Gẫm & Bình

Phật tích: Những thắc mắc quanh một triển lãm

PHẬT TÍCH VÀ DI SẢN MỸ THUẬT THỜI LÝ từ 20. 8 đến 5. 9. 2010 Tại Bảo tàng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 42 Yết Kiêu – Hoàn Kiếm – Hà Nội).       Trước hàng trăm hiện vật có được từ Hoàng thành Thăng Long và chùa Phật Tích, mỹ […]

Ý kiến - Thảo luận

13:28 Thursday,26.8.2010

Đăng bởi:  Vu Hoang Cuong

Ồ lạ thật, triển lãm mà không có hiện vật, chỉ toàn các nhân vật:-))

22:23 Tuesday,24.8.2010

Đăng bởi:  Trần Xuân

Trong triển lãm này, tên gọi có phần nào hướng người đến xem vào một mục đích duy nhất là giải mã những bí ẩn của chùa Phật Tích sau khi phát lộ chân tháp và tìm kiếm được hiện vật. Vế sau của triển lãm là "... Di sản mỹ thuật thời Lý", nếu nói đến di sản mỹ thuật thời Lý thì còn thiếu rất nhiều loại hiện vật khác, chẳng hạn như đồ gốm thì trong triển lãm này không hề nhắc tới, điều này không quan trọng bằng việc: Đây là triển lãm của cơ quan mang tính học thuật thì nên có những lời dẫn giải người xem và trưng bày mang tính tạo hình hơn. Tại trường Mỹ thuật tôi đã xem nhiều cuộc trưng bày về mỹ thuật cổ, có cả của sinh viên báo cáo thực tập, với lần này tôi thấy giống như triển lãm báo cáo thực tập nghiên cứu ở Hoa Lư hay Thanh Hóa, Nam Định. Tư liệu ở đây rất quý nhưng cũng cần vượt lên một triển lãm báo cáo khoa học để hướng người xem tới sự thưởng ngoạn.

21:46 Tuesday,24.8.2010

Đăng bởi:  admin

Thưa bạn Trần Xuân, mục đích của thắc mắc thì đã nêu trong bài rồi, thiết nghĩ là đã quá nôm na để mà... thắc mắc lại :-). Nếu triển lãm chỉ có các bản vẽ và bản rập thì có thể lập riêng một trang web cho những tư liệu này, hơn là một "triển lãm". Có thể vấn đề nằm ở tên gọi chăng?

21:41 Tuesday,24.8.2010

Đăng bởi:  Trần Xuân

Tôi không hiểu chủ nhân của việc thắc mắc này nhằm mục đích gì đằng sau những thắc mắc trên? Từ ánh sáng đến cái việc không mượn được hiện vật. Tôi thấy việc công bố tư liệu này khá rụt rè. Đáng quan tâm là cái bản vẽ phác lên mô hình tháp Phật Tích thời Lý chứ không quan trọng của việc so sánh hiện vật với nhau. Tôi được biết Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn (tuấn râu) đã có công rất lớn trong việc tạo này, đây được coi là nhân duyên và sự đam mê của anh với công việc nghiên cứu nghệ thuật cổ, chúc mừng anh thành công ở các công việc tiếp theo.

13:24 Tuesday,24.8.2010

Đăng bởi:  Duong Zoi

Nếu triển lãm mà không có hiện vật thì triển lãm làm gì, hội thảo cho nó xong. Còn nếu có triển lãm mà nhà chùa không cho thì nhà chùa là mắc bệnh địa phương chủ nghĩa rồi. Mỗi cái hiện vật thôi mà còn chắc giữ như thế, thì cái sự khác còn giữ chắc đến thế nào?

9:21 Tuesday,24.8.2010

Đăng bởi:  Nguyễn Xuân Diện

Cách đặt vấn đề rất thú vị. Lúc đầu, tôi cũng tưởng đến đây là được xem các hiện vật, hóa ra chỉ có ảnh và một vài bản vẽ. Ngoài ra tên triển lãm là "Phật Tích và Di sản mỹ thuật Thời Lý" cũng khiến người ta hiểu lầm là: triển lãm về Những di sản Mỹ thuật Thời Lý của riêng chùa Phật Tích. Thực ra ngoài Phật Tích, còn có các hiện vật mỹ thuật ở các di tích phế tích của các nơi khác.
Triển lãm cũng bày một số bức ảnh hiện vật mỹ thuật Đôn Hoàng Trung Quốc, mà không thấy thuyết minh vì sao nó có mặt ở đây.
Tóm lại, triển lãm này từ tên gọi đến cách thức trưng bày đã không đảm bảo tính học thuật. Điều này đáng quan ngại hơn, khi nó do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trường đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu mỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.

Cuộc triển lãm mỹ thuật cổ bằng hình ảnh này, khiến cho tôi liên tưởng đến việc ngành văn hóa Hà Nội đang tính đến một cách bảo tồn Bia Tiến sĩ Văn Miếu bằng công nghệ 3D, 4D - cách bảo tồn ảo!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả