Trường phái

Hans Thoma: Rất cổ điển trên những tường hiện đại

29. 9. 2013 này là kết thúc triển lãm “”Hans Thoma. ‘The German People’s Favourite Painter’ (“Hans Thoma. Họa sĩ yêu thích của người Đức” – diễn ra từ .3. 7. 2013) tại bảo tàng Städel, Frankfurt. Triển lãm này để điểm lại cuộc đời của họa sĩ và nhà đồ họa nổi tiếng Đức, […]

Ý kiến - Thảo luận

14:31 Monday,16.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Phương Vẹt

Hans Thoma gọi là cổ điển cũng được, gọi là hiện đại cũng chẳng sai, bởi vì bản thân những khái niệm này rất đa nghĩa. Chỉ riêng chuyện ông sống và làm việc từ hàng trăm năm trước đã đủ để gọi là cổ điển, nếu so với cái đương đại hôm nay. Nhưng nếu so với những chuyện cách đây 200 năm thì tất nhiên ông là hiện đại.

Như ta đã biết, Thoma thuộc dòng Realism cuối TK 19, đầu 20, với xu hướng biểu tượng. Điều đó có nghĩa là ông diễn tả hiện thực hàng ngày, không tô hồng, không bôi đen, nhưng vẫn lột tả được một tinh thần mang tính cổ mẫu, khiến chúng trở thành biểu tượng, chứ không phải dùng biểu tượng để diễn tả nội dung như trong tranh trung cổ.

Và theo đúng khái niệm về hiện thực này, tác phẩm không phải lột tả cái hiện thực tự thân của vật thể, cũng không phải cảm giác chủ quan của nghệ sỹ, mà là tìm được cái hiện thực trong sự đồng cảm của người xem. Tương tự như ta có thể nói phố Phái không phải là bản thân phố cổ, cũng không chỉ là chủ quan của ông Phái, mà là hình dung của người việt nam về phố cổ Hà Nội. Chỉ khi đó người nghệ sỹ mới có tính popular đặc biệt và gọi là nghệ sỹ của nhân dân, như trường hợp Trịnh Công Sơn, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Du. Chính vì trọng tâm của sáng tác không nằm ở vật, ở chủ quan, mà ở cái tinh thần chung nên chủ nghĩa hiện thực luôn có xu hướng chính trị và dễ trở thành chủ đề của nationalism.

Về lý thuyết là vậy, còn để đánh giá đúng mức tranh của Thoma, chúng ta phải là người Đức thời đầu thế kỷ 20. Bởi lẽ nếu ai cũng cảm nhận được tranh này thì nó đã không phải là realism và Thoma đã không phải họa sỹ của dân tộc Đức. Đứng bên ngoài, ta có thể nói về một vài tính chất như Phương Vẹt kể, mà ta coi là rất Đức, để giải thích lý do nổi tiếng của nó, nhưng mà điều đó cũng là thành kiến hơi hợt bên ngoài thôi, thực sự cái rất Đức là cái gì thì rất vi tế, chỉ người Đức mới cảm nhận được sâu sắc thôi. Cũng giống như nếu ta có một sự đồng cảm nào với tổ quốc, dân tộc Việt thì điều đó cũng không thể nói bằng lời cụ thể tại sao được.  

10:50 Monday,16.9.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt

Về chuyện Hitler thích Hans Thoma thì cũng giống như chuyện quỷ chỉ thích ăn thịt người lành mà không thích ăn thịt quỷ. Các nghệ sĩ trong cuộc thanh trừng nghệ thuật thời phát xít đều có phong cách quá mạnh và trần trụi, như Emil Nolde chẳng hạn, Hitler nhìn là không thích vì nó kêu gọi sự phản kháng của mỗi con người với xung quanh và với chính mình, không chịu ở yên, cũng ít nhiều có tính quỷ trong đó.

Hilter là quỷ nên càng thích một tinh thần dân tộc Đức căn bản và chắc chắn với cái nền tự hào vững chãi. Xem tranh của Hitler vẽ cũng thấy loại tranh y thích rất giống loại tranh của Thoma. Tôi nghiệp Thoma mất trước khi chế độ Hitler lên nắm quyền, nhưng đâu đâu nhắc đến Thoma là nhắc đến Hitler như một người yêu mến tranh ông (thật ra là yêu mến tinh thần ổn định và vạm vỡ Đức trong tranh ông). Vẫn có người nhắc đến Thoma mà dè bỉu như thế. Rất là oan vì chẳng lẽ thịt Tam Tạng được Bạch Cốt Tinh thích thì Tam Tạng là xấu à?

Rất mong được anh Phó Đức Tùng là người học từ Đức về cùng góp thêm về việc này. Tôi cũng chỉ nghe hơi nồi chõ thôi :-)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả