kiến là ngoại trừ đoạn tiếp xúc với không khí, có loại rượu đóng vào chai thì nó không lên tuổi nữa (tiếng Anh gọi là Aging) còn có loại rượu đóng vào chai nó vẫn tiếp tục lên tuổi, đến đoạn nào đấy nó đủ tuổi uống mới ngon. Bợm nhậu sành là biết được chai nào sẽ lên tuổi để mua trữ uống dần.
10:06
Thursday,22.8.2013
Đăng bởi: TNXPA, diệu!
8:16
Thursday,22.8.2013
Đăng bởi: candidGọi là bần thì không đúng lắm thì phải. Cây để làm nút cork này là 1 loại cây sồi, thấy bảo chỉ mọc ở vùng Địa Trung Hải. Do thời tiết khí hậu đặc biệt nên sinh ra lớp vỏ để bảo vệ cây. Lớp vỏ này do có tính chất đặc biệt như nhẹ, kín, không thấm nước do đó được dùng để làm nút chai.
1:45
Thursday,22.8.2013
Đăng bởi: phó đức tùngvấn đề là đa số những loại rượu đắt tiền thì phải lâu mới "chín". Trong thời gian dài đó, nó cần phải thở, phải trao đổi khí với bên ngoài. Vì vậy vật liệu nút phải có độ xốp. Nút bần đảm bảo điều này. Tất nhiên ngày nay người ta cũng có thể làm nút nhân tạo cùng đặc tính như nút bần, nhưng cũng không rẻ hơn, mà lại mất cảm giác tự nhiên.
21:37
Wednesday,21.8.2013
Đăng bởi: billy JohnCác bạn quả là sành về rượu, còn mình thì đang muốn hỏi tại sao cái nút bần thủ công ấy lại tồn tại đến hôm nay . Có phải không gì thay thế cho cái nút bần hay tại riêng việc làm ra cái nút cho chai rượu vang đã được thực hiện như những tác phẩm sắp đặt hoành tráng mà những người thợ, thực ra là những nghệ sĩ có những cuộc triển lãm định kỳ 9năm (bóc vỏ cây) vì quá yêu những tác phẩm của mình nên nút bần mới còn đến hôm nay. Mình muốn được làm thợ nút bần.
15:44
Tuesday,20.8.2013
Đăng bởi: candidCái này là nó như vòng gửi xe ấy. Nếu qua vòng sơ tuyển thì xét tiếp các tiêu chí khác.
14:08
Tuesday,20.8.2013
Đăng bởi: Giời ƠiHic...Thế người ta phân biệt ra tên tuổi các loại rượu Cabernet Sauvignon, Shiraz, Chardonney, Merlot...làm gì? Lại còn phân biệt xem được làm tại lâu đài nào, mùa nào, và hơn hết giá tiền của nó chênh lệch một trời một vực. Đít lõm nút bần chưa nói lên bất kì phẩm chất nào của rượu vang. Nó giống như chiếc khung tranh mà chưa có bức tranh vậy.
9:07
Tuesday,20.8.2013
Đăng bởi: candidThường thì dân uống rượu chọn rượu trước hết là nút bần và đít chai sâu. Thường những chai như thế rượu sẽ ngon hơn. Rượu vang 1 số nước như Australia thì không dùng nút bần. Người ta bảo là công nghệ hiện đại không cần thiết phải dùng nút bần vẫn đảm bảo vang ngon cũng như không cần thiết phải ủ trong thùng gỗ sồi mà dùng gỗ sồi chặt nhỏ cho vào ủ cùng rượu trong thùng inox. |
|
||||||||||