Kiến trúc

Giữa kiến trúc sư với chủ nhà:
về fiduciary duty

Các bạn kiến trúc sư, Mình có cảm tưởng ở Việt Nam, nhiều kiến trúc sư làm việc với chủ nhà hơi giống như cách các bác sỹ đối xử với bệnh nhân vậy. Bác sỹ ở Việt Nam là oách nhất, bệnh nhân đến chớ có hỏi vớ vẩn, biết gì mà hỏi, hỏi […]

Ý kiến - Thảo luận

8:10 Saturday,31.8.2013

Đăng bởi:  Nguyên

@SiêuNoob: Cảm ơn bạn đã giải thích thêm, đúng là cần phải có sự dung hòa giữa mong muốn của chủ nhà + sự yêu nghề và kiến thức của KTS. Giải quyết bài toán bằng chính cái tâm của họ.

15:11 Friday,30.8.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

@Bạn Nguyên: Fiduciary duty không phải là "Bổn phận trách nhiệm tài chính" đâu. Nó là để chỉ trách nhiệm của một người khi đại diện cho quyền lợi của người khác, cái người đã đặt trọn niềm tin vào anh ta. Ví dụ thường gặp về fiduciary duty là các trường hợp như một tay môi giới cẩu thủ thì phải có bổn phận kiếm được cái hợp đồng cao giá nhất cho thân chủ của mình. Hay một người quản lý tài sản giúp cho một trẻ vị thành niên thì phải làm sao cho khối tài sản ấy được giữ gìn/phát triển tốt nhất.
Mấu chốt ở đây là người chịu fiduciary duty phải đảm bảo không để quyền lợi cá nhân của mình ảnh hưởng tới quyền lợi của thận chủ. Chiếu theo ý này thì việc một KTS yêu nghề và coi mỗi thiết kế như đứa con tinh thần của mình vẫn chưa đủ đâu. Câu hỏi đặt ra là có lúc nào người KTS ấy chạy theo cái "yêu nghề", "yêu sáng tạo", "yêu cái mới, "yêu nghệ thuật" của bản thân mà quên mất cái quyền lợi thiết thực của chủ nhà không?

10:11 Sunday,25.8.2013

Đăng bởi:  Nguyên

“Fiduciary duty” mình tra google ra nghĩa là "Bổn phận trách nhiệm tài chính". Nếu đúng nghĩa như thế thì chỉ đúng một phần đối với một người KTS yêu nghề. Bổn phận trách nhiệm của anh đối với khách hàng là điều đương nhiên. Là một KTS yêu nghề, mỗi thiết kế của anh đều là đứa con tinh thần (kể cả làm không tính công cũng vậy), anh tự cảm thấy phải chăm lo cho nó bất kể thời gian công sức nào, anh không cho phép nó được mang bất kỳ khuyết điểm nào mà anh đã nhận thấy. Yêu nghề là phải luôn luôn tìm hiểu, học hỏi, trao dồi kiến thức chuyên ngành, làm việc với cả trái tim... thậm chí anh còn quay lại để fix nhược điểm của các thiết kế cũ mà đến lúc nào đó anh tự nhận ra nó còn chưa ổn.
Cũng đồng ý với bạn Siêu Noob là vẫn còn rất nhiều người vì cơm áo gạo tiền mà đánh mất những đứa con tin thần của mình, tự làm giảm uy tín bản thân. Đời mà, lúc nào cũng có cái giá phải trả bạn ạ...

10:10 Thursday,22.8.2013

Đăng bởi:  Kinh Kha

Chỉ đúng 1 phần thôi Siêu Noob...
Mình biết ở Việt Nam hiện tại vẫn có những chủ nhà khá hiểu biết về kiến trúc, họ đọc nhiều, đi nhiều, nghiên cứu nhiều nên có kiến thức khá vững về các trường phái kiến trúc, vật liệu... Và họ cũng rất biết cách đòi hỏi kiến trúc sư/bác sĩ chuẩn đoán trúng bệnh, kê đúng đơn thuốc cho họ.
Nhiều kiến trúc sư phải mệt nhoài để... chạy theo những chủ nhà này. Bởi lẽ, nếu anh chuẩn bệnh, kê thuốc lê tê mê thì sẽ bị "bắt bài" ngay.
Tất nhiên, vẫn có những chủ nhà đòi hỏi bất hợp lý hoặc phó thác hoàn toàn vào kiến trúc sư, nhưng con số này hiện đang giảm dần. Bạn cứ nghĩ xem, nếu chủ nhà có hàng tỉ hay hàng chục tỉ để xây nhà thì cũng rất khó để khiến họ thành những người ngu ngơ được... 

10:41 Tuesday,20.8.2013

Đăng bởi:  nguyễn viết trường

Kiến trúc là cuộc sống, vừa gần gũi vừa thiết thực.
Kiến trúc phản ánh bộ mặt xã hội, văn hóa và lối sống. Nên nó chân thực. Mà để thay đổi xã hội thì khó lắm. "Non sông dễ đổi, bản tính khó dời."
Bất kì cái gì, trong quá trình hình thành và phát triển cũng đi từ lượng tới chất. Dần dần mới định hình, trở thành hình tượng, khuôn mẫu. Kể cả văn hóa ngề.
Phương Tây đã đi trước chúng ta hàng trăm năm, trước đây họ cũng không khác chúng ta và thậm chí còn tệ hơn vì không có khuôn mẫu, lý luận và kinh nghiệm thực tế.
Cho nên các bác đừng nóng vội, khoảng trăm năm nữa thì ta cũng như Tây bây giờ thôi....

8:03 Monday,19.8.2013

Đăng bởi:  TNXP

@Ng A Tuấn
Bác không được lôi chúng em vào nhá, có tiền xây nhà các bác có dám bỏ 2% thuê chúng em không? Không rùi, chắc cú luôn. Các bác chỉ biết sợt trên mạng rùi xây thôi ! phờ ri mà ...hehe

21:35 Saturday,17.8.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Người Kiến trúc sư Việt Nam chỉ như những người thợ vẽ, do đó các công trình tự phát là rất nhiều, nếu cứ đà này chẳng biết đô thị Việt Nam sẽ ra sao khi các đô thị dần như một nồi thắng cố, hay một nồi lẩu tổng hợp, có lẽ Việt Nam người người làm kiến trúc nhà nhà làm kiến trúc

14:17 Wednesday,14.8.2013

Đăng bởi:  TNXP

Hơ hơ Siêu Noob, thì em đang nói về các công trình nhà tư nhân đây chứ đâu. Công trình lớn thì cũng thế nhưng có thêm kiểu phần chăm với cả chây ỳ thanh toán nữa. Bác nào vào xác định giúp em thông tin này đi.
Mặc dù đã thề không liên lạc với Soi nữa nhưng chái tim điên của em lại mách bảo là không Soi ah, cắn rứt ghê gớm... 

13:31 Wednesday,14.8.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

@TNXP: Có lẽ phải chú thích là bài này mình chỉ muốn nói đến quan hệ giữa KTS và chủ nhà tư nhân thôi. Còn tất nhiên quan hệ giữa KTS và chủ đầu tư công trình lớn thì khác nhiều.

12:31 Wednesday,14.8.2013

Đăng bởi:  admin

@TNXP: Đưa lên lại rồi đấy bạn. Bị sót thôi :-)

12:26 Wednesday,14.8.2013

Đăng bởi:  TNXP

Tình hình là mình có lẽ phải đi khám mắt với khám đầu đây Soi ah, mình nhớ là hôm qua mình có bốt trong bài này mà, thề đấy! Có lẽ mình sẽ tạm ngưng bốt một thời gian để xem thế nào, ngày nào cũng chọc mũi vào Soi, quan tâm là thế mà rất nhiều bốt của mình toàn bị Soi giật nước! Thôi đành vậy, đây là bốt cuối!
Thông cảm nhé Soi, tình yêu của mình vẫn vẹn nguyên dù chỉ có một chiều (đường một chiều không phải sáng chiều).

14:44 Tuesday,13.8.2013

Đăng bởi:  TNXP

Đời khốn nạn hơn sách vở bác Siêu Noob ah. Ép giá, quịt tiền... xảy ra với chúng em như cơm bữa. Lúc đầu chúng em cũng ráng làm hết sức mình vì quyền lợi của khách hàng, nhưng ... chúng em cứ sơ hở thì bị lãnh đạn dính chưởng liền, ngay và luôn. Chúng em cũng muốn làm người tử tế lắm chứ ạ ... nhưng tùy người.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả