Khác

Mở xưởng tháng 9: Phá dỡ ký ức

PHÁ DỠ KÝ ỨCMở cửa: thứ Bảy 28. 9 – thứ Sáu 4. 10, 10: 00 – 19: 00 Địa điểm: Nhà Sàn Collective, tầng 3, nhà A, số 9 Trần Thánh Tông, Hà nội. Đây là phiên mở xưởng đầu tiên của Nhà Sàn Collective với sự tham gia của các nghệ sĩ trẻ, […]

Ý kiến - Thảo luận

12:09 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  Đỗ Tường Linh

Chào cả nhà,
Em xin lỗi vì không vào đọc tranh luận này sớm hơn được. Em xin cảm ơn rất nhiều về tất cả những góp ý của mọi người. Em vẫn đang trên đường tự học hỏi nên không thể tránh khỏi có những lúc sai sót. Mong các anh/ chị bỏ quá cho. Thực ra khi viết xong phần này em cũng rất mong muốn được chia sẻ nhờ ai đọc và góp ý trước nhưng lại chỉ nhờ được mấy bạn trẻ thì kinh nghiệm cũng ko thể nhiều bằng các anh/ chị được. Bài viết này em cũng thực hiện thông qua các phỏng vấn trước thời gian các bạn hoàn thiện tác phẩm, nên thực chất so với triển lãm chắc chắn có nhiều ý bị khập khiễnh. Em hy vọng sẽ được các bậc tiền bối thẳng thắn góp ý và phê bình ạ.

18:23 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Tùng 2: Đồng ý với bạn, mình sẽ làm cho tiếng Việt của mình thật nạc, rồi hết nạc vạc đến xương, Việt Nam đến từng hạt tủy. Nhưng mình cũng khuyên bạn nên trau dồi khả năng bỏ dấu chấm, phẩy cho thuần thục đã rồi hẵng bàn đến sự trong sáng, mỡ/nạc/ba rọi của tiếng Việt. Rành cái đó rồi thì chúng ta bàn tiếp các khái niệm lớn hơn.

Tuy nhiên, câu hỏi trước mình vẫn đề nghị tiếp lần nữa đây: bạn hiểu gì về những điều Đỗ Tường Linh nói thì giảng xem nào! Còn không biết thì thôi, không cần đánh lăng quảng để chuyển lạc hướng đâu (câu giờ để đọc sách chăng?)

Tóm lại, mình thấy: Viết về nghệ thuật như Đỗ Tường Linh thì chỉ làm cho người ta chán cái gọi là nghệ thuật hơn, hậu quả là những địa điểm như Nha San Collective có khả năng chỉ đón tiếp... người nhà.

Bảo trọng!

17:27 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  linh cao

Cổ mà nhiều gân quá, nuốt hay nói gì cũng dễ bị hóc lắm bác Tùng 2 ạ. Bênh vực phải đủ cả trí - lý - nhân.  Lời lẽ không đúng mực, thiếu kiến thức lại cùn càn nó làm bác mệt trước nhất. Rồi liên lụy đến đối tác bác đang bênh vực nữa. Sau khi bác cmt thế  này thì còn mấy ai trên Soi hứng thú đi quan tâm tới 3 hoạ sinh mới nhà anh Đức kia nữa? Viết là để khách đến chơi nhà biết vị cao thấp , trình non già...nghe bằng tai rồi mới tới xem bằng mắt. Bác tỉnh lại đi và đừng la lối gì thêm cà. ..

16:15 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  Tùng

@Sương: mình chỉ đưa ra lời khuyên chung chung hoàn toàn không đưa ra lời bình cụ thể nên không cần dẫn chứng hay lập luận Sương nhé. Nếu bạn không phân biệt đâu là khuyên đâu là bình thì cần phải xem lại mình bị hỏng chổ nào.
Mình là người VN nên mình rất ghét những kẻ làm ô uế tiếng việc bằng các ngôn ngữ nữa nạc nữa mỡ ta tây lẫn lộn như câu hỏi cuối của bạn. Nếu bạn thực lòng muốn học hỏi mình sẳn sàng chỉ bảo có điều phải đàng hoàng và cầu thị, đặc biệt là phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt Sương nhé.

@Phó Đức Tùng: nhìn cmt của bạn cũng thuộc dạng nữa nạc nữa mỡ, tây ta lẫn lộn cực kỳ lộn xộn và rất mất cảm tình đối với diễn đàn của người Việt. Ý tứ của bạn thế nào mình không quan tâm nhưng bạn cũng nên góp phần làm trong sáng Tiếng Việt hơn là cái kiểu cmt lẩu thập cẩm như thế này. Không biết trình độ ngoại ngữ của bạn tới cấp độ nào sơ đẳng hay cao đẳng nhưng thể hiện sự hiểu biết của mình trong 1 mớ lộn xộn như thế thì thật là làm cho người ta nghi ngại quá.

15:37 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  Thành

Mời mọi người đến xem tác phẩm và trao đổi với nghệ sĩ. Cả ba nghệ sĩ đều có mặt ngày hôm nay (chủ nhật 29/9) và ngày cuối (thứ sáu 4/10). Trong tuần, ngày nào cũng có một nghệ sĩ có mặt.Bài viết của Tường Linh được thực hiện trong thời gian các nghệ sĩ làm việc. Giới thiệu các vấn đề các nghệ sĩ quan tâm đến trong lúc làm tác phẩm, trước khi các tác phẩm hoàn thiện và trưng bày tại Nhà Sàn Collective.

14:39 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

 
mình nghĩ kỹ về yêu cầu của Ba láp, chỉ cần có chút liên hệ bâng quơ với tác phẩm, không cần hiểu cũng gọi là giới thiệu nghệ thuật. Mình tìm ra một công thức rất hay để nấu món này:
500 gr. bách khoa toàn thư, tốt nhất loại song ngữ, để lấy độ uyên bác
100 gr trà đặc để lấy tính thâm (giống người làm giả cổ)
200 gr. dầu ô live thượng hạng để lấy độ trơn và mùi vị hấp dẫn.
Tất cả cho vào mixer xay đều. Nghệ thuật ở chỗ xay vừa phải, tốt nhất vẫn còn phải nhận ra các từ, không thì ít nhất cũng phải còn chữ cái.
Xay xong lấy ra, chọn lọc rồi trải lên đĩa, có thể theo trường phái ấn tượng, trừu tượng hay tưởng tượng tùy khẩu vị
Xong rồi thả xuống đáy giếng lấy độ sâu
cuối cùng chụp ảnh từ trên miệng giếng xuống, quăng lên mạng để lấy tính ảo.
Như vậy ta được một sản phẩm vừa là phê bình nghệ thuật, cũng có thể coi là nghệ thuật luôn. với đủ các đức tính: uyên sâu thâm ảo trơn chu mùi mẫn, ngẫu hứng, độc bản, vô thức vô chiêu. Có thể coi là đỉnh của mọi loại đỉnh, tác phẩm của muôn đời. đảm bảo không ai hiểu, nhưng không ai có thể phản biện.

13:13 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  Sương

Bạn Tùng 2 có vẻ là người hiểu triết học, là người hiểu biết nên đọc tranh luận này thấy tức cười và thấy lời giới thiệu không có gì lộn xộn.
Bác nói tranh luận trên Soi phải có lập luận nhưng tôi chưa thấy lập luận của bác đâu, cũng không có bằng chứng hiểu biết gì của bác cả.
Mong bác giải thích lại gùm cái "Tường Linh sấm statement" hộ đi, cho đúng cái tinh thần Soi mà bác quảng bá!
Đa tạ

12:57 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  Tùng 2

Đề nghị các bác tìm hiểu kỹ các khái niệm triết học trước khi nêu ra ý kiến của mình. Nếu không hiểu các khái niệm triết học thì tranh cãi rất là vô bổ, làm cho nhiều độc giả có hiểu biết đọc rất là tức cười.
Theo mình lời giới thiệu tuy có hơi khó hiểu đối với nhiều người không nghiên cứu về triết học nhưng chẳng có gì gọi là lung tung lộn xộn cả. Các bác không hiểu thì nên tìm hiểu chứ không hiểu rồi bảo người ta viết lung tung mờ mịt thì thật là quan liêu và xúc phạm đến tác giả. Chưa kể 1 số cm theo kiểu té nước theo mưa ăn theo mà không có hộ khẩu, tranh luận trên Soi phải là tranh luận tri thức dùng kiến thức và lập luận để tìm ra bản chất của sự việc, tránh ai dua, hội đồng 1 cách vô ý thức.

11:39 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

hi Candid
Freud không nói về mặc cảm Ơdip của con gái. Jung bổ sung khái niệm Electra, nhưng về bản chất cũng là một loại. Khái niệm mặc cảm Ơđip ban đầu chỉ nói về một giai đoạn phát triển tâm lý ngắn tử 3-6 tuổi. về sau mở rất rộng, gần như bất kỳ một bản năng sex nào cũng có thể nói là có chút liên quan, nhưng cũng có thể nói là khi đó nó không còn là mặc cảm ơđíp theo nghĩa Freud nữa.
Tuy nhiên mặc cảm này chỉ là một cách giải thích, không phải hiển nhiên, nhất là đối với các nền văn hóa ngoài phương tây. Ngoài ra, ý nghĩa hiện sinh của mặc cảm này nằm ở chỗ nó có phải bị hữu thức đạo đức đè nén và kiểm duyệt không. Có những trường phái cho rằng bản thân cơ sở của đạo đức cũng là vô thức. Solofiev còn cho rằng cảm giác xấu hổ là gốc gác của đạo đức còn nằm sâu trong vô thức hơn cả nhu cầu sinh dục. Khi đó, mặc cảm ơ đíp trở nên gần như vô nghĩa. Thay vào đó là một sự mâu thuẫn nội tại giữa cảm giác xấu hổ và ham muốn sinh dục trong mọi ký ức liên quan tới sex. Phơi bày mâu thuẫn này cũng có thể coi như một lý giải hiện sinh, nhưng không phải mặc cảm ơđíp.
tóm lại, tại thời điểm này, ở nền văn hóa này, nói về mặc cảm ơđíp không thể coi như hiển nhiên, bất kỳ một trẻ con vỡ lòng nào cũng phải hiểu. Ngược lại, để thuyết phục được là mình quả thật có một thôi thúc trực giác cần bộc lộ theo motive ơđíp chứ không phải nghe hơi nồi chõ thì không phải là dễ.

9:38 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  balap

@Tùng: mình mượn hình ảnh người thợ hồ chỉ là để minh họa cho cái rất khác nhau về cảm nhận cũng như nhận xét về 1 tác phẩm nghệ thuật. Nếu anh đã cảm nhận tác phẩm là lung tung, mơ hồ thì đọc lời giới thiệu cũng lung tung mơ hồ là điều tất yếu không có gì oan mà phải đính chính là tác phẩm hay lời giới thiệu.
Lời giới thiệu là công cụ để dẫn dắt, công bố cho người xem, người đọc biết rằng hiện có cái đang được giới thiệu cho mọi người biết mọi người hay, hoàn toàn không có công dụng làm rõ phần nội dung của tác phẩm. Lời giới thiệu đôi khi là những lời quâng quơ, đôi khi là những triết lý sống, là những cái gì gì đấy...chỉ cần ít nhiều liên quan hoặc giúp liên kết đến tác phẩm là ok.Và đỉnh cao của lời giới thiệu chính là phải gây được sự tò mò, kích thích mong muốn khám phá của người đọc, người xem. Vì vậy đòi hỏi sự rõ ràng dễ hiểu trong lời giới thiệu chẳng phải là vô lý và không hiểu bản chất của sự việc(?) Điều này chẳng khác gì anh cầm rựa để cưa gỗ và cầm cưa để chặt cây mà đòi hiệu quả cao, dễ dàng đơn giản thì thật là...khó mà bàn đến cái gọi là học thuật quá cao siêu và nằm ngoài khả năng.

6:25 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  Candid

Mà mặc cảm Ơ đíp thường dành cho con trai nói về quan hệ giữa con trai và bố, con gái với mẹ thường dùng mặc cảm Electra.
còn loại mặc cảm bài viết nói cụ Freud không nói đến thì phải

6:15 Sunday,29.9.2013

Đăng bởi:  Candid

sao đã có chữ Mặc cảm Ơ đíp rất quen mà không dùng, lôi tiếng Tây ra đọc méo cả mồm.

23:31 Saturday,28.9.2013

Đăng bởi:  Cách. M

Có lẽ Đỗ Tường Linh chỉ thuận tay pha màu, nhồi đất, chứ không chuyên về chữ nghĩa nên dùng chữ choang choang mà ý nghĩa lộ cộ. Người ta sành về cái gì thì mới có thể nói về nó bằng một cách dễ hiểu được. Phải sành về ngôn ngữ thì mới có thể diễn đạt những cảm giác phức tạp bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu nhất. Còn nói vòng vo phức tạp là còn tay mơ, hoặc bịp.

22:14 Saturday,28.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Baláp
nỗ lực giải thích cuối cùng của mình bằng tiếng Việt nhé: Chúng ta đang không bàn về nghệ thuật, mà về lời giới thiệu- tương đương với lời bình nghệ thuật. Nghệ thuật có thể đa nghĩa, mơ hồ, nhưng phê bình thì không được mơ hồ. Thợ hồ có thể không cảm nhận được Picasso, nhưng một nhà phê bình nghệ thuật không thể nói như thợ hồ. Mỗi người có thể hiểu tác phẩm dưới góc độ khác nhau, nhưng dù hiểu thế nào thì cũng phải nói ra được bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là mình hiểu nó thế nào.
Bạn nói nghệ thuật rất kén người, cần trình độ mới hiểu được, hiển nhiên bạn thuộc loại hiểu được đó. Như vậy thì bạn thử chứng tỏ bạn khác thợ hồ ở chỗ nào bằng cách giải trình một cách mạch lạc thông điệp của lời giới thiệu này ở đâu? Mình không bàn về lời bình đúng hay sai, vì không có gì là thước đo cho đúng sai cả, mà chỉ muốn biết người bình định nói cái gì?
_trịnh Xuân Đỉn
mình giúp bạn dịch đoạn cuối nhé:
Oedipus complex được coi là một cổ mẫu (archetype) của vô thức, mang tính bản năng, là xu hướng muốn sex với bố và giết mẹ (đối với phụ nữ). Những ký ức liên quan đến hoạt động bản năng này mâu thuẫn với quan niệm đạo đức thông hành, nên bị dìm xuống và kiểm soát bởi hữu thức, và trong một số trường hợp có thể dẫn tới tâm thần. Ngành phân tâm học có phương pháp moi các ký ức này ra và qua đó giải tỏa bớt mâu thuẫn nội tại, khiến bệnh đỡ đi. bây giờ cô Thủy Tiên cũng muốn làm việc tương tự. thông qua các bức ảnh chụp, cô muốn tái hiện ký ức về mình mong muốn trong vai những người đàn bà của bố. việc phơi bày một sự thật phổ quát nhưng có tính phản đạo đức có thể coi là một đặc trưng của triết học hiện sinh. Tuy nhiên việc phơi bày Oedipus complex đến giờ ít khi được coi là tâm điểm của hiện sinh, mà chỉ dừng ở phạm vi điều trị tâm thần.
Nội dung thì có vậy, chẳng có gì mới mẻ hay u linh kỳ bí cả. Thế giới học thuật và nghệ thuật đã vần vò chủ đề này cả trăm năm nay. Vấn đề là medium mà nghệ sĩ định dùng là các bức ảnh gia đình. và giá trị của tác phẩm phụ thuộc việc tác giả có thể hiện được một cách sắc sảo, thuyết phục cái nhu cầu hiện sinh hay không, có nghĩa là khiến người xem cảm thấy nhất thiết cần phải phơi bày ký ức về phức cảm oedipus này hay không.

21:18 Saturday,28.9.2013

Đăng bởi:  balap

@Tùng: bạn quá nặng lời rồi, mình không bao giờ cho rằng bạn hay bất kỳ ai là dốt nát, chỉ là do bạn cho rằng như thế. Mình xin đính chính rằng dốt và không biết là rất khác nhau, mình nói bạn không ở trong nghề không có nghĩa là bảo bạn dốt đâu đừng suy diễn theo kiểu mất hay như thế nhé.
Riêng trong nghệ thuật thì "rõ ràng" như bạn đòi hỏi là rất vô lý và duy ý chí, vì cảm nhận 1 tác phẩm nghệ thuật nó rất khác với lĩnh vực khác nó phụ thuộc vào tâm sinh lý, không gian, thời gian và trình độ nhận thức của 1 con người, nên có thể rất rõ ràng với người này nhưng lại mơ hồ đối với người khác là điều hết sức bình thường và hầu như phải châp nhận như thế. Nếu đem 1 bức tranh tả thực và 1 bức tranh lập thể của picaso cho 1 anh thợ hồ chọn thì chắc chắn rằng anh thợ hồ sẽ chọn bức tranh tả thực vì anh chỉ cảm nhận được sự lung tung trong bức tranh lập thể của picaso mà chẳng thể hiểu được giá trị nghệ thuật của nó so với bức tranh tả thực hết sức rõ ràng và đơn giản ai nhìn cũng thấy.
Cuối cùng sự huyền ảo là đỉnh cao của tất cả các tác phẩm nghệ thuật tại sao lại không khuyến khích nhỉ? Nghệ thuật đâu thể 1+1=2 mà có thể bằng 3, 4, 5...đây chính là cái khó hiểu, không rõ ràng đôi khi là mờ mịt mà nó làm cho nghệ thuật rất kén người, chứ không đại trà, phổ cập như các lĩnh vực khác.

21:12 Saturday,28.9.2013

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Mình thử viết lại thành tiếng Việt một đoạn xem có dễ hiểu không nhé :D
"Ba nghệ sĩ Hà Nội đều quan tâm đến cùng một vấn đề: sự tồn tại của ký ức. Ký ức là những thông tin được mã hóa sau đó lưu trữ và phục hồi bởi các hoạt động thần kinh của não bộ ở loài Người."
Bạn viết bài thêm vào "câu hỏi hiện sinh", "theo tâm lý học" là cho sang chứ chả hiểu quái gì cái mình viết.
Tương tự, ta có thể dịch sang tiếng Việt các đoạn còn lại. Đến đoạn của Nguyễn Thủy Tiên, nếu dịch sang tiếng Việt thì mình đỏ cả mặt vì độ thô nên các bạn có thể tự làm. :D

17:15 Saturday,28.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Balap
nghệ thuật có thể mơ hồ, và nếu không hiểu gì thì ta cũng sẽ phải chấp nhận. nhưng nghệ thuật không cần có sự giới thiệu làm cho mơ hồ thêm. Bạn nói lời giới thiệu này thực ra không lung tung, mà là cao siêu, chẳng qua mình quá dốt nên không hiểu. Nhưng nếu điều đó đúng thì có nghĩa là phải có thể giải trình nó một cách rõ ràng hơn, đơn giản hơn, cho người thường như mình cũng hiểu được, bởi vì giới thiệu là với mục đích để người ta hiểu rõ hơn. 
Rất tiếc là sau khi chê mình dốt, ba láp lại chỉ kết luận là không nên cổ vũ sự rõ ràng, mà nên khuyến khích tính mù mịt, huyền ảo trong tất cả những gì dây dưa tới nghệ thuật. Đúng là ba láp!

16:10 Saturday,28.9.2013

Đăng bởi:  A Little Sunshine

mình cũng đọc nhiều bài kiểu 'dùng chữ để che lấp nghệ thuật' và đọc bài này thì thiệt là mơ hồ quá - bùng nhùng cả nhức đầu. đọc bài này làm mình nhớ hồi xưa mình hay dịch các bài viết về mỹ thuật từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và rồi cứ đọc TA tới đâu là type tiếng Việt ra tới đó luôn và cuối cùng đọc lại mình cũng chả hiểu gì ^^

15:56 Saturday,28.9.2013

Đăng bởi:  ba lap

@phoductung: Trong bài viết này sử dụng nhiều khái niệm mới, nên mới đọc thì thấy có vẻ lung tung nhưng thực sự thì đấy là những những câu mang nhiều tính triết lý dẫn đến việc những độc giả như anh Tùng đây cảm thấy lung tung, khó hiểu, âu cũng là chuyện thường trong cuộc sống.
Riêng bản thân từ "nghệ thuật" đã bao hàm sự mơ hồ, vì vậy đừng nên cổ súy cho sự rõ ràng trong tác phẩm nghệ thuật, và sau cùng, mơ hồ chính là đỉnh cao của 1 tác phẩm nghệ thuật. Cái này chắc chỉ những người trong nghề mới có thể cảm nhận và hiểu được.

3:27 Saturday,28.9.2013

Đăng bởi:  Cách M.

@ Phó Đức Tùng: Hoàn toàn đồng ý với anh. Bài giới thiệu này là một điển hình của trường phái "dùng chữ để che lấp nghệ thuật". Tán kiểu này thì các nhà phê bình mỹ thuật nước ta làm suốt rồi, bây giờ Tường Linh kế thừa có phát huy là tán mà dùng thêm những từ ngữ, khái niệm người ngoài không hiểu, người trong tự sướng vì bịp được người đọc. Bây giờ mà bắt Đỗ Tường Linh làm một bài trả lời câu hỏi về chính những gì bạn ấy viết thì đảm bảo cũng lúng túng như Huyền Chíp nói chuyện visa thôi.

20:31 Friday,27.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Một bài giới thiệu rối ren, lẩu thập cẩm chữ nghĩa. Thế nào là câu hỏi hiện sinh về kí ức trong tồn tại của con người?, liên quan gì đến Oedipus complex? Liên quan gì đến ý nghĩa của ký ức sau cái chết?
Hi vọng các tác phẩm nghệ thuật không mơ hồ như lời giới thiệu.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả